1. Hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh
1.1 Chuẩn bị trước khi tắm cho bé
Để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cần chuẩn bị:
- 1 khăn nhỏ và 1 khăn lớn (một khăn nhỏ để tắm, một khăn lớn để lau khô)
- 2 cái chậu tắm (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm)
- Dầu tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Tăm bông và bông gòn.
- Quần áo hoặc tã.
- Nước ấm 37-38 độ.
- Cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm xong.
1.2 Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn
Sau đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn:
- Bước 1: Đổ đầy nước ấm vào bồn tắm trẻ em. Kiểm tra nhiệt độ của nước.
- Bước 2: Đặt bé lên một mặt phẳng, cởi hết quần áo, tã giấy.
- Bước 3:Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt chậu tắm.
- Bước 4: Mẹ ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô rửa mí mắt và mặt bé. Tiếp đó xoa lên đầu làm ướt tóc con.
- Bước 5: Sau đó mới xoa dầu gội. Dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con.
- Bước 6: Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai.
- Bước 7: Từ từ thả con vào chậu tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của con. Làm ướt mình, xoa sữa tắm khắp người, tránh chạm vào vùng rốn.
- Bước 8: Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữa
- Bước 9: Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?
1.3 Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong
- Bước 1: Sau khi tắm cho bé sơ sinh, mẹ nên quấn bé vào khăn và thấm khô người bé từ đầu xuống chân kể cả bộ phận sinh dục.
- Bước 2: Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt, mũi của bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi, rơ lưỡi cho bé.
- Bước 3: Dùng tăm bông lau khô vành tai bé.
- Bước 4: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông vệ sinh xung quanh cuống rốn.
- Bước 5: Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn.
- Bước 6: Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân vào cho con. Ôm bé vào lòng để con được ấm áp.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết
1.4 Chăm sóc rốn cho bé sau khi tắm
- Dùng cồn để sát trùng rốn.
- Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài bằng tăm bông.
- Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã dưới rốn.
>> Mẹ xem thêm: Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
2. Tần suất, thời gian và nhiệt độ tắm cho bé sơ sinh
2.1 Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?
Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ. Tùy theo giờ giấc sinh hoạt, mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào bất cứ thời gian nào trong ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Mẹ không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
Ngoài ra, để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, khi chọn thời gian tắm cho trẻ; mẹ không nên chọn lúc bé đang đói hoặc sau khi bé bú sữa xong. Nguyên nhân là do tắm lúc bé đói sẽ khiến bé dễ quấy khóc, không chịu hợp tác. Còn nếu tắm sau khi bé mới bú sẽ khiến dễ bị nôn trớ thức ăn.
Nếu trẻ đang bị ốm hay vừa mới ốm dậy, mẹ cũng không nên tắm cho bé. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn ấm lau quanh người bé.
>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào?
2.2 Trẻ sơ sinh nên tắm mấy lần 1 tuần?
Trẻ sơ sinh không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, miễn là mẹ vệ sinh tốt những khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục hàng ngày.
2.3 Cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh: Nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ?
Mẹ cũng cần lưu ý một số điều về cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh:
- Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay trước khi tắm cho bé sơ sinh tại nhà. Nước tắm cho trẻ sơ sinh nên ở khoảng 38 độ C. Để tránh bị bỏng, cần điều chỉnh nhiệt độ trên máy nước nóng thấp hơn 49 độ C.
- Mẹ nên đổ trước khoảng 5cm nước ấm vào chậu tắm, sau đó tiếp tục đổ chầm chậm nước ấm lên cơ thể bé trong suốt quá trình tắm để tránh cảm giác lạnh.
2.4 Cách chăm sóc da đầu cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong
Một số bé da đầu thường nổi vảy hoặc cứt trâu. Mẹ có thể áp dụng cách sau để chăm sóc da đầu cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong:
- Cho một lượng nhỏ dầu em bé lên tóc sau khi gội đầu. Để nguyên như vậy cho đến ngày hôm sau.
- Chải tóc và da đầu của bé vào ngày hôm sau để loại bỏ lớp da cũ. Sau đó gội đầu cho bé.
- Rửa bàn chải và lược bằng nước xà phòng, sau đó rửa sạch và lau khô.
[inline_article id=270572]
3. Những sai lầm mẹ cần tránh trong cách tắm cho trẻ sơ sinh
Sau đây là những sai lầm mẹ cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh:
- Tắm cho trẻ quá lâu: Làm da khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ.
- Tắm cho trẻ mỗi ngày: Trẻ đổ ít mồ hôi nên không cần tắm nhiều.
- Làm ướt rốn bé: Vì rốn là bộ phận nhạy cảm nhất của bé sơ sinh nên cha mẹ cần phải biết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn.
- Gội đầu cho trẻ trước tiên: Đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh sai cách. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh: Điều này sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương cho bé.
- Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh
Hy vọng với cách tắm cho trẻ sơ sinh ở trên và những lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh như trên, mẹ có thể tắm cho bé một cách thành thạo mà còn bối rối nữa