Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Khi mang thai, bà bầu có thể gặp tình trạng rạn da, da sần sùi, nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa mề đay gây khó chịu. Hơn nữa, một vấn đề rất thường gặp trong thai kỳ đó chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng. 

Nhiều mẹ bầu lo lắng rằng những vấn đề về da, đặc biệt là việc nổi mụn lưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé yêu trong bụng mẹ. Vậy thực tế bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến bé hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc của mình, cùng tìm hiểu ngay mẹ nhé!

Nguyên nhân vì sao bà bầu bị nổi mụn?

Mọc mụn khi mang thai là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: 

  • Do hormone: Nồng độ hormone tăng cao trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai sẽ khiến tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và làm tăng nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Cộng với bụi bẩn, da chết, làn da của mẹ bầu sẽ rất dễ nổi mụn, đặc biệt là ở vùng da khó vệ sinh như lưng.
  • Phương pháp vệ sinh chưa phù hợp: Một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng chính là phương pháp vệ sinh chưa phù hợp. Vùng lưng là khu vực khó vệ sinh và làm sạch hơn cộng thêm việc có ít sản phẩm chăm sóc da cho vị trí này nên khi mang thai, mẹ bầu sẽ rất dễ gặp những nốt mụn chi chít trên vùng lưng của mình.
  • Do hệ thống miễn dịch: Hệ miễn dịch suy yếu, không kịp thời tăng sức đề kháng trong thai kỳ cũng khiến da mẹ bầu nhạy cảm hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển bên trong da và gây mụn ở lưng.
  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt: Tình trạng ốm nghén khi mang thai cộng với việc dùng nhiều đồ bổ, thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, ít ăn rau xanh cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hơn nữa, chế độ sinh hoạt chưa phù hợp, thức khuya, thường xuyên căng thẳng mệt mỏi cũng khiến gan quá tải và dẫn đến mụn.
bà bầu bị nổi mụn ở lưng
Bà bầu bị nổi mụn ở lưng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường thấy nhất là lý do hormone gia tăng trong thai kỳ.

 

Bà bầu bị nổi mụn ở lưng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một trong những điều mà mẹ bầu quan tâm nhất chính là bà bầu bị nổi mụn ở lưng thì có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Theo đó, việc nổi mụn là một điều hoàn toàn bình thường ở mẹ bầu trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Sau khi bé yêu chào đời, những nốt mụn đáng ghét cũng dần “cáo lui” nên mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này và việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng về cơ bản cũng sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, việc bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài, mụn sưng đỏ nghiêm trọng có thể khiến mẹ cảm thấy khó chịu và tự ti, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai. Lúc này, mẹ sẽ dễ cảm thấy căng thẳng, áp lực và chán ăn, mệt mỏi. Điều đó vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

>>> Mẹ lưu ý: Cẩn trọng khi bà bầu bị ngứa do mụn nước

Cách trị mụn lưng cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Nhìn chung, việc nổi mụn lưng ở bà bầu có thể tự khỏi sau khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ không muốn những nốt mụn này ảnh hưởng đến tâm trạng của mình, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị mụn sau đây:

1. Phương pháp tự nhiên cho tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng

Các phương pháp trị mụn lưng bằng nguyên liệu tự nhiên thường lành tính, an toàn với cả mẹ và bé. Mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu thường gặp trong gian bếp nhà mình để đẩy lùi các nốt mụn trên lưng và các vị trí khác trên khắp cơ thể.

