Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Làm thế nào để vượt cạn thành công?

Vượt cạn là một từ ngữ dân gian ý chỉ quá trình sinh nở, chuyển dạ tự nhiên của mẹ bầu. Trong bài viết là những gì có thể xảy ra trong lúc vượt cạn. Và những gì mẹ bầu có thể làm để vượt cạn thành công, dễ dàng.

Vượt cạn thành công là gì?

Vượt cạn (chuyển dạ) là quá trình em bé rời khỏi tử cung. Trong thai kỳ đủ tháng; vượt cạn xảy ra khoảng tuần thứ 40 kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng của mẹ bầu.

Đa số các ca vượt cạn diễn ra theo đường âm đạo; nhưng một số trường hợp cần phải can thiệp ngoại khoa. Vượt cạn thành công là khi em bé được sinh ra khỏe mạnh; không có bất kỳ biến chứng nào trong quá trình sinh nở.

Khi mẹ bầu gần đến ngày dự sinh, việc tìm hiểu các dấu hiệu chuyển dạ có thể giúp mẹ bầu chuẩn bị tinh thần và có cuộc vượt cạn thành công.

Vượt cạn thành công là gì
Vượt cạn thành công là mong muốn của mọi mẹ bầu vào cuối thai kỳ

Quá trình vượt cạn diễn ra như thế nào?

Để vượt cạn thành công, mẹ bầu cần trải quá trình chuyển dạ. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn chính bao gồm co thắt, sinh nở và sinh nhau thai.

  • Trong giai đoạn đầu của quá trình vượt cạn, mẹ bầu bắt đầu có những cơn co thắt ngày càng mạnh và thường xuyên. Điều này là do các cơ trong tử cung (dạ con) thắt chặt và thả lỏng nhịp nhàng. Những cơn co thắt này giúp kéo giãn, làm mềm và mở cổ tử cung (lối đi hẹp giữa tử cung và âm đạo để em bé có thể di chuyển vào ống sinh). Các cơn co sẽ tăng dần về cường độ và khoảng cách giữa các cơn ngày càng ngắn.
  • Trong giai đoạn vượt cạn thứ hai: Khi cổ tử cung đã giãn ra hoàn toàn, mẹ bầu sẽ bước vào giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ: rặn đẻ và sinh em bé.
  • Trong giai đoạn thứ ba và cuối cùng của quá trình vượt cạn: Sau khi kết thúc 3 giai đoạn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tầng sinh môn cho mẹ; sẽ khâu lại nếu có cắt hoặc rách trong quá trình rặn đẻ; và mẹ được đưa về phòng hậu sản, da tiếp da cùng em bé.

[inline_article id=57448]

Cách giúp mẹ bầu vượt cạn thành công

MarryBaby gợi ý một số phương pháp để mẹ bầu chuẩn bị và có một quá trình vượt cạn thành công; đón con yêu khỏe mạnh chào đời!

1. Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng

Tập trung vào hơi thở có thể giúp mẹ bầu đánh lạc hướng cơn đau; thư giãn cơ bắp và tâm trí; đồng thời duy trì lượng oxy cần thiết.

Mẹ bầu hãy thực hành các kỹ thuật thở sau để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.

1.1 Kỹ thuật thở bằng bụng

Khi chuyển dạ sớm, hãy thử thở bằng bụng. Khi mẹ bầu hít vào, hãy phồng bụng lên; và khi thở ra, hãy thả lỏng bụng. Dưới đây là các bước cần thiết:

  • Đặt một tay lên bụng ngay dưới xương sườn và tay kia đặt trên ngực.
  • Hít sâu bằng mũi và để bụng phồng lên. Lưu ý, ngực của mẹ bầu chỉ di chuyển nhẹ.
  • Thở ra với đôi môi mím lại giống như mẹ bầu đang huýt sáo. Hãy cảm nhận bàn tay trên bụng di chuyển theo từng nhịp thở; và sử dụng nó để đẩy tất cả không khí ra ngoài.
  • Thực hiện động tác này giữa hoặc trong khi co thắt.
Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng
Hướng dẫn thở để vượt cạn dễ dàng

1.2 Thở hổn hển

Khi các cơn co thắt của mẹ bầu trở nên dữ dội hơn; hãy thở ra nhanh và gấp gáp hơn, khoảng 6 chu kỳ mỗi phút.

