Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn tại nhà

1. Hướng dẫn cách tắm cho bé sơ sinh

1.1 Chuẩn bị trước khi tắm cho bé

Để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, mẹ cần chuẩn bị:

  • 1 khăn nhỏ và 1 khăn lớn (một khăn nhỏ để tắm, một khăn lớn để lau khô)
  • 2 cái chậu tắm (một cái để tắm, một cái để xả sạch sau khi tắm)
  • Dầu tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  • Tăm bông và bông gòn.
  • Quần áo hoặc tã.
  • Nước ấm 37-38 độ.
  • Cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho bé sau khi tắm xong.

1.2 Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn

cách tắm cho trẻ sơ sinh

Sau đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn:

  • Bước 1: Đổ đầy nước ấm vào bồn tắm trẻ em. Kiểm tra nhiệt độ của nước.
  • Bước 2: Đặt bé lên một mặt phẳng, cởi hết quần áo, tã giấy.
  • Bước 3:Nhẹ nhàng bế bé đến vị trí đặt chậu tắm.
  • Bước 4: Mẹ ngồi xổm, đặt bé lên đùi. Tay trái đỡ gáy bé, tay phải nhúng ướt khăn xô rửa mí mắt và mặt bé. Tiếp đó xoa lên đầu làm ướt tóc con.
  • Bước 5: Sau đó mới xoa dầu gội. Dùng khăn rửa sạch dầu gội trên đầu con.
  • Bước 6: Vắt khăn bớt nước, lau sạch mặt, đặc biệt là vùng mắt, hai lỗ tai.
  • Bước 7: Từ từ thả con vào chậu tắm, nhưng tay trái vẫn đỡ phần cổ của con. Làm ướt mình, xoa sữa tắm khắp người, tránh chạm vào vùng rốn.
  • Bước 8: Nhấc bé lên và chuyển vào thau tắm 2 chứa nước sạch. Rửa sơ qua các bộ phận một lần nữa
  • Bước 9: Bế bé ra ngoài, đặt lên khăn khô đã trải sẵn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Tắm gì cho trẻ sơ sinh rụng lông nhanh lại an toàn tại nhà?

1.3 Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong

  • Bước 1: Sau khi tắm cho bé sơ sinh, mẹ nên quấn bé vào khăn và thấm khô người bé từ đầu xuống chân kể cả bộ phận sinh dục.
  • Bước 2: Nhỏ 1 giọt nước muối sinh lý vào mắt, mũi của bé. Nhỏ vào miếng rơ lưỡi, rơ lưỡi cho bé.
  • Bước 3: Dùng tăm bông lau khô vành tai bé.
  • Bước 4: Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tăm bông vệ sinh xung quanh cuống rốn.
  • Bước 5: Mặc tã cho bé, tránh tã cọ sát vào rốn.
  • Bước 6: Mặc quần áo, xoa chút dầu tràm vào 2 tay bạn rồi chà lại vào người bé ở lồng ngực và lưng, lòng bàn tay, bàn chân. Mang bao tay, bao chân vào cho con. Ôm bé vào lòng để con được ấm áp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

1.4 Chăm sóc rốn cho bé sau khi tắm

  • Dùng cồn để sát trùng rốn.
  • Nếu rốn chưa rụng, sát trùng rốn từ chân rốn ra ngoài bằng tăm bông.
  • Để rốn thoáng, không băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên mặc tã dưới rốn.

>> Mẹ xem thêm: Mách mẹ cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

2. Tần suất, thời gian và nhiệt độ tắm cho bé sơ sinh

2.1 Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trẻ sơ sinh nên tắm lúc mấy giờ. Tùy theo giờ giấc sinh hoạt, mẹ có thể tắm cho trẻ sơ sinh vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng nên tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc có ánh nắng mặt trời ấm áp. Thời gian tắm cho trẻ sơ sinh tốt nhất là vào khoảng 10 – 11 giờ sáng hoặc từ 15 – 16 giờ. Mẹ không nên tắm quá lâu, chỉ từ 4 – 5 phút cho mỗi lần tắm đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Ngoài ra, để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, khi chọn thời gian tắm cho trẻ; mẹ không nên chọn lúc bé đang đói hoặc sau khi bé bú sữa xong. Nguyên nhân là do tắm lúc bé đói sẽ khiến bé dễ quấy khóc, không chịu hợp tác. Còn nếu tắm sau khi bé mới bú sẽ khiến dễ bị nôn trớ thức ăn.

