Dựa trên bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh theo chuẩn; mẹ có thể biết được chiều dài trẻ sơ sinh và cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn phát triển dưới đây.
1. Bảng chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn WHO 2024
Bảng chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh được xây dựng dựa trên việc thu thập dữ liệu trong Nghiên cứu Tăng trưởng Đa trung tâm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mục đích là để xác định xem một đứa trẻ đang phát triển “bình thường” hay có vấn đề về tăng trưởng; hay có nguy cơ mắc một vấn đề về tăng trưởng cần được giải quyết.
Hướng dẫn cách đọc bảng chiều dài và cân nặng của bé sơ sinh, bé trai và bé gái từ 0 – 12 tháng tuổi:
- TB: Chỉ số của bé đang ở mức trung bình, khỏe mạnh.
- Chỉ số dưới hoặc bằng -2SD: bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
- Chỉ số trên hoặc bằng 2SD: bé đang thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).
Dựa số liệu của bảng, mẹ sẽ thấy cân nặng của trẻ sơ sinhthường song hành với mức độ tăng trưởng chiều dài. Chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh là khoảng 50cm.
Trong 6 tháng đầu, trẻ thường tăng chiều cao khoảng 2,5cm/tháng. Bước sang tháng 7 – tháng 12, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm lại, trung bình khoảng 1,5cm/tháng. Trường hợp các bé sinh non, thiếu tháng hoặc có bệnh lý bẩm sinh thì có thể không đạt được mức trung bình này.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng nếu bé chỉ phát triển chiều cao mà không tăng cân thì chưa thể đánh giá là tốt. Cha mẹ cần đối chiếu với bảng cân nặng để nhận định chính xác nhất. Theo đó, hãy theo dõi chỉ số chiều cao của con theo tháng, nếu có chênh lệch lớn kèm theo dấu hiệu suy giảm sức khỏe thì cần cho bé thăm khám, kiểm tra thường xuyên.
Sau đây là bảng chỉ số chiều dài và cân nặng chi tiết hơn cho trẻ sơ sinh, bé trai và bé gái dưới 12 tháng tuổi.
1.1 Bảng chỉ số chiều dài và cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh (bé gái) theo tháng
Dựa vào bảng số liệu trên, chỉ số chiều dài (cm) và cân nặng (kg) của trẻ sơ sinh (bé gái) tiêu chuẩn từ 0 – 12 tháng tuổi như sau:
- Bé sơ sinh (dưới 4 tuần tuổi): Chiều dài là 49.1 cm, và cân nặng là 3.2kg.
- Bé gái 1 tháng tuổi: Chiều dài là 53.7 cm, và cân nặng là 4.2 kg.
- Bé gái 2 tháng tuổi: Chiều dài là 57.1 cm, và cân nặng là 5.1 kg.
- Bé gái 3 tháng tuổi: Chiều dài là 59.8 cm, và cân nặng là 5.8 kg.
- Bé gái 4 tháng tuổi: Chiều dài là 62.1 cm, và cân nặng là 6.4 kg.
- Bé gái 5 tháng tuổi: Chiều dài là 64.0 cm, và cân nặng là 6.9 kg.
- Bé gái 6 tháng tuổi: Chiều dài là 65.7 cm, và cân nặng là 7.3 kg.
- Bé gái 7 tháng tuổi: Chiều dài là 67.3 cm, và cân nặng là 7.6 kg.
- Bé gái 8 tháng tuổi: Chiều dài là 68.7 cm, và cân nặng là 7.9 kg.
- Bé gái 9 tháng tuổi: Chiều dài là 70.1 cm, và cân nặng là 8.2 kg.
- Bé gái 10 tháng tuổi: Chiều dài là 71.5 cm, và cân nặng là 8.5 kg.
- Bé gái 11 tháng tuổi: Chiều dài là 72.8 cm, và cân nặng là 8.7 kg.
- Bé gái 12 tháng tuổi: Chiều dài là 74.0 cm, và cân nặng là 8.9 kg.
1.2 Bảng chỉ số chiều dài cân nặng tiêu chuẩn của bé trai từ 0 – 12 tháng chuẩn WHO
Dựa vào bảng số liệu trên, chỉ số chiều dài (cm) và cân nặng (kg) của bé trai tiêu chuẩn từ 0 – 12 tháng tuổi như sau:
- Bé sơ sinh (dưới 4 tuần tuổi): Chiều dài là 47.9 cm, và cân nặng là 3.3 kg.
- Bé trai 1 tháng tuổi: Chiều dài là 52.7 cm, và cân nặng là 4.5 kg.
- Bé trai 2 tháng tuổi: Chiều dài là 56.4 cm, và cân nặng là 5.6 kg.
- Bé trai 3 tháng tuổi: Chiều dài là 59.3 cm, và cân nặng là 6.4 kg.