  • Khi cơn co thắt bắt đầu, hãy hít thở sâu bằng mũi.
  • Thở ra nhanh 2 hai lần, và sau đó là một lần thở dài hơn.
  • Quá trình hít vào và thở ra này sẽ mất khoảng 10 giây.
  • Lặp lại kiểu thở này cho đến khi cơn co thắt dừng lại.

[inline_article id=180904]

2. Hướng dẫn rặn để vượt cạn thành công

Trong giai đoạn thứ hai của quá trình vượt cạn, mẹ bầu sẽ cảm thấy thôi thúc theo bản năng và không thể kiểm soát để rặn khi trải qua các cơn co thắt. Nhưng mẹ bầu chỉ nên rặn khi cảm thấy không thể kiểm soát được thôi thúc đó.

Hầu hết phụ nữ sẽ sinh trong vòng một giờ sau khi tích cực rặn đẻ với đứa con đầu lòng; và khoảng 30 phút đối với những lần sinh sau (thời gian này tính từ lúc bắt đầu rặn, còn trước đó là cả 1 quá trình dài). Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể kết thúc trong vài phút. Nhưng mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng khi mất nhiều thời gian hơn để rặn đẻ, điều này tuỳ vào tầng sinh môn của mẹ và sự xoay đầu vào đúng thế của con; bác sĩ sẽ luôn ở bên bạn lúc rặn đẻ để đánh giá tình hình.

2.1 Cách rặn kết hợp với thở để vượt cạn thành công

Để rặn đẻ hiệu quả, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

  • Sản phụ sẽ cần nằm đầu cao một góc khoảng 45 độ, mông hơi nâng cao lên. Hai chân đạp vào 2 bàn đỡ và hai tay nắm chặt lấy 2 thành của bàn sinh (hoặc có thể ôm chặt mặt trong đùi để dạng đùi tốt hơn).
  • Khi rặn đẻ, sản phụ cần hít một hơi vào, sau đó rặn mạnh đẩy em bé ra trong từ 5 đến 6 giây. Rồi nhẹ nhàng thở ra và hít vào một hơi khác. Sản phụ không nên nín thở trong thời gian dài vì sẽ khiến mẹ và thai nhi khó nhận đủ oxy. Và khiến quá trình rặn đẻ trở nên kém hiệu quả.
  • Khi sản phụ đang rặn, hãy siết chặt cơ bụng và thả lỏng sàn chậu.
  • Khi đã rặn được đầu em bé ra khỏi âm hộ, sản phụ có thể cần ngừng rặn hoặc thở nhanh hơn. Bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ giúp hướng dẫn sản phụ vượt qua giai đoạn này.
Tư thế rặn đẻ tốt nhất để vượt cạn thành công
Tư thế rặn đẻ tốt nhất để vượt cạn thành công

2.2 Lưu ý về lần rặn đẻ cuối cùng để vượt cạn thành công

Khi đầu của con di chuyển xuống vùng chậu chuẩn bị chào đời, mẹ bầu sẽ cảm thấy một cảm giác đau nhói và thấy có rất nhiều áp lực lên trực tràng (giống như mẹ bầu cần phải đi ngoài.)

Tại thời điểm này, mẹ bầu khoan rặn vội, nên kiên nhẫn hít thở để các cơ vùng chậu và cổ tử cung giãn nở đủ lớn và mềm mại giúp thai ra ngoài dễ hơn. Các bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ khám đánh giá và yêu cầu bạn rặn khi đúng thời điểm.

