Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các tư thế quan hệ trong nhà tắm cho vợ chồng đã… chán yêu trên giường!

các tư thế quan hệ trong phòng tắm
Hình ảnh các tư thế quan hệ trong nhà tắm giúp vợ chồng tìm cảm giác mới!

Các tư thế quan hệ trong nhà tắm không chỉ giúp vợ chồng bạn thoải mái trao cho nhau những cử chỉ âu yếm bên dòng nước mát lạnh mà còn giúp cho “chuyện ấy” thêm hưng phấn ở không gian “yêu” mới lạ.

[inline_article id=147828]

1. Các tư thế quan hệ trong nhà tắm: tư thế đứng gập người

các tư thế quan hệ trong nhà tắm: tư thế đứng gập người

Đây là tư thế tạo kích thích mạnh mẽ vào điểm G và âm vật của nữ giới. Bạn đừng quên dùng tay ôm hông và vuốt ve cơ thể nàng khi “yêu” ở tư thế này nhé.

Cách thực hiện:

  • Với tư thế này, hai bạn đứng thẳng trên sàn, nàng đứng phía trước và quay lưng lại với chàng, để cả hai cùng nhìn về một hướng.
  • Sau đó, nàng gập người xuống, lòng bàn tay áp vào tường hoặc đặt tay lên thành bồn tắm để có điểm tựa, đồng thời đầu gối hơi cong.
  • Tư thế này giúp tạo điều kiện cho “cậu bé” của chàng thâm nhập vào âm đạo dễ dàng và sâu hơn từ phía sau. 

2. Tư thế ngồi trên ghế giúp nàng làm chủ cuộc yêu

tư thế ngồi trên ghế giúp nàng làm chủ cuộc yêu

Nếu ngồi dưới sàn phòng tắm để quan hệ khiến vợ chồng bạn không đạt được khoái cảm, bạn hãy dùng một chiếc ghế tựa chắc chắn để giúp cả hai “đắm chìm” trong cảm xúc thăng hoa.

Cách thực hiện:

  • Trong khi “yêu”, phái mạnh nên đặt ghế áp sát tường để không xê dịch.
  • Chàng ngồi trên ghế, đặt hai chân chạm sàn, sau đó nàng ngồi ổn định trên đùi anh.
  • Trong lúc “thâm nhập”, người nam dùng tay kích thích các bộ phận nhạy cảm của nàng dưới dòng nước chảy từ vòi hoa sen. 
  • Ở từ thế này, nàng sẽ là người chủ động kiểm soát tốc độ nhịp điệu và độ thâm nhập của “cậu bé”. 
  • Sự uyển chuyển dẻo dai của người phụ nữ sẽ giúp cả hai “sướng tận mây xanh” và dễ lên đỉnh hơn khi “yêu”.

3. Các tư thế quan hệ trong nhà tắm không thể thiếu tư thế đứng thẳng người

các tư thế quan hệ trong nhà tắm - tư thế đứng thẳng người

Đây là tư thế an toàn nhất cho các cặp đôi muốn thử trải nghiệm mới lạ trong phòng tắm, đặc biệt là với lần đầu “yêu”, vì bức tường là công cụ hỗ trợ vững chắc giúp hai bạn cân bằng trong khi quan hệ.

Cách thực hiện:

  • Chàng và nàng cùng nhìn về một hướng, trong khi để vòi hoa sen chảy vào người.
  • Nàng sẽ đặt tay lên tường, lưng dưới uốn cong.
  • Trong khi đó, anh từ từ đưa “cậu nhỏ” vào âm đạo từ phía sau.
  • Để chắc chắn và an toàn hơn, anh có thể giữ tay nàng trên tường hoặc ôm hông nàng, đồng thời anh giữ cho đôi chân vững chắc, để không bị mất phương hướng và trượt té.
  • Để tăng thêm mức độ thân mật, hai bạn cũng có thể đứng quay mặt vào nhau trong khi quan hệ để trao cho nhau những hơi thở nồng ấm dưới dòng nước mát lạnh.

4. Tư thế quan hệ ngồi đối mặt giúp hiểu cảm giác đối phương

tư thế quan hệ ngồi đối mặt

Tư thế này không chỉ giúp hai bạn hòa làm một dễ dàng mà còn nhận biết rõ cảm xúc của đối phương để từ đó điều chỉnh nhịp điệu cơ thể phù hợp khi “lâm trận”.

Cách thực hiện:

  • Phái mạnh ngồi dựa tường, gối vuông góc với sàn để giữ thăng bằng.
  • Phái đẹp lúc này sẽ ngồi lên người chàng, đối diện nhau.
  • Sau đó, nàng sẽ kiểm soát hầu hết các chuyển động lên xuống để dương vật ra vào nhịp nhàng.
  • Chàng cũng có thể dùng hai tay đặt lên mông của phái đẹp để giúp cả hai hòa quyện với nhau nhịp nhàng.
  • Đây cũng được xem là một tư thế khá lý tưởng để chàng hôn và mân mê “đôi gò bồng đào” của nàng đấy.

5. Tư thế quan hệ trong nhà tắm: Tư thế cầu hôn

tư thế quan hệ trong nhà tắm: tư thế cầu hôn

Tư thế quan hệ cầu hôn đòi hỏi sự luyện tập và tính chuẩn xác cao. Bạn hãy tận dụng lực từ cánh tay khi bám vào các bức tường để thực hiện tư thế này dễ dàng hơn. Đồng thời, hai bạn cũng cần chuẩn bị một chiếc khăn tắm dày hoặc một tấm thảm để hỗ trợ đầu gối của mình.

Cách thực hiện: 

  • Trải thảm hoặc khăn tắm lên sàn nhà.
  • Hai bạn cùng quỳ gối trên thảm/khăn và tiến sát vào nhau theo hướng mặt đối mặt.
  • Sau đó, chàng sẽ thâm nhập vào âm đạo từ phía trước.
  • Cánh mày râu cũng đừng quên thỏ thẻ vào tai nàng những lời khen ngợi để cuộc yêu tăng thêm phần kích thích. 

6. Tư thế xe cút kít cho những cặp đôi thích cảm giác mạnh

tư thế xe cút kít

Đây là một trong các tư thế quan hệ trong nhà tắm khá thử thách, yêu cầu sự dẻo dai của cả người nam và người nữ. Tuy nhiên, ở vị trí này, dương vật của nam giới có thể thâm nhập sâu vào âm đạo và dễ dàng kích thích điểm G của phụ nữ.  

