Categories
3 tháng đầu Mang thai

Hiểu lầm về hiện tượng thai máy 3 tháng đầu mẹ nên biết 

Thai máy là những cử động của thai nhi trong thai kỳ từ đá, xoay người hoặc lăn… Cảm nhận được cử động của thai nhi là một dấu hiệu cho thấy bé yêu khỏe mạnh. Song vẫn còn nhiều mẹ hiểu lầm về hiện tượng thai máy 3 tháng đầu, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây. 

Khi nào có thể nhận ra thai máy?

Thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển vào khoảng tuần thứ 10-12 của thai kỳ, nhưng có thể bạn vẫn chưa cảm nhận được vì thai còn quá nhỏ. Nếu bạn đã từng mang thai trước đó, bạn có thể cảm thấy thai di chuyển nhanh hơn vào tuần thai thứ 16

Tuy nhiên, nếu đây là em bé đầu tiên của bạn, thông thường bạn sẽ không cảm thấy cử động cho đến khi được 20 tuần. 

Vị trí của nhau thai của bạn có ảnh hưởng đến khả năng thai máy. Nhau mặt trước có thể khiến mẹ bầu khó cảm nhận được những chuyển động đầu tiên.

Những chuyển động của bé trở nên mạnh mẽ và rõ ràng hơn khi bước vào tam cá nguyệt thứ ba. Bạn có thể cảm thấy những cú đá, cú đấm, cùi chỏ và lộn nhào trong tử cung. Sau đó, bạn thậm chí có thể cảm thấy những tiếng nấc nhỏ.

Vậy với hiện tượng thai máy 3 tháng đầu thì xảy ra như thế nào? 

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bao nhiêu tuần thì thai máy? Hướng dẫn theo dõi cử động thai cho mẹ bầu

Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu thể hiện qua dấu hiệu nào? 

1. Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu như thế nào?

Trên thực tế, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu có thể bắt đầu ở thai nhi 11 – 12 tuần tuổi. Lúc này thai nhi đã bắt đầu có các cử động gập duỗi thân mình. Thế nhưng, lúc này thai nhi quá nhỏ nên cử động rất nhẹ. Vì vậy người mẹ chưa thể cảm nhận được thai máy ngay. 

Vậy nên hiện tượng thai máy 3 tháng đầu là có xảy ra với những cử động đơn giản mà mẹ chưa cảm nhận được. Tuy nhiên, các cử động thường sẽ nhiều, mạnh mẽ và rõ ràng hơn từ sau 18 – 20 tuần.

Bạn có thể đọc thêm: Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách xử trí khi thai máy bất thường

2. Cách nhận biết thai máy trong 3 tháng đầu như thế nào? 

Mẹ sẽ không thể cảm nhận được thai máy trong 3 tháng đầu đâu nhé, đôi khi đó là sự nhầm lẫn của hoạt động các cơ quan trong đường tiêu hoá hay căng cứng tử xung thoáng qua, sự kiện này thường xuất hiện vào khoảng 16-18 tuần.

Thoạt đầu, bạn có thể bối rối khi xác định chính xác cảm giác của mình. Em bé của bạn còn nhỏ, và các chuyển động của chúng rất tinh tế và mềm mại. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với các kiểu chuyển động của bé, và các chuyển động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau 20 tuần. 

Thoạt đầu, bạn có thể bối rối khi xác định chính xác cảm giác của mình. Em bé của bạn còn nhỏ, và các chuyển động của chúng rất tinh tế và mềm mại. Theo thời gian, bạn sẽ trở nên quen thuộc hơn với các kiểu chuyển động của bé, và các chuyển động sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sau 20 tuần. 

Đặc biệt nếu lưng của bé nằm ở phía trước tử cung của bạn, bạn có thể cảm thấy ít cử động hơn khi lưng của bé nằm dọc theo lưng của bạn. Vì lưng em bé dọc theo lưng của mẹ bầu, các chuyển động sẽ tác động trực tiếp vào bụng của bạn. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra thai máy hơn.

Bạn sẽ khó cảm nhận được các cử động này cho đến khi thai được 16 tuần trở đi. Bạn đừng nên thất vọng hay buồn vì đây là điều dĩ nhiên khi thai nhi chưa phát triển hoàn toàn nhé.