Nếu trẻ đang bị ốm hay vừa mới ốm dậy, mẹ cũng không nên tắm cho bé. Thay vào đó, mẹ có thể dùng khăn ấm lau quanh người bé.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Nên tắm cho trẻ sơ sinh vào thời gian nào?

2.2 Trẻ sơ sinh nên tắm mấy lần 1 tuần? 

Trẻ sơ sinh không cần phải tắm quá thường xuyên mà chỉ khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, miễn là mẹ vệ sinh tốt những khu vực như mặt, cổ, miệng, tay chân và bộ phận sinh dục hàng ngày.

2.3 Cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh: Nước tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu độ?

Mẹ cũng cần lưu ý một số điều về cách pha nước tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Luôn kiểm tra nhiệt độ của nước bằng cùi chỏ hoặc mặt trong của cổ tay trước khi tắm cho bé sơ sinh tại nhà. Nước tắm cho trẻ sơ sinh nên ở khoảng 38 độ C. Để tránh bị bỏng, cần điều chỉnh nhiệt độ trên máy nước nóng thấp hơn 49 độ C.
  • Mẹ nên đổ trước khoảng 5cm nước ấm vào chậu tắm, sau đó tiếp tục đổ chầm chậm nước ấm lên cơ thể bé trong suốt quá trình tắm để tránh cảm giác lạnh. 

2.4 Cách chăm sóc da đầu cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong

chăm sóc da đầu

Một số bé da đầu thường nổi vảy hoặc cứt trâu. Mẹ có thể áp dụng cách sau để chăm sóc da đầu cho trẻ sơ sinh sau khi tắm xong:

  • Cho một lượng nhỏ dầu em bé lên tóc sau khi gội đầu. Để nguyên như vậy cho đến ngày hôm sau.
  • Chải tóc và da đầu của bé vào ngày hôm sau để loại bỏ lớp da cũ. Sau đó gội đầu cho bé.
  • Rửa bàn chải và lược bằng nước xà phòng, sau đó rửa sạch và lau khô.

[inline_article id=270572]

3. Những sai lầm mẹ cần tránh trong cách tắm cho trẻ sơ sinh

Sau đây là những sai lầm mẹ cần tránh khi tắm cho trẻ sơ sinh:

  • Tắm cho trẻ quá lâu: Làm da khô hơn, bong tróc và ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ.
  • Tắm cho trẻ mỗi ngày: Trẻ đổ ít mồ hôi nên không cần tắm nhiều.
  • Làm ướt rốn bé: Vì rốn là bộ phận nhạy cảm nhất của bé sơ sinh nên cha mẹ cần phải biết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
  • Gội đầu cho trẻ trước tiên: Đây là cách tắm cho trẻ sơ sinh sai cách. Nên gội đầu cho bé sau khi đã vệ sinh mặt để não bộ kịp thời tiếp nhận và thích ứng với những thay đổi của cơ thể. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục quá mạnh: Điều này sẽ ảnh hưởng và gây tổn thương cho bé.
  • Không chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết trước khi tắm cho trẻ 

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Mẹo giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh để “giữ vía” cho con thông minh

Hy vọng với cách tắm cho trẻ sơ sinh ở trên và những lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh như trên, mẹ có thể tắm cho bé một cách thành thạo mà còn bối rối nữa

Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè – Trẻ khỏe, ít bệnh vặt

Chính vì vậy, biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là kinh nghiệm vô cùng cần thiết cho các mẹ bỉm có con nhỏ. Nếu mẹ vẫn đang tìm cách để chăm sóc trẻ vào mùa hè thì bài viết này dành cho cha mẹ đây!

1. Mùa hè nóng bức ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Mẹ biết không, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể dễ mắc bệnh vặt khi thời tiết quá nóng. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng là do:

  • Nắng nóng khiến trẻ dễ mất nước.
  • Da của trẻ bị nóng và cháy nắng.
  • Trẻ dễ bị kiệt sức vì say nắng.

