Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chuyển dạ kéo dài, tất cả những điều mẹ bầu cần biết để phòng tránh

Sau hành trình 9 tháng 10 ngày, cuối cùng cũng tới ngày thiêng liêng mà các mẹ ngóng đợi. Tuy nhiên chuyển dạ kéo dài lại là vật cản lớn đối với các mẹ bầu trước khi gặp được con.

1/ Chuyển dạ bình thường là như thế nào?

Chuyển dạ là quá trình diễn tiến theo thời gian dưới tác động của cơn co tử cung, khiến cổ tử cung bắt đầu giãn nở và vị trí em bé được đưa đến vị trị thuận lợi để chuẩn bị được sinh ra, kết quả cuối cùng là thai nhi và nhau được tống xuất ra ngoài khỏi tử cung người mẹ.

Một quá trình chuyển dạ bình thường trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Xóa mở cổ tử cung

Ở giai đoạn này, dưới tác động của các cơn gò tử cung tăng dần về cường độ và số lượng, cổ tử cung sẽ bắt đầu giãn nở. Cơn gò tử cung xuất hiện tự nhiên không theo ý muốn của các sản phụ. Cơn gò gây đau, điều mà khiến nhiều mẹ bầu khó chịu nhất trong quá trình mang thai và sinh nở. Đây là giai đoạn lâu nhất trong 3 giai đoạn, diễn ra nhiều giờ đồng hồ tùy vào mỗi người. Cho tới khi cổ tử cung mở trọn (khoảng 10cm), số lượng và cường độ các cơn gò tử cung đạt đủ điều kiện, sẽ chuyển tới giai đoạn tiếp theo sổ thai.

Chuyển dạ kéo dài

Giai đoạn 2: Sổ thai

Ở giai đoạn này, em bé từ trong tử cung người mẹ, sẽ đi qua khung chậu và cuối cùng là đẩy ra ngoài. Giai đoạn này diễn ra nhanh hơn giai đoạn đầu. Có sự khác biệt về thời gian sinh giữa sinh con so (sinh con lần đầu) và con rạ (sinh con thứ). Có thể mất từ 30 phút tới 2 tiếng nếu sản phụ sinh con so. Nhưng với con rạ, quá trình này diễn ra nhanh hơn 15 phút đến 1 tiêng đồng hồ.

Giai đoạn 3: Sổ nhau và cầm máu

Sau khi thai nhi được đưa ra ngoài, tử cung người mẹ tiếp tục co bóp để tống xuất nhau thai còn xót lại trong tử cung và ngoài. Giai đoạn này lại được chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Bong nhau, sổ nhau và cuối cùng là cầm máu. Thời gian của giai đoạn này vào khoảng 6 – 30 phút tùy sản phụ. Kết thúc giai đoạn này là mẹ bầu đã vượt cạn thành công.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi-đáp: Dấu hiệu sắp sinh cần đến bệnh viện cùng Ths-Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

2/ Thế nào là chuyển dạ kéo dài, nguyên nhân của chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài là khi quá trình chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ hoặc giai đoạn hoạt động kéo dài trên 12 giờ, vì giai đoạn tiềm thời khó phân định và không rõ ràng nên thường dựa trên giai đoạn hoạt động. Quá trình này sẽ được bác sĩ sản khoa theo dõi trên một biểu đồ gọi là sản đồ. Nếu có dấu hiệu chuyển dạ kéo dài trên sản đồ, cần can thiệp một số biện pháp để quá trình sinh dễ ra thuận lợi.

Nguyên nhân của quá trình chuyển dạ kéo dài:

  • Từ thai nhi: Thai nhi lớn hoặc vòng đầu của thai nhi lớn, thai nhi ở vào vị trí sinh không thuận lợi (sinh ngôi mông, ngôi lưng) …
  • Từ mẹ: Khung chậu của mẹ hẹp, không đủ rộng để thai nhi đi qua, tử cung bất thường bẩm sinh, mẹ có u đường sinh dục, vùng chậu cản trở quá trình sinh …
  • Cơn gò tử cung yếu, không đủ cường độ cũng như số lượng.
Chuyển dạ kéo dài
Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ kéo dài

3/ Hậu quả của chuyển dạ kéo dài

Quá trình chuyển dạ kéo dài gây nên những biến chứng cho cả mẹ và bé.