  • Chanh: Bên trong chanh có chứa axit citric – một chất chống oxy hóa để tẩy tế bào chết hiệu quả. Không chỉ vậy, chanh còn chứa vitamin C giúp kích thích collagen trên da, giúp giảm mụn viêm. Nếu bà bầu bị nổi mụn ở lưng, hãy lấy nước cốt chanh thoa lên lưng sau khi tắm và mát xa nhẹ nhàng rồi rửa lại với nước ấm là được. 
  • Hỗn hợp mật ong – bột quế: Khi nổi mụn trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng mật ong và bột quế theo tỷ lệ 2:1 để tạo thành hỗn hợp dạng sệt thoa đều lên lưng, đợi 30 phút rồi rửa sạch lại. Mật ong có khả năng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da cùng với quế kháng khuẩn và chữa lành vết thương sẽ giúp mẹ đẩy lùi mụn nhanh chóng.
  • Giấm táo: Một cách trị mụn lưng cho bà bầu khác chính là sử dụng giấm táo, pha với nước theo tỷ lệ 1:2 rồi xịt lên vùng lưng bị mụn, đợi khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Giấm táo có chứa các chất oxy hóa để loại bỏ tình trạng viêm da cũng như cân bằng độ pH để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng.
  • Nước cốt rau sam: Nước cốt rau sam được biết đến như một thần dược để trị mụn lưng ở mẹ bầu. Rau sam có tính mát nên có khả năng trị mụn cao. Mẹ có thể thoa nước cốt rau sam lên vùng lưng bị mụn và sau đó rửa sạch lại với nước mẹ nhé. Lưu ý, rau sam không dùng được cho phụ nữ mang thai nên mẹ bầu nhớ tuyệt đối không ăn loại rau này nhé,
  • Dầu dừa: Dầu dừa cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Mỗi tuần 3 lần, hãy thoa dầu dừa lên vị trí mụn, mát xa nhẹ nhàng rồi tắm lại với nước ấm mẹ nhé!

Khi áp dụng các cách trị mụn lưng cho bà bầu, cần lưu ý không phải nguyên liệu thiên nhiên nào cũng an toàn cho mẹ và bé. Mẹ nên tránh một số “gương mặt tiêu biểu” như quả óc chó đen, cascara, comfrey (liên mộc), cây thảo linh lăng (cỏ cà ri), hoa cúc la mã, lạc tiên,…

>> Mẹ nên xem thêm: Cách làm tinh dầu nghệ để trị mụn, chăm sóc da và tóc

cách trị mụn lưng cho bà bầu

2. Trị mụn lưng cho bà bầu bằng mỹ phẩm

Bên cạnh các nguyên liệu thiên nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại mỹ phẩm để cải thiện tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng. Hiện nay, có rất nhiều sữa tắm và kem bôi để điều trị mụn. Mẹ nên nhớ chọn sản phẩm dùng được cho phụ nữ mang thai với bao bì có thể ghi “không gây mụn”, “sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông” hoặc “không chứa dầu” – Đó là những sản phẩm không gây bít tắc lỗ chân lông.

Theo Mayo Clinic, các phương pháp điều trị da nói chung có chứa clindamycin (Cleocin T, Clindagel, những loại khác) được coi là an toàn trong việc điều trị mụn cho phụ nữ mang thai. Mặt khác, sự an toàn của việc sử dụng benzoyl peroxide để điều trị mụn trứng cá khi mang thai vẫn chưa được các cơ quan y tế chấp thuận. Phương pháp điều trị này chỉ nên được sử dụng nếu thực sự cần thiết và phải có sự kê đơn, theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa.

Mặt khác, mẹ nên kiểm tra bảng thành phần và chắc chắn rằng sản phẩm trị tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng KHÔNG có chứa axit salicylic nồng độ cao, tretinoin, isotretinoin và adapalene. Bởi vì đây là những thành phần không an toàn đối với sức khỏe của mẹ và bé.

>>> Mẹ nên xem: Dưỡng da cho bà bầu: Thành phần, sản phẩm phù hợp là gì?

