Categories
Sau khi sinh Các chủ đề sau sinh khác

Chăm sóc sau mổ cắt tử cung như thế nào để hồi phục nhanh nhất?

Chế độ chăm sóc sau mổ cắt tử cung vô cùng quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân. Tất cả những vấn đề như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh vết mổ, chế độ sinh hoạt,… phù hợp không chỉ có thể giúp vết thương mau lành mà còn hạn chế các biến chứng sau mổ.

Mổ cắt tử cung là gì?

Mổ cắt tử cung là một dạng phẫu thuật mà khi đó bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ tử cung của bạn thông qua đường bụng hoặc đường âm đạo hay bằng phương pháp phẫu thuật nội soi.

Có hai hình thức mổ cắt tử cung là mổ cắt tử cung bán phần (chỉ loại bỏ tử cung, để lại cổ tử cung nguyên vẹn) và cắt tử cung toàn bộ (loại bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung).

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mổ cắt tử cung loại bỏ một hoặc cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng. Cả hai hình thức phẫu thuật này đều cần một chế độ chăm sóc sau mổ cắt tử cung phù hợp để thúc đẩy quá trình hồi phục ở bệnh nhân sau mổ.

>> Bạn có thể xem thêm: Triệt sản nữ có ảnh hưởng gì, có làm giảm ham muốn hay không?

Các trường hợp thường được chỉ định cắt tử cung

Trước khi tìm hiểu chăm sóc sau mổ cắt tử cung, bạn cần biết các trường hợp có thể bị cắt bỏ tử cung sau đây:

  • Ung thư phụ khoa: Nếu bạn bị ung thư phụ khoa (ung thư tử cung hoặc ung thư cổ tử cung), mổ cắt tử cung có thể là lựa chọn tốt nhất để điều trị bệnh. Tùy thuộc vào loại ung thư, giai đoạn bệnh và tốc độ tiến triển bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định xạ trị, hóa trị hoặc mổ cắt tử cung.   
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là tình trạng xuất hiện những khối u lành tính ở tử cung gây chảy máu âm đạo, thiếu máu, đau vùng chậu,… Nếu khối u phát triển to, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, có thể mổ cắt tử cung để chấm dứt cảm giác đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. 
  • Lạc nội mạc tử cung: Với bệnh nhân được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung (tình trạng các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài lòng tử cung hoặc ngay tại trong mô tử cung), cắt bỏ tử cung sẽ được thực hiện nếu việc điều trị bằng thuốc không thể cải thiện tình trạng bệnh. 
  • Sa tử cung: Sa tử cung cũng là một trong những tình trạng bệnh có thể dẫn đến mổ cắt tử cung. Với bệnh nhân bị sa tử cung, dây chằng và mô hỗ trợ sẽ bị suy yếu dẫn đến h có thể dẫn đến mổ cắt tử cung. Với bệnh nhân bị sa tử cung, dây chằng và mô hỗ trợ sẽ bị suy yếu dẫn đến cổ tử cung bị sa ra ngoài khỏi âm đạo, đi tiểu không tự chủ, áp lực vùng chậu hoặc khó đi tiêu và cần thực hiện phẫu thuật để chấm dứt tình trạng này.
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Trong một số trường hợp, phụ nữ có lượng kinh nguyệt ra quá nhiều, không đều và kéo dài trong mỗi chu kỳ, hoặc xuất huyết âm đạo nhiều không cầm gây thiếu máu nặng thì việc phẫu thuật cắt bỏ tử cung có thể giúp giảm bớt tình trạng này.
  • Vỡ tử cung, xuất huyết tử cung: Trong tình trạng mang thai, tử cung bị vỡ dẫn đến xuất huyết tử cung ồ ạt, hoặc khi sau sinh tử cung co hồi kém, máu chảy không cầm thì bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tử cung để cầm máu.
  • Đau vùng chậu mãn tính: Đau vùng chậu mãn tính là tình trạng đau kéo dài (thường trên 6 tháng) ở vùng giữa rốn và giữa hông. Nếu không thể điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân phẫu thuật tử cung. Việc cắt bỏ tử cung không mang đến nhiều hiệu quả trong việc làm giảm cảm giác đau vùng chậu này.
chăm sóc sau mổ cắt tử cung
Mổ tử cung là một phẫu thuật quan trọng cần chú ý chăm sóc sức khỏe sau khi thực hiện

