Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Có kinh, tới tháng tập yoga được không? Tập động tác nào?

Nhiều chị em thắc mắc “có kinh tập yoga được không”. Thực tế, tập yoga vào ngày đèn đỏ đem lại khá nhiều lợi ích cho phụ nữ, tuy nhiên có những động tác bạn không nên mạo hiểm.

Yoga bao gồm rất nhiều động tác từ dễ đến khó. Một số động tác đòi hỏi bạn phải đảo ngược cơ thể khiến máu huyết chảy ngược. Do đó việc tập yoga trong kỳ đèn đỏ luôn là một vấn đề gây tranh cãi. Huống chi nhiều chị em vào thời điểm này chỉ muốn nằm trên giường cuộn tròn người như quả bóng cho đỡ đau, trong khi mục đích của yoga lại là kéo căng cơ thể.

1. Có kinh nguyệt tập yoga được không?

Câu trả lời là CÓ. Việc tập yoga vào kỳ kinh nguyệt là lựa chọn của mỗi người; nếu bạn cảm thấy thoải mái với cơ thể mình; tập yoga trong những ngày hành kinh có thể đem lại một số lợi ích.

Lợi ích khi tập yoga trong kỳ kinh nguyệt:

  • Cung cấp oxy: Trong kỳ kinh, bạn có thể bị thiếu oxy đến các cơ tử cung; việc hít thở sâu khi tập yoga sẽ giúp lưu thông oxy đến các cơ. Những động tác kéo giãn trên sàn nhà sẽ giúp duy trì sự cân bằng của cơ thể và giảm đau hiệu quả.
  • Yoga giúp xoa dịu đầu óc: Trọng tâm của yoga là thiền. Việc hít thở sâu và thiền sẽ giúp xua tan cảm giác lo âu và căng thẳng do sự mất cân bằng hormone gây ra.
  • Tập yoga theo nhịp độ yêu thích: Tập yoga là hoạt động cá nhân mà bạn có thể thực hành một mình tại nhà hay trong phòng gym; không có luật, không cần theo tiết tấu; cũng không bó buộc thời gian. Nếu bạn ra kinh nhiều và cảm thấy không thuận tiện thì có thể nằm nghỉ ngơi cho cơn đau qua đi.
có kinh tập yoga được không? Có
Có kinh tập yoga được không? Câu trả lời là CÓ.

2. Các tư thế tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt

Khi đã biết có tập yoga khi bị kinh nguyệt được hay không; bạn cũng cần lưu ý những tư thế yoga tác động tốt lên vùng xương chậu, đùi trong và cột sống; giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Hãy thực hiện các tư thế yoga dưới đây. Đừng nhớ hít thở sâu trong quá trình thực hiện để đưa oxy đến toàn thân nhé.

2.1 Tư thế Cobbler’s Pose (ngồi xếp cánh bướm)

Có kinh tập yoga được không? Được với tư thế ngồi xếp cánh bướm
Có kinh tập yoga Tư thế Xếp Cánh bướm được không? Được bạn nhé!

Vì nửa dưới của cơ thể thường cảm thấy nặng nề trong suốt kỳ kinh; nên các tư thế ngồi là thích hợp nhất. Bạn có thể ngồi nhiều phút như thế này để cơ thể hồi phục.

Tư thế ngồi xếp cánh bướm giúp mở rộng vùng xương chậu. Để thoải mái hơn, bạn có thể đặt một chiếc gối ôm ở trước ngực và gập người lên gối ôm.

2.2 Tư thế Head to Knee Pose (đầu cúi xuống gối)

Tư thế Head to Knee Pose (đầu cúi xuống gối)
Có kinh tập yoga Tư thế Head to Knee Pose được không?

Tư thế này giúp thư giãn gân cốt; giúp mở rộng hông và đùi trong một cách nhẹ nhàng.

Để thực hiện tư thế này, bạn hãy:

  • Duỗi thẳng chân phải, chân trái gập vào đùi trong của chân phải.
  • Hai bàn tay ôm lấy chân phải, dồn trọng tâm vào chân này và cúi người về phía trước.
  • Bạn vươn người hết mức có thể, sau đó bạn trở về tư thế ”ngồi xếp cánh bướm” rồi đổi qua chân trái.

2.3 Tư thế Seated Straddle (ngồi dạng chân)

Tư thế Seated Straddle (ngồi dạng chân)
Có kinh tập yoga tư thế ngồi dạng chân được không?

Bạn ngồi mở rộng hai chân, lưng thẳng thoải mái; bạn có thể kẹp một chiếc gối ôm trước ngực và gập người về phía trước một chút. Tư thế này giúp kéo giãn đùi, cột sống và gân khoeo.

2.4 Tư thế Seated Forward Bend (gập người)

Tư thế Seated Forward Bend (gập người)
Có kinh tập yoga gập người được không?

