Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con

Mẹ bầu nào cũng sẽ đều tăng cân trong thai kỳ, nhưng giới hạn số cân ở mức phù hợp sẽ cải thiện sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi; trong cả hiện tại và tương lai. Xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân phù hợp sẽ là cách hiệu quả để mẹ bầu kiểm soát cân nặng; và thực đơn cho bà bầu béo phì cũng giúp ứng phó với tình trạng thừa cân khi mang thai.

Nhận biết bà bầu bị thừa cân trong khi mang thai

Trước khi nắm bắt về thực đơn cho bà bầu thừa cân; mẹ bầu cần hiểu mình có đang bị béo phì hay không?

Phụ nữ mang thaiCc ó chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Béo phì được chẩn đoán khi chỉ số BMI của mẹ bầu từ 30 trở lên. Mẹ bầu hãy sử dụng Công cụ Đo lường Cân nặng Thai kỳ này; hoặc trao đổi với bác sĩ để biết mình có đang bị thừa cân hay không nhé.

Bà bầu thừa cân có nguy hiểm không?

Một trong những lý do vì sao thực đơn cho bà bầu thừa cân quan trọng đó là do những biến chứng mẹ bầu béo phì có thể gặp phải.

Những phụ nữ bị béo phì có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc mang thai (hoặc vô sinh) hơn những phụ nữ có cân nặng bình thường. Chỉ số BMI của mẹ bầu càng cao thì khả năng mang thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm càng ít.

Bà bầu thừa cân cũng có thể gặp một số vấn đề trong quá trình siêu âm. Có quá nhiều mỡ trong cơ thể có thể khiến mẹ bầu khó nhìn thấy thai nhi qua siêu âm. Việc kiểm tra nhịp tim của em bé trong quá trình chuyển dạ cũng có thể khó khăn hơn.

Bà bầu thừa cân có nguy hiểm không?

Ngoài ra, mẹ bầu sẽ có nhiều khả năng bị các biến chứng sau:

1. Cao huyết áp, tiền sản giật và các vấn đề về đông máu

  • Huyết áp cao là tình trạng áp lực của máu lên thành mạch quá cao.
  • Tiền sản giật là tình trạng có thể xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc ngay sau khi mang thai. Đó là khi mẹ bầu bị cao huyết áp; và có dấu hiệu cho thấy một số cơ quan như thận và gan có thể không hoạt động bình thường.
  • Vấn đề đông máu là khi cục máu đông làm tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn dòng chảy của máu trong mạch máu.

2. Tiểu đường thai kỳ

Đây là một loại bệnh tiểu đường mà một số phụ nữ mang thai mắc phải. Bệnh tiểu đường là khi cơ thể mẹ bầu có quá nhiều đường (gọi là glucose) trong máu. Bà bầu thừa cân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn sau khi sinh con. Mẹ bầu cũng có nguy cơ mắc một dạng nhẹ hơn được gọi là kháng insulin.

Bà bầu thừa cân cũng dễ gặp phải những vấn đề như mang thai quá ngày dự sinh; và các vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh nở; bao gồm các vấn đề về gây mê (thuốc giảm đau). Hơn nữa, mẹ bầu béo phì cũng nằm viện lâu hơn sau khi sinh con so với những phụ nữ có cân nặng khỏe mạnh hơn.

[inline_article id=862]

3. Tăng khả năng phải sinh mổ chủ động

Sinh mổ chủ động là quá trình phẫu thuật mà em bé được sinh ra thông qua một vết cắt bác sĩ rạch trong bụng và tử cung (dạ con) của mẹ bầu. Nếu bị béo phì, mẹ bầu có nhiều khả năng bị các biến chứng do sinh mổ, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc mất quá nhiều máu.

4. Sảy thai hoặc thai chết lưu

  • Sảy thai là khi em bé chết trong bụng mẹ trước 20 tuần của thai kỳ.
  • Thai chết lưu là khi em bé chết trong bụng mẹ trước khi sinh nhưng sau khi thai được 20 tuần.

>>>> Mẹ bầu hãy lưu lại Chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu bị dọa sảy thai nha!

