Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng có nguy hiểm?

Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng là hiện tượng cần lưu ý. Trong ba tháng cuối mẹ bầu thường đau bụng, nhưng có dấu hiệu nhói thì hãy cẩn thận. Tham khảo bài viết dưới đây để biết nguyên nhân.

A. Mang thai tháng 7 và những điều mẹ cần biết

1. Mang thai tháng thứ 7 có những biểu hiện gì?

Tử cung của của mẹ bầu tiếp tục mở rộng khi mang thai được 7 tháng. Đau lưng là triệu chứng phổ biến. Các triệu chứng mang thai từ những tháng trước vẫn tiếp tục. 

2. Thai nhi tháng thứ 7 phát triển như thế nào?

Em bé đang bắt đầu phát triển lớp mỡ dưới da. Đến tháng thứ bảy, em bé của mẹ sẽ nặng khoảng 2-3 pound (900-1350gm) và có chiều dài 15in (38cm). Bé hiện có thể nhìn, nghe não và hệ thần kinh đang phát triển nhanh chóng. (1).

>>>Mẹ hãy xem chi tiết hơn: Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì mẹ biết chưa?

3. Mang thai tháng thứ 7 mẹ cảm thấy như thế nào?

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7 là do sự phát triển nhanh về kích thước và cân nặng của thai nhi. Nó gây áp lực và chèn ép lên dây chằng và các cơ quan khác dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới. Mẹ sẽ bị đau lưng nhiều do cân nặng tăng nhanh.

Bàn chân hoặc bàn tay của mẹ bầu có thể bắt đầu bị chuột rút.

Mẹ bầu có thể cảm nhận được nhiều cử động của em bé hơn.

Các khớp của mẹ bắt đầu mềm, lỏng hơn để dễ dàng đón bé chào đời.

Nhiều mẹ bầu sẽ trải qua các cơn co thắt Braxton Hicks (các cơn chuyển dạ giả) bắt đầu từ tháng thứ bảy.

đau bụng dưới khi mang thai 4

B. Tại sao mẹ bầu 7 tháng đau nhói bụng dưới khi mang thai?

Ngoài nguyên nhân sinh lý là do sự phát triển của thai nhi chèn ép, mẹ bầu lưu ý các nguyên nhân sau do bệnh lý để điều trị kịp thời

1. Táo bón khi mang thai có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu đau nhói bụng dưới ở tháng thứ 7

Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Trong ba tháng đầu, do sự thay đổi nội tiết tố có thể gây ra táo bón. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển rất nhanh gây chèn ép vào tử cung, gây áp lực lên vùng chậu nên khiến sản phụ khó đi tiêu. Cùng với đó là việc tăng cân nhanh, thiếu luyện tập thể dục thể thao là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón cuối thai kỳ. Táo bón khi mang thai có thể gây đau nhói bụng dưới cho bà bầu.

2. Trào ngược dạ dày – thực quản

Chứng ợ nóng là một triệu chứng phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 17% đến 45% phụ nữ khi mang thai.

Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực bụng có thể làm cho tình trạng trào ngược acid này trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau ở vùng bụng trên có thể là do trào ngược axit nếu cơn đau kéo dài lên ngực và sau xương ức với cảm giác nóng rát. 

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai làm tổ đau bụng bao lâu thì hết, các mẹ xem ngay để biết câu trả lời

3. Có bất thường ở gan gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

Đau ở phần trên bên phải của bụng, dưới hoặc gần xương sườn, có thể là triệu chứng của các vấn đề với gan hoặc túi mật.

Nếu có buồn nôn hoặc nôn hoặc có cơn đau quặn, vàng da, ngứa thì đó có thể là dấu hiệu gan bất thường.

Một số vấn đề về gan gây cơn đau bụng cho thai phụ

4. Vấn đề về túi mật gây đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

Thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra một tình trạng gọi là chứng ứ mật thai kỳ (tên tiếng Anh là cholestasis of pregnancy). Đối với hầu hết phụ nữ, triệu chứng đầu tiên là ngứa, nôn hoặc vàng mắt hoặc da.

Bác sĩ phải theo dõi cẩn thận sức khỏe gan đối với sản phụ có mắc chứng ứ mật thai kỳ. Trong một số trường hợp, sản phụ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm suy gan và phòng tránh thương tích cho thai nhi đang phát triển.

5. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng do viêm tụy

Viêm tụy là viêm ở tuyến tụy do nhiễm trùng, chấn thương và các vấn đề với các cơ quan khác bao gồm gan và túi mật, có thể gây viêm tụy.