3. Điều chỉnh một số thói quen để chăm sóc vùng da mụn lưng tốt hơn

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ khuyến khích mẹ bầu nói riêng, người gặp vấn đề mụn ở lưng nói chung cần thay đổi các thói quen để giảm tình trạng khó chịu này ở mẹ bầu. Bao gồm:

  • Giữ vệ sinh cơ thể, áo quần: Mẹ bầu dễ đổ mồ hôi và đó cũng là một trong các lý do mụn lưng phát triển. Hạn chế tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng bằng cách chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Giặt quần áo và thay đồ thường xuyên khi đổ mồ hôi cũng là một cách tốt mẹ nên làm.
  • Làm sạch da nhẹ nhàng: Chà xát vùng da bị mụn có vẻ sẽ giúp tẩy tế bào chết. Nhưng thật ra điều này khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Khi kỳ cọ lưng lúc tắm và bôi thuốc trị mụn, mẹ cần phải nhẹ nhàng với vùng da này nhé.
  • Không nặn mụn, ngay cả trên lưng: Mẹ nên luôn ghi nhớ điều này. Nếu mẹ nặn mụn, việc đó sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng mụn ở lưng của mẹ bầu mà thôi.
  • Bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời: Mọi người thường tin rằng tia nắng mặt trời sẽ giúp làm sạch mụn, nhưng thực tế ánh nắng mặt trời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn, khiến tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng kéo dài. Các tia nắng mặt trời có xu hướng làm thâm mụn và làm mụn lâu khỏi hơn.
  • Chọn kem chống nắng không gây mụn, SPF 30, phổ rộng và chống nước. Kem chống nắng cần được thoa cho tất cả các vùng da mà quần áo sẽ không che phủ được dưới ánh nắng mặt trời, mẹ lưu ý nhé.

[inline_article id=174293]

Một số lưu ý cho bà bầu bị nổi mụn ở lưng

1. Bà bầu bị nổi mụn nên ăn gì?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mẹ và thai nhi cũng như là yếu tố ảnh hưởng đến những nốt mụn trên lưng mẹ trong khi mang thai. Vì vậy, mẹ nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thành phần như:

  • Các thực phẩm giàu axit béo, omega-6, omega-9, omega-3 
  • Probiotics có chứa lợi khuẩn như sữa chua, tảo vi, trà kombucha, socola đen,…
  • Uống nhiều nước
  • Các loại rau củ quả, trái cây, đặc biệt là các loại rau màu xanh đậm

2. Bà bầu bị nổi mụn ở lưng không nên ăn gì?

Với bà bầu đang bị nổi mụn, cần lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm như: 

  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng
  • Thức uống nhiều đường (nước ngọt, tăng lực, sữa bò…)
  • Thức uống có chứa caffeine và các chất kích thích
Muốn bà bầu hết mụn ở lưng , mẹ sẽ cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Bằng cách tránh xa đồ ăn gây nóng, dầu mỡ và uống nhiều nước…

Khi nào thì mẹ bầu mới hết mụn? Khi nào bị mụn ở lưng cần đi gặp bác sĩ?

Thông thường, tình trạng bà bầu bị nổi mụn ở lưng sẽ kết thúc vào gần cuối thai kỳ và sau khi sinh xong. Mẹ có thể không cần quá lo lắng về tình trạng này. Tuy nhiên, nếu các nốt mụn sưng đỏ và không được cải thiện sau khi áp dụng nhiều cách trị mụn lưng khác nhau, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, mẹ cũng nên gặp bác sĩ nếu tình trạng mụn lưng kéo dài khiến mẹ tự ti và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của mẹ.

>> Tham khảo thêm: Mang thai bé gái mọc mụn nhiều hơn bé trai phải không?

Hy vọng những thông tin của MarryBaby có thể giúp mẹ hiểu thêm về vấn đề bà bầu bị nổi mụn ở lưng cũng như có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về mẹ và bé mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Cẩm nang mang thai từ A-Z cho bà bầu

Cẩm nang mang thai là hành trang mà chị em nào cũng nên chuẩn bị. Vì điều này sẽ giúp bạn có cách chăm sóc tốt hơn cho thai kỳ của mình. Từ chuyện làm thế nào để ngủ ngon, con khỏe mạnh thông minh, cho đến việc cân bằng cảm xúc để luôn vui vẻ hạnh phúc. Hãy cùng Marry Baby đi tìm bí quyết để có một thai kỳ vui khỏe qua cẩm nang mang thai và sinh con trong bài viết này nhé.Cẩm nang mang thai

Đo chỉ số IQ của bà bầu

Bằng cách chọn đáp án cho các câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được mình đã chuẩn bị tốt cho kỳ mang thai hay chưa nhé.

