Tại sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Đây là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, thường xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần thai 24 đến tuần 28. Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Vì vậy, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết theo khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân và đối tượng bị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là kết quả của quá trình rối loạn insulin trong giai đoạn mang thai. Insulin là hormone điều hoà glucose trong máu, giúp vận chuyển glucose vào trong tế bào để tạo năng lượng cho cơ thể.
Khi mang thai, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu lại tăng cao hơn nên nhu cầu lượng glucose cần nạp cũng tăng. Tuy nhiên insulin không phải lúc nào cũng được sản xuất đủ số lượng phù hợp để điều hòa lượng đường.
Ngoài ra để giúp cho sự phát triển của thai nhi mà nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này gây tác động tiêu cực đến insulin, gây tình trạng rối loạn nội tiết tố. (1)
Khi lượng insulin không đủ để điều hòa glucose trong máu sẽ dẫn đến tình trạng glucose không được hấp thu vào tế bào và có chỉ số cao hơn so với chỉ số an toàn khi xét nghiệm máu.
Thai phụ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nếu:
- Có tình trạng thừa cân trước khi mang thai.
- Trong gia đình có thành viên mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ bị cao huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tim mạch, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ từng sinh con cân nặng lớn (nặng hơn 4.5kg).
- Từng bị sẩy thai, sinh con chết lưu.
- Phụ nữ trên 25 tuổi.
Dấu hiệu mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
- Uống nước nhiều, luôn khát nước và đi tiểu nhiều lần.
- Vùng kín bị nấm men, có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,…
- Các vết trầy xước thường xuất hiện trên cơ thể, và vết thương lâu lành hơn bình thường
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Nước tiểu thấy có kiến bâu vào.
>>> Mẹ có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Biểu hiện tiểu đường thai kỳ dễ nhận biết nhất
Cách test dung nạp đường huyết thai kỳ
Quy trình test tiểu đường thai kỳ
Xét nghiệm nhằm tầm soát biến chứng tiểu đường thai kỳ được thực hiện khi thai nhi được 24-28 tuần. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu máu tại thời điểm đói, sau đó sẽ chỉ định bạn uống một lượng dung dịch glucose khoảng 75g. Sau đó, cách một giờ, mẹ bầu sẽ được lấy mẫu máu. Sau 3 lần lấy máu, nếu có 2 kết quả dương tính trở lên, có thể kết luận mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn
Theo Hiệp Hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), chỉ số đường huyết khi mang thai trong ngưỡng an toàn là:
- Đường huyết đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l).
- Đường huyết sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l).
- Đường huyết sau ăn 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).
[inline_article id= 278914]
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những biến chứng thai kỳ có nguy cơ gây ảnh hưởng nhiều sức khoẻ đến mẹ và bé. Khi lượng đường không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng. Các nguy cơ đối mẹ bầu và thai nhi cụ thể là:
Đối với thai phụ
- Có nguy cơ bị tiền sản giật sau sinh và rối loạn tăng huyết áp
- Sinh non, thai chết lưu, đa ối, vỡ ối,…
- Sau khi sinh có thể tiếp tục mắc tiểu đường tuýp 2
Đối với thai nhi
- Sinh non, thiếu tháng
- Mắc các bệnh suy hô hấp
- Có nguy cơ béo phì cao
- Bị hạ đường huyết
Khi bị tiểu đường thai kỳ các mẹ nên ăn gì?
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, khi mẹ bầu cũng nên có một chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát đường huyết
Thực đơn dành mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bữa sáng
Một số món ăn đơn giản phù hợp cho bữa sáng:
- Bánh mì, trứng chiên ăn kèm với rau trộn salad
- Phở, bún bò, hủ tiếu nên ăn kèm giá đỗ, rau
- Cháo yến mạch nấu với thịt băm
Một ly sữa không đường sau mỗi bữa sáng giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và bé.
Bữa trưa và tối
Thực đơn cho bữa trưa và bữa tối sẽ phong phú và đa dạng hơn nhưng các mẹ chú ý chọn món ăn sao cho vẫn duy trì được lượng tinh bột nhất định. Ngoài ra, các mẹ có thể chọn món ăn phù hợp với sở thích nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết.
- Sandwich gà ăn kèm cùng salad rau quả
- Cá hồi nướng kết hợp với súp bí đỏ và bông cải hấp
- Cơm trắng, canh rau và thịt hầm
>>> Có thể mẹ quan tâm: Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Các loại nước uống
Bên cạnh thực đơn ăn uống các thai phụ cũng nên chú ý bổ sung các loại thức uống, nước ép thiên nhiên tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số loại nước ép đơn giản, dễ làm, tốt cho sức khỏe.
- Nước ép táo: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol xấu.
- Nước ép cam: Chứa nhiều Vitamin C, vừa giải khát vừa không làm tăng đường huyết của mẹ.
- Nước ép lê: Lê là loại quả giàu chất xơ và ít đường, cũng rất tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường.
Bên cạnh đó việc tập luyện đúng cách giúp kiểm soát tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai cũng giúp mẹ bầu kiểm soát đường huyết tốt hơn
Tiểu đường thai kỳ có khỏi không?
Những mẹ từng mắc bệnh nếu không kiểm soát tốt đường huyết, sẽ có nguy cơ cao diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh con, hoặc tiếp tục mắc bệnh tiểu đường trong những lần mang bầu sau.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh từ 4-12 tuần cần tiến hành xét nghiệm và kiểm lại một lần nữa để xác định tình trạng của mẹ. Dựa vào đó, các bước chăm sóc sức khỏe tiếp theo được khuyến nghị cho mẹ là:
- Đường huyết bình thường: Kiểm tra lại tiểu đường từ 1-3 năm/lần.
- Suy giảm khả năng dung nạp glucose hoặc tiền tiểu đường: Kiểm tra tiểu đường hàng năm. Đồng thời, cần trao đổi với bác sĩ để được gợi ý giải pháp giảm đường huyết về mức an toàn.
- Tiểu đường: Cần có các tư vấn của bác sĩ về kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường phù hợp.
Để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, mẹ có thể tham khảo các lời khuyên sau:
- Đạt được chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức khỏe mạnh. Béo phì là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tiểu đường; giảm một vài cân có thể giúp mẹ ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh.
- Tăng hoạt động thể chất lên 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Mẹ có thể chia hoạt động của mình thành những khoảng thời gian nhỏ hơn — ví dụ: đi bộ nhanh 10 phút/lần, thực hiện 3 lần mỗi ngày.
- Lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Ăn nhiều loại trái cây và rau quả, hạn chế chất béo đến 30% hoặc ít hơn lượng calo hàng ngày và hạn chế khẩu phần để giảm cân và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ngay cả khi tình trạng tiểu đường thai kỳ của mẹ có biến mất sau khi sinh con, mẹ vẫn nên duy trì các lời khuyên trên một cách lâu dài, Bởi vì, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2 về già nếu không có chế độ dinh dưỡng, vận động, cân nặng hợp lý.