Viêm tụy có thể gây đau bụng trên, kiệt sức, buồn nôn hoặc thay đổi màu sắc của phân.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm tụy, sản phụ có thể cần phải nhập viện. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn dùng kháng sinh hoặc truyền dịch.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5, dấu hiệu mẹ không nên chủ quan

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đau nhói bụng dưới khi bà bầu mang thai 7 tháng

Những dấu hiệu của triệu chứng này có thể là đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu, tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu mùi lạ… Nếu bệnh nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng, đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

C. Các dấu hiệu đau nhói bụng dưới bất thường khi mang thai 7 tháng

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, mẹ cần để ý các dấu hiệu kèm theo đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng

1. Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai 7 tháng: dấu hiệu sinh non

Nếu mang thai tháng thứ 7 đau bụng từng cơn ở vị trí tử cung, nhất là khi kèm theo ra huyết âm đạo có thể là dấu hiệu của dọa sinh non. Các mẹ cần đi khám bác sĩ khi có dấu hiệu này để xem có phải đau bụng có liên quan đến thai nghén hay bị đau bụng của doạ sinh non để có cách phòng tránh kịp thời.

2. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: dấu hiệu sảy thai

Mang thai tháng thứ 7 các mẹ vẫn có nguy cơ bị sảy thai hoặc thai chết lưu nếu như có dấu hiệu đau bụng, đau lưng, âm đạo ra nhiều máu… Tiếp theo đó là máu ở âm đạo ra ngày càng nhiều, hoặc trong tử cung có máu hoặc máu cục, gây đau bụng dữ dội. Nếu các mẹ thấy âm đạo ra một chất dịch màu hồng, bà bầu nên chú ý cẩn thận, tích cực giữ thai, nghỉ ngơi nhiều, hoặc có thể đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn.

3. Đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng: Tiền sản giật

Là một biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với các mẹ bầu, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Tiền sản giật gây rối loạn mạch máu, ảnh hưởng đến những cơ quan trong cơ thể như thận, gan và nhau thai. Sau tuần thứ 20, thai phụ có khả năng mắc tiền sản giật nếu có huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng phù ở mặt, quanh mắt, sưng nhẹ ở tay và đột nhiên phù ở chân và mắt cá chân.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

D. Làm gì khi bà bầu mang thai tháng thứ 7 bị đau bụng dưới

Mẹ cần bổ sung canxi và các vitamin cần thiết khác trong trường hợp đau bụng

1. Khi nào cần gọi bác sĩ do đau bụng ở 3 tháng cuối thai kỳ?

Đến phòng cấp cứu hoặc gọi ngay cho chuyên gia y tế nếu:

  • Đau bụng dữ dội, đặc biệt nếu đau ở bên trái hoặc đau không thể chịu được.
  • Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt xảy ra đều đặn.
  • Các triệu chứng của huyết áp cao, chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi nhiều. Sốt cao bất thường
  • Ngứa, vàng da hoặc vàng mắt, nôn.

Đau bụng trong 3 tháng cuối thai kỳ không nên chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu của sinh non. Nếu không được xử lý giữ thai kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi. Ngay khi có những dấu hiệu đau bất thường dù chỉ thoáng qua thì vẫn nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn.

đau bụng dưới khi mang thai 3

2. Mẹ cần tránh gì để không đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 7?

  • Không bưng bê vật nặng vì nó có thể gây áp lực lên bụng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Tránh mở nhạc lớn và tiếp xúc với tiếng ồn quá mức. Hiện tại thính giác của bé đã được hình thành đầy đủ và bất kỳ âm thanh nào lớn cũng có thể khiến bé giật mình.
  • Ở giai đoạn này, mẹ bầu rất khó để cúi xuống vì bụng đã khá to. Hãy duy trì tư thế thoải mái nhất, đừng cố quá sức.
  • Mẹ nên kiêng “yêu” nếu như mẹ bầu thấy có những dấu hiệu sau: ra máu hoặc chất dịch màu hồng ở cửa mình, khi đã có cơn co dạ con, hoặc khi đã ra nước ối. 
  • Tránh xoa bụng kích thích tử cung gò, dễ gây sảy thai. Mẹ có thể đặt tay lên bụng và ve vuốt bé một chút, nhưng đừng xoa bụng thường xuyên. 
  • Nặn sữa, xoa ngực cũng kích thích cơn gò tử cung, khiến em bé khó chịu dễ sinh non.
  • Phụ nữ mang thai sức khỏe tốt vẫn có thể đi làm bình thường. Tránh tiếp xúc với máy tính quá lâu. 
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều. Mẹ vẫn có thể tập thể dục hay leo cầu thang nếu không cảm thấy quá sức.