Cách thực hiện:

  • Nàng đặt hai tay xuống sàn trong khi chàng nâng khung chậu và phần thân dưới của nàng lên.
  • Sau đó, nàng vòng chân qua eo chàng.
  • Khi đã ổn định, chàng từ từ thâm nhập vào âm đạo từ phía sau.
  • Quá trình quan hệ nhịp nhàng cùng dòng nước ấm sẽ đem lại cho hai bạn cảm giác mê mẩn tuyệt vời khó quên.

7. Vũ công ballet: Một trong các tư thế quan hệ trong nhà tắm đầy yêu thương

các tư thế quan hệ trong nhà tắm - tư thế vũ công ballet

Ở tư thế vũ công ballet, hai bạn sẽ nhìn thấy nhau rất rõ. Khi đó hai người có thể trao cho nhau những nụ hôn và những ánh mắt đầy yêu thương. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo sàn phòng tắm khô ráo, không trơn trượt trước khi lâm trận nhé. 

Cách thực hiện:

  • Nàng đứng thẳng đối mặt chàng với một chân làm trụ, chân còn lại vòng qua hông của chàng.
  • Người nam một tay ôm vợ, tay còn lại đỡ chân vợ tạo thành tư thế vững vàng trong lúc “yêu”.
  • Với những cô nàng dẻo dai, bạn có thể để chân lên cao hơn để tạo thuận lợi cho “cậu bé” vào sâu hơn.

[inline_article id=150808]

Các tư thế quan hệ trong nhà tắm an toàn không chỉ giúp cho cuộc yêu của vợ chồng bạn thêm thú vị mà còn giúp cả hai hiểu rõ cảm xúc của nhau hơn. Bạn hãy thêm gia vị cho cuộc yêu của mình để đời sống tình dục luôn viên mãn nhé. 

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Cách chế biến cá mè ngon ai ăn cũng phải tấm tắc khen

cách chế biến cá mè ngon
Cách chế biến cá mè ngon ai ăn cũng phải tấm tắc khen

Tuy cá mè là một món ăn khá phổ biến nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chế biến món cá này sao cho hấp dẫn mà không mất đi chất dinh dưỡng. Bạn hãy cùng tìm hiểu cách chế biến cá mè ngon và những lưu ý khi nấu để làm đa dạng món ăn ngon cho cả gia đình mình nhé.

Cách chế biến cá mè thơm ngon

Dưới đây là 3 cách chế biến cá mè để nấu canh, kho và hấp giúp cả gia đình bạn có những món ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

1. Cá mè nấu canh chua

cá mè nấu canh chua

Canh chua cá mè là một món ăn quen thuộc, có vị chua thanh quyện cùng với mùi vị đặc trưng của cá. Món ăn này rất bổ dưỡng, ngon và không hề bị tanh.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 con cá mè (500g)
  • 3 quả cà chua
  • 3 quả sấu non
  • Rau thì là, rau mùi, rau thơm
  • Muối, nước mắm, tiêu, hạt nêm.

Các bước thực hiện

  • Cá làm sạch, đánh sạch lớp vảy mỏng ở bên ngoài, lấy muối hạt chà xát vào khắp thân cá và bụng cá. Sau đó, bạn cắt cá thành từng khúc dày khoảng 2cm rồi đem ướp với 1 thìa muối nhỏ, 3 thìa nước mắm, 1 ít hạt tiêu, 1 thìa hạt nêm trong khoảng 20 phút cho ngấm gia vị. Khi cá ngấm gia vị, bạn đem cá chiên xơ cho đến khi ngả màu vàng là được.
  • Cà chua rửa sạch, xắt múi, bỏ cuống.
  • Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành với một chút dầu ăn, cho cà chua vào xào đều cho đến khi cà chua chín mềm, nước sánh lại, thì bỏ sấu vào và đổ thêm lượng nước khoảng 2/3 nồi.
  • Nước sôi thì thả cá đã chiên sơ vào, nấu lửa nhỏ khoảng 20 phút thì nêm lại gia vị cho vừa ăn
  • Tắt bếp và cho rau mùi, thì là, hành đã thái nhỏ vào.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món canh chua cá mè rồi đấy. Để món ăn ngon hoàn hảo, bạn nên thưởng thức liền ngay khi vừa nấu xong nhé.

Yêu cầu thành phẩm 

Cá không có mùi tanh, không nát, kết hợp vị chua chua của sấu, quyện với vị thơm của rau mùi. Món này có thể ăn kèm với bún và rau sống.

2. Cách chế biến cá mè kho nghệ

cá mè kho nghệ

Việc kết hợp nghệ trong món ăn sẽ làm cho hương vị thêm độc đáo và màu sắc vàng tuyệt đẹp. Nghệ cũng rất tốt cho sức khỏe, nhất là đối với sắc đẹp của chị em. Dưới đây là cách kho cá mè ngon nhất mà bạn có thể tham khảo để chiêu đãi cả gia đình. 

Nguyên liệu chuẩn bị 

  • 1 con cá mè (500-600g)
  • 1 quả dừa tươi
  • 1 nhánh nghệ to
  • Hành lá, ớt, nước mắm, hạt nêm, đường, dầu ăn.

Các bước thực hiện

  • Nghệ cạo sạch vỏ, giã nhuyễn, dừa lấy cùi thái dọc.
  • Cá sau khi đã làm sạch, khử mùi tanh đem ướp với nghệ giã nhuyễn và cùi dừa đã thái. Sau đó, bạn thêm ít đường, hạt nêm, hành băm, nước mắm, ớt thái nhỏ vào cá và ngâm khoảng 20 phút cho ngấm.
  • Cho cá vào nồi, đổ nước dừa tươi lên, thêm dầu ăn để món cá kho thêm ngậy, bùi.
  • Bật lửa đun cho cá sôi đều lên trong khoảng 5 phút thì bạn tắt bếp. Để nồi cá khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng, bạn tiếp tục bật bếp lên và đun sôi cá lại lần 2 (làm như vậy cá sẽ được ngấm đều gia vị hơn).
  • Sau đó, bạn đổ nước ấm xâm xấp mặt cá (không đổ nước lạnh), tiếp tục đun sôi rồi nếm lại gia vị cho vừa. 
  • Vặn lửa nhỏ lại đun liu riu trên bếp trong khoảng 30 đến 45 phút đến khi nước gần cạn, miếng cá chắc lại và có màu vàng đậm thì tắt bếp. 
  • Bày cá ra đĩa, trang trí rau thơm lên bề mặt để làm tăng mùi thơm cho bữa ăn.

Yêu cầu thành phẩm 

Cá kho vàng ươm đẹp mắt, thịt cá mềm có mùi thơm ngậy, nước dùng không quá mặn. Món ăn này ăn kèm với cơm trong các bữa ăn hàng ngày đảm bảo rất thơm ngon lại bổ dưỡng.