♦ Câu hỏi số 1: Vì sao bà bầu nên thăm khám thai kỳ từ sớm?

a. Để đo nhịp tim của thai nhi

b. Để dự đoán ngày dự sinh

c. Để giám sát và kiểm tra những vấn đề sức khỏe hiện có và tiềm ẩn

d. Cả b và c

♦ Câu hỏi số 2: Ngay khi biết tin mang thai, bạn nên dừng hết tất cả các loại thuốc đang uống?

a. Đúng

b. Sai

♦ Câu hỏi số 3: Bệnh nhiễm ký sinh trùng (Toxoplasma) gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bà bầu không phải do nguyên nhân nào sau đây gây ra?

a. Ăn thịt chưa nấu chín

b. Tiếp xúc với phân mèo

c. Tiếp xúc với phân chó

d. Uống sữa chưa tiệt trùng

e. Ăn trứng sống

♦ Câu hỏi số 4: Hằng ngày nên nạp bao nhiêu axít folic để tăng khả năng thụ thai và đủ nhu cầu thiết yếu cho thời kỳ đầu mang thai?

a. 400 microgram

b. 800 microgram

c. 1 milligram

d. 5 milligramCẩm nang mang thai

♦ Câu hỏi số 5: Bà bầu nên tránh áp dụng các liệu pháp làm đẹp nào?

a. Trị mụn theo toa

b. Nhuộm tóc

c. Sơn móng tay

d. Nhuộm màu da

♦Câu hỏi số 6: Điều nào sau đây không gây ra biến chứng sinh non?

a. Bệnh liên quan đến răng nướu

b. Quan hệ tình dục

c. Đứng quá lâu

d. Viêm nhiễm âm đạo

e. Không có điều nào đúng

♦ Câu hỏi số 7: Gan động vật chứa nhiều sắt và các dưỡng chất rất bổ, nhưng bầu không nên nạp nhiều món ăn này trong thai kỳ?

a. Đúng

b. Sai

♦ Câu hỏi số 8: Tiêm phòng cúm khi mang thai an toàn, kể cả tiêm vào 3 tháng đầu?

a. Đúng

b. Sai

♦ Câu hỏi số 9: Nếu tình hình cân nặng của bạn trước khi mang thai thuộc hạng dư thừa, bạn chỉ nên tăng khoảng 4.5kg-7kg trong suốt thai kỳ?

a. Đúng

b. Sai

♦ Câu hỏi số 10: Bà bầu được khuyến cáo chỉ nên dùng 300mg caffeine mỗi ngày trong thai kỳ. Món nào trong số 5 món sau chứa lượng caffeine thấp nhất?

a. 1 viên kem cà phê

b. 30ml cà phê

c. 230mg chocolate

d. 60ml cà phê sữa đá xay

Bầu đã trả lời xong chưa? Dù kết quả không như mong đợi, bầu vẫn có thêm rất nhiều thông bổ ích để cập nhật vào cuốn cẩm nang mang thai của riêng mình. Kiểm tra nào!Cẩm nang mang thai

Câu hỏi số 1: Đáp án D

Xác định ngày dự sinh rất quan trọng. Dựa vào ngày “hết hạn” của thai kỳ, bác sĩ và các y tá mới có thể theo dõi chính xác sức khỏe và sự an toàn cho bà bầu và thai nhi. Khi thai quá ngày dự sinh, nhau thai bắt đầu xuống cấp, không còn đủ “sức khỏe” để chăm sóc và nuôi dưỡng bé con. Nếu tình trạng không tốt, nhịp tim của bé và lượng nước ối có thể phát triển theo chiều hướng xấu. Mổ bắt con lúc này là phương án duy nhất mang tính chất quyết định.