Những điều cần biết sau khi cắt bỏ tử cung

1. Sau mổ cắt tử cung có mang thai được không?

Dù có chế độ chăm sóc sau mổ cắt tử cung như thế nào đi chăng nữa thì phụ nữ sau khi bị cắt tử cung hoàn toàn không còn khả năng mang thai. Do đó, nếu chưa từng sinh nở hoặc vẫn đang có ý định tiếp tục mang thai, sinh nở, bệnh nhân nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị khác mà không cần mổ cắt tử cung. 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với trường hợp ung thư phụ khoa, mổ cấp cứu, cắt bỏ tử cung có thể là lựa chọn duy nhất để có thể điều trị bệnh. Còn với một số bệnh lý khác như u xơ tử cung, sa tử cung hay lạc nội mạc tử cung, bạn có thể thử trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị ít xâm lấn hơn.

2. Cắt bỏ tử cung nằm viện bao lâu?

Sau khi mổ cắt tử cung, cần ở lại bệnh viện để theo dõi trong một vài ngày sau đó để bác sĩ theo dõi chăm sóc sau mổ cắt tử cung. Nếu bạn phẫu thuật cắt tử cung ngả âm đạo hoặc nội soi, bạn có thể ra viện sau từ 1 đến 4 ngày. Nếu bạn mổ cắt tử cung bằng cách rạch đường nhỏ ở bụng, bạn thường sẽ ở bệnh viện tối thiểu 5 ngày. Sau đó, bạn sẽ cần đi tái khám sau 4-6 tuần.

3. Mổ cắt tử cung bao lâu thì bình phục?

Nếu được chăm sóc sau mổ cắt tử cung hợp lý, thời gian để bệnh nhân phục hồi hoàn toàn thường không kéo dài quá hai tháng. Trong đó, mất khoảng 6 đến 8 tuần để hồi phục hoàn toàn sau khi phẫu thuật qua đường bụng. Thời gian hồi phục thường ngắn hơn nếu bệnh nhân được chỉ định cắt tử cung qua đường âm đạo hoặc nội soi.

4. Cảm giác sau khi mổ cắt tử cung sẽ như thế nào?

Đối với hầu hết phụ nữ, không có tử cung sẽ ít bị chảy máu âm đạo, đau vùng chậu hoặc chướng bụng. Bạn cũng sẽ có ham muốn tình dục cao hơn, tần suất quan hệ nhiều hơn và dễ đạt được hưng phấn khi quan hệ.

Bên cạnh đó, mổ cắt tử cung cũng có thể khiến bạn xuất hiện các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh như tâm trạng thay đổi thất thường, thường xuyên cáu gắt, khô âm đạo, không còn ham muốn quan hệ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy buồn vì mất khả năng làm mẹ và sinh con nếu bạn bị chỉ định mổ cắt tử cung khi chưa từng làm mẹ.

chăm sóc sau mổ cắt tử cung
Sau mổ cắt tử cung, mẹ sẽ phải đối mặt với nỗi buồn không thể làm mẹ