3. Cá mè hấp bia giúp món ăn lạ và ngon

cá mè hấp bia

Đây là một món ăn khá độc đáo với sự kết hợp của cá mè và bia. Vị thơm của bia sẽ át vị tanh của cá để cho ra được một sự kết hợp tuyệt vời.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Cá mè (trên 1kg)
  • Hành củ tươi 300g
  • Cần tây 100g
  • 2 lon bia
  • Gừng, sả, chanh, tỏi, ớt, nghệ
  • Hạt tiêu, muối, đường, nước mắm
  • Rau thì là, xà lách, kinh giới…

Các bước thực hiện

  • Cá để nguyên con, sau khi đã làm sạch dùng dao khứa nhẹ vài đường trên mình cá. Ướp cá với muối, sả, gừng, nghệ đã băm nhỏ (ướp 30 phút).
  • Cà chua rửa sạch bổ múi cau, thì là bỏ rễ, rửa sạch, cần tây rửa sạch, cắt khúc 4-5cm. Hành lá cắt làm 2-3 phần, hành củ đập giập. Sả đập giập, gừng cạo vỏ đem thái sợi.
  • Cho sả, gừng, hành củ đã sơ chế lót xuống đáy nồi để cá không bị sát vào đáy nồi, sau đó cho cá đã ướp lên trên.
  • Đổ bia xâm xấp phần xả bên dưới, không đổ quá nhiều bia và đem hấp 30 phút.
  • Khi cá hấp gần chín thì cho hành lá, thì là, cần tây, cà chua vào hấp thêm 10 phút, sau đó tắt bếp. Đây là cách hấp cá mè ngon vì giúp hương vị cá thơm, không bị nát mà vẫn giữ được độ ngọt đặc trưng của cá.

[inline_article id=89810]

Cách khử mùi tanh cá mè cho mẹ nội trợ tại nhà

Cá mè thường có mùi tanh đặc trưng (tanh hơn các loại cá nước ngọt khác). Vì vậy, khi chế biến cá mè, bạn cần lưu ý làm một số mẹo nhỏ dưới đây để khử mùi tanh cá mè nhé.

Sử dụng chanh và giấm

Chanh và giấm là những loại nguyên liệu rất hữu ích trong việc loại bỏ mùi tanh của cá. Bạn có thể lựa chọn một trong những cách dưới đây để khử mùi tanh của cá:

  • Pha một ít nước lạnh và giấm, cho cá đã làm sạch vào rửa lại, cá sẽ bớt mùi tanh.
  • Pha loãng nước cốt chanh, ngâm cá vào đó vài phút rồi làm sạch cá như bình thường.
  • Sử dụng nước cốt chanh hoặc giấm trắng thoa đều lên mình cá đã làm sạch, sau đó dùng khăn sạch lau khô cũng giúp làm giảm mùi tanh cho cá. 

Rửa cá với nước muối hoặc nước vo gạo

  • Sau khi làm sạch cá, bạn có thể ngâm vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, cá sẽ bớt mùi tanh.
  • Dùng muối hạt chà xát lên cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Sử dụng rượu trắng

Bạn có thể lựa chọn một trong những cách khử mùi tanh của cá mè bằng rượu dưới đây:

  • Cá sau khi làm sạch, ướp với ít rượu trắng pha loãng trong khoảng 2 phút rồi lau khô, sẽ bớt tanh.
  • Khi ướp cá với các loại gia vị, bạn có thể sử dụng một ít rượu trắng, điều này không chỉ làm cá mất mùi tanh mà còn chín mềm và thơm ngon hơn.

[inline_article id=250004]

Cách chế biến cá mè thơm ngon không chỉ giúp bạn thay đổi khẩu vị khi đã ngán các món ăn hàng ngày, mà còn giúp bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cả gia đình sau một ngày mệt mỏi. Để món ăn phát huy hết công dụng, bạn hãy ăn liền sau khi vừa nấu xong nhé.

Nguyễn Kiều Vân

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

Cách hôn chỗ kín của vợ để nàng tăng khoái cảm

Nhiều cánh đàn ông thường thắc mắc cách hôn chỗ kín của vợ như thế nào để nàng cảm thấy đê mê, thoải mái và sẵn sàng cho những khoái cảm dâng trào khi cả hai thâm nhập. Bạn hãy cùng tìm hiểu phụ nữ có thích hôn chỗ kín không và những cách hôn chỗ kín của vợ để nàng yêu bạn nhiều hơn nhé.

Vì sao bạn cần biết cách hôn chỗ kín của vợ, người yêu mình?

Đối với nam giới, việc hôn vùng kín của vợ được xem là kỹ năng giường chiếu không thể thiếu. Biết cách hôn vùng kín sao cho đúng khi quan hệ có thể giúp các cặp đôi tăng khoái cảm trước khi tiến sâu hơn.

Ngoài ra, hôn vùng kín đối phương còn giúp tăng mức độ kết nối giữa hai bạn. Chuyện “yêu” ở vùng kín chỉ diễn ra thoải mái và nhiều cảm xúc khi cả hai cùng tin tưởng lẫn nhau. Khi nam giới nâng niu vùng nhạy cảm, các nàng còn cảm thấy được sự tôn trọng, yêu thương và khao khát chiếm hữu từ đối phương.

>> Bạn có thể tham khảo: Hôn vùng kín có mùi gì? Tại sao đàn ông thích hôn cô bé?

Phụ nữ có thích hôn chỗ kín không?

Theo một nghiên cứu cho thấy, đa phần chị em phụ nữ thích được chồng hôn chỗ kín để họ tăng khoái cảm và dễ lên đỉnh. Không những vậy, phụ nữ còn cảm thấy họ được anh yêu thương, trân trọng và khao khát muốn chiếm hữu.

Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng sẵn sàng quan hệ bằng miệng. Để thỏa mãn bạn đời, phái mạnh nên biết rõ hơn về những cảm xúc của nàng dưới đây:

1. Anh nên nắm bắt tâm lý của nàng trước khi hôn chỗ kín của vợ 

Thông thường, phụ nữ chỉ lên giường khi có tình cảm với đối phương. Lúc này, phái đẹp sẽ luôn mong muốn được anh yêu thương và chiều chuộng. Do đó, nếu bạn và nàng đã gắn bó đủ mật thiết và tin tưởng lẫn nhau, cô ấy sẽ rất hạnh phúc khi được bạn hôn hoặc chạm vào vùng kín.

2. Các nàng muốn chàng hãy nhẹ nhàng khi hôn chỗ kín của vợ

Khác với sự mạnh bạo của đàn ông, phụ nữ thường khá rụt rè, đặc biệt là những nàng lần đầu làm chuyện ấy. Phụ nữ sẽ cảm thấy khá ám ảnh, sợ hãi và choáng ngợp trước những hành động vồ vập của phái mạnh. Do đó, bạn hãy âu yếm vợ một cách nhẹ nhàng và mềm mỏng để nàng cảm thấy yên tâm và thoải mái tận hưởng cuộc yêu. 

