Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

11 cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh đơn giản và cực kỳ hiệu quả

Nếu không biết rõ nguyên nhân, mẹ sẽ dễ rơi vào tình trạng lo lắng và bất an cho sức khỏe của bé. Thay vào đó, mẹ nên bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng căn bệnh trẻ em này cũng như những cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà tốt nhất để điều trị cho bé. Dưới đây là những cách chữa trị khò khè ở trẻ sơ sinh tại nhà.

Khò khè ở trẻ sơ sinh là gì và những dấu hiệu nhận biết?

Trước khi tìm hiểu cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sin, cha mẹ nên xác định trẻ có bị khò khè hay không. Khi bị thở khò khè, trẻ sẽ thường phát ra âm thanh khò khè trong lúc thở. Tuy nhiên, âm thanh này không quá lớn nên mẹ phải áp tai gần sát mũi hoặc miệng của bé thì mới có thể nghe được.

Tiếng khò khè cũng gần giống như tiếng ngáy nhưng nếu để ý kỹ mẹ sẽ thấy tiếng khò khè có phần lạ và không đều so với tiếng ngáy bình thường. Trường hợp nặng, tiếng khò khè sẽ kèm theo tiếng rít và tiếng thở của bé sẽ kéo dài, nặng nhọc.

>> Mẹ có thể tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Nhận biết dấu hiệu bất thường và cách trị

Nguyên nhân gây khò khè ở trẻ sơ sinh là gì?

cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 2
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng thở khò khè ở trẻ, mẹ nên tìm hiểu kỹ để có cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà phù hợp

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khò khè ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên tìm hiểu kỹ xem nguyên nhân là do đâu; để có cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị khò khè có thể do:

  • Ho: Trẻ bị ho có thể có các triệu chứng là khf khè; vì đờm khiến ống hô hấp của bé bị tắc nghẽn.
  • Dị ứng: Thường thì dị ứng có thể xảy ra khi bé tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm trong không khí hoặc khi thử một loại thức ăn mới không phù hợp với thể trạng. Việc này sẽ khiến cơ thể bé tiết ra một số chất gây co thắt phế quản, từ đó dẫn đến tình trạng thở khò khè. Tuy nhiên, nguyên nhân dị ứng thường không phổ biến đối với trẻ dưới 1 tuổi.
  • Viêm tiểu phế quản: Đây là một bệnh nhiễm trùng hô hấp. Tình trạng phổi của bé bị viêm do virus dẫn đến tắc nghẽn. Từ đó bé dễ khò khè, khó thở. Cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh chính là loại bỏ tình trạng viêm nhiễm ở phổi bé.
  • Bệnh hen suyễn: Đôi khi khò khè cũng là dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Nguyên nhân có thể do cha mẹ bé hút thuốc hoặc có tiền sử bị bệnh. Nếu thấy trẻ khò khè và khó thở liên tục; cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Vì đó trẻ có thể bị hen suyễn.
  • Bệnh mềm sụn thanh quản: Trẻ sơ sinh bị khò khè còn là dấu hiệu của bệnh mềm sụn thanh quản. Đây là một chứng bệnh bất thường bẩm sinh của sụn thanh quản. Bệnh gây nên các tiếng thở rít trên lâm sàng, tần suất xuất hiện ở bé trai sẽ gấp 2 lần bé gái.
  • Ngoài ra, một số bệnh như viêm phổi hoặc bé bị ho gà cũng gây khò khè ở trẻ sơ sinh. Trong một số trường hợp, bé bị khò khè là do bị bệnh mãn tính, bẩm sinh như xơ năng. Tuy nhiên, trường hợp này cũng rất hiếm khi xuất hiện ở trẻ.

