Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt chính xác nhất!

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được ông bà xưa dạy đó là lông mày dựng, nổi gân xanh ở thái dương, cổ ngẳng, da mặt xấu, môi nhợt nhạt…

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt

1. Lông mày dựng

Một trong những dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được áp dụng nhiều là cách nhìn lông mày dựng. Nói về độ chính xác của điều này thì chỉ đúng với một số trường hợp. Vì thực tế, có một số chị em có cơ địa lông mày dựng tự nhiên.

Tuy nhiên, đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai khá thú vị và cũng chính xác với một số chị em. Nếu bạn không phải là người sở hữu đôi chân mày dựng tự nhiên thì có thể đó là “dấu hiệu” có thai đấy nhé!

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: lông mày dựng ngược

2. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Nổi gân xanh ở thái dương

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều chị em phải đối diện với chứng ốm nghén “khắc nghiệt”. Có một số chị em bị ốm nghén rất nặng nên cảm thấy mệt mỏi. Đôi khi có người còn không thể ăn uống gì nhiều vì buồn nôn, nhạy cảm với mùi vị hay mệt mỏi.

Vì thế, với các chị em bị ốm nghén nặng thường sẽ bị gầy đi rất nhiều do không ăn uống đầy đủ. Điều này khiến chị em hốc hác trông thấy và nổi gân xanh ở hai thái dương. Với dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt này thì “khá chuẩn” với các chị em bị ốm nghén hành đấy nhé.

3. Tóc mai và tóc gáy dựng

Làm sao biết có thai? Ngoài cách nhìn nổi gân xanh ở thái dương thì tóc mai và tóc gáy dựng cũng là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được ông bà truyền lại. Với mẹo này thì ông bà cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm quan sát để đúc kết lại.

Trên thực tế, khi mang thai hormone estrogen của phụ nữ tăng cao nên khiến cho tóc của phụ nữ trở nên khô và gãy rụng. Vì thế, tóc mai và tóc gáy của chị em có thể bị dựng lên do mới mọc lại. Theo như kinh nghiệm xưa của ông bà chỉ dạy trường hợp này có thể đúng.

>> Bạn có thể xem thêm: Mách mẹ dấu hiệu sau rụng trứng bao nhiêu ngày thì có thai

4. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Tóc xơ

Cũng tương tự như cách lý giải trên, thủ phạm làm cho tóc xơ rối trong thai kỳ chính là hormone estrogen. Nếu bỗng nhiên một ngày mái tóc óng mượt của chị em trở nên xơ rối thì có thể nghĩ ngay đến dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt của ông bà truyền lại nhé.

5. Da mặt xấu, nổi mụn

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: nổi mụn

Mặc dù dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt với da mặt xấu và nổi mụn của ông bà xưa chỉ là kinh nghiệm đúc kết. Nhưng kinh nghiệm này lại rất chính xác và được khoa học chứng minh rất cụ thể. Điều này hầu như thai phụ nào cũng có thể gặp phải.

Khi bạn mang thai, cơ thể sản sinh ra nhiều hormone hơn làm tăng sắc tố da. Đó là lý do nhiều phụ nữ mang thai phải đối diện với vấn đề da nám và sạm đi. Nhưng những thay đổi trên da này sẽ mất dần sau khi bạn sinh con.

Ngoài ra, hormone thai kỳ là một trong những “thủ phạm” khiến thai phụ nổi mụn. Các hormone tăng lên trong thai kỳ là nguyên nhân khiến các tuyến dầu trên da tiết ra nhiều từ đó gây ra mụn.

6. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Mũi to

Hầu như phụ nữ có thai sẽ có một chiếc mũi “cà chua” to và đỏ. Đó là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt theo dân gian đúc kết và truyền lại cho các thế hệ. Tuy nhiên, kinh nghiệm này có chính xác thực sự không?