3. Anh nên quan tâm vợ sau khi hôn “cô bé”

Sau khi chàng đã khám phá hết chỗ kín của vợ bằng những nụ hôn, có lẽ người vợ nào cũng sẽ cảm thấy kém tự tin về bản thân, đôi lúc trống rỗng. Lúc này, phái nam cần biết thông cảm và ủi an, đồng thời ôm, hôn nàng nồng nhiệt như lúc trước khi yêu để cô ấy yên tâm hơn.

4. Chồng nên hỏi ý kiến của nàng trước khi hôn chỗ kín của vợ

Nhiều nàng thường có cảm giác e dè và ngại ngùng khi lần đầu để chàng hôn “cô bé”. Đặc biệt là khi nàng chưa có sự chuẩn bị chu đáo cho vùng kín của mình.

Lúc này, bạn cần cho cô ấy biết bạn yêu nàng thật lòng và mong muốn một nửa của mình thật hạnh phúc để cô ấy sẵn sàng cho việc “yêu” bằng miệng vào những lần sau. 

Các bước hôn cô bé khiến nàng đê mê

các bước hôn chỗ kín của vợ

Hôn cô bé đúng cách không những giúp nàng tiết dịch nhiều hơn mà còn để chàng dễ dàng hơn khi “lâm trận”. Điều này còn thể hiện tình cảm bền chặt từ hai phía và giúp phái đẹp tăng khoái cảm trong mỗi lần lâm trận. Tuy nhiên, để hôn chỗ kín của vợ đúng cách thì chàng nên làm các bước sau:

  • Bước 1 

hôn vùng kín của vợ

Anh hôn nhẹ nhàng lên cổ nàng và di chuyển từ từ xung quanh khu vực này. Chồng không nên vội vàng tiến xuống vùng kín ngay lúc bắt đầu cuộc yêu vì điều đó sẽ khiến nàng bất ngờ và hoảng sợ. 

  • Bước 2 

Anh nên xoa bóp nhẹ nhàng những điểm nhạy cảm của phụ nữ như cổ, ngực, lòng bàn chân… để kích thích sự ham muốn của nàng trước. Sau đó, trước khi hôn, bạn dần dần khám phá xuống đùi và vùng kín của vợ bằng cách cúi thấp người đồng thời dùng ngón tay lướt nhẹ nhàng từ sóng lưng tới mông.

  • Bước 3

Vùng kín của phụ nữ là nơi cực kỳ nhạy cảm. Mọi tác động đều mang lại cảm giác và được phản xạ nhanh chóng. Do đó, ngay khi tiến tới gần “vùng cấm địa”, bạn hãy phả hơi thở nóng ấm vào “cô bé“, để giúp kích thích sự hưng phấn từ nàng. 

Cuối cùng, bạn di chuyển vào vùng quan trọng nhất để giúp nàng thư giãn. Bạn hãy bắt đầu từ những cái hôn âu yếm, nhẹ nhàng và dần dần thay đổi nhịp điệu. Bạn cần kiểm soát nhịp điệu sao cho cả hai cùng thăng hoa nhé.

  • Bước 4

Hôn vùng kín của vợ

Khi hôn vùng kín thì lưỡi đóng vai trò quan trọng và đây cũng là yếu tố quyết định cảm giác của nàng. Phái mạnh hãy dùng lưỡi quét một đường nhẹ nhàng dọc vùng kín của nàng, chắc chắn nàng sẽ cực kỳ thích thú và cảm thấy hài lòng với những điều bạn đang làm.

  • Bước 5

Trong lúc hôn vùng kín của vợ, bạn hãy dùng những lời có cánh để nói cho cô ấy biết cảm giác đê mê, sung sướng khi bạn chạm vào “cô bé”. Lời khen ngợi là một trong những cách dễ dàng để bạn có thể tạo cảm giác thoải mái cho nàng trong lúc bạn đang tập trung khám phá khu vực vùng kín.

>> Bạn có thể tham khảo: Hôn ngực như thế nào để vợ sướng chồng phê, cuộc yêu thăng hoa?

Hôn chỗ kín có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của vợ chồng không?

hôn chỗ kín có ảnh hưởng gì không

Hôn chỗ kín có nguy hiểm không phụ thuộc vào “cô bé” của vợ, người yêu bạn có sạch và an toàn hay không. Vậy nên, trước khi “yêu”, phụ nữ nên tỉa tót độ rậm rạp của vùng kín, sau đó vệ sinh khu vực này bằng nước khử mùi trước và sau khi lâm trận. Thói quen chăm sóc vùng kín làm hạn chế nguy cơ mắc bệnh lây lan qua đường miệng.

Ngoài ra, nếu vợ đang mắc bệnh ở vùng kín, có mụn rộp, lở loét hay đang ở trong thời kỳ hành kinh thì bạn cần tránh quan hệ bằng đường miệng và quan hệ tình dục.

Những lưu ý khi hôn chỗ kín của vợ 

Để hoạt động hôn chỗ kín của vợ được thoải mái cho cả hai bên thì anh nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Anh nên nhẹ nhàng, tôn trọng cảm giác, sở thích của vợ. Có nhiều người thích thú với quan hệ bằng miệng song vẫn không ít người còn e ngại. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện “yêu” bằng miệng khi bà xã đã sẵn sàng. 
  • Nên dùng môi và lưỡi cho kiểu yêu này. Không nên dùng răng vì có thể gây tổn thương vùng da ở khu vực nhạy cảm. 
  • Chồng có thể mua tặng vợ loại nước khử mùi hoặc nước vệ sinh vùng kín an toàn, dịu nhẹ và uy tín trên thị trường để nàng vệ sinh vùng kín đúng cách. 

Những nụ hôn mãnh liệt chính là cách thể hiện tình yêu rõ ràng mà bạn dành cho người ấy. Tuy nhiên, để cuộc yêu trở nên viên mãn, cánh mày râu không nên gượng ép bà xã của mình phải “yêu” bằng miệng. Bạn hãy để mọi thứ thật tự nhiên, khi tình cảm đủ chín mùi, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những cảm giác mới!

[inline_article id=269900]

Categories
Nấu ăn ngon Gia đình

Bật mí cách chiên trứng cực ngon chuẩn siêu đầu bếp

cách chiên trứng ngon
Cách chiên trứng ngon, ai ăn cũng phải tấm tắc khen!

Trứng là một loại thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều protein xây dựng cơ bắp và các vitamin tốt cho sức khỏe. Để chế biến các món ngon từ trứng, bạn không thể nào bỏ qua món trứng chiên thơm ngon, hấp dẫn. Sau đây là cách chiên trứng ngon chuẩn siêu đầu bếp để cả gia đình bạn cùng thưởng thức.