Bạn có thể đọc thêm: Thai máy nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách để thai máy ổn định

Làm gì khi thai máy 3 tháng đầu không ổn định

Về cơ bản, em bé cần vận động trong bụng mẹ để giúp phát triển khớp, cơ và xương. Vận động giúp chúng phát triển các cử động duỗi, đá và di chuyển nhằm chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Trong thực thế, hiện tượng thai máy 3 tháng đầu mẹ chưa cảm nhận được, nên bạn không cần quá lo lắng khi không cảm thấy cử động nào trong thời gian này. Trong 3 tháng đầu, bạn sẽ cần lưu ý nếu có những dấu hiệu sau:

  • Bỗng nhiên bị đau bụng dữ dội
  • Chuột rút bụng hoặc lưng
  • Ra máu âm đạo nhiều kèm các cục máu đông
  • Cảm nhận một cú đánh lớn vào bụng

Các dấu hiệu này cho thấy thai nhi đang có vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra nhé. 

[inline_article id =137197] 

Hiện tượng thai máy 3 tháng đầu xảy ra với những cử động gập mình của em bé. Lúc này nhiều mẹ vẫn sẽ chưa cảm nhận được cho đến khi được 20 tuần. Trước khi cảm nhận đầy đủ các cử động của em bé, mẹ hãy tập trung bổ sung nhiều dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng với một tinh thần thoải mái nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai máy là gì mẹ đã biết cách nhận biết chính xác chưa?

Những thông tin dưới đây sẽ giúp mẹ xác định chính xác khi bắt đầu có các cử động của thai nhi.

Thai máy là gì?

Thai máy là cách gọi khác của các cử động thai. Trên thực tế, thai nhi 11 – 12 tuần tuổi đã bắt đầu có các cử động gập duỗi thân mình. Thế nhưng, lúc này thai nhi quá nhỏ nên cử động rất nhẹ. Vì vậy, mẹ chưa thể cảm nhận được thai máy.

Ngoài ra, những mẹ mới lần đầu mang thai thường không chú ý đến những chuyển động rất nhẹ này nên dễ bỏ lỡ những chuyển động thai đầu tiên. Bên cạnh đó, nếu mẹ quan tâm đến số lần thai máy có thể cảm nhận được tình trạng sức khỏe của con yêu. Để hiểu rõ hơn điều này, mẹ cần tiếp tục tìm hiểu thêm về hiện tượng này ở phần thông tin phía dưới.

>> Có thể mẹ quan tâm: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh, đẻ thường nhanh dễ như ăn kẹo

Thai máy như thế nào?

Khi đã hiểu thai máy là gì; mẹ sẽ cần nhận biết thai máy như thế nào. Thông thường, ở tam cá nguyệt thứ hai, tức là từ tuần thứ 18-20; người mẹ lần đầu mang thai bắt đầu có cảm nhận được hiện tượng thai máy. Các bà mẹ mang thai con rạ thường sẽ cảm nhận được thai máy sớm hơn

Tuy nhiên, lúc này thai còn nhỏ; cử động còn yếu ớt nên hiện tượng thai máy rất nhẹ. Nó giống như một cơn gió thoảng qua; và có người còn cảm nhận lần đầu máy của thai nhi giống như con cá vàng bơi lội và quẫy đuôi.

Dù chỉ mới mang thai lần đầu, khi đến mốc từ 16 tuần trở đi; nếu mẹ thường xuyên chú ý để nhận biết thì sẽ có thể nhận ra đâu là chuyển động thai máy.

thai máy như thế nào
Hiện tượng thai máy là gì?

Cách nhận biết thai máy và sôi bụng

Bên cạnh việc thai máy như thế nào, mẹ bầu cũng cần phân biệt được thai máy và sôi bụng. Bởi vì, thực tế có không ít mẹ tưởng những lần thai máy đầu tiên là vấn đề ở đường tiêu hóa. Những điều mẹ tưởng là cơn sôi bụng lại chính là những lúc bé đang “ngọ nguậy”. Vậy cách nhận biết thai máy trong những ngày đầu phân biệt như thế nào?

1. Sôi bụng

Là sự kết hợp giữa những âm thanh tạo nên bởi nhu động của ruột và thức ăn trong ống tiêu hóa. Mẹ sẽ có cảm giác như nước đang sôi lên trong bụng và thường diễn ra liên tục trong 1 thời gian ngắn; có thể gây khó chịu cho mẹ. Sôi bụng thường đi kèm những âm thanh mà mẹ có thể nghe được.

2. Thai máy

Còn thai máy là gì? Thai máy cũng tạo nên cảm giác như có một sự động đậy trong bụng. Mỗi người sẽ có cảm giác không giống nhau. Điều này xuất hiện rải rác trong ngày; không thể dự đoán trước và không tạo ra âm thanh hay cảm giác khó chịu. Từ tuần 20 trở đi, thai nhi có những cử động mạnh mẽ, rõ rệt hơn; số lần máy nhiều hơn; thường xuyên hơn; nhất là những tuần cuối thai kỳ. Người mẹ có thể thấy chuyển động của em bé trên da của mình.