Theo khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ các mạch máu trong cơ thể phụ nữ sẽ mở rộng để chuyển máu đến nuôi thai nhi. Các mạch máu ở mũi và xoang cũng nở ra để tham gia vào quá trình bơm máu của mẹ bầu. Vì thế chiếc mũi của mẹ bầu trở nên đỏ hơn trong thai kỳ.

Ngoài ra, chiếc mũi to của mẹ bầu cũng có thể do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Cụ thể, hormone estrogen có thể làm tăng lưu lượng máu vào màng nhầy nằm ngay dưới mũi. Vì thế, chiếc mũi bé sinh của chị em bỗng trở thành chiếc mũi cà chua thì có thể là dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt ông bà nhắc đến đấy.

7. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Mặt to ra

Mặc dù ông bà ngày xưa chỉ quan sát thấy kích thước mặt của phụ nữ mang thai sẽ trở nên to hơn bình thường. Tuy nhiên, với người phụ nữ bị tăng cân đột ngột do các vấn đề khác cũng có dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt này. Trong trường hợp này thì không chính xác rồi!

Nhưng theo khoa học, khi mang thai cân nặng của phụ nữ sẽ thay đổi do việc cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi. Hoặc sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến khuôn mặt bị tích nước. Tất cả những điều này sẽ khiến khuôn mặt nhỏ nhắn của chị em sẽ bị “tăng size” trong giai đoạn thai kỳ. Vì thế dấu hiệu mang thai này có căn cứ khoa học đấy nhé.

8. Môi nhợt nhạt

dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: môi nhợt nhạt

Ngoài những dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt trên thì một đôi môi nhợt nhạt cũng là cách nhận biết có thai sớm nhất được dân gian truyền lại. Đây được xem là một dấu hiệu có độ tin cậy cao được nhiều mẹ bầu đồng ý.

Bởi vì, trong thai kỳ nội tiết tố thay đổi và hệ tuần hoàn máu cũng phải “tăng ca” để giúp bơm máu cho thai nhi. Bên cạnh đó, các dấu hiệu ốm nghén ở một số mẹ bầu khiến cơ thể không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Từ đó, cơ thể trở nên mệt mỏi dẫn đến một đôi môi nhợt nhạt và làn da xanh xao.

>> Bạn có thể xem thêm: Vạch nâu ở bụng có phải có thai? Dấu hiệu mang thai dễ nhận biết!

9. Cổ giật

Một dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cũng thường được áp dụng chính là cổ giật. Ông bà xưa cho rằng, phụ nữ mang thai sẽ có mạch ở cổ đập mạnh hơn so với người bình thường. Điều này cũng được xem là dấu hiệu có thai hoàn toàn chính xác và đáng tin cậy.

Khoa học cho biết, trong 40 tuần thai cơ thể sẽ cần tăng cường bơm máu để nuôi thai nhi. Với mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn để tạo thêm nhiều máu. Vì thế, hai động mạch cảnh lớn ở cổ cũng sẽ gia tăng nhịp xung, khiến mạch cổ đập mạnh hơn khi mang thai.

10. Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt: Cổ ngẳng

Ngoài cách nhận biết dấu hiệu mang thai qua cổ giật, thì chiếc cổ ngẳng của chị em cũng là dấu hiệu ông bà ngày xưa đúc kết. Tuy nhiên, cách nhận biết có thai sớm nhất này chỉ có độ chính xác 50/50 thôi.

Bởi vì, khi mang thai người phụ nữ sẽ đối diện với chứng ốm nghén nặng. Điều này khiến mẹ bầu mệt mỏi, không ăn ngon, ốm hơn khiến cho chiếc cổ dài và ngẳng ra. Tuy nhiên, một số chị em có thân hình thanh mảnh cũng có thể sở hữu chiếc cổ ngẳng này dù họ không có thai.

Dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt có chính xác không?

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Từ đó, cơ thể người phụ nữ cũng có rất nhiều thay đổi rõ rệt, đặc biệt là trên khuôn mặt. Mặc dù, ngày xưa khoa học công nghệ chưa phát triển nhiều, nhưng với kinh nghiệm và sự tinh ý, ông bà xưa đã truyền lại các cách nhận biết có thai sớm nhất theo dân gian cho con cháu.