Những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả mẹ nên áp dụng

Đối với trẻ sơ sinh, khi bị khò khè thì cách chữa trị tốt nhất là mẹ nên đưa bé đến bệnh viện. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ bé đang mắc phải, mẹ có thể áp dụng những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà đơn giản. Như vậy sẽ ngăn ngừa bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Dưới đây sẽ là một số cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh hiệu quả, đặc biệt là trẻ từ 1-2 tháng tuổi; các mẹ nên áp dụng khi cần thiết nhé:

1. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh tại nhà: Vệ sinh tai mũi họng

Để tránh trường hợp bé thở khò khè do dị ứng bụi bẩn trong không khí, mẹ nên thường xuyên vệ sinh vùng tai mũi họng cho bé luôn sạch sẽ. Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp đường thở của bé thông thoáng, không để các chất đờm ứ đọng trên miệng.

Đồng thời, mẹ cũng nhớ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu… Môi trường sạch sẽ, không khí lưu thông sẽ giúp bé ít bị bệnh tai mũi họng hơn.

2. Cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh: Dùng nước muối sinh lý

Đây là việc làm khá hiệu quả trong số những cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi bé.

cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 3
Vệ sinh tai mũi họng, dùng nước muối sinh lý để rửa vùng mũi cho bé là việc làm cần thiết để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Mẹ hãy dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9% hoặc nước muối ưu trương Nebial 3%. Dung dịch này có tác dụng rất tốt trong việc làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy cũng như các vi khuẩn và virus gây bệnh. Do đó, mẹ có thể dùng để nhỏ cho bé.

Song mẹ cần lưu ý chỉ nhỏ 2-3 lần/ngày thôi nhé. Mẹ nhỏ mỗi bên mũi một giọt, lúc bé đang thức. Sau đó lau sạch nước mũi chảy ra. Đừng nhỏ ngay sau khi bé mới bú no kẻo sẽ ói. Mẹ tránh mua những chai xịt có tốc độ xịt mạnh kẻo làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

3. Chạy máy làm ẩm không khí

Vào những tháng mùa đông, thời tiết thường sẽ khô hanh dễ gây khô mũi, đóng gỉ và làm nghẹt mũi bé. Việc sử dụng máy làm ẩm sẽ giúp cho không khí bớt khô, từ đó có thể phòng ngừa và giảm nghẹt mũi ở bé. Đây là một cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

4. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh: Bổ sung nước

Khi bé bị thở khò khè, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh lúc này là bổ sung đủ nước cho cơ thể của bé. Việc giữ bé đủ nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy và thông thoáng mũi cho bé. Với trẻ dưới 6 tháng, cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh là mẹ cho con bú sữa chứ không uống nước nhé. Với trẻ đã ăn dặm, bên cạnh nước lọc, nước trái cây, mẹ cũng nên cho bé bú nhiều hơn bình thường nữa nhé. Nên chọn nước hơi ấm để giúp bé thông đường thở nhé mẹ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng dùng nước ấm để tắm hoặc xông hơi cho bé. Khi xông, mẹ cho chút muối hay tinh dầu (gừng, quế…) vào nước. Khi đó, hơi nước sẽ giúp làm giãn nở các mao mạch, cho bé cảm giác thông thoáng, dễ chịu ở mũi và cổ họng.

5. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh: Sử dụng các loại tinh dầu

Một số loại tinh dầu có tác dụng giúp dễ thở, ví dụ như tinh dầu bạc hà, tràm, oải hương, khuynh diệp, quế, gừng… Mẹ có thể nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào vỏ chăn, vỏ gối hoặc vỏ nệm… để bé ngửi, giúp thông thoáng đường thở.

Song mẹ lưu ý tinh dầu chứa nhiều hương liệu, dễ gây kích ứng cho bé nếu dùng nguyên chất nên mẹ cần cẩn thận. Tốt nhất mẹ nên pha loãng tinh dầu, nhỏ thử lên gối để xem phản ứng của bé. Nếu bé không có phản ứng chảy mũi, khó chịu, cay mắt, mẹ mới dùng tiếp. Mẹ nhớ đừng thoa trực tiếp tinh dầu nguyên chất lên da hay xịt quá nhiều trong phòng kẻo phản tác dụng.

