Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS): Những điều cha mẹ cần biết

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cách phòng ngừa và các vấn đề liên quan khác của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh(SIDS) nhé!

1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

đột tử ở trẻ sơ sinh

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là khi cái chết diễn ra đột ngột và không rõ nguyên nhân của một em bé dưới 1 tuổi. Hội chứng SIDS đôi khi được gọi là “hội chứng chết nôi”. Nguyên nhân là do cái chết có thể xảy ra khi em bé đang ngủ trong nôi.

Đột tử ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 1 tuổi. Nó xảy ra thường xuyên nhất từ ​​2 đến 4 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh đột ngột qua đời thường liên quan đến giấc ngủ của trẻ.

2. Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh đột ngột qua đời vẫn chưa được xác định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số trẻ sơ sinh chết vì SIDS có những biểu hiện sau:

  • Trẻ mắc các vấn đề về hoạt động của não: Một số trẻ gặp các vấn đề về não khiến cho hoạt động kiểm soát hơi thở bị ảnh hưởng. Trẻ có thể khó thở khi ngủ dẫn đến tử vong đột ngột. Mắc các vấn đề với một số bộ phận khác cũng có nguy cơ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Vấn đề liên quan đến gen: Một số loại gen và yếu tố môi trường kết hợp với nhau có thể làm tăng nguy cơ mắc SIDS.
  • Các vấn đề về hoạt động của tim: Tim cũng ảnh hưởng đến hơi thở của trẻ. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra mối  liên kết giữa chức năng tim và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng: Một số trẻ sơ sinh tử vong đột ngột là do bị nhiễm trùng đường hô hấp. Hội chứng SIDS xảy ra thường xuyên hơn trong những tháng lạnh hơn, khi các bệnh về đường hô hấp phổ biến hơn.
  • Yếu tố từ môi trường ngủ: Các vật dụng trong nôi và tư thế ngủ của trẻ có thể kết hợp với các vấn đề thể chất của trẻ để làm tăng nguy cơ SIDS.

3. Triệu chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Đột tử ở trẻ sơ sinh không có triệu chứng kèm theo hoặc dấu hiệu cảnh báo nào. Trẻ không bị đau, không khóc hoặc có bất kỳ khó chịu gì trước đột tử. Tuy vậy, trẻ có thể có vấn đề về hô hấp hoặc dạ dày nhưng không nghiêm trọng trong vài tuần trước đó.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm đến tính mạng không?

4. Ai sẽ có nguy cơ mắc hội chứng đột tử?

Hầu hết trẻ sơ sinh chết vì SIDS và các trường hợp tử vong khác liên quan đến giấc ngủ đều có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố nguy cơ có thể được ngăn ngừa. Có nhiều yếu tố nguy cơ đối với SIDS. Chúng có thể bao gồm những điều sau:

4.1 Các yếu tố mắc đột tử ở trẻ sơ sinh liên quan đến mẹ mang thai

  • Không cho con bú.
  • Sinh con khi còn quá trẻ.
  • Mẹ hút thuốc khi mang thai.
  • Sử dụng rượu, ma túy hoặc chất cấm.
  • Không khám tiền sản hoặc khám muộn.

4.2 Các yếu tố mắc đột tử liên quan đến trẻ và môi trường xung quanh

  • Nằm sấp khi ngủ.
  • Không được cho bú.
  • Ngủ trên bề mặt mềm.
  • Xung quanh khói thuốc lá.
  • Không tiêm phòng định kỳ.
  • Cân nặng khi sinh quá nhỏ.
  • Con ra đời lúc chưa đủ tháng.
  • Bé bị quá ấm hoặc bị quấn nóng quá nhiệt.
  • Ngủ với chăn, gối quá rộng cũng có thể gây ra đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Ngủ chung giường với cha mẹ hoặc anh chị em; đặc biệt ở những nơi có sử dụng rượu hoặc ma tuý.

>> Cha mẹ có thể xem thêm: Mấy tuổi cho bé ngủ riêng là phù hợp với sự phát triển?

