Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết

Để hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé.

Trường hợp đau bụng dưới phổ biến trong thai kỳ

[quotation title=””]

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai gồm:

  • Thai làm tổ
  • Táo bón
  • Đầy bụng
  • Đau dây chằng tròn
  • Cơn gò Braxton-Hicks
  • Do thai nhi ngày càng phát triển

[/quotation]

1. Thai làm tổ

Đau bụng dưới khi mang thai do thai làm tổ

Sau khi trứng được thụ tinh sẽ diễn ra quá trình phôi thai cấy ghép vào niêm mạc tử cung. Vậy thai làm tổ đau bụng bên nào? Quá trình thai làm tổ sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng ở tử cung. Do đó, khi thai làm tổ bạn sẽ cảm thấy bị đau bụng dưới hoặc xung quanh vùng bụng dưới. 

Thai làm tổ đau bụng bao lâu? Thai làm tổ thường gây ra cảm giác đau bụng dưới âm ỉ, kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.

[key-takeaways title=”Khi bạn bị đau bụng do thai làm tổ thì cần: “]

  • Tắm nước ấm
  • Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi
  • Khi bạn nằm nghỉ thì hãy kê chân lên gối để giúp giảm đau 
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hành một số bài tập thư giãn như thiền, yoga,…

[/key-takeaways]

2. Táo bón

Táo bón

Táo bón là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai khá phổ biến. Tình trạng này là do chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đủ chất xơ, chất lỏng, hoặc bạn gặp tác dụng phụ khi đang dùng thuốc bổ sung sắt và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị táo bón trong thai kỳ thì có thể thử:”]

  • Uống nhiều nước hơn
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày 
  • Thường xuyên tập thể dục hơn
  • Bổ sung thêm chất xơ trong những bữa ăn
  • Trong trường hợp bạn bị táo bón nặng, bác sĩ có thể kê thêm đơn thuốc làm mềm phân để uống.

[/key-takeaways]

Bên cạnh tìm hiểu vấn đề đau bụng dưới khi mang thai do táo bón; bạn có thể tham gia vào cộng đồng của MarryBaby để thảo luận về cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai.

3. Đầy bụng

Đầy bụng hay đầy hơi cũng là lý do dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. Khi mang thai, tình trạng đầy bụng có thể do hormone progesterone tăng cao khiến cơ ruột bị giãn ra. 

Tuy nhiên, nếu gần đến cuối thai kỳ, tử cung giãn rộng do thai nhi ngày càng lớn cũng chèn ép lên các cơ quan trong cơ thể dẫn đến làm chậm quá trình tiêu hóa gây đầy bụng và đau bụng dưới.

[key-takeaways title=”Nếu bạn đang bị đau bụng dưới khi mang thai do đầy bụng thì:”]

  • Nên chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ
  • Kết hợp tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ quá trình tiêu hóa 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây đầy bụng như thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

4. Đau dây chằng tròn

Các dây chằng ở vùng xương chậu có vai trò giữ tử cung ở đúng vị trí. Khi thai nhi ngày càng lớn hơn làm cho các dây chằng này càng giãn ra nên dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai.

Khi vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, đau dây chằng tròn có thể khiến bạn bị đau nhói bụng và khó chịu nếu di chuyển quá nhanh. Điều này là do dây chằng giãn quá nhanh kéo theo các sợi thần kinh giãn theo nên khiến bạn bị đau bụng dưới.

Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do đau dây chằng tròn thường không diễn ra liên tục. Bạn sẽ thường bị đau bụng dưới bên phải khi mang thai hoặc đau ở vùng hông dữ dội trong một thời điểm bất kỳ. Đôi khi, có một số thai phụ còn bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai nữa.

[key-takeaways title=”Nếu bạn bị đau dây chằng tròn thì:”]

  • Hãy cử động thật chậm khi đứng dậy, ngồi xuống, giãn cơ khi tập yoga. 
  • Khi sắp hắt hơi, bạn có thể tập gồng cơ xương chậu để giảm cơn đau nhé.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào?

5. Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Các cơn co thắt Braxton-Hicks

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận rõ các cơn co thắt Braxton-Hicks vào tam cá nguyệt thứ ba. Cơn co thắt Braxton-Hicks còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả hoặc các cơn co thắt khởi động. 

Các cơn co thắt này chuẩn bị cho cơ thể bạn trong quá trình chuyển dạ sinh nở sắp tới.

