Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cho bạn thông tin giải phẫu về cơ quan sinh dục nữ và tìm hiểu chi tiết cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3d chi tiết là như thế nào. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay, kèm có ảnh minh họa chi tiết.
1. Bộ phận sinh dục nữ là gì?
Cơ quan sinh dục nữ hay bộ phận sinh dục nữ (Female Genitalia) là hệ thống bao gồm nhiều cơ quan đảm nhiệm các chức năng như: Tiểu tiện, giao hợp (quan hệ tình dục), tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, hình thành và phát triển phôi thai, nuôi dưỡng thai và sinh sản.
Bộ phận sinh dục của phụ nữ được chia làm hai bộ phận là bộ phận sinh dục nữ bên ngoài và bộ phận sinh dục nữ bên trong. Trong đó, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận những chức năng khác nhau. Cụ thể cấu tạo của “cô bé” chi tiết như dưới đây.
2. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài (Hình ảnh 3D)
2.1 Âm hộ (The vulva)
Âm hộ (the vulva) bao gồm những bộ phận bên ngoài, nhìn thấy được của bộ phận sinh dục nữ. Theo thuật ngữ dân gian, chị em phụ nữ thường gọi âm hộ là “cửa mình” vì đây là bộ phận nằm giữa xương mu và hậu môn.
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Cấu tạo, chức năng, và giải phẫu chi tiết âm hộ
2.2 Gò mu (Mons pubis)
Gò mu (mons pubis) là phần tích tụ của mô mỡ dưới da cấu tạo thành bộ phận sinh dục nữ theo hình ảnh 3D như trên. Gò mu nhô cao ngay bên trên âm hộ, và nằm xung quanh môi lớn. Đến tuổi dậy thì, lông mu bắt đầu mọc và bao phủ phần mu, khu vực này còn được gọi là ngọn đồi vệ nữ.
>> Xem thêm: Lông mu quá rậm rạp và dày là bị gì và có sao không?
2.3 Âm vật (Clitoris)
Âm vật (Clitoris) hay còn được gọi là hột le theo ngôn ngữ địa phương Việt Nam; là một bộ phận trong hệ sinh dục nữ. Vị trí của hột le nằm ở giữa và phía trên âm hộ trong cấu tạo của cô bé; ghép trong một nếp mô ở chỗ hai môi bé gặp nhau.
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Cấu tạo, chức năng, giải phẫu chi tiết “Âm vật (hột le)”
2.4 Môi lớn (Labia majora/ Outer lips)
Môi lớn (labia majora/ outer lips) là hai lớp da bên ngoài âm hộ, kéo dài từ phần gò mu và dài xuống vị trí trước hậu môn. Môi lớn là vùng da thường được bao phủ bởi lông vùng kín của phụ nữ.
[key-takeaways title=””]
Một số vấn đề có thể xảy ra với môi lớn:
- Thâm đen môi lớn do ma sát nhiều.
- Môi lớn bị phì đại (Labial hypertrophy).
- Hai môi lớn bị hợp nhất (Fused labia).
[/key-takeaways]
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Cấu tạo, chức năng, giải phẫu chi tiết “Môi lớn”
2.5 Môi bé (Labia minora/ Inner lips)
Môi bé (labia minora/ inner lips) là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo của âm hộ, nằm ngay bên trong môi lớn. Chiều dài của môi bé là từ 4 – 5 cm, rộng khoảng 0,5 – 1 cm. Trong một vài trường hợp, môi bé có thể dài hơn, rộng hơn và có thể bao phủ cả môi lớn.
[key-takeaways title=””]
Các vấn đề bệnh lý có thể xảy ra ở môi bé:
- Tình trạng môi bé dài hơn môi lớn.
- Môi âm hộ bị phì đại (Labial hypertrophy).
[/key-takeaways]
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Xem chi tiết về “Môi bé”
2.6 Màng trinh (Hymen)
Màng trinh (hymen) là một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh lỗ âm đạo, và thuộc cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh. Màng trinh là “lá chắn” nằm sau môi lớn và môi bé; cách cửa âm đạo khoảng 1 – 2 cm; và là ranh giới giữa âm đạo và âm hộ. Màng trinh có cấu tạo mềm mại và còn có khả năng co giãn hoặc gấp nếp.
Các loại màng trinh:
- Màng trinh dạng sàng (Cribriform hymen).