Làm điều này cũng có thể bảo vệ đáy chậu, các cơ giãn nở tốt thì mẹ bầu sẽ ít phải bị rách hoặc cắt hơn. Tập yoga, mát xa tầng sinh môn khi mang thai cũng có thể làm giảm khả năng bị rách độ 3 và 4 lúc rặn sinh.
Sau cùng, khi em bé đã ra ngoài hoàn toàn, bé có thể được đặt trên ngực của bạn để da kề da. Chúng sẽ sớm có lần bú đầu tiên.

[inline_article id=183864]

3. Hướng dẫn thực hiện phương pháp Lamaze để vượt cạn dễ dàng

Phương pháp Lamaze giúp mẹ bầu sẵn sàng và tự tin trong suốt ca sinh. Đây là một quá trình tự nhiên và lành mạnh, Lamaze bao gồm các bài tập thư giãn và hít thở, có thể giúp giảm cảm giác đau, đồng thời dạy mẹ bầu cách ứng dụng phương pháp xoa bóp hoặc quên đi cơn đau (đánh lạc hướng).

4. Phương pháp thôi miên: Hướng ý thức khỏi cơn đau

Mục tiêu của phương pháp thôi miên hay còn gọi là phương pháp Morgan là hướng dẫn mẹ cách vượt qua cơn đau để vượt cạn dễ dàng. Thực hành phương pháp này thành thạo, mẹ sẽ biết cách tự “thôi miên” bản thân; thoát ly khỏi cảm giác đau đớn để vượt cạn thành công. Rất nhiều bà mẹ chọn sinh mổ vì không nghĩ rằng mình đủ sức vượt qua những cơn đau dữ dội khi chuẩn bị sinh con. Phương pháp Morgan chính là giải pháp tháo gỡ nút thắt tâm lý này.

5. Phương pháp Bradley dành cho các ông bố cùng mẹ vượt cạn thành công

Theo phương pháp Bradley, sinh thường là biện pháp có lợi nhất cho bé. Chính vì vậy, phương pháp này hướng tới mục tiêu giúp mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho ca sinh thường. Phương pháp Bradley cũng nhấn mạnh vào vai trò của ông bố trong quá trình chuyển dạ. Dinh dưỡng, thư giãn, hít thở là 3 tiêu điểm tập trung giúp các mẹ sinh thường dễ dàng hơn.

Phương pháp Bradley dành cho các ông bố
Phương pháp Bradley dành cho các ông bố

Những lưu ý để vượt cạn thành công

Đau đẻ là một trong những điều khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Để có thể vượt cạn dễ dàng hơn; mẹ bầu cần chủ động chuẩn bị cho quá trình này trong lúc mang thai. Mẹ hãy thực hiện những hoạt động sau nhé:

  • Tập thể dục thường xuyên trong quá trình mang thai: Mặc dù mẹ bầu cần phải sửa đổi kế hoạch tập thể dục của mình, nhưng mẹ bầu vẫn nên tiếp tục tập thể dục khi mang thai. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp kiểm soát huyết áp, tâm trạng, cân nặng mà còn có thể giúp mẹ bầu giữ được vóc dáng chuẩn bị cho quá trình vượt cạn thành công.
  • Tham gia một lớp chuẩn bị sinh: Biết được những gì sẽ xảy ra có thể giúp mẹ bầu thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chuyển dạ. Hầu hết các lớp học chuẩn bị sinh bao gồm hướng dẫn về các biện pháp thoải mái trong quá trình chuyển dạ; vì vậy mẹ bầu và chồng có thể thực hành trước khi sự kiện trọng đại diễn ra.
  • Ăn uống đầy đủ và bổ sung vitamin trước khi sinh: Mẹ bầu cần đưa vào cơ thể các chất dinh dưỡng phù hợp để giúp thai nhi phát triển bình thường; và cung cấp năng lượng cho quá trình chuyển dạ.
  • Xem xét vị trí tối ưu của thai nhi: Việc sinh con sẽ dễ dàng hơn khi con ở trong tư thế tối ưu. Nếu em bé của bạn ngôi mông hoặc ngôi ngang; khi thai còn nhỏ mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp nhẹ nhàng để giúp em bé xoay ngôi lại. Tuy nhiên không chắc chắn việc thực hiện sẽ thành công, vì ngôi thai có thể do một số nguyên nhân nào đó.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, mẹ bầu đã sẵn sàng cho quá trình vượt cạn thành công; và đón con yêu chào đời!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh và những điều bà bầu cần biết

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh là thắc mắc của hầu hết mẹ bầu đang trong giai đoạn cuối thai kỳ. Để hiểu rõ hơn về quá trình chuyển dạ nói chung và hiện tượng chuyển dạ giả nói riêng, mời mẹ tìm hiểu bài viết dưới đây.

