Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ăn chôm chôm có nóng không? Lợi ích của chôm chôm là gì?

Vậy ăn chôm chôm có nóng không, có nổi mụn không? Hãy xem tác dụng của chôm chôm là gì trước bạn nhé!

1. Ăn chôm chôm có tác dụng gì?

Chôm chôm còn là một loại quả giàu các chất chống oxy hóa và dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, đồng, kali, magiê, mangan, vitamin B3, A, C cũng như vitamin B9. Nhờ vậy, ăn chôm chôm mang lại các lợi ích sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch.
  • Cung cấp và tăng cường năng lượng.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa nhờ có chứa chất xơ.
  • Tăng cường sức khỏe cho xương nhờ có chứa photpho cùng canxi.
  • Phòng ngừa các căn bệnh ung thư nhờ chứa các chất chống oxy hóa.
  • Hỗ trợ giúp làn da khỏe mạnh hơn nhờ chôm chôm chứa vitamin C, B3.
  • Giúp tim khỏe mạnh nhờ khả năng cân bằng lượng cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ giảm cân (giống với quả mận Hà Nội) nhờ chứa hàm lượng chất xơ dinh dưỡng giúp bạn no lâu hơn.
  • Điều trị vấn đề về da đầu và mái tóc như ngứa, bong tróc da đầu, giúp giữ mái tóc đen và ngăn ngừa tình trạng bạc tóc do lão hóa sớm.

Với nhiều công dụng trên thì liệu ăn chôm chôm có nóng không?

2. Ăn chôm chôm có bị nóng không?

Lượng đường trong quả chôm chôm nếu cơ thể tiếp nạp quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nóng trong người. Do đó, loại quả này sẽ không phù hợp cho những người có thể trạng nhiệt, thường hay “bốc hỏa”, vì sẽ khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu và sinh bệnh.

Tuy nhiên, việc ăn chôm chôm có nóng hay không còn tùy vào thể trạng, bệnh lý hoặc số lượng ăn của mỗi người. Ăn chôm chôm dù nóng nhưng chỉ đối với trường hợp ăn quá nhiều. Nếu bạn ăn ở mức vừa phải thì chôm chôm sẽ mang lại nhiều lợi ích như trên.

Trường hợp trong những ngày hè oi bức và bạn sợ nóng, hãy xem thêm 6 cách làm trà táo đỏ thơm ngon và giải nhiệt

Ngoài ra, những người dưới đây không nên ăn chôm chôm:

  • Người béo phì.
  • Người bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Người mắc bệnh tiểu đường.
  • Người nóng trong, hay “bốc hỏa”.
  • Người bị nhiệt miệng, mụn nhọt, rôm sảy.
  • Người có vấn đề về huyết áp, cholesterol cao.

>> Xem thêm: Mít bao nhiêu calo? Ăn mít có nóng và béo không?

Ăn chôm chôm có nóng không?
Ăn chôm chôm có nóng không? Có nếu bạn ăn quá nhiều.

3. Ăn chôm chôm có nổi mụn không?

Bạn đã biết ăn chôm chôm có nóng không rồi đấy, vậy ăn chôm chôm có nổi mụn không? Vì chôm chôm chứa nhiều đường nên sẽ dễ “sinh” nhiệt cho cơ thể, từ đó kích thích nổi mụn nhọt, rôm sảy. 

Những loại quả nhiều đường như chôm chôm khi ăn vào có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể trở thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu) trên da phát triển và gây nên các bệnh về da như mụn nhọt, rôm sảy.

>> Xem thêm: 1 ly trà sữa trân châu bao nhiêu calo?

4. Ăn chôm chôm như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • Trung bình người trưởng thành 1 ngày ăn khoảng 300 gr trái cây, và ăn đa dạng.
  • Nếu muốn ăn ít hơn vì sợ nóng, nổi mụn, bạn có thể ăn salad trước rồi mới ăn chôm chôm sau.
  • Nếu muốn lựa quả chôm chôm tươi, bạn có thể dựa trên màu sắc gai của nó. Gai chôm chôm càng đỏ thì quả sẽ càng chín ngọt.
  • Nên bỏ vỏ trước khi ăn chôm chôm. Để bóc vỏ chôm chôm, bạn dùng dao rạch phần giữa của lớp vỏ bên ngoài, sau đó lấy phần ruột để ăn.

[inline_article id=307824]

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc Ăn chôm chôm có nóng không, có nổi mụn không của bạn. Ăn chôm chôm sẽ không nóng, không nổi mụn nếu bạn ăn đúng cách và ăn có chừng mực nhé!