Mẹ nhớ cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh này chỉ áp dụng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên nhé. Trẻ nhỏ hơn mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ các biện pháp an toàn hơn.

>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn để chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Mẹo dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh

Ngoài ra, mẹ có thể chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh bằng các mẹo dân gian dưới đây. Mẹ có thể chữa khò khè cho trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bằng những loại nguyên liệu tự nhiên có sẵn ở nhà như chanh, gừng, tỏi hoặc mật ong…

cách trị khò khè ở trẻ sơ sinh 4
Một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà cũng sẽ giúp mẹ chữa khò khè ở trẻ rất hiệu quả

1. Chữa khò khè cho trẻ bằng gừng

Luộc một ít gừng và ngâm trong 5 phút, sau đó để nguội rồi cho bé uống nước dùng để ngâm gừng. Mẹ nhớ đừng cho quá nhiều gừng kẻo ảnh hưởng đến dạ dày bé. Đây là cách trị khò khè cho trẻ sơ sinh dễ làm.

2. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Mẹ có thể cho bé ngửi mùi mật ong để thoát khỏi triệu chứng thở khò khè. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hòa tan mật ong trong nước ấm rồi cho bé uống 3 lần mỗi ngày cũng sẽ rất hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ nên cho bé trên 1 tuổi dùng mật ong. Nếu trẻ nhỏ hơn 1 tuổi uống mật ong có thể gây khó thở.

3. Chữa khò khè cho trẻ bằng chanh

Mẹ có thể vắt nước cốt chanh pha loãng rồi cho bé uống mối lần một ít, nhiều lần trong ngày để bổ sung hàm lượng vitamin C giúp ngăn ngừa hen suyễn ở bé.

4. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng bằng nước rau diếp cá

Diếp cá là loại thảo dược được ví như loại thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng trị ho, ho có đờm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cực kỳ hiệu quả. Diếp cá rất dễ trồng, mọc thành nhánh, tính bình, vị chua, thanh mát giúp thải độc, giảm ho và tiêu đờm. Nó cũng là cách dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh.

Cách làm:

  • Lấy 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, để ráo nước cho vào cối giã thật nhuyễn, Cho vào nồi, thêm chút nước vo gạo rồi đun khoảng 20 phút.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã và cho trẻ uống. Mẹ có thể cho 1 chút đường cho bé dễ uống hơn. Ngày uống 2 – 3 lần.

Lưu ý: Mẹ nên bé uống sau ăn khoảng 60 phút. Với những trẻ sơ sinh đã ăn dặm, mẹ không nên cho bé ăn thịt gà, tôm, cua.

5. Cách trị ho có đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh

Húng chanh chính là 1 trong những cách dân gian chữa khò khè cho trẻ sơ sinh. Lá húng chanh chứa nhiều tinh dầu. Thành phần chính của húng chanh là cavaron có tác dụng thải độc, tiêu đờm rất tốt cho trẻ ho có đờm sổ mũi.

Cách làm:

Rửa sạch lá húng chanh, giã nát. Cho 10ml nước sôi vào ngâm để tinh dầu tiết ra nước. Mẹ dùng nước húng chanh cho trẻ uống ngày 2 lần.

6. Cách chữa khò khè cho trẻ sơ sinh bằng tỏi

Mẹ có thể đun sôi 1/2 tép tỏi trong 1/4 cốc sữa, để nguội và cho bé uống để bé thở nhẹ nhàng hơn.

Mặc dù những cách chữa trị khò khè cho trẻ sơ sinh vừa rồi có thể được áp dụng ở nhà nhưng với trường hợp bé xuất hiện những triệu chứng như khò khè ở cổ họng, sốt cao, ho nhiều hoặc do tím tái thì mẹ nên lập tức đưa bé đến bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị ngay nhé.