5. Những biến chứng khác

  • Khó giảm cân khi mang thai sau khi sinh.
  • Nhiễm trùng khi mang thai, như nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Gặp vấn đề về cục máu đông được gọi là huyết khối tĩnh mạch: Đây là khi cục máu đông vỡ ra và di chuyển qua máu của bạn đến các cơ quan như não, phổi hoặc tim. Điều này có thể gây ra đột quỵ hoặc đau tim.
  • Cần đến bệnh viện sớm hơn khi chuyển dạ, chuyển dạ lâu hơn và cần được kích thích chuyển dạ.
  • Các vấn đề với việc cho con bú.
  • Quá nhiều chất béo trong cơ thể cũng có thể cản trở đường đi của em bé qua khung xương chậu.

[inline_article id=242310]

Bà bầu thừa cân ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu cần chú trọng đến thực đơn cho bà bầu thừa cân để tránh ảnh hưởng đến thai nhi như sau:

  • Sinh non. Sinh non là khi em bé chào đời trước 37 tuần của thai kỳ. Điều này là quá sớm và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé.
  • Dị tật bẩm sinh. Đây là một tình trạng sức khỏe mà em bé mắc phải khi sinh ra. Dị tật bẩm sinh làm thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể. Chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe tổng thể, về cách cơ thể phát triển hoặc về cách hoạt động của cơ thể.
  • Macrosomia (tình trạng cơ quan của thai nhi bị phì đại). Điều này có nghĩa là em bé của bạn nặng hơn 4 – 4,5kg khi sinh. Khi em bé lớn như vậy, nó có thể gây ra các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở; bao gồm cả thương tích cho em bé của bạn. Tình trạng này cũng làm tăng khả năng mẹ bầu phải sinh mổ. Em bé cũng dễ mắc tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, hen suyễn và béo phì khi lớn lên.
  • Nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, em bé của bạn có thể gặp vấn đề về hô hấp, mức đường huyết thấp và vàng da. Vàng da là khi da hoặc lòng trắng trong mắt của một người có màu vàng.

>>>> Một trong những biến chứng thai kỳ rất được nhiều mẹ bầu quan tâm đó là Nhau thai bám mặt sau; mẹ bầu tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt nha!

Bà bầu thừa cân ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Thực đơn cho bà bầu thừa cân: Những điều cần lưu ý

1. Một số nguyên tắc vàng mẹ bầu cần nằm lòng khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân

  • Tránh cố gắng ‘ăn cho cả hai người’.
  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, đậu, đậu lăng, ngũ cốc, hạt, trái cây và rau quả cũng như bánh mì nguyên hạt, gạo lứt và mì ống.
  • Ăn ít nhất năm phần trái cây và rau quả khác nhau mỗi ngày, thay vì thực phẩm giàu chất béo và calo.
  • Ăn một chế độ ăn uống ít chất béo trong thực đơn cho bà bầu thừa cân.
  • Ăn càng ít càng tốt những thứ sau đây: đồ chiên, đồ uống và đồ ngọt / bánh quy có nhiều đường bổ sung, và các loại thực phẩm khác giàu chất béo và đường.
  • Không bỏ bữa sáng.
  • Xem xét khẩu phần của bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ; cũng như tần suất ăn.

2. Mẹo ăn sáng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Bữa sáng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân là bữa quan trọng để tạo năng lượng cả ngày. Một bữa sáng giàu protein, chất béo, carbohydrate và chất xơ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn. Một số gợi ý cho mẹ bầu thừa cân:

  • Nên chia thực đơn cho bà bầu thừa cân thành nhiều bữa phụ thay vì chỉ có 3 bữa chính.
  • Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ.
  • Tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng trong thực đơn cho bà bầu thừa cân. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định và không bị đói.
  • Thêm trái cây và rau xanh vào bữa ăn theo nhiều cách sáng tạo: thêm đủ loại rau salad kèm vào bữa sáng; thêm rau bí hoặc cà rốt bào kèm với bánh mì. Kẹp thêm miếng dưa chuột và táo vào món sandwich. Mẹ bầu có thể cho thêm táo, các loại hạt, nho khô, trái cây khô vào thực đơn cho bà bầu thừa cân.

>>>> Mẹ bầu nào thích uống sữa thì tham khảo ngay Các loại sữa tốt cho bà bầu thừa cân: Chọn sao cho đúng!