[inline_article id=252529]

5. Phòng ngừa đột tử ở trẻ sơ sinh như thế nào?

đột tử ở trẻ sơ sinh

Mặc dù vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây đột tử ở bé. Nhưng chúng ta có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ đã biết đối với SIDS và các trường hợp tử vong liên quan đến giấc ngủ để phòng ngừa cho trẻ:

  • Mẹ bầu nên chăm sóc tốt sức khỏe trước khi sinh: Khám và chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ bầu cũng nên tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và không hút thuốc, không sử dụng ma túy hoặc rượu khi đang mang thai. Những điều này có thể làm giảm khả năng sinh non hoặc con nhẹ cân. Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân có nguy cơ mắc SIDS cao hơn như đã được đề cập ở trên.
  • Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ: Nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ cho đến khi trẻ được 1 tuổi. Không đặt trẻ nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ vì dễ khiến trẻ khó thở.
  • Đặt con ngủ ở nhiều tư thế khác: Đặt bé ở các tư thế khác nhau giúp ngăn ngừa tật lệch đầu. Khi con thức, hãy bế con. Hoặc cho con nằm sấp miễn là có người lớn theo dõi. Cố gắng không để bé ngồi một chỗ trong thời gian dài.
  • Sắp xếp chỗ ngủ cho trẻ thích hợp: Trẻ sơ sinh nên được ngủ trên một tấm nệm cứng hoặc bề mặt cứng được che phủ bởi một tấm trải giường vừa vặn. Không sử dụng chăn bông, không để con ngủ trên ghế sofa, da cừu, gối hoặc vật liệu mềm khác. Không đặt đồ chơi mềm, gối hoặc miếng đệm lót vào cũi khi con bạn dưới 1 tuổi để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Không để phòng quá nóng: Nhiệt độ trong phòng của bé phải tạo cảm giác thoải mái cho con. Tránh quấn quá chặt, mặc quá nhiều hoặc che mặt hoặc đầu của trẻ sơ sinh.
  • Ở chung phòng: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh nên ngủ gần giường của cha mẹ, nhưng trong nôi hoặc nôi riêng cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ nên làm điều này ít nhất trong 6 tháng đầu tiên.
  • Không hút thuốc xung quanh trẻ sơ sinh: Tỷ lệ đột tử ở trẻ sơ sinh cao hơn đối với những trẻ có mẹ hút thuốc trong thai kỳ. Không hút thuốc khi đang mang thai. Không để bất kỳ ai hút thuốc xung quanh con.
  • Đưa bé đi khám và tiêm vắc xin:  Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu ốm, hãy đưa con đi khám sức khỏe định kỳ và tiêm phòng định kỳ. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêm chủng đầy đủ cho con sẽ làm giảm nguy cơ tử vong đột ngột.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Chỉ cho trẻ uống sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng. Điều này có nghĩa là không uống nước lọc, nước đường hoặc sữa bột, trừ khi bác sĩ yêu cầu làm như vậy. Điều này làm giảm nguy cơ SIDS và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
  • Luôn đặt cũi, nôi, và sân chơi ở những khu vực không có nguy hiểm: Đảm bảo không có dây treo, dây điện hoặc rèm cửa sổ gần đó. Điều này làm giảm nguy cơ con bị siết cổ.

Tóm lại, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là khi trẻ dưới 1 tuổi tử vong một cách đột ngột và không rõ nguyên nhân. SIDS thường xảy ra ở trẻ từ ​​2 đến 4 tháng tuổi. Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Thế nhưng theo nghiên cứu, nếu mẹ bầu không chăm sóc sức khỏe tốt, sử dụng chất cấm, không cho con bú hoặc không chăm sóc tốt cho con sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ tử vong đột ngột.

Để giảm nguy cơ SIDS, hãy khám thai thường xuyên và cho con bú sữa mẹ. Không hút thuốc khi mang thai. Ngoài ra, con nên ngủ đủ giấc và đúng giờ. Cho con ngủ cùng phòng với cha mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu tiên.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Lưu ý: Những khuyến cáo về cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh này dành cho các bé mạnh khỏe từ 1 tuổi trở xuống. Một số bé đang bệnh có thể sẽ cần phải ngủ úp bụng xuống dưới. Bác sĩ của con bạn sẽ nói cho bạn biết điều gì tốt nhất cho bé.

1. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?

Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là tình trạng bé chết đột ngột, không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ. SIDS thường xảy ra đối với trẻ dưới 1 tuổi; đôi khi, hội chứng này gọi là “cái chết trong nôi”; vì hầu hết trẻ sơ sinh đều mắc phải SIDS trong nôi của bé.