Chuyển dạ giả là gì?

Muốn biết chuyển dạ giả bao lâu thì sinh bạn cần tìm hiểu chuyển dạ giả là gì. Chuyển dạ giả hay còn được biết đến dưới tên gọi khoa học Braxton – Hicks. Theo các chuyên gia, chuyển dạ giả là tình trạng cơn gò tử cung bắt đầu xuất hiện và biến mất nhưng lại không kích thích quá trình sinh em bé. Cơn đau chuyển dạ giả có cường độ đều nhau thay vì diễn ra khá dồn dập như quá trình chuyển dạ thật.

Nhiều bà mẹ chuẩn bị sinh, khi cảm nhận được những cơn gò sinh lý liền lo lắng, bất an. Thậm chí có nhiều gia đình còn ngay lập tức khăn gói đồ đạc đến bệnh viện để sẵn sàng chuyển dạ nhưng lại phải ra về vì thực chất chỉ là hiện tượng chuyển dạ giả và cổ tử cung cũng không mở. Chuyển dạ giả thường gắn liền với những cơn gò sinh lý làm mẹ lo lắng và mất bình tĩnh.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Rất nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa 2 cơn đau chuyển dạ thật và giả

Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh?

Nhiều người thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh hay chuyển dạ giả có nguy hiểm không để chuẩn bị đến bệnh viện kịp thời. Tuy nhiên, những cơn gò này thực sự không quá đáng sợ nhưng mọi người vẫn nghĩ. Những cơn gò sinh lý Braxton – Hicks sẽ không làm giãn tử cung mà ngược lại sẽ làm cho tử cung săn chắc hơn, thúc đẩy lưu thông máu đến nhau thai, sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thật.

Càng về giai đoạn cận sinh các cơn co thắt sinh lý sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Thậm chí các cơn đau sẽ diễn ra ngày một mạnh và dày đặc hơn làm cho các mẹ khó phân biệt được cơn gò chuyển dạ thật – giả.

Chuyển dạ giả có thể bắt đầu vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng hoặc sớm hơn trước khi quá trình chuyển dạ tích cực bắt đầu. Thực tế là bác sĩ không thể xác định chính xác việc mẹ bầu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Nguyên nhân là bởi các cơn gò chuyển dạ giả chỉ là những cơn gò sinh lý, không phải là dấu hiệu sắp sinh.

Nếu không có vấn đề gì xảy ra thì bác sĩ thường khuyên mẹ bầu bình tĩnh, theo dõi thai kỳ với mong muốn em bé sinh càng gần 40 tuần thai (ngày dự sinh) càng tốt. Một điều nữa mẹ bầu cần lưu tâm rằng chuyển dạ giả không phải phải là dấu hiệu sinh mổ hoặc giục sinh.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Đau bụng chuyển dạ nhưng không ra máu có phải là điều nguy hiểm?

Cách phân biệt chuyển dạ giả (cơn gò Braxton-Hicks) và chuyển dạ thật

Thực tế, cơ thể mỗi mẹ bầu lại khác nhau. Rất khó để có một khoảng thời gian cụ thể cho mẹ bầu có thể xác định được chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Hơn nữa, càng vào cuối thai kỳ, các cơn co chuyển dạ giả càng nhiều và càng đau. Nên rất khó cho mẹ khi phân biệt là khi nào mình sẽ sinh thật.

Cách tốt nhất là mẹ bầu nên xác định dựa vào tần suất và cường độ của các cơn co cùng những triệu chứng sau.