Bạn duỗi 2 chân thẳng về phía trước, ngồi thẳng lưng rồi sau đó gập người về phía trước. Tư thế này giúp kéo giãn gân khoeo và bắp chân.

2.5 Tư thế Supported Bridge Pose (bắc cầu)

Tư thế Supported Bridge Pose (bắc cầu)
Tư thế Supported Bridge Pose (bắc cầu). Ảnh minh họa

Bạn nằm ngửa, lòng bàn chân đặt lên sàn. Dùng bàn chân nâng hông lên cao, bạn có thể để một cái gối dưới hông để nâng đỡ. Tư thế này giúp giảm đau lưng rất hiệu quả.

2.6 Tư thế Goddess Pose (tư thế nữ thần)

Tư thế Goddess Pose (tư thế nữ thần)
Có kinh tập yoga tư thế nữ thần được không?

Đầu tiên, bạn nằm nghiêng và gập hai đầu gối lại. Sau đó thả lỏng đầu gối sang bên hông. Hai lòng bàn chân chụm lại. Tay dang rộng, bạn có thể đặt một cái gối dưới hông để nâng đỡ cột sống.

Chỉ trong vòng 10 phút với 6 tư thế, có bắt đầu và kết thúc rõ ràng; bạn sẽ cảm thấy vùng thân dưới được thả lỏng hoàn toàn. Tâm trạng cũng bình yên phẳng lặng nhờ thiền định.

3. Những động tác yoga nên tránh trong kỳ kinh nguyệt

Có kinh tập yoga được không còn tùy thuộc vào động tác bạn tập.  Về mặt sinh lý, khi đảo ngược cơ thể, tử cung sẽ bị kéo về phía đầu; làm cho các dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo giãn và gây ra tình trạng trụy tĩnh mạch; tắc nghẽn mạch máu và khiến máu kinh chảy nhiều hơn.

Lúc này, động mạch vẫn tiếp tục bơm máu đến khu vực tử cung; trong khi tĩnh mạch đưa máu khỏi tử cung thì đã bị suy yếu một phần. Hơn nữa, các động tác dưới đây đòi hỏi phải uốn căng lưng, làm gia tăng áp lực lên bụng và xương chậu, khiến bạn thấy khó chịu hơn.

Vì thế chị em trong kỳ kinh không nên tập 6 tư thế này:

3.1 Tư thế Handstand (trồng chuối bằng tay)

Tư thế Handstand (trồng chuối bằng tay)

Đây không phải là tư thế đơn giản, đòi hỏi lực cánh tay và khả năng cân bằng rất lớn.

3.2 Tư thế Headstand (chồng đầu)

Tư thế Headstand (chồng đầu)

Trong tư thế này, lực nâng đỡ sẽ đến từ bàn tay và cánh tay, không phải từ bức tường. Tuy dễ thực hiện hơn động tác trồng cây chuối bằng tay, nhưng tư thế này cũng tuyệt đối nên tránh trong kỳ kinh.

3.3 Tư thế Shoulder stand (đứng bằng vai)

Có kinh tập yoga được không? Không nếu bạn tập tư thế đứng trên vai
Có kinh tập yoga được không? Không nếu bạn tập tư thế đứng trên vai

Tư thế này đòi hỏi lực nâng đỡ từ lưng trên, vai cũng như cánh tay. Một lần nữa, việc đặt thân dưới quá cao là hoàn toàn không thích hợp trong kỳ kinh.

3.4 Tư thế Full Wheel (tư thế bánh xe)

Tư thế Full Wheel (tư thế bánh xe)

Đây là tư thế bắc cầu phiên bản phức tạp hơn, tạo nhiều áp lực lên dây chằng xương chậu, không tốt trong phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.

3.5 Tư thế Boat Pose (tư thế con thuyền)

Có kinh tập yoga được không? Tư thế Boat Pose (tư thế con thuyền)

Đây không phải tư thế đảo ngược, nhưng bạn đang nghiêng xương chậu và tử cung ngược với hướng của ”dòng chảy kinh nguyệt”. Động tác này cũng khiến cơ bụng căng thẳng hơn, không thích hợp trong thời kỳ này.

3.6 Tư thế Plow Pose (tư thế cái cày)

Tư thế Plow Pose (tư thế cái cày)
có kinh tập yoga được không

Một lần nữa, bạn lại nâng cao xương chậu và tử cung của mình, làm gia tăng căng thẳng lên cơ bụng và khu vực xương chậu, không tốt cho kỳ kinh.

Hy vọng rằng các thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi có nên tập yoga trong thời kỳ kinh nguyệt. Yoga có rất nhiều động tác nhẹ nhàng phù hợp với chị em trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm sắt và các loại vitamin từ chuối, dứa, đu đủ, trứng, chocolate, hải sản để tăng cường máu; và giảm các cơn bo bóp tử cung. Nên tránh đồ lạnh và nhiều muối, dầu mỡ bạn nhé.