Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tác dụng của nước gừng với thai kỳ: Cần cẩn thận hơn khi dùng

Nhiều bà mẹ rỉ tai nhau rằng, gừng và đặc biệt là trà gừng có tác dụng “đánh bay” cơn ốm nghén trong thai kỳ. Chính vì vậy mà không ít mẹ bầu đã sử dụng loại trà này với mục đích để giảm cảm giác buồn nôn. Vậy bà bầu uống nước gừng được không? Nếu sử dụng không hợp lý, tác dụng của trà gừng lại có thể gây hại cho bạn đấy!

Thực tế là có rất nhiều thay đổi diễn ra khi bạn mang thai. Lúc này, sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến hàng rào miễn dịch suy yếu hơn. Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe.

Thật may mắn vì thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta món quà là gừng. Nó không chỉ là loại gia vị tuyệt vời mà còn đem lại vô vàn những lợi ích sức khỏe khác nhau.

Thế nhưng chuyện không đơn giản là chỉ việc sử dụng gừng mà không quan tâm đến cách thứ sử dụng, liều lượng… Trong quá trình mang thai, chế độ dinh duỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Đó là lý do vì sao chúng ta cần hiểu hơn về tác dụng của trà gừng, cũng như cách để sử dụng để thu được hiệu quả và an toàn nhất.

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu uống nước gừng được không?

bà bầu uống nước gừng được không

Đã từ lâu, gừng được sử dụng như vị thuốc tự nhiên để giải quyết nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, đây cũng còn là gia vị quen thuộc hầu như luôn có mặt trong gian bếp của mỗi gia đình.

Quay lại với thắc mắc bà bầu uống nước gừng được không, câu trả lời rằng mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng trà gừng trong thai kỳ. Tuy nhiên, để nói tác dụng của trà gừng có an toàn không thì điều này còn phụ thuộc vào cách sử dụng.

Theo các khuyến cáo từ các chuyên gia, bà bầu không nên tiêu thụ quá 1g gừng mỗi ngày. Một số trường hợp hiếm gặp phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng với gừng. Có thể nói đây là tình huống duy nhất ngoài việc sử dụng gừng quá liều mà được coi là không an toàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Những tác dụng có lợi của trà gừng với sức khỏe mẹ bầu

Nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc bà bầu uống nước gừng được không. Gừng được xem là loại thảo dược vàng vì khả năng chữa được nhiều bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì việc uống trà gừng sẽ đem đến cho mẹ bầu những lợi ích sau:

1. Bầu uống nước gừng được không? Giúp giảm ốm nghén

Thực tế, gừng có vị ấm, tính nóng nên giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu được ổn định hơn sau mỗi bữa ăn. Ngoài ra, gừng còn là liệu pháp tự nhiên để giải quyết các vấn đề ở đường hô hấp. Gừng đem lại tác dụng làm dịu cổ họng và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng nôn mửa.

Chính vì vậy mà nhiều bác sĩ đã khuyên dùng trà gừng cho các bà bầu bị ốm nghén. Bạn có thể uống trà vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để giúp kiểm soát tốt cơn ốm nghén. Mẹ bầu không nên uống trà vào buổi tối, nhất là thời điểm trước khi đi ngủ để tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống sắt đến tháng thứ mấy thì đủ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh?

2. Trợ tiêu hóa tốt

Tương tự như trên, hầu hết các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng gừng khi mang thai nhờ vào những tác động tích cực của nó trên hệ tiêu hóa.

Chất shogoal trong gừng giúp kích thích tiêu hóa và cải thiện sự hấp thu dưỡng chất. Bên cạnh đó, nó cũng hỗ trợ loại bỏ một số vấn đề tiêu hóa như khó tiêu.

3. Bà bầu uống trà gừng được không? Làm dịu cổ họng

bầu uống nước gừng được không
Có bầu uống nước gừng được không?

Đó là lý do vì sao dân gian hay sử dụng trà gừng để làm giảm đau họng và giúp cải thiện tình trạng nhiễm trùng cổ họng. Tất cả là nhờ vào đặc tính chống viêm mà gừng sở hữu.

4. Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

Bà bầu uống nước gừng được không? Mẹ bầu thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề như cảm cúm, hắt hơi hay sổ mũi. Tất cả những triệu chứng khó chịu trên sẽ không còn nữa nhờ vào tác dụng của trà gừng.

Bởi lẽ, gừng chứa những chất chống oxy hóa giúp có thể mẹ bầu tăng cường sản xuất các kháng thể. Do vậy, nhiều mẹ bầu cảm thấy khỏe hơn sau khi dùng một tách trà gừng. Hơn thế nữa, việc tiêu thụ trà gừng cũng giúp giảm thiểu nguy cơ tim đập nhanh và đột quỵ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu uống sữa tươi không đường có tốt không?