1. Vị trí của cơn đau để biết chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh

Với chuyển dạ giả thì các cơn co chủ yếu xuất hiện ở phần bụng dưới và vùng chậu. Còn khi đau thật, cơn đau không cố định một chỗ mà sẽ di chuyển.

Co thắt thường sẽ bắt đầu ở phần lưng dưới, lan dần sang phần bụng. Có nhiều mẹ sắp chuyển dạ cơn đau còn lan sang hai bên sườn và cả bắp đùi.

2. Chuyển dạ giả bao lâu thì sinh? Tần suất càng nhiều càng gần ngày sinh

Sau khi trải qua quá nhiều cơn co sinh lý không thường xuyên và đến bất chợt thì cơn đau của chuyển dạ thật có thể đến đều đặn, kéo dài và không có dấu hiệu ngừng lại.

3. Mức độ đau khi chuyển dạ giả

Mức độ đau của cơn chuyển dạ giả không làm mẹ quá đau đớn, có thể giảm sau một khoảng thời gian nhất định. Nhưng với chuyển dạ thật thì không, chỉ có đau hơn mà thôi.

chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Cơn đau chuyển dạ giả không quá mạnh và dồn dập

4. Nhịp điệu cơn đau

Theo nghiên cứu của chuyên gia, các cơn đau của cơn chuyển dạ thật rất đều đặn. Ban đầu có thể cơn đau sẽ xuất hiện 10 phút một lần. Nhưng sau đó cơn đau diễn ra tần suất dày đặc hơn như 2 – 3 lần trong 10 phút.

Thông thường sẽ là 5 cơn co trong khoảng 1 tiếng. Riêng đối với chuyển dạ giả, cơn đau diễn ra thất thường và có thể giảm dần hoặc hết khi mẹ di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Các cơn co chuyển dạ giả diễn ra thất thường, không theo quy luật cụ thể.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

Nguyên nhân gây chuyển dạ giả

Sau khi tìm hiểu chuyển dạ giả bao lâu thì sinh, mẹ bầu cũng không nên bỏ qua nguyên nhân gây ra hiện tượng này, chẳng hạn như:

  • Vị trí của em bé: Bạn có thể dễ gặp tình trạng chuyển dạ giả nếu em bé của bạn ở tư thế ngôi mông. Lý do xuất phát từ việc tử cung cố gắng di chuyển em bé bằng các cơn co thắt trong một khoảng thời gian và sau đó dừng lại nếu không hiệu quả.
  • Yếu tố thể chất: Khung chậu không bằng phẳng hoặc bất thường ở tử cung có thể dẫn đến những cơn co thắt này.
  • Cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi: Cảm xúc lo lắng về việc mang thai hoặc những điều khác trong cuộc sống của bạn có thể gây ra chuyển dạ giả.
  • Tiền sử mang thai trước: Điều này có thể liên quan đến cách tử cung thay đổi hoặc giãn ra sau khi mang đa thai.

>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Thai 36 tuần gò nhiều có nguy hiểm đến mẹ và con không?

Cách giảm bớt khó chịu vì chuyển dạ giả

Trên thực tế bạn không cần quá lo lắng vì chuyển dạ giả là dấu hiệu bình thường để cơ thể thích nghi, và sẵn sàng với những cơn chuyển dạ thật. Nếu quá khó chịu bạn hãy thử một vài cách dưới đây:

  • Đi dạo, thay đổi vị trí hoặc đứng dậy và di chuyển sẽ giúp các cơn co thắt chuyển dạ giả dừng lại.
  • Nếu bạn đã hoạt động, hãy ngủ hoặc nghỉ ngơi trong chốc lát.
  • Thư giãn bằng cách tắm nước ấm hoặc nghe nhạc.
  • Massage sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh
Nghỉ ngơi là một cách hạn chế vấn đề cơn chuyển dạ giả

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ

Nếu bạn không chắc chắn về các dấu hiệu chuyển dạ của mình là chuyển dạ giả hay thật thì hãy tới gặp bác sĩ. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức, vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi:

  • Chảy máu âm đạo bất thường.
  • Nước ối bị vỡ và rò rỉ liên tục.
  • Các cơn co thắt mạnh cứ sau 5 phút trong một giờ.
  • Các cơn co thắt đau dữ dội mà bạn không thể chịu được.
  • Sự chuyển động bất thường đáng chú ý của em bé trong bụng.
  • Bất kỳ triệu chứng co thắt chuyển dạ thực sự nào nếu thai chưa được 37 tuần.