3. Chú ý bổ sung axit folic trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Thực đơn cho bà bầu thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không được dùng liều lượng nhiều hơn lượng bác sĩ khuyến nghị.

thực đơn cho bà bầu béo phì

4. Ưu tiên dầu ô liu trong thực đơn cho bà bầu thừa cân

Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hidro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

Mẹ bầu có thể sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm; và dưỡng chất mẹ bầu đã nạp vào cơ thể để chắc rằng mẹ bầu đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Công cụ này cũng rất hữu dụng để mẹ bầu theo dõi tâm trạng và cơn đói của mình. Từ đó, mẹ bầu có thể chỉ ra những thứ mẹ bầu cần thay đổi trong thực đơn cho bà bầu thừa cân.

5. Những lưu ý khác khi xây dựng thực đơn cho bà bầu thừa cân

  • Giảm các thực phẩm có chứa nhiều chất béo no trong thực đơn cho bà bầu thừa cân như: đồ chiên xào, rán, mỡ động vật, bơ. Thay vào đó sử dụng chất béo không no như dầu oliu.
  • Giảm ăn thức ăn có chứa nhiều đường như: Bánh kẹo, quả ngọt, đồ uống có ga, đồ uống đóng chai chứa hương liệu, nước ép hoa quả ngọt…
  • Không uống rượu, bia, đồ uống có chứa cồn, không hút thuốc lá. Hạn chế cà phê, nước chè.
  • Không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế ăn mặn trong thực đơn cho bà bầu béo phì. Lượng natri đưa vào cơ thể khoảng <6g/ ngày.
  • Thực đơn cho bà bầu béo phì cần hạn chế các thực phẩm nhiều mỡ, đường và hạn chế muối tăng cường protein, vitamin và khoáng chất.

Ngoài lưu ý đến thực đơn cho bà bầu thừa cân; mẹ bầu cũng cần quan tâm đến việc luyện tập. Nếu mẹ bầu không có thói quen vận động trước khi mang thai; đừng đột nhiên bắt đầu tập thể dục thật nhiệt tình. Hãy bắt đầu bằng cách tập thể dục liên tục không quá 15 phút 3 lần một tuần. Tăng dần điều này lên ít nhất 4 buổi 30 phút mỗi tuần.

Mẹ bầu cũng có thể thử:

  • Làm cho các hoạt động như đi bộ, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu ít tác động và làm vườn trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn
  • Đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc đi bộ vào giờ ăn trưa
  • Tránh ngồi lâu, xem ti vi hoặc máy tính.

Thực đơn cho bà bầu thừa cân

1. Ngày 1

  • Sáng: 1 bát mì gạo lứt nấu rau ngót thịt nạc.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước cam cà rốt ép.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g cá sốt cà chua, 1 đĩa bắp cải luộc.
  • Ăn nhẹ: 1 quả táo với 1 nắm hạt hạnh nhân hay các loại hạt dẻ khô trộn
  • Tối: 200g bò lúc lắc, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 đĩa salad trái cây.

2. Ngày 2

  • Sáng: 1 bát cháo gạo cẩm, 1 ly sinh tố bơ chuối.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa đậu nành có hương vị va ni, chocolate.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh bí đao nấu sườn, 200g ức gà luộc.
  • Ăn nhẹ: Một lát bánh mì nướng phết một muỗng bơ đậu phộng.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g tôm rim, 1 đĩa măng tây hấp, 1 ly nước ép dưa hấu.

3. Ngày 3

  • Sáng: Bánh pancake yến mạch, 1 ly sữa không đường.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước rau củ ép.
  • Trưa: 1 bát cháo yến mạch, 200g sườn nướng, 1 đĩa salad rau mầm.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa ít béo khoảng 180ml và một quả chuối.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g mực xào tỏi, 1 bát canh rau cải, 1 ly nước ép cà rốt.

4. Ngày 4

  • Sáng: 2 quả trứng luộc, 2 lát bánh mì đen, 1 ly chanh ấm mật ong.
  • Ăn nhẹ: 1 ly nước ép lựu và 1 vài nhánh bạc hà.
  • Trưa: 1 bắp ngô ngọt tách hạt, 200g sườn xào, 1 đĩa bắp cải luộc.
  • Ăn nhẹ: ½ tách sữa chua không đường, làm ngọt bằng một ít mật ong.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 bát canh cá nấu chua, 1 đĩa rau bina luộc.

