Trẻ bị lác sữa là một dạng viêm da dị ứng sẽ tự động hết hẳn mà không cần can thiệp hay chữa trị bằng thuốc. Chính vì vậy, bệnh hầu như không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, triệu chứng khô da; nứt nẻ; nặng có thể chảy máu làm bé ngứa ngáy; khó chịu dẫn đến khó ngủ; biếng ăn và quấy khóc làm nhiều cha mẹ lo lắng.
Những dấu hiệu trẻ bị lác sữa
Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti; đỏ; nứt da; rịn nước (một số bé có da rất khô; đóng mài và tróc vảy.
Những mẩn đỏ trên da khiến bé khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Đặc biệt, lác sữa làm bé rất ngứa nên thường ngọ nguậy không yên.
Chính sự ma sát da vào gối, quần áo, dùng tay cào… sẽ khiến da càng trầy xước, có khi nứt nẻ và rớm máu. Nếu cha mẹ không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng; khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Đồng thời bệnh có thể sẽ để lại sẹo nếu không điều trị đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da.
>>Xem thêm: Những điều mẹ không thể lơ là khi trẻ sơ sinh bị chàm sữa
Nguyên nhân do đâu?
Hiện tại, chưa có 1 báo cáo chính xác nào về các nguyên nhân gây lác sữa ở trẻ. Nhưng theo các nghiên cứu cho thấy, bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng Hoặc gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết…
Bệnh chủ yếu liên quan tới yếu tố cơ địa dị ứng và chất gây di ứng. Nên bệnh có thể phát là do những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể. Hoặc bệnh có thể liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa; thức ăn (sữa, trứng…); cách cho con bú, nhiễm trùng…
Ngoài ra, một số bé có thể dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như: bụi; nấm mốc; mạt; ve; bọ chét; lông chó; lông mèo; gián; phấn hoa… Hoặc do trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi trẻ em, thảm chơi thiếu vệ sinh…
Trẻ bị lác sữa phải làm sao?
Trước tiên, mẹ cần giúp trẻ bị lác sữa giữ vệ sinh vùng da bị lác sữa. Lau sạch vùng da này bằng bông gòn hay gạc y tế, khăn mềm với dung dịch nước muối sinh lý. Bôi thuốc sát trùng Betadine lên vùng da đang bị viêm 2 lần/ngày. Bôi 2-3 ngày thấy vùng da đó khô, không còn chảy máu hay nước vàng nữa thì ngưng.
Sau khi ngưng bôi Betadine, mẹ có thể giã củ nghệ tươi; lấy nước bôi lên vùng da đã khô và hết viêm nhiễm. Bôi ngày 2 lần, 3-5 ngày tùy theo tình trạng viêm da nặng hay nhẹ để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo.
Với tình trạng các bé da rất khô, mẹ nên dùng kem dưỡng ẩm cho trẻ em chứa glycerin, urea 5-10% để bôi và masssge toàn thân sau khi tắm xong. Nếu còn lo lắng hoặc thấy tình trạng viêm da ngày càng nặng, ba mẹ nên cho bé đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh da bé cũng như kê đơn các loại sữa tắm, kem dưỡng da giữ ẩm dành riêng cho em bé.
[inline_article id=147564]
Cách phòng tránh
Lác sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng. Tuy nhiên, cha mẹ có thể chú ý để bệnh của trẻ bị lác sữa không tái phát và không bị nặng thêm.
- Hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc mỗi lần ăn phải bé thường bị mẩn đỏ.
- Chỉ sử dụng các loại thuốc sát trùng nhẹ khi da bé đang nổi đỏ hoặc chảy dịch. Không tự ý dùng thuốc bôi, trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ.
- Giữ vệ sinh bé sạch sẽ, luôn lau sạch da mặt bé sau khi bú mẹ bằng gạc hơi ẩm; sau đó để khô tự nhiên.. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng da đang bị viêm với nước ấm mỗi ngày 2 lần. Sau đó, thoa kem hay sữa có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da sẽ giúp da giảm khô, giảm ngứa ngáy.
- Giữ môi trường ở của bé luôn có hơi ẩm bằng cách để các chậu nước trong phòng, trước máy quạt…
- Cố gắng lựa chọn đồ dùng và đồ chơi trẻ em an toàn về vật liệu, tránh tác nhân gây di ứng như một số loại thú bông bị rụng lông, đồ chơi bị ra màu hay các loại nhựa có mùi hôi cũng có thể làm bé dị ứng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị lác sữa
Nếu trẻ bị lác sữa không còn bú mẹ hoặc trẻ đang bú sữa mẹ thì các mẹ nên tránh dùng các thực phẩm sau:
- Thực phẩm có mùi tanh: tôm, cua, cá hay tảo cũng không được ăn. Các thực phẩm này dễ gây dị ứng.
- Thực phẩm có chất béo: thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,… Các thức ăn giàu chất béo có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa phát sinh thêm nốt.
- Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Những loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi. Điều này khiến trẻ bị lác sữa sẽ thêm trầm trọng.
>>Xem thêm: Gợi ý các món cháo cho bé 7 tháng tuổi “lớn nhanh như thổi”
Hy vọng với những thông tin về trẻ bị lác sữa của MarryBaby sẽ giúp ích cho các mẹ. Các mẹ có thể tham khảo thêm về cách nuôi dạy con cái trên trang MarryBaby. Chúc các mẹ và các con luôn khỏe mạnh nhé!