[inline_article id=252799]

Bật mí cách chiên trứng ngon

Để có cách chiên trứng ngon, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng những nguyên liệu cùng các bước thực hiện dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • 3 quả trứng gà hoặc 2 quả trứng vịt 
  • 2 cây hành lá
  • 5 lá mùi tàu
  • 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 1/2 thìa tiêu
  • 1 ít dầu ăn và bột ngọt

Cách chiên trứng ngon theo từng bước

cách chiên trứng ngon

Bước 1: Đập trứng ra bát sau đó cho gia vị như nước mắm, muối, bột ngọt vào rồi khuấy đều, bạn gia giảm theo khẩu vị gia đình của mình nhé. 

Bước 2: Rửa sạch hành lá và mùi tàu rồi thái nhỏ cho vào bát đựng trứng. Cho thêm 1 ít dầu vào và khuấy đều. Dầu sẽ giúp trứng khi chiên xong không bị khô.

Bước 3: Cho dầu ăn vào chảo, lưu ý không được cho quá nhiều hoặc quá ít dầu. Xoay chảo cho dầu láng đều khắp mặt. Khi dầu vừa sôi, bạn vặn nhỏ lửa rồi từ từ cho trứng vào chiên. Tiếp tục xoay đều chảo để trứng dàn đều khắp mặt.

Bước 4: Sau 2 phút chiên trứng, bạn dùng xẻng chiên nhẹ nhàng lật trứng lại để trứng không bị rách. Còn đối với trứng cuộn, sau khi chiên trứng tầm 1 phút, bạn nhẹ nhàng dùng xẻng gấp trứng lại rồi chiên tiếp hai mặt từ 1-2 phút là xong.

Bí quyết để giúp trứng ngon hơn

bí quyết để chiên trứng ngon

  • Để chiên trứng được mềm và xốp, bạn có thể thêm 1/4 thìa cà phê baking soda vào hỗn hợp trứng rồi đánh tan cho đến khi trứng nổi bọt.
  • Để món trứng khi chiên có mùi hương hấp dẫn hơn, bạn nên thêm từ 3 đến 4 giọt rượu trắng để tăng hương vị. 
  • Bạn thêm 1 ít dầu ăn vào hỗn hợp trứng để trứng chiên xong sẽ bóng bẩy, không bị khô.
  • Món trứng chiên sẽ dinh dưỡng hơn nếu bạn thêm 1 ít nấm thái nhỏ, thịt băm hoặc một ít lạp xưởng, tùy vào khẩu vị mỗi người.
  • Gia vị nêm vào trứng có thể đơn giản là một ít nước mắm hoặc muối, hoặc có thể sáng tạo thêm nước tương, bột ngọt, mayonnaise điều chỉnh theo khẩu vị mỗi người.
  • Cho trứng chiên xong vào một chiếc đĩa bắt mắt vừa vặn với trứng, tô điểm lên là một vài cọng ngò. Món ăn được trình bày đẹp sẽ thêm phần hấp dẫn hơn.

Những lưu ý khi chiên trứng

lưu ý khi chiên trứng

  • Khi đánh trứng nên dùng phới lồng đánh đều và nhẹ cho đến khi trứng nổi bọt để giúp trứng chiên xong sẽ xốp, đẹp hơn.
  • Dùng xẻng để lật trứng sẽ dễ dàng hơn dùng đũa thông thường và giúp trứng không bị rách.
  • Nếu bạn không có chảo chống dính và muốn trứng chiên ra vẫn mềm mượt thì nên cho nhiều dầu ăn. Đợi đến khi dầu nóng già rồi mới vặn nhỏ lửa từ từ và cho trứng vào chiên.
  • Khi cho trứng vào chiên, một ít trứng còn lại sẽ bị dính trên thành bát rất lãng phí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho 1 thìa nhỏ nước vào khi đánh trứng tan. Như vậy trứng sẽ được sử dụng hết khi chiên.
  • Trứng là một loại thức ăn bổ dưỡng tuy nhiên không được lạm dụng quá nhiều. Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên ăn 1-2 quả trong 1 tuần, với người lớn thì có thể dùng 3-4 quả trong 1 tuần.

Yêu cầu của món trứng chiên ngon

yêu cầu của món trứng chiên ngon

Một món trứng chiên ngon sẽ cần đạt được những yêu cầu dưới đây:

  • Màu vàng đều đẹp, không cháy khét, xung quanh viền trứng giòn khi ăn vào
  • Trứng cần mềm và xốp
  • Trứng chiên xong không bị khô mà phải mượt mà, bóng bẩy
  • Trứng chiên phải tỏa ra hương thơm kích thích vị giác mới là món trứng ngon

[inline_article id=214072]

Trứng chiên không chỉ là một món ăn ngon giàu dinh dưỡng, chế biến đơn giản mà còn lại được nhiều người yêu thích. Vào những ngày bận rộn, bạn có thể sử dụng cách chiên trứng ngon này để làm ra một món ăn bổ dưỡng cho gia đình sum tụ bên mâm cơm nồng ấm. 

Anh Thư 

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng cũng đừng quá lo!

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có nên cho bé bú không? Mẹ cần làm gì để cổ họng mau lành và chấm dứt những cơn ho dai dẳng? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé.

Mẹ bị viêm họng sẽ có những triệu chứng nào?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, dẫn đến cổ họng bị đau rát. Dấu hiệu nhận biết viêm họng có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên, nếu các bà mẹ đang cho con bú mắc bệnh thường sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Khô, ngứa, đau rát cổ họng, đau hơn khi nuốt.
  • Ho khan, ho có đờm, cảm giác đau rát cổ họng nhiều hơn khi ho.
  • Sưng đau, nổi hạch dưới cằm, cổ, sưng đỏ amidan.
  • Cảm giác khó chịu, mắc vướng, khó nuốt, giọng khàn khó nói chuyện.
  • Cổ họng nhạy cảm dễ buồn nôn, nôn.
  • Sốt, mệt mỏi, đau đầu, hắt xì, sổ mũi.

>> Mẹ có thể quan tâm Phụ nữ cho con bú có được uống nước dừa không?

Nguyên nhân khiến mẹ cho con bú hay bị viêm họng sổ mũi

mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Mẹ đang cho con bú rất dễ bị đau họng, sổ mũi do:

  • Sau khi sinh xong, hệ miễn dịch đang suy giảm khiến cơ thể mẹ khá yếu ớt, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác sẽ “nhân” cơ hội này tấn công ở các “cửa ngõ” của cơ thể, đặc biệt là họng.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt từ nóng sang lạnh. Vào mùa đông, mùa mưa mẹ thường bị viêm họng nhiều hơn.
  • Do một số số bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như cảm cúm, cảm lạnh… hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như bệnh bạch hầu, ho gà.
  • Do tiếp xúc với một số chất kích thích, dị ứng…

>> Mẹ có thể quan tâm Trẻ 4 tháng lười bú: Mẹ phải làm sao để khắc phục cho con?