- Bé trai 4 tháng tuổi: Chiều dài là 61.7 cm, và cân nặng là 7.0 kg.
- Bé trai 5 tháng tuổi: Chiều dài là 63.7 cm, và cân nặng là 7.5 kg.
- Bé trai 6 tháng tuổi: Chiều dài là 65.4 cm, và cân nặng là 7.9 kg.
- Bé trai 7 tháng tuổi: Chiều dài là 66.9 cm, và cân nặng là 8.3 kg.
- Bé trai 8 tháng tuổi: Chiều dài là 68.3 cm, và cân nặng là 8.6 kg.
- Bé trai 9 tháng tuổi: Chiều dài là 69.6 cm, và cân nặng là 8.9 kg.
- Bé trai 10 tháng tuổi: Chiều dài là 70.9 cm, và cân nặng là 9.2 kg.
- Bé trai 11 tháng tuổi: Chiều dài là 72.1 cm, và cân nặng là 9.4 kg.
- Bé trai 12 tháng tuổi: Chiều dài là 73.3 cm, và cân nặng là 9.6 kg.
[key-takeaways title=”Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ trực tuyến”]
Cha mẹ cũng có thể sử dụng Công cụ Biểu đồ Tăng trưởng của Trẻ để theo dõi sự phát triển của con. Đây là biểu đồ được xây dựng dựa trên các chỉ số lấy từ WHO, chắc chắn sẽ mang lại những thông tin vô cùng hữu ích, uy tín cho cha mẹ!
[/key-takeaways]
2. Hướng dẫn cách đo cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh
2.1 Cách đo chiều dài của trẻ sơ sinh tại nhà
Thời điểm thích hợp để đo chiều dài của trẻ sơ sinh theo tháng chính xác nhất là vào buổi sáng.
- Ở độ tuổi từ 0 – 12 tháng khi đo chiều dài trẻ sơ sinh, mẹ có thể đặt bé ở tư thế nằm ngửa.
- Đặt trẻ nằm xuống và kéo căng thước dây từ đỉnh đầu đến cuối gót chân của trẻ. Ghi lại độ dài chính xác đến 0,1 cm.
- Số chiều dài của trẻ sơ sinh khi đo tại nhà có thể sẽ không giống chính xác với số của bác sĩ; nhưng mẹ vẫn sẽ có được một con số gần đúng.
LƯU Ý: Về chiều cao, các bé trai thường sẽ nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên lo lắng quá vì điều này.
2.2 Cách cân bé sơ sinh tại nhà
Với cân nặng trẻ sơ sinh theo tháng, mẹ nên chờ bé đi tiểu hoặc đi “nặng” xong mới cân.
- Đảm bảo mẹ mua cân chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, và cài đặt chỉ số về 0.
- Đặt bé lên bàn cân (cân nhắc không để bé mặc gì trên người); mẹ đặt tay nhẹ nhàng trên ngực bé (không tì đè) để giữ vững.
- Nhìn chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh; ghi chú vào trong quyển sổ nếu mẹ
LƯU Ý: Trường hợp mẹ để bé mặc tã khi cân, mẹ nhớ trừ đi trọng lượng của tã và quần áo (khoảng 200 – 400 gram). Hơn nữa, trẻ sơ sinh dưới 4 tuần tuổi có thể khó để cân một cách chính xác. Do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy bé lệch chuẩn mà hãy đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để theo dõi nhé.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh
3.1 Gen di truyền
DNA là yếu tố chính quyết định chiều cao của một người.
Các nhà khoa học đã xác định được hơn 700 gen khác nhau quyết định chiều cao. Một số gen này ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng; và một số khác ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng.
Một số tình trạng di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến chiều cao khi trưởng thành của trẻ; bao gồm hội chứng Down và hội chứng Marfan.
3.2 Giới tính của trẻ
Các bé trai thường có chiều dài (sau này là chiều cao) lớn hơn bé gái. Hơn nữa, trong quá trình phát triển, chiều cao của trẻ em trai cũng có thể tiếp tục phát triển lâu hơn trẻ em gái.
3.3 Vận động thể chất
Hoạt động thể chất rất quan trọng để phát triển chiều dài của trẻ sơ sinh; vì luyện tập và duy trì trạng thái vận động hỗ trợ sức khỏe của xương và các mô cơ.
3.4 Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển chiều dài trẻ sơ sinh; đặc biệt là khi bước vào tuổi dậy thì. Trong giấc ngủ sâu, cơ thể giải phóng các hormone cần thiết để phát triển. Do đó, ngủ đủ giấc có thể cho phép tăng trưởng tối ưu.
3.5 Môi trường sống của bé
Điều kiện sống khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài trung bình của trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy trẻ sống trong điều kiện lý tưởng cao hơn những người từ các nước đang phát triển.
