Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Mụn đầu đen có nên nặn không? Giải pháp nào để loại bỏ loại mụn này?

Có nên nặn mụn đầu đen hay không, hay có cách nào tốt hơn? Loại mụn này tuy không gây hại nhiều nhưng nếu không tìm cách loại bỏ, chúng sẽ gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ bị viêm khi đã quá lâu.

Mụn đầu đen là tình trạng cùng với bã nhờn cùng với chất sừng tích tụ trên da gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên những nhân trứng cá hở có đầu màu đen, nguyên nhân là do quá trình ô-xy hóa. Mụn thường xuất hiện ở vùng mũi và hai bên má vì đây là 2 vùng tiết nhiều bã nhờn.

Vậy mụn đầu đen có nên nặn không?

Mụn đầu đen ở trên da thường khiến bạn cảm thấy khó chịu luôn muốn nặn ra để nó hết nhanh hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyên rằng không nên tự ý nặn mụn đầu đen vì những nguyên do sau:

1. Nặn mụn đầu đen không thể triệt để loại bỏ mụn

Như đã đề cập ở trên, mụn đầu đen là do dầu thừa tiết quá nhiều trên da kết hợp với bụi bẩn từ ngoài môi trường. Do đó, việc nặn mụn không thể giải quyết tình trạng tiết bã nhờn trên da và ngăn vi khuẩn xâm nhập.

mụn đầu đen có nên nặn không 2

2. Nặn mụn đầu đen có thể gây nguy cơ sưng viêm vì thế không nên

Không nên nặn vì mụn đầu đen thuộc về loại mụn trứng cá không viêm nhưng có nhân mụn nằm sâu trong lỗ chân lông. Khi nặn sẽ làm da bị tổn thương đồng thời vi khuẩn từ tay và dụng cụ nặn có thể xâm nhập vào nốt mụn gây nhiễm trùng da, dẫn đến mụn phát triển thành các loại mụn viêm như mụn bọc, mủ khiến cho tình trạng nặng hơn và khó khăn cho việc đều trị.

3. Nặn mụn đầu đen gây tổn thương, nguy cơ nhiễm trùng

Khi nặn mụn, ta tác động lực vào các nốt mụn sẽ khiến các vùng da xung quanh bị tổn thương, thậm chí có thể làm các nốt mụn sưng và chảy máu. Việc này gây ra những tổn thương sâu hơn cho nốt mụn, phá vỡ cấu trúc da ở lớp biểu bì hậu quả là dễ gây ra sẹo thâm.

[inline_article id= 268516]

4. Không nên nặn mụn đầu đen vì làm to lỗ chân lông

Vì nhân mụn nằm rất sâu trong lỗ chân lông nên việc nặn mụn sẽ không thể loại bỏ hết nhân mụn mà ngược lại còn khiến lỗ chân lông dần to. Việc tác dụng lực mạnh làm kéo dãn lỗ chân lông thậm chí là vĩnh viễn.

Nếu bạn còn thắc mắc có nên nặn mụn đầu đen không thì câu trả lời chắc chắn là không. nếu không nặn mụn thì ta nên chăm sóc và điều trị mụn thế nào cho hiệu quả?

Cách chăm sóc da giúp giảm mụn đầu đen

Mụn đầu đen nếu không nên nặn thì có giải pháp nào phù hợp để loại bỏ chúng không?

1. Làm sạch da 2 lần mỗi ngày

mụn đầu đen có nên nặn không 4

Nên rửa mặt để làm sạch da mụn hàng ngày bằng nước ấm kết hợp với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ.

Tẩy trang và rửa mặt mỗi tối. bạn nên sử dụng máy rửa mặt để da được làm sâu từ lỗ chân lông.

Không nên nặn mụn đầu đen cũng như dùng các toner, kem tẩy tế bào chết có tính kiềm mạnh trên vùng da mụn.

>>>Bạn có thể tham khảo: Nên làm gì sau khi nặn mụn: 6 bí quyết cần ghi nhớ để có làn da khỏe đẹp

2. Tìm kiếm những sản phẩm chăm sóc da phù hợp

Hãy tránh xa các loại mỹ phẩm có gốc dầu vì những sản phẩm chăm sóc da gốc dầu không hề phù hợp với người bị mụn đầu đen. 

Nếu tình trạng da bạn là da khô thì nên sử dụng các chất làm mềm da không chứa chất tạo hương hay dầu để tốt nhất cho da.

Không sử dụng các sản phẩm khiến lỗ chân lông dễ bị bít tắc như các loại kem gốc dầu.

Nên kết hợp dùng kem trị mụn hoặc sản phẩm có chứa thành phần AHA, acid salicylic, benzoyl peroxide để việc điều trị mụn đầu đen được hiệu quả hơn.

Cải thiện quy trình chăm sóc da

mụn đầu đen có nên nặn không 1

Tẩy tế bào chết 1 lần/ tuần và đắp mặt nạ 2 lần/ tuần. Quá trình này sẽ giúp cấp ẩm cho da, hạn chế việc tiết dầu nhờn. Bạn nên sử dụng các sản phẩm kem tẩy trang và mặt nạ dành cho da dầu.

Một số cách loại bỏ mụn đầu đen hiệu quả tại nhà bạn có thể tham khảo để giảm loại mụn này.

Như vậy có thể thấy rằng không nên nặn mụn đầu đen. Tuy nhiên có thể giảm mụn bằng sử dụng tẩy tế bào chết hóa học và kết hợp các bước chăm sóc da như trên. Hi vọng các bạn sẽ tìm được phương pháp phù hợp để có làn da mịn màng hơn.