Trong đó, các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt được rất nhiều chị em áp dụng cho tới thời nay. Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kì tài liệu khoa học nào chứng minh điều này là chính xác. Vì thế, mẹ chỉ nên tham khảo các cách nhận biết có thai theo dân gian này thôi nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

Các dấu hiệu có thai sớm ở bộ phận khác

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt trên, chúng ta cũng có thêm nhiều cách nhận biết có thai sớm nhất khác nữa. Dưới đây là một số dấu hiệu có thai bạn có thể tham khảo thêm:

1. Ngực căng

Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Điều này làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn cảm thấy “núi đôi” nóng ran, to hơn và đau nhức.

Bên cạnh đó, vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy tự ti về nhũ hoa của mình. Tuy nhiên, cơ thể cần làm quen với sự thay đổi này và thời gian sau đó bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực

2. Làm sao biết có thai? Chậm kinh

dấu hiệu nhận biết có thai: chậm kinh

Song song với dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì chậm kinh hoặc mất kinh cũng là dấu hiệu mang thai rất chính xác. Điều này không chỉ được ông bà xưa xác nhận mà khoa học cũng đã chứng minh điều này rất đáng tin cậy.

Sau khi thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ “vắng mặt” ít nhất trong 9 tháng tới đây. Tuy nhiên, một số người có thể sẽ ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn. Nhưng nếu bạn chỉ có dấu hiệu chậm kinh nhưng không có các dấu hiệu mang thai khác thì có thể do stress quá mà thôi.

3. Chuột rút

Ngoài chậm kinh, chuột rút cũng là một trong những “triệu chứng” có thai mà các mẹ bầu thường gặp. Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới. Điều này là sự chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp.

4. Đi tiểu nhiều

Mẹ bầu không chỉ có các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt mà còn có thêm dấu hiệu đi tiểu nhiều. Bởi vì, lưu lượng máu trong cơ thể khi mang thai sẽ tăng lên đáng kể. Điều này khiến thận bài tiết ra nhiều nước hơn.

Bên cạnh đó, tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép gây áp lực lên bàng quang. Những điều này sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn trong kỳ. Vì thế, đi tiểu thường xuyên hơn cũng chính là cách nhận biết có thai không đấy nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Xì hơi nhiều có phải dấu hiệu mang thai? Nếu mong con hãy cập nhật ngay!

5. Làm sao biết có thai? Đau lưng

Làm sao biết có thai? Đau lưng

Ngoài các dấu hiệu trên, thai phụ sẽ thường bị đau lưng. Nguyên nhân này là sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Điều này khiến dây chằng ở lưng bị kéo dãn, cơ bụng lỏng lẻo hơn và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn.

Những điều trên khiến cho bạn cảm thấy đau lưng khi mang thai. Thậm chí, chứng đau lưng còn trở nên nặng hơn trong những tháng thai kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

6. Tăng nhiệt độ cơ thể

Hormone progesterone sẽ tiết ra nhiều hơn khi mang thai khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn bình thường. Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì nhiệt độ cơ thể tăng cũng là dấu hiệu có thai.

Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chị em sẽ không để ý tới. Bởi vì, điều này khá giống với dấu hiệu bị cảm thông thường. Nếu bạn thấy cơ thể tăng và có thêm dấu hiệu mang thai sớm khác thì hãy nghĩ ngay mình đang có “tin vui” nhé.

7. Ra khí hư

Tất cả phụ nữ mang thai đều có hiện tượng ra khí hư. Khí hư được hiểu là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Đây là hiện tượng rất bình thường do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể của người phụ nữ sau khi thụ thai.

Ngoài ra, lượng khí hư sẽ tiết ra nhiều hơn trong thai kỳ. Màu sắc của khí hư cũng sẽ chuyển sẽ thay đổi sang màu trắng hoặc màu trắng sữa hay trắng đục. Khi có dấu hiệu này cùng các dấu hiệu mang thai khác thì nên đi thử que ngay thôi.