- Màng trinh có vách ngăn (Septate hymen).
- Màng trinh không thủng (Imperforate hymen).
- Màng trinh có lỗ thủng nhỏ (Microperforate hymen).
- Màng trinh bình thường (Annular or crescent-shaped hymen).
>> Hình ảnh cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Xem chi tiết về “màng trinh”
[key-takeaways title=””]
Trong cấu tạo bộ phận sinh dục nữ còn trinh, bạn sẽ thấy một lớp mô niêm mạc mỏng bao quanh hoặc che phủ một phần cửa âm đạo bên ngoài.
[/key-takeaways]
2.7 Tuyến Bartholin
Tuyến Bartholin là một tuyến nhỏ, dạng hình cầu, đường kính khoảng 1cm, nằm ở dưới da trong hai bên âm đạo. Tuyến Bartholin được cấu tạo bởi các tế bào hình trụ, có chức năng tiết ra chất nhầy giúp giữ ẩm cho âm đạo; và bôi trơn khi quan hệ tình dục.
3. Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong (Hình 3D)
3.1 Âm đạo (Vagina)
Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của hệ sinh dục nữ. Âm đạo kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo là nơi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục, sinh sản; đồng thời là đường dẫn của máu kinh nguyệt ra bên ngoài.
[key-takeaways title=””]
Một số bệnh lý có thể xảy ra với âm đạo:
- Viêm âm đạo.
- Nhiễm trùng nấm men.
- Nhiễm khuẩn Trichomoniasis.
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
[/key-takeaways]
>> Hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ: Âm đạo là gì? Và sẽ thay đổi như thế nào theo thời gian?
3.2 Cổ tử cung (Cervix uteri)
Cổ tử cung (cervix uteri) là bộ phận nối giữa âm đạo và buồng trứng. Cổ tử cung thường dài từ 2 đến 3 cm (1 inch) và hình dạng gần như hình trụ, và sẽ có sự thay đổi trong thai kỳ.
>> Xem thêm: Cổ tử cung mở 1cm có phải là dấu hiệu sắp sinh con?
3.3 Tử cung (Uterus)
Tử cung (uterus) hay còn được gọi là dạ con, là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nữ. Hình dạng của tử cung giống với quả lê đảo ngược. Tử cung nằm ở vị trí giữa bàng quang và trực tràng. Gồm có 2 ống dẫn trứng nối ra 2 buồng trứng.
>> Xem thêm: Tử cung lạnh là bệnh gì mà lại làm tăng nguy cơ vô sinh cho phụ nữ
3.4 Buồng trứng (Ovary)
Buồng trứng (ovary) là phần mô nhỏ, hình bầu dục và nằm ở hai bên trong hố buồng trứng. Buồng trứng có chức năng tiết ra các hormone nữ như estrogen và progesteron. Bên cạnh đó, buồng trứng còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, hoặc giúp cho bạn thụ thai.
>> Xem thêm: Bao nhiêu tuổi thì phụ nữ sẽ hết trứng?
3.5 Ống dẫn trứng (Fallopian tube)
Ống dẫn trứng (fallopian tube) hay cũng có thể gọi là vòi trứng là phần dài ra của tử cung, nằm trong hố chậu. Ống dẫn trứng có cấu tạo rỗng bên trong và dài từ 9 – 12cm. Ống dẫn trứng có chức năng như một đường dẫn tạo điều kiện cho tình trùng gặp trứng; để xảy ra quá trình thụ thai.
Chính vì thế, những người phụ nữ đã không còn muốn sinh con, họ sẽ chọn thắt ống dẫn trứng để ngừa thai vĩnh viễn.
>> Xem ngay: Thắt ống dẫn trứng là gì? Có bị ảnh hưởng gì không?
4. Điểm G của nữ giới là gì? Cách tìm và kích thích điểm G
4.1 Điểm G của nữ giới là gì?
Điểm G của phụ nữ (G-spot hay điểm Gräfenberg) là một khu vực nằm bên trong âm đạo. Đây là một điểm nhạy cảm đối với sự kích thích tình dục; và có thể giúp phụ nữ đạt cực khoái. Sự kích thích ngay tại điểm G có thể khiến nữ giới cảm thấy sướng và dẫn đến xuất tinh.