Hiện tượng chuyển dạ giả diễn ra thường không phải là lý do đáng lo ngại và không có nghĩa rằng em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm. Nhưng nếu có lo lắng, bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc chuyển dạ giả bao lâu thì sinh. Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể uống nước, đi bộ hoặc tập một vài động tác yoga nhẹ nhàng. Việc nghỉ ngơi đầy đủ trong những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bạn có nhiều sức khỏe hơn để chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Cảnh giác với những cơn gò tử cung tháng cuối thai kỳ

Cùng với hiện tượng thai máy, thỉnh thoảng mẹ sẽ cảm thấy bụng gò lên một cục cứng ngắc, thậm chí có thể làm “méo” bụng. Đặc biệt, càng cuối thai kỳ, những cơn gò khi mang thai càng suất hiện nhiều hơn, và điều này làm nhiều mẹ lo lắng.

Cơn gò tử cung là gì?

Những cơn gò cứng bụng hay còn gọi là cơn gò tử cung thường diễn bắt đầu từ cuối tam cá nguyệt thứ hai đến khoảng tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể xảy ra sớm hơn ngay từ tuần 12 trở đi.

Chỉ kéo dài khoảng 30 giây nhưng một khi xuất hiện, gò tử cung sẽ khiến các cơ bắp của tử cung thắt chặt, thậm chí làm “đông cứng” bụng bầu của bạn. Không có tần xuất nhất định, những cơn gò có thể xuất hiện 1-2 lần trong 60 phút hoặc chỉ  “ló mặt” vài lần 1 ngày hay sẽ “lặn mất tăm” trong cả chu kỳ.

cơn gò tử cung
Luôn có những cơn gò tử cung giả và thật trong những tháng cuối thai kỳ

Chuyển dạ thật giả, nhận biết ra sao?

Không xảy ra với tất cả nhưng rất nhiều mẹ bầu gặp phải những cơn gò sinh lý trong thai kỳ của mình. Cơn gò Braxston Hicks (gò cứng cũng như cuộn lại từ khoảng 30-60 giây) là một số cơn gò dạng tập cho việc sinh nở. Cơn gò này cũng được gọi là biểu hiện sắp sinh giả.

Vì vậy, để tránh những lo lắng không đáng có, bầu tham khảo thêm những đặc điểm nhận dạng sau đây.

Cơn gò chuyển dạ Cơn gò sinh lý (Braxton – Hicks)

– Tần suất cao, xuất hiện nhiều lần và liên tục

– Cường độ mạnh hơn, thậm chí có thể gây đau đớn cho mẹ

– Tăng dần tần suất và cường độ

– Có nhịp điệu riêng

– Không xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất có thể diễn ra 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần/ ngày

– Sẽ dùng lại nếu tư thế thay đổi

– Không kéo dài, thường sẽ ít hơn 1 phút

– Không thể dự đoán và không có nhịp điệu

– Không tăng cường độ

Gò cứng bụng khi mang thai do đâu?

Bụng bầu co cứng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, phần lớn không đáng lo, chẳng hạn như:

  • Sự phát triển của thai nhi: Càng về cuối thai kỳ, thai nhi càng phát triển và tăng dần về chiều dài. Bé phải xoay chuyển nhiều hơn để tìm được tư thế thoải mái trong bụng mẹ, và mỗi lần bé xoay người có thể tạo thành những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ. Đó là nguyên nhân mẹ thấy những cơn gò xuất hiện nhiều hơn từ tam cá nguyệt thứ 2.
  • Táo bón: Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu chất xơ, không bổ sung đủ nước là nguyên nhân dễ làm mẹ bầu bị táo bón. Hệ tiêu hóa làm việc quá tải sẽ gây ảnh hưởng đến tử cung, tạo thành những cơn gò nhất định.