>> Bạn có thể xem thêm: Ra khí hư màu trắng sữa có phải mang thai không?

8. Làm sao biết có thai? Ốm nghén

Dấu hiệu đột nhiên buồn nôn, mệt mỏi và thay đổi mùi vị của phụ nữ được xem là ốm nghén. Các dấu hiệu này xảy ra khi hormone thay đổi đột ngột trong thai kỳ. Dẫn đến cơ thể phụ nữ thay đổi từ ngoại hình và khẩu vị. Khi thấy điều này cũng các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt thì đích thị bạn đã có “tin vui” rồi đấy.

[inline_article id=265424]

Như vậy, bạn đã biết các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt và các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, một số dấu hiệu dự đoán dân gian hoàn toàn đúng và được khoa học chứng minh. Bên cạnh đó, cũng có một số dấu hiệu chưa chính xác lắm. Nếu thấy cơ thể mình có nhiều dấu hiệu mang thai kể trên thì hãy thử que thử thai hoặc làm xét nghiệm máu. Điều này sẽ cho bạn kết quả đúng nhất.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Giải đáp: Cổ giật như thế nào là có thai, dấu hiệu nhận biết!

Theo quan niệm xưa, khi mang thai, cổ của chị em thường trông sẽ dài ra (cổ ngẳng), động mạch cổ giật rõ ràng. Vậy thực hư dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai và làm sao kiểm chứng được điều này?

Theo quan niệm dân gian cổ giật như thế nào là có thai?

Nhiều chị em thường tò mò hỏi nhau “cách nhìn mạch đập ở cổ biết có thai là như thế nào?” hay “dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai?”.

Các dấu hiệu mạch đập ở cổ người phụ nữ sẽ có sự khác biệt khi mang thai. Vậy mạch đập ở cổ là gì? Khi tim bơm máu, các động mạch trên khắp cơ thể sẽ giãn ra và co lại tạo thành các nhịp đập. Ở hai bên cổ có động mạch cảnh nên ta có thể cảm nhận rõ các nhịp xung – mạch đập ở cổ – dễ hơn so với các vị trí động mạch khác.

Đối với phụ nữ mang thai, 40 tuần thai là giai đoạn mà cơ thể cần tăng cường lượng lượng máu và lưu lượng máu cũng tăng lên nhiều hơn để nuôi thai nhi. Nên với mỗi một nhịp tim đập, mạch cũng sẽ đập mạnh hơn, từ đó bơm nhiều máu hơn. Do đó, quan niệm xưa khi phụ nữ có thai thì phần mạch đập ở cổ, nơi vị trí gần với xương quai xanh, sẽ đập rất mạnh là vì thế.

Cổ giật như thế nào là có thai? Đối với người bình thường, bạn phải dùng tay sờ vào cơ thể mới cảm nhận được mạch đập ở đây, nhưng với bà bầu thì chỉ cần quan sát từ bên ngoài vẫn có thể thấy được.

Ngoài ra, người xưa cũng đúc kết từ kinh nghiệm quan sát được mà xác định phụ nữ có thai qua hình ảnh cổ ngẳng, da dẻ xanh xao, lông mày dựng đứng, buồn nôn, thèm chua… Hình ảnh cổ ngẳng khi mang thai chính là miêu tả phần cổ của bà bầu thường trông như hóp lại và dài ra hơn so với bình thường, gân cổ cũng nổi xanh hơn.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Đừng bất ngờ khi có thai nhưng không có dấu hiệu gì

Đoán mang thai qua mạch đập ở cổ có chính xác không?

cổ giật bên nào là có thai

Như đã nói ở trên, có một mối liên quan giữa cổ giật mạnh và nhịp tim đập nhanh hơn khi mang thai. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc khi thấy cổ giật, hay mạch ở cổ đập mạnh, ta có thể phán đoán đó chính xác là dấu hiệu mang thai.