– Đối với mẹ

  • Tăng tỷ lệ băng huyết sau sinh (mất máu nhiều sau sinh)
  • Vỡ tử cung: Áp lực tử cung trong quá trình chuyển dạ có tắt nghẽn sẽ tăng cao. Trên những sản phụ có tử cung bất thường như đã can thiệp mổ từ lần sinh trước hay bất thường bẩm sinh, áp lực cao có thể khiến vỡ tử cung, một biến chứng rất nguy hiểm.
  • Nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản: Quá trình chuyển dạ kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn vùng sinh dục, vùng da xung quanh xâm nhập, gây nhiễm trùng ối, nhiễm trùng cho sản phụ.

– Chuyển dạ kéo dài ảnh hưởng tới thai nhi

  • Suy thai: Quá trình chuyển dạ diễn ra kéo dài, khả năng dự trữ oxy của thai nhi cạn kiệt. Nồng độ oxy trong máu thai nhi giảm, có thể khiến em bé tử vong.
  • Nhiễm trùng sơ sinh: Tương tự như ở mẹ, các vi khuẩn đường sinh dục có thể xâm nhập vào máu bé khi quá trình chuyển dạ kéo dài gây nên tình trạng nhiễm trùng sơ sinh sớm nguy hiểm tới tính mạng của bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách trị mề đay sau sinh tại nhà và cách phòng tránh hiệu quả mẹ cần biết!

4/ Cách điều trị chuyển dạ kéo dài

Tùy vào tình trạng của mỗi mẹ bầu mà bác sĩ sẽ có cách tiếp cận khác nhau:

– Sử dụng thuốc tăng cơn gò

Thuốc tăng cơn gò (Oxytocin) được dùng trong các trường hợp cơn gò của mẹ bầu không đảm bảo về cường độ và số lượng để đẩy thai nhi ra ngoài. Đây là loại hormone được tổng hợp nhân tạo để gây chuyển dạ, tăng cường và điều chỉnh các cơn co tử cung.

Chuyển dạ kéo dài

– Tia ối, phá ối

Tia ối, phá ối là một thủ thuật mà bác sĩ làm vỡ màng ối của sản phụ bằng tay hoặc bằng dụng cụ. Trong một số trường hợp, phá ối giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để đưa ra quyết định hợp lý nhất cho mẹ bầu.

– Giúp sinh bằng dụng cụ

Trong trường hợp thai nhi đã vào đường dẫn sinh, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc tới các thủ thuật giúp sinh như forceps hay đặt giác hút để hỗ trợ.

– Sinh mổ

Mổ lấy thai là phương pháp được cân nhắc sau khi các biện pháp như tăng cơn gò, phá ối không hiệu quả. Lúc này, sinh thường qua ngả âm đạo không còn là một giải pháp an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, phương pháp cũng có những mặt bất lợi, bác sĩ sẽ là người cân nhắc thật kĩ càng để đưa ra quyết định cho các mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản mẹ bầu có thể áp dụng ngay!

5/ Cách phòng ngừa chuyển dạ kéo dài

Chuyển dạ kéo dài có thể phần nào phòng tránh và dự báo trước được nếu các mẹ tuân thủ các điều kiện dưới đây:

  • Khám thai đều đặn và định kỳ: Việc khám thai đều đặn và định kỳ giúp phát hiện sớm các bất thường như bất thường khung chậu của mẹ, thai lớn, đái thái đường thai kỳ … để phòng tránh việc mẹ bầu phải trải qua một cuộc chuyển dạ kéo dài.
  • Với các mẹ có đái tháo đường thai kỳ, cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và điều trị của bác sĩ. Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân khiến thai to, dẫn tới việc sinh nở trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

[inline_article id=297430]

Qua đây, hi vọng mẹ đã hiểu rõ hơn về chuyển dạ kéo dài cũng như cách phòng tránh. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ nói chung và hiện tượng chuyển dạ giả nói riêng, mời mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chuyển dạ giả là gì?

Muốn biết chuyển dạ giả bao lâu thì sinh bạn cần tìm hiểu chuyển dạ giả là gì. Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks. Theo các chuyên gia, chuyển dạ giả là tình trạng cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện và biến mất nhưng lại không kích thích quá trình sinh em bé. Cơn đau chuyển dạ giả có cường độ đều nhau thay vì diễn ra khá dồn dập như quá trình chuyển dạ thật.

Nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh, khi cảm nhận được những cơn gò sinh lý liền lo lắng, bất an. Thậm chí có nhiều gia đình còn ngay lập tức khăn gói đồ đạc đến bệnh viện để sẵn sàng chuyển dạ nhưng lại phải ra về vì thực chất chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả và cổ tử cung cũng không mở. Chuyển dạ giả thường gắn liền với những cơn gò sinh lý làm mẹ lo lắng và mất bình tĩnh.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Rất nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa 2 cơn đau chuyển dạ thật và giả

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Nhiều người thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh hay chuyển dạ giả có nguy hiểm không để chuẩn bị đến bệnh viện kịp thời. Tuy nhiên, những cơn gò này thực sự không quá đáng sợ nhưng mọi người vẫn nghĩ. Những cơn gò sinh lý Braxton – Hicks sẽ không làm giãn tử cung mà ngược lại sẽ làm cho tử cung săn chắc hơn, thúc đẩy lưu thông máu đến nhau thai, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Càng về giai đoạn cận sinh các cơn co thắt sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Thậm chí các cơn đau sẽ diễn ra ngày một mạnh và dày đặc hơn làm cho các mẹ khó phân biệt được cơn gò chuyển dạ thật – giả.

Chuyển dạ giả có thể bắt đầu vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng hoặc sớm hơn trước khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu. Thực tế là bác sĩ không thể xác định chính xác việc mẹ bầu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Nguyên nhân là bởi các cơn gò chuyển dạ giả chỉ là những cơn gò sinh lý, không phải là dấu hiệu sắp sinh.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì bác sĩ thường khuyên mẹ bầu bình tĩnh, theo dõi thai kỳ với mong muốn em bé sinh càng gần 40 tuần thai (ngày dự sinh) càng tốt. Một điều nữa mẹ bầu cần lưu tâm rằng chuyển dạ giả không phải phải là dấu hiệu sinh mổ hoặc giục sinh.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?

Cách phân biệt chuyển dạ giả (cơn gò Braxton-Hicks) và chuyển dạ thật

Thực tế, cơ thể mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Hơn nữa, càng vào cuối thai kỳ, các cơn co chuyển dạ giả càng nhiều và càng đau. Nên rất khó cho mẹ khi phân biệt là khi nào mình sẽ sinh thật.

Cách tốt nhất là mẹ bầu nên xác định dựa vào tần suất và cường độ của các cơn co cùng những triệu chứng sau.

1. Vị trí của cơn đau để biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Với chuyển dạ giả thì các cơn co chủ yếu xuất hiện ở phần bụng dưới và vùng chậu. Còn khi đau thật, cơn đau không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển.

Co thắt thường sẽ bắt đầu ở phần lưng dưới, lan dần sang phần bụng. Có nhiều mẹ sắp chuyển dạ cơn đau còn lan sang hai bên sườn và cả bắp đùi.

2. Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Tần suất càng nhiều càng gần ngày sinh

Sau khi trải qua quá nhiều cơn co sinh lý không thường xuyên và đến bất chợt thì cơn đau của chuyển dạ thật có thể đến đều đặn, kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại.

3. Mức độ đau khi chuyển dạ giả

Mức độ đau của cơn chuyển dạ giả không làm mẹ quá đau đớn, có thể giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng với chuyển dạ thật thì không, chỉ có đau hơn mà thôi.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Cơn đau chuyển dạ giả không quá mạnh và dồn dập

4. Nhịp điệu cơn đau

Theo nghiên cứu của chuyên gia, các cơn đau của cơn chuyển dạ thật rất đều đặn. Ban đầu có thể cơn đau sẽ xuất hiện 10 phút một lần. Nhưng sau đó cơn đau diễn ra tần suất dày đặc hơn như 2 – 3 lần trong 10 phút.

Thông thường sẽ là 5 cơn co trong khoảng 1 tiếng. Riêng đối với chuyển dạ giả, cơn đau diễn ra thất thường và có thể giảm dần hoặc hết khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Các cơn co chuyển dạ giả diễn ra thất thường, không theo quy luật cụ thể.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

Nguyên nhân gây chuyển dạ giả

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Vị trí của em bé: Bạn có thể dễ gặp tình trạng chuyển dạ giả nếu em bé của bạn ở tư thế ngôi mông. Lý do xuất phát từ việc tử cung cố gắng di chuyển em bé bằng các cơn co thắt trong một khoảng thời gian và sau đó dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Yếu tố thể chất: Khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến những cơn co thắt này.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hoặc những điều khác trong cuộc sống của bạn có thể gây ra chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này có thể liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mang đa thai.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