  • Những cơn gò do cảm xúc: Gò cứng bụng có thể xuất hiện khi mẹ vui, buồn hay căng thẳng quá mức, bởi tâm trạng của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tạo tâm lý thoải mái để giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

  • Gò sinh lý Braxston Hicks: Thường xuất hiện từ tuần thai 22, gò sinh lý không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Nếu những cơn gò sinh lý làm mẹ cảm thấy đau, bầu có thể hít thở nhẹ nhàng và thử thay đổi tư thế.

Tuy nhiên, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ, một số trường hợp bà bầu rơi vào tính trạng này cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra.

Cơn gò cứng bụng thường xảy ra lúc nào?

Không có tần suất cố định như thai máy, những cơn gò tử cung có thể xuất hiện 1-2 lần/phút hoặc chỉ xuất hiện 1 lần và “lặn mất tăm. Theo các chuyên gia, những cơn gò cứng bụng có thể xuất hiện từ tuần thai thứ 7. Tuy nhiên, phải đến tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, bà bầu mới nhận biết rõ ràng.

Làm gì khi những cơn gò sinh lý gây đau?

Thai nhi càng lớn, các cơn gò sẽ càng gây nhiều cảm giác, thậm chí có thể khiến bạn bị đau. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ dễ bị nhầm lần với dấu hiệu chuyển dạ thật. Thông thường, với những cơn gò sinh lý, mẹ sẽ cảm thấy đỡ đau hơn theo thời gian.

Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế. Tắm bồn cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.

Cách giúp mẹ bầu giảm cơn gò tử cung khi mang thai

Khi cơ thể xuất hiện cơn gò chuyển dạ hoặc chỉ là gò tử cung khi mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để giảm đau:

  • Nếu là cơn gò Braxton-Hicks mẹ nên tắm bồn nước ấm, tắm vòi hoa sen với nước ấm hoặc dùng một chai nước ấm bọc trong chiếc khăn mềm để chườm nhẹ lên bụng bầu. Để tránh gây hại cho thai nhi, bầu chỉ nên tắm nhanh và đặc biệt lưu ý nhiệt độ nước.
  • Uống một ly nước ấm lúc này sẽ khiến giảm cơn đau hiệu quả
  • Khi cảm thấy đau, bầu có thể thử hít thở chậm và sâu hoặc thử thay đổi tư thế.

Đôi khi, cơn gò tử cung không xuất hiện ngẫu nhiên mà do có sự tác động từ bên ngoài. Những cái xoa chạm ở bụng có thể kích thích tử cung co thắt nhiều hơn. Việc se đầu vú trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến co thắt. Vì vậy, không nên xoa bụng hoặc se đầu vú nếu mang thai vào những tuần nhạy cảm, có thể ảnh hưởng thai nhi, dễ có nguy cơ sinh non.

Cơn gò tử cung sinh non

Cứ 10 phút là lại có một cơn gò tử cung, không giảm dần ngay cả khi bạn thay đổi vị trí, tư thế. Đây là dấu hiệu của cơn gò tử cung sinh con sớm, sinh non.

Cơn gò tử cung-cơn đau chuyển dạ sắp sinh

Trong những tháng cuối thai kỳ, cơn gò tử cung có thể là dấu hiệu của quá trình chuyển dạ, cho thấy bé cưng đã sẵn sàng để chào đời. Khác với những cơn gò sinh lý, gò chuyển dạ xuất hiện theo tần suất và có cường độ mạnh hơn và nhịp nhàng cứ mỗi 10-20 phút, bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Triệu chứng sắp sinh con có thể là:

  • Tần suất cao, xuất hiện nhiều lần và liên tục.
  • Cường độ mạnh hơn, thậm chí có thể gây đau đớn cho mẹ.
  • Tăng dần tần suất và cường độ.
  • Có nhịp điệu riêng.