Hơn nữa, đến nay, chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào công nhận về quan điểm cổ giật là có thai. Dựa trên các nghiên cứu khoa học, sẽ cần có những biện pháp giúp xác định việc mang thai có độ chính xác cao.

Chưa kể đối với một số người vốn có phần cổ và xương quai xanh đầy đặn, sẽ khó có thể nhận biết được dấu hiệu cổ giật. Thậm chí có mẹ bầu dù ở giữa thai kỳ vẫn có rất ít có triệu chứng mang thai như các chị em khác, đồng thời cũng không tăng cân, không ốm nghén, có thể sinh hoạt bình thường giống như khi không có thai.

[recommendation title=”Cần biết”]

Hiện tượng cổ giật không thể trở thành điều kiện duy nhất để xác định phụ nữ có thai hay không. Lý do là vì một số người mắc bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng hay mắc nhiều bệnh lý khác cũng có thể bị tình trạng mạch đập mạnh ở phần cổ.

[/recommendation]

>>> Bạn có thể tham khảo: Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào? Cách phân biệt dễ ợt!

Cách kiểm tra dấu hiệu có thai tại nhà khác

Thay vì tin vào lời truyền miệng dân gian và tìm kiếm các dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai, bạn nên tìm hiểu những dấu hiệu có thai theo khoa học để tự trang bị kiến thức cho bản thân. Thông thường, ở giai đoạn mang thai sớm, cơ thể phụ nữ cũng có nhiều biểu hiện đặc trưng, cụ thể như:

1. Đau bụng và có thể chảy ít máu ở những ngày đầu mang thai

bà bầu có thể bị chảy một ít máu

Ở gian đoạn đầu mang thai, một số chị em sẽ có hiện tượng ra vài đốm máu và có cảm giác đau bụng giống như đang trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn và người bạn đời đang trong quá trình tích cực thụ thai thì ngoài việc tìm kiếm các dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai thì ra ít máu và đau bụng nhẹ có thể cũng là dấu hiệu đã cấn thai.

Sau khi trứng được thụ tinh, hợp tử sẽ tiến từ vòi trứng vào buồng tử cung và cấy ghép tại niêm mạc tử cung gây ra hiện tượng xuất huyết nhẹ và đau bụng. Tình trạng này thường xảy ra sau khi quan hệ, lúc quá trình thụ tinh đã thành công khoảng 1 – 2 tuần.

>>> Bạn có thể tham khảo: Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai?

2. Khi mẹ có thêm biểu hiện nôn, nghén 

Ngoài dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai thì ốm nghén trong thai kỳ sẽ gây hiện tượng buồn nôn, nôn, thậm chí là nôn khan. Một số loại thức ăn hoặc mùi hương rất dễ kích thích phụ nữ mang thai buồn ói, dù bình thường bạn sẽ không có phản ứng gì.

Thông thường mẹ bầu sẽ dễ buồn nôn vào sáng sớm hay buổi tối ở 3 tháng đầu thai kỳ. Có trường hợp sẽ kéo dài hơn một chút đến khoảng tháng thứ 4, thứ 5 mới hết. Cũng có một số ít mẹ bầu có thể bị buồn nôn đến hết thai kỳ.

3. Nhiệt độ cơ thể thay đổi và nhịp tim tăng

Khi bắt đầu mang thai, ngoài vấn đề nhận biết dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai. Cơ thể sẽ có sự thay đổi của nồng độ hormone khiến nhiệt độ cơ thể mẹ bầu tăng lên đôi chút. Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, lúc này nhịp tim của bạn sẽ đập nhanh hơn khoảng 20% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Nhịp tim tăng dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng. Dấu hiệu mang thai sớm có thể là bạn thường thấy nóng hơn và đổ mồ hôi nhiều hơn.

