Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Sa tử cung khi mang thai: Làm sao để chăm sóc em bé phát triển?

Theo y khoa, tình trạng này được gọi là sa tử cung khi mang thai. Đây là tình trạng rất hiếm khi xảy ra trong thai kỳ nhưng nếu có thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Thông thường sa tu cung gặp ở những phụ nữ lớn tuổi đã sinh con nhiều lần. Vậy nguyên nhân của tình trạng xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai là gì và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.

Sa tử cung khi mang thai là gì?

Tử cung của người phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và được các dây chằng níu, nằm sâu bên trong khung xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ phát triển thành thai nhi và được nuôi dưỡng trong suốt quá trình thai kỳ.

Theo chia sẻ của National Center for Biotechnology Information (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Hoa Kỳ – NCBI); sa tử cung (uterine prolapse) là tình trạng các cơ và mô xung quanh tử cung trở nên yếu đi. Điều này làm cho tử cung bị chùng xuống hoặc sa xuống âm đạo.

Tuy nhiên, tình trạng sa tử cung khi mang thai lại là một trường hợp rất hiếm khi gặp trong thai kỳ. Nhưng tình trạng này lại mang đến nhiều nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

>> Bạn có thể xem thêm: Chiều dài cổ tử cung theo tuần thai thay đổi nguy hiểm thế nào?

[key-takeaways title=”Có 2 dạng sa tử cung bạn nên biết:”]

  • Sa tử cung bán phần: Trường hợp này xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.
  • Sa tử cung toàn phần: Trường hợp này xảy ra khi tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.

[/key-takeaways]

Các giai đoạn sa tử cung là gì?

Tình trạng sa tử cung nói chung sẽ diễn ra theo các giai đoạn khác nhau, thường bao gồm như sau:

  • Giai đoạn I: Cổ tử cung trượt vào phần trên âm đạo
  • Giai đoạn II: Cổ tử cung bắt đầu hạ xuống thấp gần với lỗ âm đạo
  • Giai đoạn III: Cổ tử cung trượt ra ngoài âm đạo
  • Giai đoạn IV: Cổ tử cung hoàn toàn sa ra ngoài âm đạo.

>> Bạn có thể xem thêm: Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?

Nguyên nhân sa tử cung khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sa tử cung khi mang thai. Dưới đây là những nguyên nhân thường thấy:

1. Nguyên nhân từ quá trình mang thai

sa tử cung khi mang thai do quá trình mang thai

  • Áp lực trong ổ bụng tăng lên.
  • Tăng cân quá mức khi mang thai.
  • Từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó.
  • Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu.
  • Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung.
  • Sinh nhiều lần

2. Nguyên nhân từ bệnh lý

  • Rặn quá sức do táo bón.
  • Một khối u vùng chậu hoặc u xơ.
  • Hội chứng mô liên kết bẩm sinh.
  • Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp.

>> Bạn có thể xem thêm: Gặp hiện tượng cổ tử cung mở nhưng không đau bụng, mẹ cần làm gì?

Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai

Một số dấu hiệu sa tử cung khi mang thai bạn cần nhớ:

  • Gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
  • Cảm giác nặng nề ở đáy bụng.
  • Bị đau nhói ở vùng kín khi mang thai.
  • Có cục thịt lồi ra ở cửa mình khi mang thai.
  • Tăng tiết dịch âm đạo (trong tam cá nguyệt thứ hai).
  • Gặp các vấn đề về tiết niệu như bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu.
  • Có cảm giác ngồi trên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác một thứ gì đó đang rơi ra khỏi âm đạo.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Khi nhận thấy các dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, bạn nên đi đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra âm đạo và tử cung. Trong quá trình kiểm tra vùng xương chậu, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện động tác rặn như thể đang đi vệ sinh.

Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá mức độ của tình trạng và giai đoạn diễn tiến của sa tử cung khi mang thai. Ngoài ra, sức mạnh của cơ xương chậu cũng sẽ được xem xét thông qua khả năng làm cứng các cơ xương chậu nhờ vào hành động đi tiểu.

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm đến em bé không?

Sa tử cung khi mang thai có nguy hiểm đến em bé không?

Sa tử cung khi mang thai là một trường hợp rất hiếm gặp khi bạn đang trong thai kỳ. Nhưng nếu chẳng may rơi vào trường hợp này thì sẽ rất nguy hiểm cho hai mẹ con. Vì cả mẹ và thai nhi có thể gặp các biến chứng sau đây:

  • Sẩy thai
  • Sinh khó
  • Sinh non
  • Loét mô
  • Bí tiểu cấp tính
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Nhiễm trùng cổ tử cung dạng nhẹ
  • Vỡ tử cung gây tử vong cho thai nhi lẫn người mẹ

Ngoài ra, sa tử cung khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến các bộ phận khác của cơ thể dịch chuyển như trực tràng hoặc bàng quang.

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi sảy thai có hiện tượng gì? Chú ý để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Làm sao để chăm sóc em bé phát triển khi bị sa tử cung?

Nếu được chẩn đoán bị sa tử cung khi mang thai nhẹ, bác sĩ có chèn một vòng nâng vào âm đạo. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ tối đa cho các mô bị chảy xệ và sẽ được lấy ra để làm vệ sinh định kỳ. Bác sĩ cũng sẽ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn thật chặt chẽ trong suốt thai kỳ. Trường hợp này, bạn có thểsinh thường qua ngả âm đạo nhưng chấp nhận nguy cơ sa tử cung tăng lên.

Các cách ngăn ngừa sa tử cung khi mang thai

Không có một cách phòng ngừa tình trạng sa tử cung triệt để. Tuy nhiên, những cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng này.

  • Không hút thuốc.
  • Ăn nhiều chất xơ.
  • Giảm cân nếu thừa cân.
  • Tránh khiêng vác nặng.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như ho, táo bón…
  • Thực hiện các bài tập Kegel để tăng cường cơ sàn chậu.

[inline_article id=311089]

Như vậy khi bạn thấy xuất hiện cục thịt lồi ra ở cửa mình có thể đó là dấu hiệu sa tử cung. Nếu xuất hiện vấn đề này, bạn hãy sắp xếp thời gian để đi khám bệnh ngay nhé.