Lúc này, mẹ có thể cảm nhận được những cú nhào lộn; xoay người; thúc cùi chỏ vào thành bụng mẹ. Mẹ có thể sờ được khuỷu tay; bàn chân bé xíu của con. Tuy nhiên, với những người có thành bụng dày thường khó cảm nhận thai máy hơn. Bên cạnh đó, lượng nước ối nhiều hay ít cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của thai phụ.

Thai máy bao nhiêu là tốt?

cách nhận biết thai máy
Thai máy là gì và bao nhiêu lần là tốt?

Khi đã hiểu rõ cách nhận biết thai máy là gì, mẹ cần biết thai máy bao nhiêu lần là tốt và thế nào là nguy hiểm. Thông thường, người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy ở tháng thứ 4 và càng ngày người mẹ càng cảm nhận rõ nét hơn. Từ sau tuần thứ 20-30, hiện tượng thai máy diễn ra rõ ràng và mạnh mẽ nhất.

1. Các trạng thái thai máy

Trong điều kiện chung, hầu hết thai phụ sẽ nhận biết cử động thai đều đặn sau 24 tuần. Cũng vì một vài lý do chủ quan hay khách quan, có một tỉ lệ nhỏ thai phụ không cảm nhận được thai máy. Điều này có thể trợ giúp bằng cách kết hợp cảm nhận ở bụng và hình ảnh bác sĩ cho thai phụ thấy trên siêu âm.

Đối với thai nhi khoẻ mạnh thường có khoảng 10 cử động thai trong 20 phút. Đôi khi là một khoảng thời gian 20-40 phút mẹ không cảm nhận có cử động thai do thai ngủ. Thời gian này thường không kéo dài quá 90 phút. Khi theo dõi tim thai và cử động thai bằng máy, thường sẽ thấy tim thai tăng lên sau mỗi cử động thai, đây là dấu hiệu bình thường.

Cử động thai thường không thể đoán trước. Và thường mẹ cảm nhận vào ban đêm rõ hơn và nhiều hơn ban ngày. Một phần do ban đêm là thời gian yên tĩnh và mẹ giành nhiều sự chú tâm để theo dõi hơn. Các chuyên gia khuyến khích bà mẹ tự đếm cử động thai tại nhà sau khoảng tuần thai thứ 28 để phát hiện những bất thường nếu thai máy ít hơn. Thai máy ít hơn có thể là bình thường hoặc do bất thường sức khoẻ thai. Dù là trường hợp nào đi nữa, khi  thai máy ít hoặc không máy mẹ cũng cần đi khám bác sĩ

Vì vậy, trong trường hợp người mẹ cảm nhận thai nhi máy ít hơn bình thường. Khi đó, mẹ cần theo dõi và đếm số lần thai máy. Đặc biệt là khi thai nhi từ 7 tháng.

2. Cách nhận biết thai máy đơn giản nhất

Khi đã hiểu thai máy là gì, mẹ cần nhận biết thai máy đơn giản nhất là đếm số lần cử động thai theo các bước sau:

  • Mẹ tiến hành đếm cử động thai vào lúc nào mẹ cảm thấy thoải mái và tập trung; không gian yên tĩnh để đạt được hiệu quả cũng như không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của mẹ. Hãy đếm số lần thai máy trong một tiếng đồng hồ, sau ăn 30 phút; không hoạt động mạnh trước đó, trong trạng thái không buồn ngủ. Nên đếm cử động thai hằng ngày hoặc để ý đến cử động của em bé thường xuyên trong ngày
  • Nếu thai máy ít nhất 4 lần/giờ hoặc 6 lần trong 2 giờ thì mẹ có thể yên tâm và tiếp tục đếm cử động thai vào lần kế tiếp.
  • Ngược lại, tình trạng thai máy nhiều (hơn 20 lần/1 giờ) mẹ cũng cần cẩn trọng. Rất có thể thai nhi đang bị căng thẳng hoặc có thể mẹ đang bị stress quá mức.
  • Nếu thai cử động 3 lần/giờ hoặc ít hơn; để đếm chính xác hơn, mẹ cần đếm thêm 1 giờ nữa. Vì rất có thể thai nhi đang ngủ.  Lúc này mẹ hãy đứng lên uống 1 ly nước lọc, đi 1 vòng, ăn nhẹ cái bánh rồi đếm tiếp.  Nếu lần này thai vẫn máy ít mẹ có thể kéo dài thời gian đếm đến 2 giờ hoặc không có cử động thai nào trong 1-2 giờ liên tục; tình hình không khả quan thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

Hy vọng với thông tin thai máy là gì trên đây, các mẹ bầu sẽ có thể “đo đếm” được sức khỏe của bé yêu trong bụng. Đồng thời chăm sóc tốt nhất cho thai nhi trong thai kỳ của mình. Chúc mẹ và bé cưng có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!