Mang thai cũng khiến tim đập nhanh hơn, quá trình này là sinh lý bình thường và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Trên thực tế, lượng máu để vận chuyển dinh dưỡng và oxy cho thai nhi đã tăng đáng kể, lên mức 50% vào tuần thứ 34 của thai kỳ.

4. Nếu mẹ bị đau tức lưng, đau đầu, choáng 

Giai đoạn mới mang thai, nồng độ hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên, lưu lượng máu tăng chính là những nguyên nhân gây cho nhiều mẹ bầu thường xuyên bị choáng và đau đầu.

Lời khuyên để mẹ bầu cải thiện tình trạng này là hãy uống nhiều nước mỗi ngày kết hợp với bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Đặc biệt lưu ý bổ sung thực phẩm giàu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ bên cạnh vấn đề nhận biết dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai.

5. Thèm ngủ nhiều hơn

mạch cổ đập như thế nào là mang thai

Nội tiết tố thay đổi khi mang thai sẽ khiến mẹ bầu luôn thấy mệt mỏi và muốn ngủ. Giai đoạn này cần có sự thấu hiểu từ người bạn đời cũng như những người thân khác trong gia đình, quan tâm chăm sóc bà bầu nhiều hơn, giúp mẹ bầu được thư giãn, không bị áp lực gây trầm cảm khi mang thai.

6. Thèm ăn

Khi có thai, cơ thể người mẹ cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn để con yêu phát triển khỏe mạnh. Do đó, bà bầu thường cảm thấy thèm ăn nhiều hơn, đôi khi còn thèm một số món vô cùng đặc biệt.

Ngoài việc dựa vào dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai, thèm ăn cũng là dấu hiệu cho biết khả năng bạn đã mang thai.

7. Cổ giật như thế nào là có thai? Khi đi kèm cảm giác trống ngực và hụt hơi

Ở giai đoạn thai sớm, nhịp tim tăng nhanh khiến nhiều mẹ bầu có cảm giác đánh trống ngực rõ rệt. Không những thế, nhiều mẹ bầu còn nhận thấy hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ, cảm giác hụt hơi xảy ra. Nguyên nhân là vì tăng nhịp tim nên cơ thể cũng cần tăng sự trao đổi chất và oxy nhanh hơn.

8. Chóng mặt và có thể bị ngất 

Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), xảy ra thường xuyên hơn trong ba tháng đầu của thai kỳ. Đồng thời, tình trạng tụt huyết áp (huyết áp thấp), cũng diễn ra phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu sẽ dễ bị chóng mặt và có thể bị ngất.

9. Tâm trạng thay đổi thất thường

Nồng độ hormone estrogen thay đổi trong giai đoạn mang thai, cùng với ốm nghén và các dấu hiệu mang thai sớm khác mà các mẹ bầu thường có sự thay đổi tâm trạng thất thường. Nếu bạn đang trải qua một trong số những dấu hiệu này, thì không cần dựa vào dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai, bạn cũng có thể phán đoán tỷ lệ cao là bạn đã có “tin vui”.

10. Cảm giác bụng có nhịp đập

Ngoài cách nhận biết dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai thì nhiều chị em cũng quan tâm bụng có nhịp đập có phải có thai không. Thực tế, bụng có nhịp đập lạ cũng là một dấu hiệu thai kỳ. Điều này là do thai nhi lớn gây chèn ép lên động mạch chủ ở bụng gây ra hiện tượng bụng đập.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ

11. Mạch đập ở cổ tay

Bên cạnh dấu hiệu mạch đập ở cổ khi mang thai, bạn thể nhận biết dấu hiệu mang thai thông qua mạch đập ở cổ tay. Đây là mẹo dân gian được áp dụng theo kinh nghiệm của y học cổ truyền và có căn cứ khoa học. Khi nhịp tim đập nhanh hơn, mạch cũng đập mạnh hơn. Nếu bắt mạch tay của phụ nữ có thể nhận thấy mạch đập mạnh hơn khi mang thai.