Sàng lọc tình trạng sức khỏe hiện thời và tiềm ẩn cũng không kém phần cần thiết. Dựa trên bảng theo dõi, bác sĩ sẽ giúp bà bầu bảo vệ và ngăn ngừa những nguy cơ gây biến chứng thai kỳ trong suốt 9 tháng mang thai. Nếu có triệu chứng cao huyết áp, tiểu đường, động kinh hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn những loại thuốc an toàn có thể dùng được khi mang thai.

Tại sao biết được nhịp tim không quan trọng vào những ngày đầu của thai kỳ? Đơn giản, đến tuần thứ 6 thai nhi mới bắt đầu có nhịp tim. Thời gian sau đó điều này mới bắt đầu trở nên quan trọng.

Câu hỏi số 2: Đáp án B

Về vấn đề thuốc thang, bệnh tật, bà bầu nên nhường quyền quyết định cho bác sĩ. Đúng rằng một số loại thuốc điều trị bệnh như hen suyễn, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc dừng đột ngột sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Đừng để thuốc hay bệnh làm hại chính mình, cũng như bé con.

Câu hỏi số 3: Đáp án C

Nếu nhà bạn đang nuôi một chú chó, bạn có thể yên tâm sống chung với thú cưng này trong thai kỳ. Nếu là mèo, an toàn nhất bạn nên “tạm biệt” người bạn thân thương này một thời gian. Bệnh nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi toxoplasma gondii, nhanh chóng truyền qua nhau thai, dẫn đến những khuyết tật về não, mắt, tim và các cơ quan khác. Triệu chứng của bệnh thường khó phát hiện, như cúm hoặc không có gì cả.

Ký sinh trùng nguy hiểm này còn lây qua thịt bị nhiễm bệnh chưa nấu chín, trứng sống, sữa chưa tiệt trùng. Trái cây, rau quả không rửa sạch cũng không ngoại lệ. Chó có thể nhiễm toxoplasmosis, nhưng lại không có khả năng truyền bệnh.

Câu hỏi số 4: Đáp án D

Các chuyên gia y tế khuyên rằng bạn nên dùng 5mg axít folic hằng ngày khi đang thụ thai và duy trì số lượng này vào 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. 4mg giúp ngăn chặn 40-50% khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, nhưng 5mg lại ngăn được đến 80%.

Câu hỏi số 5: Đáp án A

Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh thuốc nhuộm tóc có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, trừ những người làm việc trong môi trường sản xuất sản phẩm này và phải tiếp xúc với một lượng lớn hóa chất hằng ngày. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy. Để an toàn, bạn không nên nhuộm tóc vào 3 tháng đầu mang thai, hạn chế đổi màu tóc 8 tuần/lần. Ngoài ra, tuyệt đối tránh nhuộm màu vĩnh viễn, bởi hóa chất trong thuốc mạnh có thể hấp thụ qua da vào máu.

Sơn móng tay và sản phẩm nhuộm da hầu hết được khuyến cáo là không tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không ít hãng sản xuất cam kết rằng trong thành phần sản phẩm không chứa những “nghi phạm” gây hại cho bà bầu. Mặc dù vậy, bà bầu vẫn nên hạn chế hết sức có thể. Khi đi ra tiệm nail làm sạch móng, bạn nên chọn cửa hàng có hệ thống thông gió, vì môi trường bí sẽ làm bầu bị ảnh hưởng bởi hóa chất độc hại xung quanh.

Câu hỏi số 6: Đáp án B

Hầu hết bà bầu đều có thể thoải mái quan hệ với anh xã vào những tuần cuối của thai kỳ mà không lo bị sinh non, dĩ nhiên phải “yêu đương” nhẹ nhàng. Tuy vậy, nếu đã có triệu chứng sinh non, hoặc tiền sử sinh non, hay những vấn đề liên quan đến động thai, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tránh quan hệ tình dục.Cẩm nang mang thai

Câu hỏi số 7: Đáp án A

Liều lượng quá cao của vitamin A trong gan có thể gây ra dị tật đường tiết niệu và hệ thống thần kinh trung ương trong bào thai. Nhiều bác sĩ khuyến cáo bà bầu nên tránh ăn nội tạng động vật vào những tháng đầu của thai kỳ. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng bầu chỉ nên nạp 110mg gan động vật mỗi tuần suốt thời kỳ mang thai.