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn đau bụng dưới do gặp phải các cơn co thắt Braxton-Hicks, thì có thể thử uống nhiều nước hơn và thay đổi tư thế xem có giảm cơn đau không nhé.

[/key-takeaways]

Bạn có thể tìm hiểu thêm vấn đề chuyển dạ giả bao lâu thì sinh cùng với tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do cơn cơ thắt tử cung Braxton-Hicks.

6. Do thai nhi ngày càng phát triển

Khi thai nhi phát triển đến giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bạn có thể cảm thấy đau bàng quang và đau bụng dưới khi mang thai nhiều hơn. Bạn có thể cảm thấy da bụng bị căng ra và chịu nhiều áp lực hơn do trọng lượng thai nhi ngày càng lớn hơn.

[key-takeaways title=”Trong giai đoạn này, bạn có thể:”]

  • Sử dụng đai đỡ bụng bầu để làm giảm bớt sự khó chịu. 
  • Mặc quần legging dành cho bà bầu để thấy thoải mái hơn
  • Dùng gối kê bụng cánh tiên cho bà bầu khi nằm để giảm bớt sự khó chịu trong lúc nghỉ ngơi nhé

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần như thế nào mẹ biết chưa?

Trường hợp đau bụng dưới nguy hiểm khi mang thai

[quotation title=””]

Ngoài những trường hợp trên, đau bụng dưới khi mang thai đôi khi cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Sảy thai
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Chuyển dạ sinh non
  • Có thai ngoài tử cung
  • Bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu bệnh lý

[/quotation]

1. Sảy thai

Sảy thai

Sảy thai tự nhiên là hiện tượng mất thai trước tuần thứ 20 của thai kỳ; thậm chí có nhiều thai phụ bị sảy thai trong tuần đầu thai kỳ mà không biết. Ngoài triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai dữ dội, khi sảy thai còn có các dấu hiệu dưới đây:

  • Buồn nôn
  • Choáng váng
  • Đau lưng từ nhẹ đến nặng
  • Xuất huyết âm đạo từ lốm đốm máu cho đến nhiều máu

[key-takeaways title=””]

Nếu bạn thấy dấu hiệu bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu kèm xuất huyết âm đạo thì phải nhanh chóng đi đến bệnh viện. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đấy nhé!

[/key-takeaways]

2. Tiền sản giật

Tiền sản giật là một bệnh lý biểu hiện bởi tình trạng tăng huyết áp và nước tiểu có protein, nguyên nhân là do tổn thương tế bào nội mô, thường xảy ra sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, tiền sản giật cũng có thể xảy ra sớm hơn trong thai kỳ hoặc thậm chí sau khi sinh.

Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ, béo phì, có thai khi ở tuổi dậy thì hoặc trên 35 tuổi thì có nhiều nguy cơ bị tiền sản giật. Nếu bạn nhận thấy xuất hiện cảm giác đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì nên đến bệnh viện sớm.

  • Thị lực kém
  • Đau đầu dai dẳng
  • Thấy phù nhanh một cách bất thường

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

3. Nhau bong non

Đau bụng dưới khi mang thai do nhau bong non

Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung một phần hoặc hoàn toàn trước khi sinh. Nếu bạn bị nhau bong non thì thai nhi có thể không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bạn bị nhau bong non sẽ cảm thấy bị đau bụng kèm theo tử cung gò cứng liên tục và ra máu khi mang thai. Tuy nhiên, máu có thể bị tắc lại do nhau thai dịch chuyển. Do đó, không phải lúc nào bạn cũng nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng.

Trong trường hợp bạn có các biểu hiện dưới đây thì nên đến bệnh viện:

  • Khó chịu
  • Đau bụng dưới 
  • Đau lưng đột ngột
  • Chảy máu âm đạo

[key-takeaways title=””]

Nhau bong non là một cấp cứu sản khoa, thời gian để cứu thai nhi được tính bằng phút do đó nếu nghi ngờ nhau bong non, thai phụ cần được nhập viện ngay lập tức.

[/key-takeaways]

>> Bạn có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt trước là gì? Cẩm nang kiến thức dành cho mẹ bầu

4. Chuyển dạ sinh non

Sinh non là tình trạng chuyển dạ sớm trước 37 tuần của thai kỳ. Tình trạng này có thể khiến bạn bị đau bụng dưới khi mang thai rất dữ dội. Nguyên nhân dẫn đến chuyển dạ sinh non là do:

[key-takeaways title=””]

Nếu thai nhi sinh trước 23 tuần của thai kỳ sẽ khó sống sót. Nếu bạn có dấu hiệu chuyển dạ sớm thì phải nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời nhé.