Bởi vì, phụ nữ bình thường sẽ có nhịp tim đập trung bình khoảng 70 nhịp/phút nhưng khi mang thai, nhịp tim sẽ dao động trong khoảng 80 – 85 nhịp/phút. Do đó, khi bắt mạch sẽ nhận thấy nhịp đập ở cổ tay mạnh hơn phụ nữ không mang thai.

[inline_article id=275903]

[recommendation title=””]

Ngoài việc dựa vào các dấu hiệu mang thai theo dân gian để xem bản thân đã thụ thai hay chưa, bạn hãy dùng đến que thử thai, đi khám để được làm xét nghiệm máu để có kết quả chính xác hơn.

[/recommendation]

Nhìn chung, việc căn cứ vào dấu hiệu nhận biết cổ giật như thế nào là có thai có thể dùng để tham khảo cho dấu hiệu mang thai giai đoạn đầu. Thế nhưng không có gì đảm bảo dấu hiệu này là đúng. Bạn cần dùng các phương pháp thử thai chính xác để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ của mình. Hy vọng bài viết về việc nhận biết dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai sẽ giúp ích cho các chị em đang mong con.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

Dấu hiệu có thai (có bầu) sớm sau một tuần đầu (7 ngày) quan hệ

Theo thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung – thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, sau 3 ngày quan hệ, chị em phụ nữ nhạy cảm và tinh ý đã sớm có thể nhận ra các dấu hiệu mang thai ngay trong tuần đầu tiên. Vậy dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày là gì? MarryBaby mời bạn cùng đọc chi tiết bên dưới.

8 dấu hiệu có mang thai sau khi quan hệ 3 ngày

Đang mong mỏi có một em bé để ẵm bồng, hẳn bạn sẽ nhảy cẫng lên khi thấy những thay đổi đột ngột của cơ thể, dù là nhỏ nhất. Những nghi ngờ trong vui sướng luôn luôn thật đặc biệt.

1. Dấu hiệu thụ thai thành công sau 3 ngày: Mùi nước tiểu nồng

Rất nhiều phụ nữ nhận thấy rằng mùi nước tiểu thường nồng hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ. Cụ thể là sau 3 ngày quan hệ. Các chuyên gia sản khoa lý giải rằng do khứu giác của bà bầu thường nhạy cảm nên nhận ra sự thay đổi chứ thực tế mùi nước tiểu lúc này không khác bình thường.

Hormone progesterone trong thai kỳ khiến khứu giác của thai phụ nhạy cảm hơn bình thường. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ bầu bị ốm nghén thời gian dài, sợ các mùi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như mùi xà phòng, mùi cơm sôi, mùi chiên xào dầu mỡ…

Chính sự nhạy cảm của khứu giác cũng giúp chị em ngửi được những mùi trước đó có thể họ không ngửi thấy, ví dụ như mùi nước tiểu. Đây là một dấu hiệu mang thai sớm mà ít mẹ nhận biết được.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm cách nhìn cổ tay biết có thai bên cạnh các dấu hiệu có thai sau 3 ngày quan hệ nữa nhé.

dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ
Đi tiểu nhiều hơn, thính giác nhạy cảm hơn là dấu hiệu có mang thai sau khi quan hệ 3 ngày

2. Màu sắc nước tiểu là cách nhận biết có thai

Dấu hiệu có mang thai sau khi quan hệ 3 ngày là gì? Ở các nước châu Âu, thế kỷ XVI, đây là một phương pháp dự đoán khả năng thụ thai phổ biến. Người xưa cho rằng nước tiểu của phụ nữ mang thai sẽ có màu vàng nhạt đến trắng đục chỉ trong 3 ngày sau khi quan hệ.

Nhiều người còn trộn nước tiểu với rượu rồi đưa ra kết quả. Nếu rượu phản ứng với các protein trong nước tiểu thì chị em đã mang thai. Tuy nhiên, thời ấy mọi người chưa biết rằng phụ nữ đái tháo đường hoặc ăn các loại thực phẩm sẫm màu có thể khiến màu nước tiểu thay đổi.