Để có thể phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh; mẹ cần bỏ túi và lưu tâm những cách phòng tránh

2. Cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

2.1 Đặt bé ngủ nằm ngửa

Trẻ dưới 1 tuổi nên được đặt ngủ ở tư thế nằm ngửa. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ làm gia tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bé của mẹ đã biết lật; mẹ có thể để bé nằm nghiêng về một bên; nếu bé có thể tự lăn nằm ngửa trở lại; hoặc lật sấp.

Nếu bé đang ngủ trên ghế an toàn dành riêng trong xe hơi hoặc trong nôi; hay những mặt phẳng không cố định khác; mẹ hãy dời bé về nằm ngủ trên một mặt phẳng vững chắc càng sớm càng tốt.

>> Mẹ xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

2.2 Đặt bé ngủ trên bề mặt vững chãi

cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh
Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh – Để bé ngủ trên mặt phẳng vững chãi

Giường cũi, xe đẩy, hay bất cứ thiết bị gì mà mẹ đặt bé vào cũng cần phải đạt các yêu cầu an toàn về kỹ thuật. Khi mua hoặc sử dụng một sản phẩm như thế dành cho bé; mẹ cần luôn:

  • Kiểm tra thông tin về sản phẩm xem có bị trục trặc kỹ thuật hoặc;
  • Nhà sản xuất có thông báo thu hồi lại sản phẩm vì lỗi kỹ thuật hay không.
  • Tuyệt đối không sử dụng xe nôi bị hư hoặc mất các bộ phận cũng như thiếu tay vịn.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý trong cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh:

  • Khăn trải giường phải luôn vừa vặn với tấm nệm.
  • Không đặt chăn hoặc gối giữa các tấm nệm và khăn trải giường.
  • Không bao giờ đặt được bé ngủ trên ghế, sofa, giường nước, đệm lót hoặc da cừu.

>> Mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nôi điện?

2.3 Đảm bảo nôi của bé gọn gàng là cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh đó là mẹ tuyệt đối không để các vật mềm, các bộ đồ giường (chăn, gối, nệm, khăn trải giường) rộng thùng thình hoặc bất kỳ thứ gì có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc kẹt, ngạt thở hoặc bóp nghẹt gần hoặc trong nôi. Mẹ nên biết gối, chăn bông, da cừu, các vật kê, lót hoặc các đồ chơi nhồi bông cũng có thể khiến bé bị ngộp thở.

Lưu ý trong cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Nghiên cứu không chỉ ra rằng khi nào những món đồ này an toàn 100% trong nôi; tuy nhiên hầu hết các chuyên gia đều đồng tình rằng sau 12 tháng tuổi; những đồ vật này ít gây nguy cơ nguy hiểm cho các bé hơn.

2.4 Không cho bé ngủ chung giường người lớn

Mẹ có thể để bé nằm nôi và đặt nôi chung phòng mẹ ngủ để dễ dàng theo dõi; hoặc cho bé bú; nhưng tuyệt đối không nên đặt bé nằm chung giường với cha mẹ.

Những bé ngủ chung giường với cha mẹ đều có nguy cơ bị SIDS; ngộp thở hoặc bị bóp nghẹt. Trên thực tế, cha mẹ bé có thể lăn vào bé trong lúc ngủ; hoặc bé có thể bị kẹt trong mớ chăn và tấm trải giường.

2.5 Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Cho bé bú càng lâu càng tốt

Cho bé bú càng lâu càng tốt

Cho bé bú sữa mẹ có thể làm giảm nguy cơ SIDS; và do đó đây là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh tuyệt vời. Một số người nghĩ rằng sữa mẹ có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các bệnh nhiễm trùng làm tăng nguy cơ SIDS.

Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc tiếp xúc da kề da; đây là hoạt động rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

2.6 Đảm bảo bé tránh xa những người hút thuốc hoặc nơi có khói thuốc

Nếu mẹ hút thuốc, hãy cố bỏ – đây là cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh; đồng thời bảo vệ sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, cho đến khi mẹ có thể bỏ được thuốc lá, hãy đảm bảo xe và nhà không có khói thuốc.

Mẹ tuyệt đối đừng hút thuốc trong xe hơi; và đừng hút thuốc ở bất kỳ đâu gần bé; ngay cả khi mẹ và bé đang chơi ở ngoài trời.