Điểm G của phụ nữ rộng khoảng từ 3–5 cm, thường ở phía sau xương mu, gần cơ thắt vòng bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên, điểm G ở mỗi người sẽ khác nhau về kích thước; cũng như có thể lệch sang trái, hoặc phải của điểm trung tâm âm đạo.
4.2 Cách nhận biết và kích thích điểm G
Để việc tìm kiếm điểm G trở nên dễ hơn, bạn và cô ấy nên có một màn dạo đầu, giúp âm đạo tiết ra chất nhờn để bôi trơn vùng kín. Khi âm đạo đã đủ ướt, bạn có thể khám phá điểm G của cô ấy theo các bước sau:
- Bạn dùng 1 hoặc 2 ngón tay đi vào âm đạo khoảng 2 đốt tay.
- Đưa ngón tay của bạn lên vài cm, uốn cong ngón tay, sau đó hướng chúng về phía rốn.
- Bạn di chuyển ngón tay xung quanh để dò tìm, khi bạn chạm vào một vùng mô mềm hơn các vùng xung quanh, thì đó chính là điểm G của nữ giới.
>> Liên quan đến cấu tạo: Điểm G trong bộ phận sinh dục của phụ nữ 3D: Cách tìm và kích thích diểm G
[key-takeaways title=”Các bài viết cùng chủ đề:”]
- [Ảnh HD] 25+ tư thế quan hệ lên đỉnh & kéo dài cuộc yêu
- 9 cách làm tình cho phụ nữ lên đỉnh nhiều lần cho phái mạnh
- Các tư thế quan hệ trên ghế tình yêu khiến nàng quằn quại vì sung sướng
[/key-takeaways]
5. Chức năng của cơ quan sinh dục nữ
6. Bộ phận sinh dục nữ bất thường
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D đã giúp bạn hình dung rằng đây là một hệ thống phức tạp và nhạy cảm, cần được chăm sóc cẩn thận để tránh các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống.
Bộ phận sinh dục nữ bất thường có thể xuất hiện một số dấu hiệu bao gồm:
- Ngứa và kích ứng: Có thể do nhiễm trùng, dị ứng hoặc các vấn đề về da.
- Đau hoặc khó chịu: Khi quan hệ tình dục hoặc thực hiện các hoạt động mạnh hàng ngày.
- Xuất hiện mụn, nốt hoặc vết loét: Có thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) hoặc các vấn đề da liễu.
- Dịch âm đạo bất thường: Màu, mùi hoặc lượng dịch thay đổi có thể chỉ ra nhiễm trùng hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
- Chảy máu bất thường: Giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau mãn kinh.
- Sưng hoặc nổi cục: Có thể là dấu hiệu của u xơ hoặc u nang.
[recommendation title=””]
Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
[/recommendation]
7. Một số lưu ý để chăm sóc sức khỏe vùng kín nữ
Để hạn chế gặp những vấn đề liên quan đến vùng kín của mình, bạn có thể cần lưu ý một số điều sau:
- Không thụt rửa: Âm đạo có thể tự làm sạch và tạo ra môi trường tự nhiên. Thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến độ cân bằng và dễ dẫn đến nhiễm trùng và khô âm đạo.
- Hạn chế các loại dung dịch có mùi thơm: Mặc dù bạn muốn làm thơm vùng kín của mình, nhưng điều đó hoàn toàn không nên và không an toàn cho âm đạo. Thay vào đó bạn nên ưu tiên dùng các loại dung dịch không mùi.
- Có trách nhiệm khi quan hệ tình dục: Ưu tiên các phương pháp quan hệ tình dục an toàn. Để đảm bảo cho cả bạn và bạn tình của mình.
- Tiêm phòng: Là nữ giới, bạn nên tiêm phòng HPV, tiêm phòng viêm gan B theo đúng độ tuổi, để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ngoài ý muốn.
- Khám Sản – Phụ khoa định kỳ: Bạn nên thực hiện khám phụ khoa ít nhất mỗi năm một lần.
[inline_article id=324806]
Nội dung trên là những gì bạn cần biết về cơ quan sinh dục nữ là gì, hình ảnh 3D cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bao gồm bộ phận nào, cấu tạo cô bé còn trinh,….Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu rằng trên cơ thể phụ nữ không chỉ có duy nhất một điểm G, mà còn có những điểm nhạy cảm khác. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về cơ thể của phụ nữ.