[/key-takeaways]

Bạn đã biết cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non chưa? Hãy tìm hiểu thêm về các vấn đề sinh non bên cạnh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai do chuyển dạ sinh non nhé.

5. Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh làm tổ bên ngoài lòng tử cung. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng làm tổ tại vị trí bình thường của phôi. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu thai ngoài tử cung dưới đây thì cần đến bệnh viện ngay:

  • Xuất huyết âm đạo
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Đau bụng dưới khi mang thai kèm đau vai, xương chậu hoặc cổ

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu thai ngoài tử cung tự tiêu và những điều cần biết

6. Dấu hiệu nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lý

Đau bụng dưới khi mang thai còn có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý như:

Những tình trạng trên có thể xuất phát do cơ địa hoặc ảnh hưởng bởi lối sống không lành mạnh. Do đó, để phòng ngừa những tình trạng trên, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn khi mang thai nhé. 

Cách xử lý khi mẹ bầu bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần làm gì?

Không phải tình trạng đau bụng dưới khi mang thai nào cũng nguy hiểm. Tuỳ vào từng trường hợp khác nhau thì sẽ có những cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, để giảm bị đau bụng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ và uống nước đầy đủ
  • Đến bệnh viện ngay nếu thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu bất thường khác.

>> Bạn có thể xem thêm: Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng giữa có phải cảnh báo nguy hiểm? Đừng chủ quan mẹ nhé!

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào nên đi khám bệnh?

Khi bạn nhận thấy đau bụng dưới khi mang thai kèm các dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám bệnh ngay:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Đau khi đi tiểu
  • Bị choáng váng
  • Chảy máu âm đạo
  • Nôn mửa và buồn nôn
  • Tăng tiết dịch âm đạo bất thường

[key-takeaways title=””]

Hầu hết, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi cơn đau bụng kéo dài hoặc dữ dội thì bạn cần đi khám ngay bệnh nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=328165]

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu rất rõ về các trường hợp đau bụng dưới khi mang thai. Tình trạng đau bụng dưới này nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình thì là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu bất thường thì cần đi bệnh viện ngay như chảy máu âm đạo, sốt cao, choáng váng,…

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là trăn trở cả nhiều phụ nữ. Liệu đây có phải dấu hiệu mang thai sớm không? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu sự thật trong bài viết dưới đây nhé.

Đâu là những dấu hiệu mang thai sớm?

Ngay từ tuần đầu tiên sau quan hệ, cơ thể bạn đã có 10 dấu hiệu mang thai sớm như sau:

  • Thân nhiệt tăng lên
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Mất kinh
  • Vú và núm vú có cảm giác căng cứng và hơi đau tức
  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Táo bón
  • Cảm giác nhạt miệng
  • Cảm thấy khó thở
  • Thèm ăn bất thường
  • Nhạy cảm với mùi

Ngoài những dấu hiệu mang thai sớm sau tuần đầu quan hệ, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng mang thai sớm ở những tuần sau đó, chẳng hạn như: xì hơi, ra máuthay đổi dịch âm đạo, mệt mỏi, đau đầu, hụt hơi, khó thở, buồn nôn, tâm trạng thay đổi, thay đổi chế độ ăn, dễ ngất xỉu, táo bón. Thế đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai không? Đáp án là có.

>>Xem thêm: 5 thay đổi trong cơ thể phụ nữ khi mang thai bạn cần biết

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời là có. Có thai đau bụng dưới là đúng, tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đau, căng tức bụng dưới đều cho thấy bạn sắp “lên chức”. Đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe cần được kiểm tra ngay.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai
Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không là thắc mắc chung của nhiều người

Thực hư đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai?