2.7 Đừng để bé ngủ trong tình trạng bị nóng

Mẹ cần giữ nhiệt độ phòng bé thoáng mát. Để giữ ấm cho bé, mẹ chỉ nên mặc đồ cho bé tối đa chỉ thêm một lớp so với đồ bạn mặc. Nếu ngực bé sờ vào thấy nóng hoặc bé đổ mồ hôi; có nghĩa là bé đang bị nóng.

Nếu mẹ sợ bé bị lạnh, hãy mặc cho bé các bộ đồ ngủ cho trẻ sơ sinh vốn được thiết kế để giữ ấm cho bé; không có nguy cơ che đầu bé.

>> Mẹ xem thêm: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không?

[inline_article id=306954]

2.8 Cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh

Cho bé ngậm núm vú giả là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh
Cho bé ngậm núm vú giả là cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh

Điều này có thể giúp giảm nguy cơ SIDS. Nếu mẹ đang cho con bú bằng sữa mẹ, hãy chờ đến khi bé quen việc bú sữa mẹ rồi hãy cho bé ngậm núm vú giả; hoặc chờ đến khi bé ít nhất được 1 tháng tuổi.

Một số mẹo ngậm vú giả như cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh:

  • Đừng ép bé ngậm núm vú giả nếu bé không muốn.
  • Vệ sinh núm vú giả sạch sẽ và mua một cái mới nếu núm vú bị hư hỏng.
  • Không phủ lên núm vú giả bất kỳ chất gì như mật ong, rượu hoặc bất kỳ chất nào khác.
  • Đặt núm vú giả vào miệng trẻ khi bạn đặt trẻ đi ngủ; nhưng không đưa lại vào miệng sau khi trẻ ngủ.

Nếu bé không muốn ngậm núm vú giả cũng không sao. Mẹ có thể thử cho bé ngậm lại sau đó, nhưng thực tế có một số bé không thích ngậm núm vú giả. Nếu bé của bạn ngậm và bị rơi ra trong lúc bé ngủ; mẹ không cần phải cho bé ngậm lại.

2.9 Không sử dụng các sản phẩm tự quảng cáo là giảm nguy cơ SIDS

Những sản phẩm như cái nêm, bộ định vị (để giữ bé ngủ cố định), những chiếc đệm đặc biệt và những mặt phẳng ngủ chuyên dụng chưa cho thấy là có khả năng giảm nguy cơ SIDS. Hơn nữa, một số trẻ sơ sinh đã bị ngạt thở khi sử dụng những sản phẩm này.

2.10 Tiêm chủng ngừa cho trẻ sơ sinh đầy đủ

Tiêm chủng ngừa cho bé đầy đủ
Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh

Theo CDC Hoa Kỳ, có nhiều bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh đã được chủng ngừa theo khuyến nghị có nguy cơ SIDS giảm 50% so với những trẻ không được chủng ngừa đầy đủ.

2.11 Cần nhớ thời gian bé nằm bụng (Tummy Time)

Hãy cho bé của bạn nhiều thời gian nằm bụng khi bé tỉnh giấc và nhận thức được xung quanh. Điều này sẽ giúp tăng cường cho các cơ ở cổ và tránh những điểm phẳng trên đầu bé.

Tuy vậy, mẹ cũng cần lưu ý phải luôn ở bên cạnh trẻ trong suốt thời gian để bé nằm bụng; đồng thời cần đảm bảo bé đã tỉnh và nhận thức được xung quanh.

2.12 Cách tránh đột tử ở trẻ sơ sinh: Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong

Vì mật ong có thể dẫn đến ngộ độc ở trẻ nhỏ; mẹ không bao giờ cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong. Chứng ngộ độc thịt và vi khuẩn gây ra nó có thể liên quan đến SIDS.

3. Mẹ có thể làm gì để phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh đúng cách?

Ngoài những cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh nêu trên; mẹ cũng cần lưu ý:

  • Lên lịch đi khám bác sĩ trước khi sinh đầy đủ.
  • Tránh xa khỏi những người hút thuốc và những nơi có người hút thuốc.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia, hay dùng ma túy trong thai sản và sau khi sinh.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ đừng quên lưu lại những cách này để bảo vệ con yêu của mình nhé.