Các quốc gia có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe và nguồn lực kinh tế cần thiết để chống lại các tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như sự phát triển của người dân. Kết quả là nam giới và phụ nữ cao hơn đáng kể so với người đồng trang lứa ở các khu vực phát triển hơn.
3.6 Dinh dưỡng và chế độ ăn uống
Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng. Trẻ thiếu dinh dưỡng chưa chắc đã cao lớn bằng trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
Với trẻ tăng không đủ cân nặng: Do ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh dưỡng; ít thức ăn động vật, thiếu dầu mỡ; hoặc trẻ mắc các bệnh lý liên quan đường tiêu hoá gây kém hấp thu.
Hơn nữa, trẻ có thể ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, do đó, mẹ cần cho trẻ ăn thêm. Hoặc mẹ có thể bổ sung sản phẩm hỗ trợ phù hợp cho bé sơ sinh như vitamin D theo liều khuyến cáo và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Nhi.
4. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi
Không chỉ biết chiều dài, cân nặng của trẻ sơ sinh; mẹ chú ý thêm các cột mốc phát triển quan trọng của bé:
- Kỹ năng vận động thô: Bé có khả năng sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể, như chân, tay…
- Kỹ năng vận động tinh: Bé có thể sử dụng các nhóm cơ nhỏ đòi hỏi sự linh hoạt. Chẳng hạn bé có thể cầm, vẽ, mặc quần áo, viết… Kỹ năng này cũng liên quan đến sự phối hợp giữa tay và mắt.
- Ngôn ngữ: Bé có thể nói, sử dụng ngôn ngữ cơ thể; cử chỉ để hiểu và diễn tã cho người khác hiểu.
- Nhận thức: Kỹ năng suy nghĩ, hiểu biết, giải quyết vấn đề, lý luận và ghi nhớ.
- Xã hội: Kết nối và biết cách tạo dựng các mối quan hệ, biết hợp tác và ứng phó với cảm xúc của mọi người xung quanh.
Dựa trên cột mốc chuẩn, mẹ có thể so sánh, tham khảo để có thể sớm nhận ra những bất thường. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Mẹ đừng lo nếu bé chậm hoặc nhanh hơn so với mốc chuẩn.
Hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy bé cưng cân nặng, chiều dài trẻ sơ sinh theo tháng có dấu hiệu bất thường.
5. Cách phát triển tối ưu chiều dài của trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng
5.1 Chế độ dinh dưỡng khoa học
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trẻ em ăn một chế độ ăn uống cân bằng; đa dạng với nhiều trái cây và rau quả. Điều này sẽ đảm bảo rằng bé nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết để phát triển.
Một số nguyên tắc dinh dưỡng mẹ cần chú ý:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên hoàn toàn bú sữa mẹ để đảm bảo phát triển chiều dài, cân nặng theo tiêu chuẩn.
- Các bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn dặm với đa dạng dưỡng chất từ trái cây, rau củ quả, sữa chua và đậu nành.
>> Xem thêm các món cháo giúp trẻ sơ sinh phát triển chiều dài: Cháo ếch; Cháo gà; Cháo bắp; Cháo vịt,…
5.2 Nâng cao sức khỏe của mẹ và bé
Sức khỏe của mẹ tốt cũng ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sữa cho bé. Hơn nữa, bé dưới 6 tháng tuổi sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ. Do đó, mẹ cũng cần phải đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng; tập thể dục thường xuyên; và biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt.
5.3 Đảm bảo tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch
Tiêm phòng sẽ là cách phòng tránh các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều dài và cân nặng của trẻ. Do đó, trong 3 năm đầu đời, mẹ lưu ý theo dõi và đảm bảo bé sẽ tiêm phòng đúng lịch trình và đầy đủ nhé.
>> Xem thêm: Người ta thường tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?
5.4 Cải thiện chất lượng môi trường sống
Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng tạo ra một môi trường sống đảm bảo vệ sinh cho bé; đồng thời, có hàng xóm, cộng đồng chú ý chăm sóc sức khỏe. Như vậy, trẻ sơ sinh sẽ phát triển chiều dài, cân nặng một cách tối ưu nhất.
5.5 Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh thật tốt
Ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài có thể cản trở sự phát triển lành mạnh, gây ra các vấn đề sức khỏe khác; và làm suy giảm khả năng tập trung, học hỏi và tham gia vào cuộc sống của trẻ.
>> Xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
[inline_article id=182362]
Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Mẹ không nên quá lo khi bé có vẻ nhẹ cân hơn so với các bé khác, bởi mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển riêng. Miễn bé vẫn tăng trưởng đều đều cả về cân nặng và chiều cao là được mẹ nhé!
Hơn nữa, theo các chuyên gia, chiều dài của trẻ sơ sinh và cân nặng trẻ sơ sinh chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ nên lưu ý đến các cột mốc phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ.