Ngưng thở khi ngủ ở trẻ em là một hội chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên tìm hiểu kỹ về hội chứng này để biết cách phòng ngừa cho con nhé.
1. Tổng quan về Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em (OSA) là hiện tượng rối loạn giấc ngủ, trẻ ngừng thở trong thời gian ngắn khi đang ngủ. Hiện này xảy ra khi bé bị tắc nghẽn đường hô hấp. Việc ngừng thở có thể xảy ra nhiều lần trong một đêm, làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Tỷ lệ xảy ra ngừng thở khi ngủ ở trẻ em có tỷ lệ từ 2-5%. Trong đó trẻ từ 2-6 tuổi dễ mắc bệnh nhất.
1.1 Nguyên nhân gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Các cơ ở đầu và cổ giúp giữ cho đường hô hấp của trẻ luôn mở. Khi trẻ chìm vào giấc ngủ, các cơ này có xu hướng giãn ra. Điều đó cho phép các mô gấp lại gần nhau hơn. Nếu đường thở bị tắc nghẽn do một nguyên nhân nào đó trong khi thức, khi trẻ ngủ có thể khiến đường hô hấp đóng lại hoàn toàn. Từ đó gây ra khiến trẻ khó thở thậm chí ngừng thở khi ngủ.
Nguyên nhân cơ bản của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em phổ biến nhất là viêm amidan và u tuyến phì đại. Các tuyến này nằm ở phía sau và hai bên cổ họng. Chúng có thể phát triển quá lớn. Hoặc nhiễm trùng có thể khiến chúng sưng lên. Sau đó, chúng có thể làm tắc nghẽn đường thở trong thời gian ngắn khi ngủ.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ ở trẻ em cũng có thể do:
- Béo phì.
- Có khối u phát triển ở đường thở.
- Tiền sử gia đình từng có người bị ngưng thở khi ngủ.
- Một số hội chứng hoặc dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng Pierre-Robin.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Top 5 siro trị sổ mũi nghẹt mũi cho bé cực an toàn và hiệu quả
1.2 Triệu chứng khi trẻ em ngưng thở khi ngủ
Một số triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em bao gồm:
- Tè dầm
- Thở bằng miệng
- Trằn trọc khi ngủ
- Mộng du vào ban đêm
- Nhức đầu vào buổi sáng
- Tăng động vào ban ngày
- Ngủ nhiều hoặc hay nổi cáu vào ban ngày
- Ngừng thở, thường kéo dài vài giây đến một phút
- Tiếng ngáy to, thở hổn hển hoặc khịt mũi trong khi ngủ
- Việc học tập xảy ra nhiều vấn đề như điểm kém đột xuất, không tập trung
Nếu bé chỉ ngáy mà không kèm các triệu chứng khác, cha mẹ không cần lo lắng vì bản thân ngáy là hiện tượng bình thường.
2. Ảnh hưởng của hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em khi không được điều trị
Đôi khi tình trạng ngưng thở khi ngủ có thể khiến trẻ có ít oxy trong máu hơn bình thường. Điều này là do bệnh có thể khiến không khí và oxy khó lưu thông vào và ra khỏi phổi. Nếu trẻ bị ngưng thở khi ngủ không được điều trị kịp thời, phổi và tim của trẻ có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Chứng ngưng thở khi ngủ mãn tính cũng có thể dẫn đến không thể tăng trưởng và phát triển kém.
Ngoài ra, trẻ ngưng thở không được diều trị đúng cách có thể bị:
- Giấc ngủ bị xáo trộn trong thời gian dài khiến tình trạng mệt mỏi kinh niên vào ban ngày.
- Khó tập trung ở trường học ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Dẫn đến các vấn đề về hành vi bắt chước rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), điển hình như hiếu động thái quá, nổi loạn, bốc đồng.
- Tâm trạng khó chịu.
- Khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên cáu gắt.
- Có thể gây cao huyết áp, làm tăng nguy cơ đột quỵ (hiếm gặp).
3. Chẩn đoán ngưng thở khi ngủ ở trẻ em
Để chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, tiền sử sức khỏe và cách ngủ của trẻ. Bác sĩ sẽ cho trẻ khám sức khỏe. Trẻ cũng có thể được thực hiện một nghiên cứu về giấc ngủ.
Một nghiên cứu về giấc ngủ là cách tốt nhất để chẩn đoán hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ. Nhưng bài kiểm tra có thể khó thực hiện với trẻ nhỏ hơn. Đối với nghiên cứu, trẻ có thể phải ngủ trong một phòng thí nghiệm đặc biệt. Trong khi ngủ, bác sĩ sẽ được kết nối với màn hình kiểm tra:
- Hoạt động trí não
- Hoạt động cơ bắp
- Hoạt động điện của tim
- Lượng không khí đi qua mũi và miệng
- Chuyển động của ngực và thành bụng
- Hàm lượng oxy và thường là carbon dioxide trong máu
Bác sĩ cũng có thể giới thiệu cho trẻ đến một chuyên gia về giấc ngủ để đánh giá thêm. Đôi khi, kiểm tra chứng ngưng thở khi ngủ có thể được thực hiện bằng một thiết bị được đặt tại nhà.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?
5. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em được điều trị theo một trong bốn cách chung, tùy thuộc vào nguyên nhân gây tắc nghẽn. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ amidan phì đại và adenoit (amidan và u tuyến phì đại là nguyên nhân phổ biến nhất của OSA ở trẻ em). Các loại phẫu thuật khác có thể cần thiết ở những trẻ có bất thường về cấu trúc của vùng đầu và cổ. Ví dụ, một bác sĩ nha khoa hoặc phẫu thuật hàm mặt có thể điều chỉnh vị trí của các răng không thẳng hàng hoặc xương hàm nhỏ để tạo ra nhiều khoảng trống hơn trong đường thở.
- Thay đổi lối sống: Giảm cân (thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục) có thể hữu ích trong việc điều trị ngưng thở khi ngủ ở trẻ em thừa cân.
- Thuốc: Thuốc đôi khi có thể hữu ích trong việc giữ cho đường thở thông thoáng hoặc mở đường thở. Ví dụ như fluticasone (Flonase®) và montelukast (Singulair®).
- Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP): CPAP bao gồm việc đeo mặt nạ qua mũi khi ngủ. Mặt nạ được gắn với một máy nhỏ cầm tay để thổi không khí qua đường mũi và vào đường thở. Áp suất không khí do máy tạo ra sẽ giữ cho đường thở của con bạn được mở và cho phép trẻ thở bình thường trong khi ngủ.
>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giúp con dễ chịu tức thì
Tình trạng ngưng thở khi ngủ dễ xảy ra ở trẻ em từ 2-6 tuổi và dễ xảy ra biến chứng. Vì vậy cha mẹ nên chú ý đến giấc ngủ của con và biết cách chữa trị kịp thời để tránh xảy ra điều đáng tiếc.