5. Ngày 5

  • Sáng: 1 súp gà nấm, 2 bìa đậu phụ hấp, 1 quả táo.
  • Ăn nhẹ: rong nho tươi, 1 quả chuối.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g thịt bò áp chảo, 1 bát canh bầu nấu tôm.
  • Ăn nhẹ: 6 cái bánh quy mặn bột ngũ cốc với 30ml hoặc 60ml phô mai ít béo.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 200g cá hồi áp chảo, 1 đĩa súp lơ luộc, 1 ly nước ép dưa chuột.

6. Ngày 6

  • Sáng: 200g thịt xông khói, 1 đĩa salad xà lách cà chua.
  • Ăn nhẹ: 1 ly sữa ít béo với đường ăn kiêng.
  • Trưa: 1 bát bún gạo lứt trộn hải sản, 1 đĩa rau luộc.
  • Ăn nhẹ: 1 quả trứng luộc và một ít rau ăn sống.
  • Tối: 1 củ khoai lang nướng, 200g gà nướng mật ong, 1 đĩa súp lơ luộc.

7. Ngày 7

  • Sáng: 1 bát phở gà, vài múi bưởi.
  • Ăn nhẹ: bánh muffle lúa mạch, 1 ly nước ép nho.
  • Trưa: 1 bát cơm gạo lứt, 200g tôm chiên, 1 bát canh bí đao, 1 đĩa nấm xào.
  • Ăn nhẹ: 2 quả trứng luộc, 1 quả dưa chuột.
  • Tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 đĩa trứng đúc thịt, 1 đĩa bắp cải luộc, 1 ly nước ép cà rốt.

Những lưu ý khi điều trị thừa cân khi mang thai

Nếu mẹ bầu có chỉ số BMI từ 30 trở lên; ngoài tuân thủ thực đơn cho bà bầu béo phì; bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình mang thai của mẹ.

Những lưu ý khi điều trị thừa cân khi mang thai

Những bước mẹ bầu có thể trải qua khi điều trị cân nặng trong lúc mang thai bao gồm:

  • Kiểm tra sớm bệnh tiểu đường thai kỳ. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm sàng lọc trong lần khám tiền sản đầu tiên của mẹ bầu. Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, mẹ bầu có thể sẽ lặp lại xét nghiệm sàng lọc giữa tuần 24 và 28 của thai kỳ. Nếu kết quả bất thường, mẹ bầu sẽ cần kiểm tra thêm. Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ bầu về việc theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Thay đổi cách siêu âm thai. Siêu âm thai tiêu chuẩn thường được thực hiện giữa tuần 18 và 20 của thai kỳ để đánh giá giải phẫu của em bé. Nhưng sóng siêu âm không dễ dàng xuyên qua các mô mỡ bụng. Điều này có thể cản trở hiệu quả của siêu âm thai.
  • Tầm soát chứng ngưng thở khi ngủ. Phụ nữ bị ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn trong thời kỳ mang thai có nguy cơ cao bị tiền sản giật và các biến chứng khác. Nếu nghi ngờ có chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bác sĩ có thể giới thiệu mẹ bầu đến một bác sĩ chuyên về giấc ngủ để đánh giá và điều trị.

Mẹ bầu nhớ nằm lòng những thông tin thực đơn cho bà bầu thừa cân để kiểm soát cân nặng; tránh biến chứng thai kỳ do béo phì gây ra và chăm sóc thật tốt cho mình và con nhé!

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Khám phá chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản

Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản có một số khác biệt so với Việt Nam và các nước nói chung. Khám phá thêm về dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại Nhật Bản giúp các mẹ bầu Việt Nam linh hoạt hơn trong khẩu phần ăn uống; đa dạng hóa nhóm thực phẩm và bổ sung các nguyên liệu tự nhiên hơn.