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có sao không?

Câu trả lời cho câu hỏi mẹ đang cho con bú bị viêm họng có sao không sẽ phụ thuộc vào loại thuốc chữa viêm họng mẹ đang dùng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của mẹ cho trẻ bú; nhưng cũng có một số loại thuốc phù hợp với mẹ đang cho con bú. Vì thế, mẹ cần cho bác sĩ biết mình đang cho con bú để được cấp loại thuốc uống không ảnh hưởng sữa mẹ

Bé có thể bị lây bệnh của mẹ khi đang bú sữa không? Khi bị viêm họng, mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú vì những mầm bệnh không đi vào sữa mẹ và lây truyền sang bé được. Tuy nhiên, viêm họng là bệnh có khả năng lây lan nhanh từ người này sang người kia qua nước bọt hoặc dịch tiết của mũi bắn ra không khí hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các vật thể và bề mặt có nhiễm mầm bệnh.

Do đó, mẹ có thể lây viêm họng cho con nếu như nói chuyện với bé quá gần, không rửa tay sau khi che miệng ho rồi chạm vào người con hoặc sờ vào núm vú, không vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

>> Mẹ xem thêm Bé bú đêm nhiều phải làm sao để khắc phục?

Thuốc viêm họng cho phụ nữ cho con bú

cách chữa viêm họng khi mẹ đang cho con bú

Mẹ đang cho con bú bị ho, viêm họng uống thuốc gì? Thuốc ho cho phụ nữ cho con bú nào phù hợp, không ảnh hưởng đến bé? Sau đây là cách chữa viêm họng bằng thuốc cho mẹ.

Theo khuyến cáo, mẹ đang cho con bú bị viêm họng không nên uống các loại thuốc tây, thuốc kháng sinh bởi những loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé.

Tuy nhiên, tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định mẹ uống một số loại thuốc không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ như:

  • Paracetamol và ibuprofen là hai loại thuốc an toàn có thể dùng để giảm đau họng cho phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc trị ho để giúp giảm đau họng.
  • Trong thời gian này, mẹ cần tránh sử dụng thuốc thông mũi vì có thể làm giảm tiết sữa mẹ. Các loại thuốc mẹ dùng cần được uống theo chỉ định từ bác sĩ.

Ngoài việc biết thuốc viêm họng cho phụ nữ cho con bú, có một số cách chữa viêm họng tự nhiên mà mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà. Mẹ đọc tiếp nội dung sau để có thêm thông tin nhé!

[inline_article id=82681]

Cách chữa tự nhiên khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có thể chữa bệnh bằng một số loại thuốc được chỉ định từ bác sĩ hoặc bằng phương pháp tự nhiên.

mẹ đang cho con bú bị viêm họng chữa bệnh bằng phương pháp tự nhiên
Sử dụng những loại trà hoa cúc, mật ong, chanh… là cách chữa tự nhiên khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

Bác sĩ khuyên các mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên sử dụng những bài thuốc dân gian từ tự nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:

Uống trà hoa cúc: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng uống trà hoa cúc có thể giúp giảm đau và tránh nhiễm trùng.

Súc miệng bằng nước muối ấm: Thói quen súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày sẽ giúp sát khuẩn, giảm đau, giảm sưng rất tốt.

Uống nước ép mầm lúa mì: Thức uống giàu chất diệp lục, có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển và giảm đau họng.

Uống nước chanh ấm: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng có thể pha một thìa cà phê nước cốt chanh với một cốc nước ấm để uống. Thức uống này sẽ giúp thu nhỏ mô họng bị sưng và tạo ra môi trường thù địch với các loại vi khuẩn và virus.

Uống mật ong và chanh: Mẹ pha một thìa cà phê mật ong với một tách trà nóng hoặc lấy ít nước cốt chanh rồi hòa chung với một thìa cà phê mật ong trong một ly nước ấm. Mẹ uống hỗn hợp này 2 lần/ngày không chỉ giúp giảm đau mà còn bảo vệ cổ họng mẹ tốt hơn. Tác dụng của mật ong có thể giúp mẹ sát khuẩn, trong khi công dụng của chanh có thể làm giảm tắc nghẽn đờm nhầy.

Súc miệng bằng giấm táo: Mẹ đang cho con bú bị viêm họng súc miệng bằng giấm táo pha với nước ấm có thể giảm các triệu chứng đau họng.

Uống nước gừng: Gừng là thảo dược có khả năng diệt trừ các loại vi khuẩn ở cổ họng, giúp phòng ngừa và đẩy lùi tình trạng đau họng rất hiệu quả. Mẹ đang cho con bú bị viêm họng chỉ cần cho vài lát gừng nhỏ vào một ly nước ấm và uống đều đặn mỗi ngày là đã có thể đẩy lùi cơn đau họng.

Uống trà bạc hà: Bạc hà là thảo dược có tính kháng viêm, kháng khuẩn và giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương nhanh chóng. Để nâng cao hiệu quả kháng viêm của loại thảo dược này, mẹ có thể pha thêm một thìa cà phê mật ong vào tách trà bạc hà nóng và uống mỗi ngày trong thời gian bị viêm họng. 

Trên đây là một số biện pháp mẹ đang cho con bú vị viêm họng có thể áp dụng để chữa viêm họng khi cho con bú. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa trị nào tại nhà.

>> Mẹ đã biết Phương pháp kích sữa power pumping giúp gọi sữa mẹ về dồi dào chưa?

Lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng

lưu ý khi mẹ đang cho con bú bị viêm họng
Lưu ý đối với mẹ đang cho con bú bị viêm họng: Mẹ nhớ duy trì ăn uống và sinh hoạt thật lành mạnh nhé.

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên để ý chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh nhằm giúp nhanh lành bệnh. Ngoài ra, mẹ cần có những phương pháp phòng ngừa lây lan bệnh cho trẻ và những người xung quanh. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ nên ghi nhớ:

  • Ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày.
  • Ăn tỏi sống để cải thiện khả năng miễn dịch.
  • Uống nước ấm thường xuyên.
  • Uống sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Súc miệng bằng nước muối 3-4 lần/ngày.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ để nhanh hồi phục.
  • Rửa tay thường xuyên để loại bỏ vi trùng.
  • Hạn chế tiếp xúc với trẻ, ôm ấp hoặc hôn trực tiếp.
  • Không hắt hơi gần bé, mẹ nên đeo khẩu trang để tránh lây nhiễm cho con.
  • Không nên cho trẻ bú mẹ trực tiếp, thay vào đó nên sử dụng những dụng cụ hút sữa vào bình để trẻ sử dụng dần dần.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thông thoáng.
  • Tránh đi đến những nơi đông người bởi những địa điểm này chứa rất nhiều vi khuẩn, bụi bặm và hạn chế tình trạng lây nhiễm chéo.