Sau cuộc gặp gỡ định mệnh, nàng trứng được thụ tinh sẽ di chuyển về phía tử cung và bắt đầu làm tổ tại đây. Quá trình này có thể mất từ 7-10 ngày. Bạn có thể sẽ cảm thấy căng tức bụng trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào cơn đau, tức bụng sẽ rất khó xác định chính xác liệu đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai. Bạn cần lưu ý thêm một vài dấu hiệu mang thai phổ biến khác như:

  • Chảy máu cấy ghép: Dấu hiệu này không phổ biến, nhưng ra máu âm đạo là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất. Nguyên nhân là quá trình cấy ghép vào tử cung sẽ làm bong tróc lớp niêm mạc, từ đó làm chảy máu âm đạo.
  • Ngực căng tức: Sau khi trứng thụ tinh làm tổ thành công, cơ thể sẽ tiết hormone báo hiệu. Sự gia tăng hormone đột ngột này sẽ làm bạn cảm thấy ngực căng tức, đau nhức giống giai đoạn trước “đèn đỏ”.
  • Chuột rút: Xuất hiện cùng lúc với tình trạng ra máu âm đạo, do cơ thể đang tìm cách thích nghi với sự hiện diện của em bé.
  • Cảm giác nóng bức khó chịu: Một cơn nóng bất chợp ập đến và kéo dài hơn 30 phút có thể là dấu hiệu thai vào tử cung và làm tổ thành công.

Bên cạnh thắc mắc đau tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai, nếu bạn thấy mình gặp các dấu hiệu trên, khả năng bạn mang thai sẽ rất cao. Lúc này, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra một lần nữa. Nếu que 2 vạch, chúc mừng bạn đã lên chức. Nếu không, căng tức bụng có thể là một dấu hiệu báo động của vấn đề khác.

>>Xem thêm: Que thử thai điện tử có hiệu quả hơn loại truyền thống hay không?

Những nguyên nhân gây căng tức bụng thường gặp

Đau, căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Loại trừ mang thai, bạn có thể bị căng tức bụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chu kỳ kinh nguyệtDù ở độ tuổi nào, bạn cũng có nguy cơ gặp phải một cơn tức bụng dưới do quá trình co bóp tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sỏi thận: Đây là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau nhẹ dưới xương sườn. Trong nhiều trường hợp sỏi di chuyển về phía niệu quản cũng có thể gây đau bụng dưới.
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Không còn là cảm giác căng tức bụng, nếu nhiễm trùng đường tiêu hóa, bạn sẽ cảm thấy cơn đau buốt, nhói ở vùng bụng dưới.
  • Táo bón: Bắt đầu với cảm giác đau tức, sau đó những cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn làm bạn đau bụng dưới bên trái và cả bên phải.
  • Hội chứng kích thích ruột: Là một rối loạn tiêu hóa mãn tính. Cảm giác tức bụng dưới sẽ đi kèm với chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nếu không tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn với những triệu chứng mang thai.
  • Viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường tiểu: Cùng với cảm giác tức bụng, tần suất đi tiểu của bạn cũng nhiều hơn. Đồng thời, mỗi lần đi tiểu sẽ có cảm giác đau rát.
  • Đau dạ dày: Cảm giác đau tức bụng, đau lâm râm, âm ỉ hoặc đau quặn trước hoặc sau khi ăn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng khó chữa trị nhất là đau dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Viêm ruột thừa: Lúc đầu là cảm giác tức phần bụng quanh rốn, sau đó lan dần đến vùng bụng dưới bên phải với cường độ cơn đau tăng dần. Nôn, buồn nôn, sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa… cũng là những triệu chứng bạn cần lưu ý trong trường hợp này.

Một số thắc mắc khác liên quan đến đau bụng có thai

Đau bụng như thế nào là có thai?

Đau và bị tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Câu trả lời đã rõ. Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Đau bụng khi có thai thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng sau:

  • Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên.
  • Vùng bụng dưới căng tức, khó chịu.
  • Các cơn đau bụng âm ỉ, đau lâm râm bụng dưới và xuất hiện với tần suất không nhiều.

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Ngoài thắc mắc đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không, nhiều phụ nữ cũng tò mò đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu? Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi.

Tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không còn tùy thuộc vào những triệu chứng đi kèm. Ngay cả khi tất cả các dấu hiệu cùng xuất hiện, bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn mình có mang thai hay không. Ngoài mang thai, đau tức bụng có thể do nhiều lý do khác nhau, và chỉ có khám bệnh mới giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân cũng như cách điều trị hợp lý nhất.

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về đau, tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai và những thắc mắc liên quan đến đau bụng dưới có thai không. Hy vọng bạn đã có câu trả lời thuyết phục cho bản thân.