3. Tránh ăn gì khi mang thai tháng thứ 7 để không bị đau nhói bụng dưới

đau bụng dưới khi mang thai 1

  • Tránh ăn những món nhiều dầu mỡ. 
  • Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp, nước xốt, tương cà, khoai tây chiên và dưa chua. Điều này sẽ giúp mẹ bầu tránh được tình trạng tích nước và sưng.
  • Tránh các thức ăn cay, có tính axit và có nhiều chất béo. Thực phẩm không lành mạnh gây khó tiêu và ợ nóng ở mẹ bầu.
  • Lên 1 chế độ ăn lành mạnh để có đủ dinh dưỡng và sức khỏe đến ngày bé ra đời.

[inline_article id= 163519]

Qua đây, hi vọng mẹ đã biết nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa cũng như xử lý khi bị đau nhói bụng dưới khi mang thai 7 tháng, chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối, chớ coi thường!

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bụng của mẹ bầu trở nên lớn hơn bao giờ hết. Đó cũng là lúc sự căng cơ và căng dây chằng đạt đỉnh điểm vì phải nâng đỡ tử cung ngày càng lớn và nặng của mẹ bầu. Vì vậy, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng phổ biến hầu hết mẹ bầu đều trải qua.

Chắc chắn, việc đón con yêu chào đời sẽ gây ra nhiều lo lắng, căng thẳng cho mẹ bầu. Nên bất kỳ cơn đau nào xảy ra cũng sẽ khiến mẹ bầu bất an. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về cơn đau bụng dưới, nguyên nhân và những lưu ý giúp mẹ bầu giải tỏa sự lo lắng của mình.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có sao không?

Đa số, các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là một triệu chứng sinh lý bình thường. Cơn đau này có thể do mẹ bầu quá lo lắng hay căng thẳng; hoặc do thai nhi đã lớn chèn vào vùng xương chậu thường xuyên gây tức hoặc đau bụng. Đây là những trường hợp không phải lo lắng.

Nếu trạng thái này giảm đi, biến mất chỉ sau vài phút; và không lặp lại thường xuyên; mẹ bầu không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, cơn đau dữ dội; dai dẳng, liên tục có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng. Mẹ bầu đọc tiếp những nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối để hiểu thêm về tình trạng; và đi tìm bác sĩ để được can thiệp, điều trị sớm nhé.

>>>> Mẹ bầu tham khảo thêm Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối có sao không?
Nếu đau bụng dưới không kéo dài lâu, và cơn đau không quá mạnh, mẹ bầu có thể yên tâm vì đây không phải là triệu chứng bất thường.

Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối cũng có rất nhiều nguyên do sinh lý cũng thể là dấu hiệu của những bất thường thai kỳ cần khám và theo dõi, chẳng hạn như:

1. Cơn gò Braxton Hicks (cơn đau đẻ giả)

Mẹ bầu tháng cuối thường thấy sự xuất hiện cơn gò Braxton Hicks; cơn đau đẻ này thường sẽ biến mất sau một giờ đồng hồ. Khi mẹ bầu vận động hay hoạt động quá mạnh; cơn gò Braxton Hicks có thể bị kích thích.

Nhưng mẹ bầu lưu ý thêm nếu đau bụng dưới xảy ra thường xuyên; liên tục kèm theo rò nước ối; bong nút nhầy và đau nhức tại lưng; mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín gần nhất để được theo dõi; vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ, sắp sinh.

2. Sinh non

Cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối không thuyên giảm; mặc dù mẹ bầu đã tìm các tư thế, các cách để giảm đau. Đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non. Sinh non có nghĩa là sinh trước tuần 37 của thai kỳ.

Các dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non bao gồm:

  • Đau quặn hoặc áp lực ở bụng dưới.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Cơn co thắt quặn từng cơn.
  • Sự thay đổi về số lượng hoặc độ đặc của dịch tiết âm đạo – có thể nhiều nước, nhầy hoặc có máu.

Bất kỳ mẹ bầu nào khi gặp bất kỳ triệu chứng chuyển dạ quá sớm nên gọi ngay cho bác sĩ.

>>>> Mẹ có lo lắng khi Thai ít đạp không? Tìm hiểu ngay để giải quyết vấn đề mẹ bầu nhé!