>> Mẹ đã biết Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? Tìm hiểu ngay!

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng: Khi nào cần đến khám ​​bác sĩ?

khi nào mẹ cần đến khám bác sĩ khi bị viêm họng

Đau họng không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mẹ đang cho con bú bị viêm họng nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào được đề cập dưới đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Các triệu chứng đau họng kéo dài hơn một tuần.
  • Mẹ đang cho con bú vị viêm họng và sốt cao từ 40ºC trở lên, sốt không giảm dù đã dùng thuốc hạ sốt.
  • Mẹ đang dùng thuốc điều trị bệnh lý tuyến giáp.

Nếu mẹ có băn khoăn nào khác, hãy đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn thêm. Ngoài ra, nếu mẹ thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong nguồn sữa sau khi dùng thuốc trị đau họng, hãy thông báo cho bác sĩ. Nếu thuốc là nguyên nhân, bạn có thể được yêu cầu ngừng thuốc. 

Mẹ đang cho con bú bị viêm họng nên cần ưu tiên chữa bệnh tại nhà bằng các phương pháp từ tự nhiên. Bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và có lối sống lành mạnh để mau khỏi bệnh nhằm tránh tình trạng lây nhiễm bệnh cho con nhé.

Lục Hoàng Linh

 

Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh

vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không
Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn sạch và khỏe mạnh

Lá trầu không được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất tốt, là phương pháp dân gian được nhiều chị em truyền tai nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không biết rõ cách sử dụng sẽ khiến cho hiệu quả kém. Dưới đây là cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” luôn khỏe mạnh, bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tác dụng của lá trầu không với “cô bé”

tác dụng của lá trầu không với cô bé

Dưới đây là những tác dụng của lá trầu không với “cô bé” để bạn đừng bỏ lỡ phương pháp này.

Tăng cường lưu thông khí huyết: Lá trầu có vị cay nồng và ấm, với tác dụng lưu thông khí huyết nên giúp “cô bé” tăng sức đề kháng một cách toàn diện. 

Chống viêm và ức chế vi khuẩn: Dựa trên các thí nghiệm khoa học cho thấy lá trầu không có hiệu quả trong việc ức chế tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, song cầu khuẩn, trùng roi và một số loại nấm men gây bệnh ở người. 

Giảm triệu chứng bệnh phụ khoa: Lá trầu không có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không 2-3 lần/tuần còn phòng ngừa được các bệnh viêm nhiễm vùng kín, duy trì sự khỏe mạnh cho “cô bé”. 

Có thể thấy lá trầu không mang lại những ảnh hưởng tích cực cho việc chăm sóc sức khỏe “cô bé”. Tuy nhiên, bạn không vì thế mà lạm dụng lá trầu không. Nếu “cô bé” mắc bệnh, bạn nên đến thăm khám ở bệnh viện uy tín.

Cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không để “cô bé” khỏe

vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

Với tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, lá trầu không có thể giúp chị em làm sạch vùng kín và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Sau đây là cách vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không hiệu quả và an toàn mà bạn có thể tham khảo: 

Sử dụng nước lá trầu không để vệ sinh vùng kín

Bạn có thể dùng trực tiếp nước lá trầu không để lau rửa vùng kín. Tinh chất từ lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào niêm mạc âm đạo giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ. Dưới đây là các bước thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 10 lá trầu tươi và 1 ít muối sạch.
  • Đun sôi khoảng 2 lít nước rồi cho lá trầu đã được rửa vào nồi.
  • Tiếp tục đun với lửa nhỏ để các tinh chất hòa tan vào nước, sau đó tắt bếp.
  • Để nguội hoặc pha thêm một ít nước sạch để nước lá trầu có nhiệt độ vừa phải là sử dụng được ngay.

Nếu bị viêm nhiễm, bạn nên kiên trì sử dụng nước lá trầu để vệ sinh vùng kín 2-3 lần/tuần cho đến khi “cô bé” khỏe trở lại.

[inline_article id=189040]

Xông vùng kín với lá trầu không

Nếu không muốn ngâm rửa vùng kín, bạn có thể xông hơi “cô bé” với lá trầu không để vừa làm sạch vừa thư giãn. Để xông hơi, bạn cần làm theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu tươi, thau, chậu có kích thước phù hợp để xông hơi hoặc sử dụng ghế xông chuyên dụng.

Bước 2: Đun sôi khoảng 1 lít nước, vò nát lá trầu đã được rửa sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi, đậy vung và đun thêm khoảng 3-5 phút nữa.

Bước 3: Cho nước lá trầu ra dụng cụ xông và sử dụng.

Phương pháp này giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, phòng ngừa các loại nấm và vi khuẩn gây mùi. Đồng thời, nhiệt lượng tỏa ra cũng sẽ giúp các dịch nhầy ứ đọng ở âm đạo được đào thải ra ngoài.

Khi xông, bạn nên giữ khoảng cách và nhiệt độ hợp lý để “cô bé” không bị bỏng. Bạn xông trong khoảng từ 10-15 phút và nên thực hiện 2-3 lần/tuần để thấy được sự cải thiện nhanh chóng.

Lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

lưu ý khi vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không

  • Nên chọn lá trầu quế, lá trầu phải tươi xanh, không chọn lá trầu đã bị úa vàng.
  • Để mang lại hiệu quả cao và tránh tình trạng viêm nhiễm, trong quá trình sử dụng, bạn nên hạn chế việc quan hệ tình dục
  • Tuyệt đối không được thụt rửa âm đạo, chỉ vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài “cô bé” để tránh làm tổn thương và gây viêm nhiễm âm đạo.
  • Chỉ nên dùng nước trầu trong ngày, nước trầu đã để qua đêm tuyệt đối không sử dụng.
  • Chỉ mặc đồ lót khi đã giặt sạch và phơi khô, ưu tiên chọn các loại có chất liệu mềm mịn, thấm hút tốt.
  • Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn, cân bằng lại môi trường bên trong âm đạo.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya.

[inline_article id=194704]

Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không là một cách làm đơn giản, an toàn và hiệu quả. Bạn hãy kiên thì thực hiện đều đặn phương pháp này để có thể làm giảm tình trạng viêm đỏ, ngứa ngáy ở vùng kín. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể bỏ túi thêm được bí quyết chăm sóc “cô bé” đúng cách. 