Khi thời tiết trở nên nóng bức, cơ thể người lớn sẽ có khả năng tăng tiết mồ hôi để giải nhiệt; nhưng đối với cơ thể của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các con chưa có khả năng này. Chính vì vậy thời tiết mùa hè sẽ khiến trẻ cảm thấy nóng, mệt mỏi và khó chịu thường xuyên.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ khó chịu khi nắng nóng

  • Bé dễ trở nên cáu kỉnh, khó chịu.
  • Bé khóc nhưng ra ít nước mắt, và con ít đi tè hơn.
  • Bé trông mệt mỏi, không có biểu cảm vui tươi như thường ngày.
  • Bé không chịu uống sữa, bỏ bú, chán ăn. Trước đó trẻ còn có những biểu hiện của mất nước như khô môi, da nhợt nhạt ít đàn hồi và bị khô,…

Vậy làm thế nào để cha mẹ nhận ra sớm các dấu hiệu trẻ bị ảnh hưởng từ nắng nóng mùa hè? Câu trả lời là cha mẹ hãy đặt tay lên ngực; hoặc lưng của bé để cảm nhận nhiệt độ cơ thể. Hoặc cách tốt nhất là cha mẹ dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ; vị trí đo nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con.

Để cha mẹ có thể chăm sóc trẻ được tốt hơn trong mùa hè này, MarryBaby chia sẻ cho cha mẹ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; giúp bé khỏe và ít bị bệnh vặt.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè an toàn và đúng cách

Để con của con mẹ có thể tha hồ tận hưởng những ngày hè thật vui cùng gia đình. Ngay sau đây, MarryBaby sẽ chia sẻ cho mẹ ngay 10 cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè để con luôn khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt.

3.1 Bảo vệ da của trẻ khỏi ánh nắng mặt trời

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là bảo vệ da của con mỗi khi ra ngoài trời nắng
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là bảo vệ da của con mỗi khi ra ngoài trời nắng

Trong bài viết Babies in hot weather của trang thông tin Pregnancy Birth&Baby, các chuyên gia khuyến khích mẹ nên sử dụng kem chống nắng cho trẻ sơ sinh khi đưa con ra trời nắng nóng; nhất là vào mùa hè.

Bên cạnh đó, để bảo vệ làn da mềm và mỏng của trẻ sơ sinh cha mẹ có thể dùng thêm miếng chắn nắng trên xe đẩy, xe ô tô hoặc quấn thêm vải và khăn mỏng tránh nắng cho bé.

3.2 Cho bé bú mẹ đầy đủ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mặt khác, trong những ngày hè nóng bức, việc tăng thêm cữ bú cho bé là cách để mẹ bù nước và tăng kháng thể cho con đấy.

Nếu bé của mẹ từ 6 tháng tuổi trở lên thì mẹ cũng đã có thể cho con uống thêm một ít nước lọc; khoảng 50ml/ngày. Ngược lại, nếu bé dưới 6 tháng tuổi thì mẹ không nên cho con uống bất cứ nước gì ngoài sữa mẹ.

3.3 Kiểm tra thân nhiệt cho trẻ

Cha mẹ nên thực hiện kiểm tra thân nhiệt cho trẻ thường xuyên; khoảng 2 lần/ngày. Vị trí cơ thể của trẻ cho ra nhiệt độ chính xác nhất là hậu môn của con; hoặc cha mẹ có thể +0,5 độ C khi đo ở nách, bẹn của trẻ.

Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khi đo tại các vị trí khác nhau là:

  • Miệng: 35,5 – 37,5 độ C
  • Hậu môn: 36,6 – 38 độ C
  • Nách: 34,7 – 37,3 độ C
  • Tai: 36,4 – 38 độ C

>> Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Bao nhiêu độ là sốt?

3.4 Tắm cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Mặc dù, MarryBaby đã từng chia sẻ cho cha mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh an toàn và đúng cách. Tuy nhiên, với thời tiết nóng bức mùa hè, cha mẹ cần lưu ý thêm vài điều khi tắm cho trẻ sơ sinh; để đảm bảo là không khiến con bị cảm.

  • Cha mẹ chỉ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày.
  • Nước tắm cho trẻ sơ sinh không nên quá nóng hoặc quá lạnh (thấp hơn thân nhiệt của bé khoảng 2 độ).
  • Nếu trẻ bị ướt mồ hôi, cha mẹ chỉ cần thay quần áo cho con; sau đó dùng khăn thấm nước ấm và lau lại cơ thể cho con.

3.5 Chọn quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ cho trẻ

Trẻ sẽ dễ đổ mồ hôi hơn khi bước vào mùa hè, để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược lại vào cơ thể gây cảm lạnh; mẹ nên thay quần áo cho trẻ; đồng thời chọn quần áo cho trẻ với chất liệu mỏng nhẹ, và thấm hút mồ hôi tốt.

Việc thay quần áo cho trẻ thường xuyên kéo theo mẹ phải giặt đồ thường xuyên. Khi giặt mẹ cũng nên chọn các loại nước xả vải phù hợp với da bé; và nhớ là không giặt đồ của bé cùng với quần áo của cha mẹ.