Nguyên nhân gây đau bụng dưới
Đau bụng dưới có thể do những biến chứng nghiêm trọng, do đó, mẹ bầu cũng cần chú ý và trao đổi với bác sĩ.

3. Bong nhau non

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi mẹ chuyển dạ; và trước khi em bé sinh ra. Lúc này, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng dữ dội, liên tục, bụng gò cứng liên tục và không giảm, có thể kèm hoặc không chảy máu vùng kín, đau lưng, co thắt mạnh. Nhau bong non là trường hợp rất khẩn cấp, cần cấp cứu kịp thời vì có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi và của cả người mẹ. Khi nhận thấy dấu hiệu, mẹ cần đến bệnh viện ngay.

4. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng cuối có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu; đặc biệt là viêm bàng quang. Những dấu hiệu mẹ bầu cần chú ý đó là: đau bụng dưới, nóng rát khi đi tiểu; tiểu lắt nhắt, tiểu buốt, nước tiểu có mùi lạ.

Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, mẹ bầu còn có thể bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng; đi tiểu ra mủ hoặc ra máu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

>>>> Nhiều mẹ bầu cũng lo lắng về đau xương sườn bên trái khi mang thai, tìm hiểu ngay!

Dấu hiệu đau bụng dưới mẹ bầu cần liên hệ ngay với bác sĩ

Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về cơn đau bụng dưới, nhưng nếu cơn đau đi kèm với bất kỳ dấu hiệu nào sau đây, bạn nên thông báo cho bác sĩ ngay lập tức:

  • Chảy máu.
  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Đau khi đi tiểu.
  • Ra khí hư bất thường.
  • Cảm giác choáng váng, chóng mặt.
  • Nôn mửa.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đau bụng dưới mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Hầu hết các nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới sẽ chỉ gây ra các cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Thời gian đau kéo dài hoặc đau dữ dội là dấu hiệu để mẹ bầu cần sự can thiệp, chăm sóc y tế.

>>>> Mẹ bầu lưu ý thêm về cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai để bảo vệ sức khỏe thật tốt nhé!

Cách giúp mẹ bầu xoa dịu cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối

cách giúp mẹ bầu xoa dịu đau bụng dưới

Dù đã có kinh nghiệm làm mẹ hay mới lần đầu mang thai thì khi bị đau bụng dưới những tuần cuối thai kỳ mẹ nên chú ý:

  • Đi lại và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng; khi cảm thấy quá đau, mẹ bầu cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
  • Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế; gây áp lực lên cơ bụng dưới tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
  • Nếu phải ngồi máy tính nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều để ngăn ngừa căng thẳng; tránh tình trạng bị tê liệt; và hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể.
  • Mẹ bầu nên hạn chế quan hệ tình dục ở tháng cuối những thai kỳ có nguy cơ cao sanh non vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con, gây chuyển dạ sớm.

Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối thai kỳ vẫn nên chú ý và cẩn trọng. Sức khỏe của mẹ mà điều đáng lưu tâm hơn tất cả. Hãy nghỉ ngơi và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho kỳ vượt cạn sắp tới mẹ nhé!

 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 – Nguyên nhân và cách xử lý?

Việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong số những triệu chứng biểu hiện ra ngoài, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là vấn đề khiến nhiều người lo lắng.

Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4

Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4. Sau đây, MarryBaby sẽ trình bày 2 nhóm nguyên nhân cơ bản và mẹ bầu đáng chú ý nhất.

Đầu tiên là những nguyên nhân do vấn đề sinh lý, chúng là biểu hiện bình thường và hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

1. Táo bón và sình bụng

Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ là ăn cho hai người nên lượng thức ăn nạp vào cơ thể tăng lên rất nhiều.  Thực tế, điều này hết sức sai lầm, bạn chỉ cần đảm bảo chế độ giàu dinh dưỡng, đủ chất béo và khoáng cần thiết.

Đây cũng là nguyên nhân khiến đa số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai, dẫn đến hiện tượng đau bụng dưới

2. Tích tụ mỡ khi mang thai

Việc tăng cân khi mang thai không chỉ làm thay đổi hình dáng bên ngoài mà còn khiến bạn cảm thấy căng tức vùng bụng.

Khi bụng bầu ngày càng lớn hơn, các tế bào mỡ cũng cần thích nghi với sự phát triển của tử cung, gây ra hiện tượng bà bầu đau vùng bụng dưới giống như đau bụng kỳ kinh nguyệt.

đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai đau bụng dưới ở tháng thứ 4

3. Hoạt động đạp chân của thai nhi

Tới giai đoạn tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu tăng trưởng khỏe mạnh hơn, biểu hiện là những cú đá trong bụng mẹ.

Dù đây chỉ là một phản ứng thích nghi bình thường của cơ thể với thai nhi, nhưng nó lại khiến mẹ bầu khá khó chịu.

Cảm giác bị đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4 và khu vực bụng dưới giống như đang đến kỳ kinh nguyệt, chướng bụng hay căng tức bụng.

Nhóm nguyên nhân thứ hai là những triệu chứng bệnh lý hay vấn đề có hại cho sức khỏe.

4. Hiện tượng nhau thai bong non

Thông thường, nhau thai sẽ bị bong sau khi sinh em bé. Do đó, hiện tượng bong nhau thai sớm hơn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. 

Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm nhận được tử cung của mình đang có cảm giác căng cứng và đau. Nếu cơn đau kéo dài mà không hề thuyên giảm, cần đến gặp bác sĩ ngay để được khám kịp thời.

5. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

  • Khoảng 10% các bà mẹ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) vào một thời điểm nào đó trong thai kỳ.
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang có thể bao gồm:
  • Đau hoặc áp lực ở vùng bụng dưới;
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu; sốt;
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi; run rẩy;
  • Nước tiểu có mùi hôi; nước tiểu hơi đỏ hoặc đục….

Bệnh có thể diễn biến nguy hiểm hơn thành nhiễm trùng ở thận làm tăng nguy cơ sinh non

6. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng bên trái khi mang thai tháng thứ 4.

Tuy nhiên, do tử cung to ra, ruột thừa được đẩy lên nên việc chẩn đoán sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Các triệu chứng khác đi kèm với viêm ruột thừa là chán ăn, buồn nôn và ói mửa.

7. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung vốn là tình trạng ít gặp phải nhưng nó vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nó xảy ra khi quá trình thụ tinh trứng và tinh trùng xảy ra bên ngoài tử cung. Sau khi phát triển sẽ làm vỡ ống, khiến chảy máu nghiêm trọng.

Những triệu chứng của vấn đề: đau nhẹ ở bụng dưới hoặc xương chậu; chảy máu âm đạo; đau ở lưng dưới; chuột rút nhẹ ở một bên xương chậu; thậm chí là chóng mặt; ngất xỉu.

8. Biến chứng tiền sản giật 

Một trong các biến chứng thai kỳ nguy hiểm là tiền sản giật. Nó gây ra những thay đổi trong mạch máu của bạn và có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác bao gồm: gan, thận, não và cả nhau thai.

Bên cạnh đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, những biểu hiện khác của tiền sản giật còn có đau hoặc đau dữ dội ở vai trên; đau đầu; thay đổi về thị lực; buồn nôn và ói mửa; khó thở…

Khi nào bạn nên gặp bác sĩ nếu bị đau bụng dưới khi mang thai?

Ngoại trừ những trường hợp đau bụng dưới vì sinh lý, còn lại, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám kịp thời.

Do rất khó để xác định nguyên nhân chính khác nên việc chủ động đến bệnh viện kiểm tra khi có bất cứ dấu hiệu khác thường nào đối với sức khỏe là việc mẹ bầu và gia đình nên làm.

Sau đây là một số biểu hiện nguy hiểm đi kèm với đau bụng dưới mà bạn cần chú ý:

  • Đau dữ dội hoặc dai dẳng
  • Xuất hiện tình trạng chảy máu
  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Xả âm đạo
  • Mê sảng
  • Khó chịu khi đi tiểu
  • Buồn nôn và ói mửa
đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Khám thai định kỳ là điều quan trọng mẹ bầu không thể bỏ qua

Một số cách giúp giảm đau bụng dưới tại nhà hiệu quả

Trường hợp bạn bị đau bụng dưới khi mang thai ở tháng thứ 4 nhưng ở mức nhẹ và không kèm theo những triệu chứng nguy hiểm có thể thử một số mẹo giảm đau tại nhà như sau:

  • Di chuyển nhẹ nhàng kết hợp một số bài tập nhẹ cho mẹ bầu.
  • Tắm bằng nước ấm,
  • Uốn cong người về phía cơn đau.
  • Uống nhiều nước.
  • Nằm xuống nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giãn cơ thể.
đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mẹ bầu

Như vậy, triệu chứng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên.

Để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của con, mẹ bầu nên thăm khám thai sản định kỳ, theo dõi sức khỏe thường xuyên và chủ động nhất.