Hiểu về chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản

1. Loại thực phẩm nên ăn và nên tránh trong chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản

Dưới đây là hướng dẫn dinh dưỡng cơ bản của Nhật Bản dành cho bà bầu:

  • Ngũ cốc: Khuyến nghị hàng ngày là 5-7 phần ăn; cộng thêm 1 phần trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Rau: Khuyến nghị hàng ngày là 5-6 phần ăn; cộng với 1 phần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  • Protein: Khuyến nghị hàng ngày 3-5 phần ăn; cộng với 1 phần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
  • Sữa: Khuyến nghị hàng ngày là 2 khẩu phần; cộng với 1 khẩu phần trong tam cá nguyệt thứ ba.
  • Trái cây: Khuyến nghị hàng ngày là 2 phần ăn; cộng với 1 phần trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.
Các bà bầu Nhật Bản có chế độ ăn như thế nào?
Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản có một số khác biệt so với Việt Nam

Những thực phẩm cần tránh sau đây cũng tương tự như những gì bác sĩ, nữ hộ sinh tại Việt Nam đề xuất, bao gồm:

  • Thịt sống (lưu ý là thịt, không phải cá).
  • Thực phẩm chưa được tiệt trùng (chẳng hạn như sữa, pho mát, v.v. nếu nó chưa được thanh trùng).
  • Giao thịt.
  • Cá hồi xông khói.

Một trong những câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm nhất đó là: Mẹ bầu ở Nhật Bản có ăn sushi không? Câu trả lời là có; chế độ ăn của bà bầu nhật bản vẫn có sushi.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận lựa chọn nhà hàng; mẹ bầu ăn cần ở những nơi không chỉ ngon miệng; mà còn đđảmbaro tiêu chuẩn vệ sinh về chế biến sushi.

2. Tỷ trọng các chất và lượng calo khuyến nghị trong chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản

Tại Nhật Bản, khuyến nghị về các khoáng chất cụ thể trong thời kỳ mang thai như sau:

  • Sắt: 20-22mg/ngày (thay đổi tùy theo độ tuổi).
  • Canxi: 650mg/ngày.
  • Axit folic: 400mg/ngày.

Bà bầu Nhật Bản cũng sẽ hạn chế muối để ngăn ngừa tiền sản giật.

Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản khuyến nghị bao nhiêu calo mỗi ngày cho từng tam cá nguyệt? Những con số sau đây là số được cộng thêm đối với lượng calo bình thường (được tính bằng độ tuổi và mức độ hoạt động); nhưng nó có thể thay đổi nếu chỉ số khối lượng cơ thể của mẹ bầu cao hoặc thấp hơn bình thường.

Lợi ích khi tuân thủ chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản?

1. Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản khuyến khích bổ sung vitamin bằng thực phẩm tự nhiên

Hầu hết các mẹ bầu đều được bác sĩ khuyến nghị bổ sung vitamin khi đang mang thai. Một số chất bổ sung vitamin phổ biến bao gồm Axit Folic, Canxi, Vitamin C và Kẽm.

Đây được coi là một cách bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh; và đảm bảo em bé nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển.

Ở Nhật Bản, mặc dù các chất bổ sung trên rất dễ tìm thấy ở các cửa hàng thuốc; nhưng nhiều chuyên gia y tế sẽ không khuyên mẹ bầu sử dụng chúng. Thay vào đó, ở Nhật, người ta tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh bao gồm trái cây, rau và sữa sẽ cung cấp tất cả các loại vitamin mà cơ thể cần khi mang thai.

Thật vậy, các bác sĩ tin rằng điều này tốt hơn so với việc bổ sung bằng nhân tạo. Ngoại lệ duy nhất là sự bổ sung axit folic trong tam cá nguyệt đầu tiên của mẹ bầu Nhật Bản.

[inline_article id=165153]

2. Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản có thể bao gồm cá và sushi

Về thực phẩm, ở nhiều nước phương Tây, phụ nữ mang thai được khuyên không nên ăn quá nhiều cá sống như sushi. Lý do cho điều này là vì nguy cơ vi khuẩn, ô nhiễm, và chất thủy ngân được tìm thấy trong cá.