5. Giảm cảm giác lo âu, căng thẳng

Khi mang thai, bạn khó có thể tránh khỏi cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Thật may rằng tác dụng của trà gừng sẽ vực dậy tinh thần của bạn hơn đấy!

Không chỉ chứa những dưỡng chất kích thích hệ thần kinh thư giãn mà hương thơm trong trà còn là liệu pháp tốt để giúp mẹ bầu trút bỏ mọi buồn phiền và thấy phấn chấn hơn.

6. Bà bầu uống nước gừng được không? Kiểm soát đường huyết

Khi sử dụng trà gừng đúng chừng mực, các khoáng chất có lợi trong gừng sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định nhất.

7. Điều hòa cholesterol máu

Trà gừng còn đem đến một tác dụng vô cùng hữu ích với sức khỏe là giúp điều hòa cholesterol máu. Cụ thể gừng giúp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo và ngăn gan tổng hợp cholesterol xấu (LDL). Tác dụng này sẽ được tăng cường khi có sự kết hợp cùng mật ong đấy!

8. Trà gừng cho bà bầu: Giúp thư giãn cơ

thư giãn cơ bắp

Có bầu uống nước gừng được không? Bản chất làm dịu của gừng cũng giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi bị mỏi cơ. Vì vậy việc uống một tách trà gừng trong thai kỳ có thể giúp xương, khớp và cơ thể thư giãn, phục hồi sau những cơn mệt mỏi cực độ.

9. Bà bầu uống trà gừng được không? Ngăn ngừa ung thư

Bầu uống gừng được không? Gừng được biết là một loại thuốc chống viêm mạnh có thể ngăn ngừa sự hình thành các tế bào ung thư. Do vậy, nó có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư buồng trứng và ung thư vú.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu nên ăn quả gì trong 3 tháng đầu để bổ sung vitamin?

10. Cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Bầu uống trà gừng được không? Gừng rất giàu vitamin và các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể của bạn. Nhờ vậy mà nó tạo ra sự cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện đáng kể sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu.

Những mặt hạn chế của việc tiêu thụ trà gừng trong thai kỳ bạn cần biết

Bất kỳ loại thực phẩm nào nếu sử dụng quá mức cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Điều này cũng không ngoại lệ với trà gừng và mẹ bầu có thể sẽ gặp phải những tác động tiêu cực như sau:

1. Gây mất cân bằng dinh dưỡng

Một tác dụng khác của trà gừng mà nhiều chị em cũng có thể sẽ rất rõ chính là giảm cân. Do đó, việc tiêu thụ quá mức lại trà này có thể sẽ khiến mẹ bầu bị sụt cân. Điều này gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng rất nguy hiểm với thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu có nên uống vitamin E không và vì sao?

2. Tương tác với thuốc mê và gây mất máu

Gừng có đặc tính làm loãng máu, vì vậy mà nó có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu gây ra sự mất máu nhiều. Hơn nữa, khi dùng vượt mức khuyến nghị, gừng còn tương tác với thuốc mê và điều này hết sức nguy hiểm nếu mẹ bầu dùng trà gừng trước ca phẫu thuật sinh mổ.

3. Nguy cơ thai nhi bị thiếu dưỡng chất, cân nặng thấp khi sinh

tác dụng phụ của trà gừng

Bầu uống gừng được không? Như đã đề cập ở trên, tác dụng của trà gừng là giúp cân bằng sự hấp thụ dinh dưỡng. Do đó, việc tiêu thụ quá mức cần thiết loại trà này lại có thể là điều bất lợi. Bởi vì cơ thể bạn sẽ gia tăng tốc độ tiêu thụ chất dinh dưỡng, vô tình khiến cho thai nhi hấp thụ được ít dưỡng chất hơn. Điều này làm gia tăng nguy cơ trẻ sinh ra có cân nặng thấp.

4. Sẩy thai

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gừng có thể gây co thắt tử cung dẫn đến sẩy thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Có bầu ăn củ sắn được không? Cách chế biến củ sắn (khoai mì) ra sao?

5. Nguy cơ sinh non

Do tính chất làm loãng máu và thư giãn cơ của gừng, việc sử dụng quá mức có thể dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm do tình trạng tăng co thắt tử cung. Ngoài ra, trà gừng còn là loại thức uống được cho là không tốt cho nội tiết tố giới tính của thai nhi.

Bà bầu uống nước gừng được không? Mẹ bầu uống trà gừng khi mang thai không hẳn là việc không tốt. Tuy nhiên, các bà mẹ tương lai cần chủ động hơn trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Bởi vì bên cạnh những tác dụng có lợi mà trà gừng mang lại, vẫn có những rủi ro nếu bạn tiêu thụ quá mức cho phép. Tốt hơn hết, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

[inline_article id=248051]