3.6 Giữ vệ sinh và bảo vệ cuống rốn của trẻ

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh khi con được sinh ra vào mùa hè là mẹ cần giữ và bảo vệ cuống rốn của con thật kỹ lưỡng

Thời gian rụng rốn ở trẻ sơ sinh thông thường là từ 8 – 10 ngày sau khi sinh. Vì vậy, nếu trẻ được sinh ra trong thời điểm mùa hè thì mẹ sẽ cần quan tâm và chăm sóc rốn của trẻ nhiều hơn.

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:

  • Mẹ lấy bông vô trùng thấm nước muối sinh lý rồi lau xung quanh rốn. 
  • Miếng bông đầu tiên sẽ lau từ chân rốn ngược lên cuống rốn. 
  • Miếng bông tiếp theo sẽ dùng để lau vòng quanh rốn (vị trí rốn tiếp xúc với da bụng). 
  • Sau đó, dùng miếng bông khác lau phần da xung quanh rốn.
  • Sau khi lau xong, để rốn trẻ khô tự nhiên mà không cần sử dụng băng rốn cho bé.

>> Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh trước và sau khi rụng

3.7 Giữ nhiệt độ phòng luôn thoáng mát, dễ chịu

Chọn nhiệt độ phòng phù hợp là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè chuẩn khoa học
Chọn nhiệt độ phòng phù hợp là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè chuẩn khoa học

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè tại nhà là cha mẹ cần giữ cho nơi ở của bé được thoáng mát, sạch sẽ và dễ chịu. 

Bên cạnh việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cha mẹ cần chọn nhiệt độ phòng phù cho trẻ sơ sinh là từ 20-22 độ C (tương đương 68-72 độ F) để đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho trẻ sơ sinh. Nhưng do Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nên theo kinh nghiệm, nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh có thể duy trì ở mức 26-28 độ C.

>> Trẻ sơ sinh nằm điều hòa có nên hay không?

3.8 Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc trong những ngày hè

Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè chính là đảm bảo giấc ngủ cho con. Ngủ đủ giấc giúp cho cơ thể của con luôn tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh và ít bị bệnh vặt. Mẹ có thể xem thêm bài viết “thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi”; để biết con của mẹ cần ngủ bao nhiêu tiếng là đủ.

3.9 Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh

Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh là cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè mà hầu hết mẹ bỉm nào cũng biết. Bên cạnh đó, nhiều mẹ bỉm chắc cũng thường nghe nhiều người khuyên rằng: “cho bé uống nhiều nước để không bị mất nước trong những ngày hè mẹ nhé”.

[key-takeaways title=”Để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ mẹ nên xem thêm:”]

[/key-takeaways]

3.10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là vệ sinh răng miệng cho con

Vào ngày hè, các loại vi khuẩn trong khoang miệng thường phát triển mạnh gây ra nhiệt miệng; các bệnh răng miệng khiến trẻ đau nhức và khó chịu. Vì vậy, điều quan trọng là phải vệ sinh răng, miệng sạch sẽ sau bú để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé yêu.

Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ có thể đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời:

  • Tạo cho bé một thói quen lành mạnh là thường xuyên vệ sinh răng miệng. Bé có thể duy trì thói quen tốt này đến khi lớn lên.
  • Đối với trẻ sơ sinh chưa mọc răng, việc chăm sóc răng miệng đều đặn và đúng cách sẽ tạo điều kiện cho những chiếc răng sữa mọc lên khỏe mạnh.
  • Khi trẻ bắt đầu mọc răng, chăm sóc răng miệng sẽ giúp loại bỏ những mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng của trẻ. Việc này sẽ giúp con có một hàm răng chắc khỏe, trắng sáng cũng như ngăn ngừa các bệnh liên quan đến răng.

Tóm lại

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là mẹ cần đảm bảo cho con bú đủ, ăn đủ và ngủ đủ
Kinh nghiệm và cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là mẹ cần đảm bảo cho con bú đủ, ăn đủ và ngủ đủ

Thông qua nội dung vừa rồi, MarryBaby tin chắc rằng, phần nào mẹ cũng đã hiểu và biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè như thế nào là đúng cách và an toàn rồi.

Trường hợp mẹ cần thêm nhiều thông tin hơn về kinh nghiệm hoặc các cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè; thì hãy nhanh chóng tham cộng đồng của MarryBaby để cùng tham gia đặt câu hỏi và nhận câu trả lời từ đội bác sĩ chuyên khoa Nhi nhé.