Câu hỏi số 8: Đáp án A

Vắc xin cúm không gây ra bất kỳ rủi ro nào với bà bầu. Bạn nên tiêm phòng cúm trước hoặc trong khi mang thai, kể cả vào 3 tháng đầu để phòng tránh nguy cơ bị viêm phổi. Sốt cho viêm phổi gây ra là mối nguy hiểm khôn lường của khuyết tật ống thần kinh. Sốt cao còn gây khó chịu tử cung, dẫn đến sinh non.

Câu hỏi số 9: Đáp án B

Tăng cân quá nhiều tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường, sinh trẻ thừa cân, và bắt buộc phải sinh mổ. Trong khi đó tăng cân quá ít lại làm bé con suy dinh dưỡng. Phụ nữ thừa cân nên tăng khoảng 7-10kg, béo phì tăng khoảng 7kg, bình thường tăng 11-15kg, thiếu cân tăng 12-18kg.

Câu hỏi số 10: Đáp án D

Cafein với lượng vừa phải không tăng nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên, số lượng nhiều hay ít dường như rất khó đoán và bạn nên cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng loại thực phẩm thơm ngon này.

Cẩm nang mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

1. Chuẩn bị mang thai kỹ càng

Mẹ có biết để có một thai kỳ hoàn hảo, bạn phải bắt tay vào chuẩn bị từ 3-6 tháng trước khi mang thai. Theo nghiên cứu, bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và ngăn ngừa dịch tràn não thai nhi.

Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường khiến nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng tăng lên. Tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ giúp bạn tránh được những căn bệnh nguy hiểm mà còn giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, tăng cường sức đề kháng của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.

2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng khi mang thai là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của đa số mẹ bầu. Thông qua nhau thai, bé cưng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ. Chỉ cần lơ là một chút, mẹ bầu không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

3. Cẩm nang mang thai: Bổ sung vitamin hợp lý

Thông qua thực phẩm hằng ngày, bạn có thể giúp cơ thể nặp vào một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại vitamin và chất khoáng rất khó để hấp thu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tăng cường thêm bằng đường uống. Đặc biệt lưu ý liều lượng, thừa hay thiếu vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn.

4. Tập thể dục thường xuyên

Không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe dẻo dai, những bài tập thể dục khi mang thai còn giúp bạn vượt qua quá trình sinh con một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập thể dục giúp tâm trạng bạn thư giãn, thoải mái, ngăn ngừa tình trạng stress khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không được để cơ thể quá nóng và tránh tình trạng mất nước khi tập thể dục.

5. Nghỉ ngơi đầy đủ

Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng sau những mệt mỏi của cuộc sống hằng ngày. Chỉ khi ngủ đủ giấc, ngủ đủ, thư giãn đúng cách, mẹ bầu mới có thể trải qua một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh. Yoga, massage, các bài tập hít thở là những cách tuyệt vời chống lại căng thẳng và giúp mẹ bầu có một giấc ngủ sâu hơn.Cẩm nang mang thai

6. Nói không với rượu khi mang thai

Khi bạn uống rượu, nồng độ cồn sẽ thông quá máu, nhau thai và truyền đến thai nhi. Điều nguy hiểm là mức độ cồn bé tiếp nhận được có thể cao hơn nồng độ trong máu của bạn. Uống rượu khi mang thai dễ khiến trẻ bị sinh nhẹ cân, tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non hoặc ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ngôn ngữ và biểu hiện hành vi của trẻ sau khi sinh.

7. Cẩm nang mang thai: Cẩn thận với các loại thuốc

Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp từ thuốc men, mẹ bầu nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, không nên làm liều. Hậu quả sẽ không ai lường trước được, đặc biệt khi bà bầu uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu.