Cách giảm bớt khó chịu vì chuyển dạ giả

Trên thực tế bạn không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là dấu hiệu bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu bạn hãy thử một vài cách dưới đây:

  • Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.
  • Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.
  • Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.
  • Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Nghỉ ngơi là một cách hạn chế vấn đề cơn chuyển dạ giả

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu bạn không chắc chắn về các dấu hiệu chuyển dạ của mình là chuyển dạ giả hay thật thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Nước ối bị vỡ và rò rỉ liên tục.
  • Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ.
  • Các cơn co thắt đau dữ dội mà bạn không thể chịu được.
  • Sự chuyển động bất thường đáng chú ý của em bé trong bụng.
  • Bất kỳ triệu chứng co thắt chuyển dạ thực sự nào nếu thai chưa được 37 tuần.

Hiện tượng chuyển dạ giả diễn ra thường không phải là lý do đáng lo ngại và không có nghĩa rằng em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Nhưng nếu có lo lắng, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể uống nước, đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ và nhau thai sau sinh sẽ về đâu?

14 đặc điểm kỳ lạ của nhau thai người mẹ

Bạn có biết nhau thai người mẹ sở hữu những đặc tính thú vị này chưa?

1. Ngay từ khi trứng được thụ tinh thì nhau thai cũng hình thành. Lúc này các tế bào được chia làm 2 nhóm: 1 nhóm tế bào sẽ trở thành em bé và 1 nhóm tế bào còn lại sẽ hình thành nên nhau thai.

Chỉ sau vài ngày, nhóm tế bào hình thành nhau thai sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung trong bụng mẹ. Từ đây, “cuộc sống” và chức năng của nhau thai bắt đầu.

Các chất dinh dưỡng và oxy được truyền từ máu của mẹ vào tới bào thai qua nhau thai. Nhau thai còn liên kết với bào thai thông qua dây rốn.

2. Tất cả những hormone trong thai kỳ đều do nhau thai sản xuất. Và khi progesterone (hormone giới tính giúp duy trì thai) cao thì độ ổn định của thai kỳ càng lớn. Sau 9 tháng mang thai, nồng độ hormone progesterone sẽ giảm dần dẫn đến hiện tượng co bóp tử cung, đó là dấu hiệu chuyển dạ sắp đến rồi.

3. Nhau thai người giúp duy trì sự sống của em bé ở trong bụng mẹ vì nó cung cấp oxy cho bé và đào thải carbon dioxide. Không những thế, nhau thai còn có thể lọc nhiều chất độc hại mà mẹ hấp thu vào cơ thể như thuốc men, vi khuẩn.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một lá chắn siêu nhiên vì vẫn có một số chất độc hại có thể xâm nhập gây ảnh hưởng tới thai nhi. Nhau thai không đủ khả năng chống lại virus, bởi thế các virus gây bệnh như rubella vẫn có thể xâm nhập vào bào thai.

4. Tuy chỉ được hình thành từ vài tế bào, nhưng đến khi người mẹ chuyển dạ thì nhau thai có thể nặng tới 1kg và to tương đương một cái đĩa có đường kính khoảng 15-22cm. Bề mặt nhau thai mịn, sáng bóng, có màu đỏ và bề dày khoảng 2-4cm.

nhau thai người
Nhau thai sau khi loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể mẹ vẫn có những tác dụng nhất định

5. Nhau thai người mẹ không chỉ giúp duy trì sự sống của thai nhi trong quá trình mang thai mà nó còn có rất nhiều tác dụng khác như:

  • Sau khi sinh: bác sĩ có thể nhìn nhau thai để nhận biết rất nhiều về tình trạng của bé sơ sinh.
  • Trong khi mang thai: nếu người mẹ bị nghi ngờ có vấn đề về di truyền thì nhau thai được dùng để kiểm tra trong xét nghiệm CVS (xét nghiệm lấy mẫu lông nhung màng đệm).

6. Nội tiết tố của nhau thai giúp ngăn chặn sự rụng trứng của bạn trong quá trình mang thai. Ngoài ra, khi mang thai, chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn hẳn.  Chính nhau thai người mẹ là nơi sản sinh ra các loại hoóc-môn trong thai kỳ.