Cách chăm sóc sau mổ cắt tử cung

1. Chăm sóc sau mổ cắt tử cung trong chế độ sinh hoạt

  • Vận động sớm sau mổ, từ tập ngồi, đến tập đứng và tập đi, để cơ thể bình phục 
  • Người nhà nên tạo điều kiện để bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Bạn không nên tự lái xe cho đến khi vết thương lành hẳn và không cảm thấy đau nhói.
  • Sau khi mổ cắt tử cung, bạn không nên nhấc bất cứ vật gì nặng để tránh làm động vết thương.
  • Trong thời gian đang chăm sóc sau mổ cắt tử cung, không nên quan hệ tình dục cho đến khi vết mổ lành lại và hết tiết dịch âm đạo.
  • Sau khi mổ cắt tử cung, bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng để vận động. Khi vết thương lành hẳn bạn có thể bơi lội, đánh cầu lông, chạy bộ…
  • Cần có thời gian để cơ bụng và các mô xung quanh phục hồi. Vì vậy, người nhà cần an ủi, động viên bệnh nhân kiên nhẫn dưỡng bệnh.
  • Sau khi phẫu thuật, nếu cảm thấy buồn bã, thất vọng vì mất đi khả năng mang thai, nên trực tiếp trao đổi với các chuyên gia – bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

2. Sau khi mổ cắt tử cung nên ăn gì?

  • Cách chăm sóc sau mổ cắt tử cung là uống nhiều nước và ăn trái cây tươi, rau quả để tránh táo bón.
  • Hoặc để chăm sóc sau mổ cắt tử cung, các bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng dùng thuốc làm mềm phân trong vài ngày đầu.
  • Ngoài ra, khi chăm sóc sau mổ cắt tử cung, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau để loại bỏ cảm giác khó chịu của mình.
chăm sóc sau mổ cắt tử cung
Sau mổ cắt tử cung, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau

Cắt tử cung là một hình thức phẫu thuật để cắt bỏ tử cung để điều trị một số bệnh phụ khoa nghiêm trọng. Sau khi mổ cắt tử cung, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi và được sau mổ cắt tử cung để nhanh phục hồi sức khỏe.  Vì tốc độ phục hồi sau mổ cắt tử cung nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chế độ chăm sóc sau mổ tử cung.

[inline_article id=31106]

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không?

Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không
Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không?

Trên thực tế, có nhiều phụ nữ phải cắt bỏ tử cung. Tình trạng này phổ biến đối với phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi.

Thế nào là cắt tử cung?

Tử cung – hay dạ con – là nơi mà khi mẹ mang thai, bào thai được nuôi dưỡng, lớn lên và phát triển. Cắt bỏ tử cung là một cuộc đại phẫu để loại bỏ dạ con của người mẹ, có thời gian hồi phục lâu và chỉ được thực hiện sau khi đã thử các phương pháp điều trị ít xâm lấn khác.

Có bao nhiêu loại cắt tử cung?

Có 3 loại cắt tử cung như sau:

  • Cắt tử cung bán phần: tức là bác sĩ chỉ cắt bỏ một phần tử cung, có thể để lại cổ tử cung nguyên vẹn.
  • Cắt bỏ toàn bộ tử cung: bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ tử cung, bao gồm cả cổ tử cung. Bạn sẽ không cần phải làm xét nghiệm Pap hàng năm nếu cổ tử cung của bạn đã được cắt bỏ. Tuy nhiên, chị em nên khám phụ khoa thường xuyên.
  • Cắt bỏ tử cung và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng: Trong quá trình cắt tử cung và cắt vòi trứng, bác sĩ sẽ cắt bỏ tử cung cùng với một hoặc cả hai buồng trứng và ống dẫn trứng. Chị em có thể cần liệu pháp thay thế hormone nếu cả hai buồng trứng đều bị cắt bỏ.

Vì sao phải cắt tử cung?

Vì sao phải cắt tử cung?

Bác sĩ có thể đề nghị cắt bỏ tử cung nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Đau vùng chậu mãn tính.
  • Chảy dịch âm đạo nhiều, liên tục.
  • Bị ung thư cổ tử cung, tử cung hoặc ung thư buồng trứng.
  • Có những khối u xơ – u lành tính phát triển trong tử cung.
  • Bệnh viêm vùng chậu: là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng của cơ quan sinh sản.
  • Sa tử cung, tức là tử cung tụt xuống qua cổ tử cung và nhô ra khỏi âm đạo.
  • Lạc nội mạc tử cung, là tình trạng rối loạn trong đó lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ra bên ngoài khoang tử cung, gây đau đớn và chảy máu.
  • Có u tuyến: là tình trạng lớp nội mạc tử cung phát triển thành các cơ của tử cung.

Cắt bỏ tử cung được thực hiện như thế nào?

Cắt bỏ tử cung được thực hiện như thế nào?

Cắt bỏ tử cung có thể được thực hiện theo nhiều cách, bằng gây tê cục bộ hoặc tổng quát. Thuốc gây mê tổng thể sẽ giúp bệnh nhân ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật để không cảm thấy đau đớn. Thuốc gây tê cục bộ sẽ làm tê cơ thể dưới vòng eo, nhưng bệnh nhân sẽ vẫn tỉnh táo trong suốt cuộc phẫu thuật.

Có 3 loại phẫu thuật cắt tử cung:

♦ Cắt tử cung qua vết mổ ở bụng

Vết rạch có thể dọc hoặc ngang. Cả hai loại vết mổ đều có xu hướng lành tốt và ít để lại sẹo.

♦ Cắt bỏ tử cung qua đường âm đạo

Tử cung sẽ được cắt bỏ qua một vết rạch nhỏ bên trong âm đạo. Không có vết cắt bên ngoài, vì vậy bạn sẽ không thấy có bất kỳ vết sẹo nào.

♦ Cắt tử cung nội soi qua thành bụng

Bác sĩ sử dụng một dụng cụ nhỏ gọi là nội soi ổ bụng. Nội soi là một ống dài, mỏng được sử dụng với ánh sáng cường độ cao và một máy ảnh có độ phân giải cao. Dụng cụ được đưa vào qua các vết rạch ở bụng. Ba hoặc bốn vết rạch nhỏ được thực hiện thay vì một vết rạch lớn. Sau khi bác sĩ phẫu thuật có thể nhìn thấy tử cung, họ sẽ cắt tử cung thành nhiều mảnh nhỏ và loại bỏ từng mảnh một.

Những rủi ro của việc cắt bỏ tử cung là gì?

Những rủi ro của việc cắt bỏ tử cung là gì?

Cắt bỏ tử cung được coi là một thủ thuật khá an toàn. Tuy nhiên, cũng như tất cả các cuộc phẫu thuật lớn, có những rủi ro đi kèm. Một số người có thể có phản ứng bất lợi với thuốc gây mê. Ngoài ra còn có nguy cơ chảy máu nhiều và nhiễm trùng xung quanh vết mổ.

Các rủi ro khác bao gồm chấn thương đến các mô hoặc cơ quan xung quanh, bao gồm:

  • Bọng đái
  • Ruột
  • Mạch máu

Những rủi ro này rất hiếm. Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra, bệnh nhân có thể cần một cuộc phẫu thuật nữa để khắc phục vấn đề.

[inline_article id=162789]

Hậu quả của việc cắt bỏ tử cung

Chị em thường băn khoăn rằng sau phẫu thuật cắt tử cung, cơ thể sẽ như thế nào hoặc có sự thay đổi gì? Hậu quả của việc cắt bỏ tử cung là gì? Sau đây là những điều xảy ra với cơ thể người phụ nữ sau khi họ cắt tử cung.

  • Chị em sẽ không còn kinh nguyệt nữa. Đây cũng là điều chị em thường băn khoăn rằng cắt tử cung có còn kinh nguyệt không.
  • Phụ nữ sẽ không thể mang thai sau khi phẫu thuật cắt tử cung.
  • Nếu chị em cắt tử cung bán phần mà cổ tử cung vẫn giữ nguyên thì vẫn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, cần xét nghiệm Pap thường xuyên để tầm soát ung thư cổ tử cung.
  • Việc giảm các triệu chứng có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Chị em có thể có cảm giác hạnh phúc được cải thiện thì không còn phải gặp những vấn đề rắc rối với tử cung của mình nữa.
  • Người phụ nữ có thể cảm thấy hụt hẫng sau khi cắt bỏ tử cung. Phụ nữ tiền mãn kinh phải cắt bỏ tử cung để điều trị ung thư phụ khoa có thể cảm thấy đau buồn và có thể bị trầm cảm vì mất khả năng sinh sản.

Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không?

Cắt bỏ tử cung có quan hệ được không?

Đa số chị em thắc mắc rằng cắt bỏ tử cung có quan hệ được không? Câu trả lời là có mẹ nhé. Sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung, cuộc sống sẽ trở lại bình thường, thậm chí trong một vài trường hợp có thể được cải thiện hơn. Tuy nhiên, trong quan hệ chồng, có hai khả năng xảy ra. Đó là:

  • Nếu chị em phải cắt bỏ buồng trứng, sẽ sớm rơi vào thời kỳ tiền mãn kinh, vì vậy ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng. Bởi lúc đó chị em thường bị khô âm đạo, đau khi giao hợp, giảm ham muốn.
  • Nếu bạn có một đời sống tình dục tốt trước khi cắt bỏ tử cung, rất có thể bạn sẽ duy trì nó sau đó. Một số phụ nữ thậm chí còn cảm thấy khoái cảm hơn sau khi cắt bỏ tử cung. Điều này có thể là do giảm đau mãn tính hoặc chảy máu nhiều do vấn đề về tử cung. Vì vậy bạn đừng lo cắt bỏ tử cung có quan hệ được không.

Chăm sóc sau mổ cắt tử cung như thế nào?

Sau khi cắt bỏ tử cung, người bệnh sẽ phải nằm viện từ hai đến năm ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và theo dõi các dấu hiệu phản ứng của bệnh. Chẳng hạn như tình trạng vết mổ, nhịp tim, huyết áp hoặc có ra máu bất thường hay không…

Sau khi cắt tử cung, chị em cũng sẽ được khuyến khích đi bộ xung quanh bệnh viện càng sớm càng tốt. Đi bộ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông ở chân.

Chăm sóc sau mổ cắt tử cung như thế nào?

Nếu bạn đã phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo, âm đạo sẽ được băng kín bằng một miếng gạc để kiểm soát máu chảy. Bác sĩ sẽ gỡ gạc trong vòng vài ngày sau phẫu thuật. Tuy nhiên, chị em có thể thấy âm đạo tiết ra máu hoặc dịch màu hơi nâu trong khoảng 10 ngày.

Sau khi trở về từ bệnh viện, phụ nữ cắt bỏ tử cung phải tiếp tục đi bộ nhẹ nhàng. Các bác sĩ khuyên rằng nên đi xung quanh nhà hoặc trong vườn, công viên yên tĩnh, tránh đi tới các con đường có nhiều xe cộ bụi bặm.

Ngoài ra, chị em cần phải giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm bằng nước ấm. Nếu là vết mổ to ở thành bụng cần sử dụng dung dịch sát trùng để vệ sinh, thay băng thường xuyên và giữ nó luôn khô ráo.

[inline_article id=193126]

Sau phẫu thuật, phụ nữ nên tránh thực hiện một số hoạt động nhất định trong quá trình hồi phục, gồm:

  • Đẩy và kéo các đồ vật, chẳng hạn như máy hút bụi
  • Nâng đồ nặng
  • Thực hiện các động tác uốn cong người
  • Quan hệ tình dục

Vậy, sau cắt tử cung, bao giờ thì hồi phục? Các bác sĩ cho biết rằng nếu phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo hoặc nội soi, chị em có thể trở lại với hầu hết các hoạt động bình thường trong vòng ba đến bốn tuần. Thời gian hồi phục sẽ lâu hơn một chút nếu phẫu thuật cắt bỏ tử cung ở thành bụng. Và trong khoảng từ 4-6 tuần, bệnh nhân sẽ hoàn toàn lành lặn.

Những thông tin trên về cắt bỏ tử cung hay còn gọi là phẫu thuật cắt tử cung hẳn đã giải đáp được thắc mắc cho chị em phụ nữ. Mong rằng mọi phụ nữ đều khỏe mạnh, đều được làm mẹ, và trở thành trở thành những người mẹ tuyệt vời!

Linh Đan