Dùng thuốc không đúng cách hoặc sai liều lượng có thể có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

8. Dừng hút thuốc

Dù chỉ một vài điếu thuốc khi mang thai cũng có thể khiến những chất cực độc như nicotine và chì có cơ hội “len lỏi” vào cơ thể bé thông qua nhau thai, cản trở sự lưu thông của chất dinh dưỡng và oxy. Hậu quả, bé cưng sẽ kém phát triển, dễ có nguy cơ bị sinh non và vô cùng yếu ớt. Vì sức khỏe của con, mẹ nên nói không hoàn toàn với thuốc lá.

9. Cắt giảm caffeine

Phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường gấp 2 lần và ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, dễ gây nên tình trạng thiếu máu thường gặp ở hầu hết mẹ bầu. Các loại nước uống có ga, nước ngọt, trà cũng có một lượng caffeine nhất định. Vì vậy bạn nên cắt giảm các loại chất này nhé.

10. Loại bỏ mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh

Những công việc liên quan đến các loại hóa chất và các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, các loại sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong nước uống từ đường ống cũ cũng có thể gây hại. Vì vậy mẹ bầu nên cải thiện môi trường làm việc của mình nhé.

11. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây nên các vấn đề răng miệng cho mẹ bầu. Theo nghiên cứu, vi khuẩn gây nha chu có thể theo đường máu đến tử cung của mẹ bầu và gây nên tình trạng sinh non. Vệ sinh răng miệng cẩn thận khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu giữ vệ sinh mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe thai nhi.

12. Học cách chia sẻ cảm giác với chồng

Thường xuyên chia sẻ cảm giác khó chịu trong thai kỳ có thể giúp mẹ bầu thư giãn và làm dịu sự khó chịu. Tuy nhiên, nếu bạn phàn nàn quá nhiều, người cảm thấy khó chịu ngược lại sẽ là anh xã của bạn. Chính vì vậy, bạn cần tiết chế sự càu nhàu lại để không khí trong nhà luôn vui vẻ nhé.

13. Cẩm nang mang thai: Thư giãn tại nhà

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đường nâu và mật ong để tẩy da chết. Sau đó, trộn bơ và một ít dầu oliu cho đến khi tạo thành một hỗn hợp nhuyễn, mịn và thoa lên mặt. Để nguyên trong 10 phút và rửa sạch lại bằng nước ấm. Cảm giác có một gương mặt với làn da căng mịn sẽ giúp bầu thoải mái hơn nhiều.

Tự tạo niềm vui cho bản thân bằng những cách của riêng bạn, chẳng hạn như làm một kiểu tóc yêu thích hoặc nằm dài đọc sách cả ngày, hay thử chế biến một loại bánh mới. Thử trải nghiệm cảm giác tự thư giãn với sở thích riêng đó trong 1 tuần và nếu vẫn cảm thấy hứng thú với chúng trong tuần kế tiếp, bạn nên thực hành thường xuyên hơn.Cẩm nang mang thai

14. Ngó lơ những thông tin không cần thiết

Khi mang thai, mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn hẳn vì vậy, chỉ cần một thông tin không vui nhỏ cũng khiến tâm trạng của mẹ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

15. Cẩm nang mang thai: Học cách hít thở

Trước tiên, mẹ hít một hơi thật sâu vào ngực, sau đó thở chậm từ từ ra ngoài. Lặp lại 3 lần. Vừa thở, mẹ có thể vừa tưởng tượng những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm cho bé con của mình. Cách này giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia, việc học cách hít thở như vậy còn tốt hơn nhiều so với những bài tập thể dục thông thường.

16. Đừng ngưng các cuộc hẹn hò

Mỗi tuần, mẹ bầu nên dành thời gian thư giãn cùng những người bạn thân để tạo cảm giác tự tin và không cảm thấy bị gò bó trong ngôi nhà chật hẹp.