Anh Thư

Categories
Tình cảm gia đình Gia đình

11 dấu hiệu cho thấy bạn là người mẹ tuyệt vời nhất trần đời

người mẹ tuyệt vời

Nói về việc làm mẹ có rất nhiều khía cạnh khác nhau, cũng như vô vàn các chủ đề để bàn đến. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi rằng, trong mắt con cái, mình có phải là người mẹ tuyệt vời nhất hay không?

Không ai có thể cho bạn đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này, nhưng cũng chẳng ai được quyền chê trách công việc làm mẹ của bạn. Chính bạn mới là người tự đưa ra đáp án chính xác nhất thông qua những dấu hiệu để nhận biết một người mẹ tuyệt vời mà Marry Baby gợi ý cho bạn sau đây:

1. Mẹ là “Fan” hâm mộ lớn nhất của con mình

Mẹ luôn bên cạnh con từ những phút giây đầu tiên khi con chào đời; mẹ luôn ở đấy, luôn đặt niềm tin tuyệt đối ở con, dù con có lên cho mình bao nhiêu cái kế hoạch cho cuộc đời này. Những lúc con vấp ngã và có những hoài nghi về cuộc sống, mẹ sẽ giúp con gạt đi những lo âu và tiếp thêm cho con động lực để bước tiếp. Điều duy nhất mà mẹ mong muốn trong cuộc đời này là con được hạnh phúc, và mẹ sẽ làm mọi thứ vì con.

2. Mẹ là người luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu

người mẹ tuyệt vời luôn lắng nghe con 767699113

Khi con có bất kỳ niềm vui sướng, hạnh phúc nào trong cuộc sống, con luôn muốn chia sẻ điều đó với cả thế giới. Nhưng có lẽ người đầu tiên luôn mong mỏi được lắng nghe những chia sẻ ấy không ai khác là mẹ. Mẹ luôn vui mừng, thậm chí còn nhiều hơn cả chính con nữa. Điều đó khiến mẹ trở thành người mẹ tuyệt vời nhất.

3. Con cái luôn mong mỏi được lắng nghe lời khuyên từ mẹ

Một điều thú vị rằng người mẹ luôn là quyển từ điển sống của con cái. Mọi do dự, thắc mắc con đều luôn hỏi mẹ. Chúng sẽ chẳng ngần ngại mà kể ra hết những sự thật thầm kín, những tâm tư, hay cả những điều đang khiến chúng lo sợ với bạn; bởi chúng biết một điều rằng luôn có mặt bạn ở đấy để giúp đỡ. Đôi khi ngay cả bạn cũng sẽ có lúc cần đến lời khuyên từ bọn trẻ, vì cả hai đều có thể tin tưởng ở nhau.

4. Mẹ luôn là người thành thật với con trong mọi chuyện

Thành thật chính là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim của bất kỳ một ai. Bất kể mọi chuyện dù tốt đẹp hay xấu xí, bạn đều mở lòng với con. Và phần thưởng cho bạn chính là lòng tin của những đứa trẻ. Tất nhiên, chúng cũng sẽ làm điều tương tự với bạn.

5. Mẹ luôn luôn nói sự thật

Người mẹ tuyệt vời là người luôn cho con biết được sự thật, cả khi con đã trưởng thành, đã rời xa khỏi tổ ấm không còn là đứa trẻ bé bỏng luôn nép mình bên cạnh nghe lời mẹ. Những lúc cần thiết, mẹ sẽ luôn là người lên tiếng, dẫu sự thật có khiến con khó chịu. Đó có thể là về mối quan hệ của con, hay về cách ăn mặc, hoặc lối sống, vì mẹ luôn mong mỏi con được tốt đẹp.

6. Bất kể đêm ngày, mẹ luôn ở bên con

mẹ luôn bên cạnh con 1042135408

Ngay cả những lúc vắng nhà, bạn cũng dành từng phút quý báu để gọi từng cuộc điện thoại cho con dẫu bận rộn cách mấy. Khi con khó khăn cần có mẹ, bạn sẽ cố gắng có mặt để vỗ về an ủi. Người mẹ tuyệt vời đôi khi chỉ vậy là đủ!

7. Mẹ luôn lắng nghe quan điểm và cố gắng để hiểu con cái

Với bạn, mỗi cuộc trò chuyện cùng con là một niềm vui, bởi lẽ dần dần bạn sẽ hiểu thấu con hơn. Đôi lúc sau những cuộc nói chuyện, bạn luôn cố gắng đưa ra giải pháp tốt nhất cho con mà không tác động quá nhiều đến suy nghĩ của chúng.

8. Mẹ yêu con ngay cả khi con không còn yêu chính bản thân mình

Khoảnh khắc đổ vỡ sẽ tìm đến bất kỳ ai trong cuộc sống này khiến ta gục ngã. Và trong giai đoạn khó khăn này, mẹ sẽ đến và bao bọc con với tình yêu thương tràn đầy, thậm chí còn hơn cả bình thường. Mẹ sẽ dạy con lần nữa cách để yêu bản thân và làm thế nào để vực dậy tinh thần.

9. Mẹ luôn lo lắng cho con

“Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Mỗi bước đi, cuộc sống của con, sức khỏe và cả những mối quan hệ của con đều quan trọng với mẹ. Bạn thậm chí còn vui sướng hơn khi nghĩ về hạnh phúc của con mình hơn là nghĩ về chính mình. Bạn luôn dành mọi phút giây để thăm hỏi con nhiều lần trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi. Con cái có lớn thế nào thì trong mắt mẹ chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ bé bỏng.

10. Mẹ luôn là người giỏi hòa nhập

người mẹ tuyệt vời luôn biết hòa nhập 1454662604

Người mẹ tuyệt vời luôn là nhân vật thú vị, rất am hiểu và bắt kịp các xu hướng mới nhất. Cả mẹ lẫn con đều cảm thấy thoải mái khi dành thời gian cho nhau, xem nhau như những người bạn thân không thể tách rời.

11. Mối quan hệ giữa bạn và con ngày càng gắn kết hơn qua từng giai đoạn

Từng tháng ngày trôi qua, cả mẹ và con đều học cách để hiểu nhau hơn. Đây cũng là điều khiến cho sợi dây gắn kết giữa cả hai càng bền chặt. Đến một ngày, con bạn sẽ cảm thấy thật khó khăn khi tưởng tượng cuộc sống thiếu vắng mẹ trong đời.

11 điều ở trên chỉ là hình mẫu gợi ý về một người mẹ tuyệt vời. Còn bạn thì sao? Bạn có đang là người mẹ tốt với con mình?

Minh Phú