7. Sau khi mẹ chuyển dạ, bé được sinh ra thì nhau thai cũng bị đẩy ra ngoài. Bởi vậy mà sau khi em bé ra khỏi bụng mẹ rồi, bạn vẫn thấy có thêm một vài cơn co nữa. Đó chính là quá trình co bóp để đẩy nhau thai ra. Quá trình này có thể kéo dài từ 10-20 phút nhưng cũng có thể là 1 tiếng sau khi sinh.

Trong trường hợp nếu bạn không có cơn co thắt để đẩy nhau thai thì bác sĩ sẽ phải xử lý bằng cách tiêm oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Thuốc được tiêm vào bắp đùi của mẹ hoặc tĩnh mạch sau khi sinh con.

8. Một số trạng thái của nhau thai người mẹ

Những vị trí bình thường của nhau thai:

  • Nhau bám mặt trước (ở phía trước thành tử cung).
  • Nhau bám mặt sau (ở phía sau thành tử cung).
  • Nhau bám ở phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám ở bên phải hoặc bên trái tử cung.
  • Nhau thai bám thấp: Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung.  Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai.
  • Nhau thám bám quá chắc: Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung. Nếu mẹ bầu nào có tình trạng nhau thai bám quá chắc thì dễ có nguy cơ sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ hoặc phải phẫu thuật để loại bỏ nhau thai.
  • Nhau thai đứt rời: Nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (ở tuần thứ 20). Việc đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, khiến mẹ bị ra máu và nguy cơ sinh non tăng lên. Trong trường hợp này, hầu hết mẹ bầu đều phải nhập viện để theo dõi.

9. Ở những tháng cuối, thai kỳ có thể gặp tình trạng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu lúc này, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng. Vì vậy, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

10. Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.

11. Thông qua nhau thai, thai nhi có thể “gửi” một phần tế bào phôi thai mang DNA của mình vào cơ thể mẹ. Các nhà khoa học đã tìm thấy sự hiện diện của một số tế bào phôi thai trong máu, xương, da, thận và gan của một số phụ nữ, những người thậm chí đã kết thúc thai kỳ của mình cách đây 20 năm. Các chuyên gia cũng cho rằng, chính những tế bào này sẽ giúp “chữa trị” mỗi khi người mẹ cảm thấy không khỏe. Một số bằng chứng khác cũng cho thấy, các tế bào này cũng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bệnh alzheimer ở người lớn tuổi…

12. Là cơ quan duy nhất được cơ thể sử dụng 1 lần trong giai đoạn thai nghén và không “tái sử dụng”. Thông thường, sau khi sinh khoảng 30-60 phút, tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sót nhau do nhau thai bám sâu, bám vào vết sẹo gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

13. Nghe có vẻ rất kinh dị và dã man, nhưng thực tế, không chỉ động vật ăn hết nhau thai sau sinh, ở một vài nơi trên thế giới, nhiều người xem nhau thai như một “thần dược” tăng cường sức khỏe, dưỡng da và làm đẹp.

14. Nhau thai là cơ quan đặc biệt, và nó thể hiện đặc tính riêng của mỗi cá nhân. Giống như thai nhi, mỗi nhau thai sẽ khác nhau cả về hình dạng, kích thước, vị trí .

Nhau thai người mẹ sau khi sinh sẽ đi về nơi đâu?

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ tìm những mảnh còn thiếu, hình dạng và độ đồng đều của nhau thai người mẹ sau khi quá trình sinh con cơ bản hoàn tất. Họ sẽ xem xét cách dây chèn vào nhau thai và có hay không có vôi hóa.

Các bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm có thực hiện trên nhau thai, bao gồm cả những xét nghiệm xác định bệnh hoặc nhiễm trùng.

Nhau thai người
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh mà còn giúp nhau thai duy trì các chức năng quan trọng

Nhau thai người thường sẽ được xổ ra trong khoảng 30 phút sau khi sinh bằng âm đạo. Đây được gọi là giai đoạn thứ ba của của quá trính sinh con. Khi sinh mổ lấy thai, nhau thai sẽ được bác sĩ cắt bỏ trước khi bắt đầu khâu tử cung.

Về phía người mẹ, nhau thai là mặt gắn vào thành tử cung. Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ kiểm tra cạnh này của nhau thai để đảm bảo rằng nhau thai đã xổ hết và không có phần nào của nhau thai sót lại trong tử cung của bạn. Họ cũng có thể kiểm tra vôi hóa nhau thai.