Cẩm nang mang thai để mẹ bầu có giấc ngủ ngon

1. Cẩm nang mang thai 3 tháng đầu

♦ Thêm giấc ngủ ngắn. Tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa để bù vào số giờ ngủ bị hao hụt đôi chút đêm qua. Giấc ngủ ngắn phù hợp là khoảng 30-45 phút, và nên ngủ trước 16 giờ.

♦ Tư thế ngủ: Hiện tượng trào ngược khi mang thai ở 3 tháng đầu rất dễ làm bà bầu khó chịu khi ngủ. Để giảm bớt tình trạng này, khi ngủ, bầu nên nằm gối cao vừa phải. Có thể chèn thêm gối dưới lưng, khoảng 30 độ để dễ chịu hơn khi ngủ.

♦ Mẹo đối phó với chứng mất ngủ: Đừng cố gắng ngủ bằng mọi giá nếu không thể. Thay vào đó, bầu nên tránh xa giường chiều, thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, thiền hoặc ăn một chén súp nóng, uống sữa ấm. Khoảng 10-15 phút sau, quay lại giường để dễ ngủ hơn.

2. Tam cá nguyệt thứ 2

♦ Tránh xa cà phê: Nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen uống cà phê trong thai kỳ. Đây không phải vấn đề gì quá tiêu cực, nhưng mẹ bầu nên biết cách sử dụng điều độ. Mang thai tháng thứ 5, bầu chỉ nên uống một ly cà phê vào buổi sáng để tinh thần tỉnh táo hơn, tuyệt đối không nên uống sau 13 giờ. Uống cà phê buổi chiều sẽ làm bạn mất ngủ.

♦ Hạn chế sử dụng công nghệ: Ánh sáng xanh từ màn hình máy tính, điện thoại được xem là bí quyết giúp tỉnh ngủ nhanh nhất. Vì vậy, trước khi đi ngủ, bầu nên hạn chế dùng điện thoại, laptop hay xem tivi ít nhất là một giờ.

♦ Tranh thủ thư giãn: Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen, nhờ anh xã massage nhẹ nhàng, ngâm chân trong nước ấm. Những cách này có thể giúp bà bầu xua tan mệt mỏi trong ngày, ngủ ngon hơn về đêm.Cẩm nang mang thai 8

3. Tam cá nguyệt thứ 3

♦ Nằm nghiêng về bên trái: Đây là tư thế phù hợp nhất cho bà bầu, vì nó giúp tăng lưu lượng máu đến thai nhi, từ đó giúp bé phát triển toàn diện vào cột mốc quan trọng ở những tháng cuối của thai kỳ. Tư thế nằm ngủ khi mang thai này còn giúp bà bầu giảm nguy cơ bị sưng tấy, phù nề tay chân. Khi ngủ, bạn có thể đặt gối kê dưới bụng và giữa hai đầu gối để dễ chịu hơn.

♦ Massage chân: Ở tháng cuối, bà bầu thường bị chuột rút, vọp bẻ, nhức mỏi ở bắp chân, cổ chân, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, trước khi ngủ, bầu nên nhờ anh xã massage chân nhẹ nhàng, ngâm nước ấm với gừng, muối hoặc trà xanh để cảm thấy dễ chịu hơn.

♦ Thói quen ăn uống: Không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, vì rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Thay vào đó, bầu chỉ nên uống một ly sữa ấm, ăn nhẹ để giấc ngủ lành mạnh hơn. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các món chiên, xào nhiều dầu mỡ vì dễ gây nên chứng ợ nóng, khiến mẹ khó ngủ.

Hạn chế vận động mạnh trước khi đi ngủ: Tập thể dục trước giờ ngủ từ 2-3 tiếng có thể gây tình trạng mất ngủ cho bạn bởi cảm giác hưng phấn sau khi tập. Tốt nhất, mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi sáng cho những bài tập thể dục để tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.

[inline_article id=81808]

Marry Baby hy vọng, cẩm nang mang thai này sẽ hữu ích cho các chị em đang trong giai đoạn bầu bí. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh để hạ sinh một em bé thật dễ thương nhé.

MarryBaby