Cá sống có nguy cơ chứa giun ký sinh; và các lời khuyên y tế có nói rằng mẹ bầu nên kiểm tra xem cá đã được đông lạnh trước khi quyết định ăn nó sống. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, lời khuyên có phần khác. Các bác sĩ sẽ không cảnh báo về việc tiêu thụ cá sống; và thậm chí coi đây là thực phẩm tốt cho dinh dưỡng trước khi sinh.

Mẹ bầu có thể được ăn cá và sushi
Cả Nhật Bản và hầu hết các quốc gia khác đều khuyến cáo không nên tiêu thụ bất kỳ loại thịt sống nào khi đang mang thai.

3. Chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản có kèm theo trà

Điều này cũng có thể nói đối với việc uống trà khi mang thai. Ở nhiều quốc gia, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên uống nhiều trà do hàm lượng caffein của nó. Caffeine là một chất kích thích và một số nghiên cứu đã chỉ ra những rủi ro đối với thai nhi như nhẹ cân và sinh muộn.

Ở Nhật Bản, các bác sĩ không coi việc uống trà có nguy cơ gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, vì vậy họ thường không khuyên bạn nên uống trà.

Gợi ý cho mẹ bầu Việt Nam ăn theo chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản?

1. Ăn nhiều cá

Là một trong những thực phẩm phổ biến, cá xuất hiện ở hầu hết các bữa ăn trong gia đình Nhật Bản. Không chỉ vậy, trong khuyến cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bả;, phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung cá trong chế độ dinh dưỡng của mình.

Vì DHA chứa trong cá được xem là một trong những dưỡng chất quan trọng giúp trẻ xây dựng và phát triển não bộ. Thậm chí, theo một số chuyên gia dinh dưỡng của Nhật, vitamin B6 trong cá da xanh còn có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu của ốm nghén.

Gợi ý cho mẹ bầu Việt Nam ăn theo chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản

2. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Với các mẹ bầu Nhật, nước đóng vai trò rất quan trọng; giúp cơ thể duy trì hoạt động của các cơ quan. Không chỉ vậy, các mẹ còn tin rằng, bổ sung đủ nước giúp giảm bớt những mệt mỏi của cơ thể trong quá trình mang thai. Ngoài nước uống, các mẹ bầu Nhật Bản còn ăn thêm những món nhiều nước như: trái cây, rau xanh, trà thảo dược, súp, v.v.

3. Ăn trái cây, nhưng không quá nhiều

Trái cây là một trong những nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Không những vậy, lượng chất xơ trong trái cây còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón khi mang thai.

Biết được những điều này, các mẹ Nhật cũng rất chịu khó thêm trái cây vào chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu Nhật quan niệm rằng, cái gì quá nhiều cũng không tốt, vì vậy, mỗi ngày, họ chỉ nạp 2 khẩu phần trái cây thôi.

4. Đậu phụ (đậu hũ) là một nguồn protein tuyệt vời

Không quá chú trọng vào nguồn protein từ các loại thịt; người Nhật đánh giá khá cao giá trị dinh dưỡng của đậu phụ; món ăn được chế biến từ đậu nành. Không chỉ chứa một lượng lớn protein; đậu nành còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, vitamin A, C, chất sắt… Hơn nữa, protein trong đậu nành được cơ thể hấp thụ tốt hơn protein trong các loại thịt.

5. Súp miso, thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu

Là một trong những thành phần chính góp phần nên một bữa ăn cơ bản, truyền thống của Nhật Bản. Danh tiếng của súp miso đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ bổ dưỡng, súp miso còn chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt, rong biển trong súp miso là nguồn bổ sung canxi phong phú cho bà bầu.

6. Bữa sáng dinh dưỡng

Bữa ăn sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất và nhiều nhất trong ngày của người Nhật. Không phải đơn giản với bánh mì và trứng; bữa sáng truyền thống của Nhật thường rất “hoành tráng” với cơm, súp, cá và đậu tương. Theo ý kiến của các chuyên gia, một bữa sáng dinh dưỡng chính là bí quyết để duy trì thai kỳ khỏe mạnh.

Hy vọng với những chia sẻ cơ bản về chế độ ăn của bà bầu Nhật Bản; mẹ bầu Việt Nam có thêm những lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất cho mình; chăm sóc được sức khỏe của cả mẹ và thai nhi tốt hơn.