Thời hiện đại, quan sát màu sắc nước tiểu chỉ giúp bác sĩ phán đoán về nguy cơ người bệnh mắc các bệnh đường tiết niệu hay không. Đây không được sử dụng như một biện pháp nhận biết dấu hiệu mang thai hiệu quả.

3. Đi tiểu nhiều 

Thêm một dấu hiệu mang thai rõ rệt khác sau 3 ngày quan hệ đó là chị em đi tiểu nhiều hơn. Lý do đơn giản là cơ thể đang bị chèn ép để thận hoạt động thải chất độc nhiều hơn. Số lần đi tiểu nhiều hơn so với bình thường và sau khi đi tiểu xong bạn vẫn còn cảm giác muốn đi thêm nữa. Trường hợp này thường gặp vào ban đêm.

>>> Bạn có thể xem thêm: Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu không thể nào sai được!

4. Dấu hiệu mang thai sớm sau 3 ngày: Đánh răng buồn nôn

Rất nhiều chị em đánh răng thì sẽ có cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được. Đó cũng là dấu hiệu của tin vui. Hoặc nếu bạn buồn nôn vào sáng sớm thì cũng là dấu hiệu của hiện tượng mang thai đấy nhé.

5. Tóc khó chịu cũng là dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày

Đầu tóc dù bạn đã gội sạch nhưng vẫn sẽ có cảm giác ngứa khó chịu và tóc bạn sẽ trông khô xơ, thiếu sức sống. Các dấu hiệu này cũng cho thấy đó là hiện tượng mang thai.

6. Dấu hiệu mang thai sau 3 ngày quan hệ: Âm đạo ra máu

Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày là gì? Âm dạo sẽ tiết ra lượng máu hồng nhạt. Nhưng lượng máu tiết ra rất ít và thường hết sau 2-3 ngày. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về cách nhận biết máu báo thai để biết đó cũng hiện tượng mang thai nhé.

7. Cảm giác thèm ăn

Việc thèm ăn không đồng nghĩa với việc bạn sẽ ăn nhiều hơn, cảm giác thèm rất nhiều món ăn cùng một lúc. Nhưng khi nhìn món ăn bạn sẽ không còn thèm ăn nữa mà có cảm giác ngại miệng. Đó chính là biểu hiện có thai đấy bạn nhé.

>>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu mang thai 1 tháng – Những lưu ý mẹ cần biết

8. Cảm giác đau ở vùng bụng dưới

Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày là gì? Bạn sẽ có cảm giác đau ở bụng dưới như trong những ngày kinh nguyệt nhưng cảm giác sẽ khó chịu hơn nhiều và dùng thuốc cũng sẽ không khỏi.

10 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên dễ nhận biết

Bên cạnh dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày, dấu hiệu thử thai sau 2 ngày quan hệ, thì hầu hết sau 7-10 ngày quan hệ, một số dấu hiệu có mang thai tuần đầu dưới đây sẽ xuất hiện:

  • Mất kinh
  • Táo bón
  • Đi tiểu nhiều hơn
  • Cảm thấy khó thở
  • Nhạy cảm với mùi
  • Thân nhiệt tăng lên
  • Thèm ăn bất thường
  • Cảm giác nhạt miệng
  • Núm vú và quầng vú sẫm màu hơn
  • Vú, núm vú có cảm giác căng cứng và hơi đau tức

Kể cả khi đã có đủ 10 triệu chứng, cách nhận biết có thai chính xác sau cùng là nên đến bệnh việc hoặc trung tâm y tế uy tín để xác định khả năng mang thai của mình.

>>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ nằm bao lâu để thụ thai? 

Sau quan hệ bao lâu thì dùng que thử?

dấu hiệu thụ thai thành công sau 3 ngày
Khi có dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra lại

Như đã nói ở trên, sau khi quan hệ từ 14-21 ngày mà không sử dụng biện pháp bảo vệ nào là bạn đã có thể dùng que thử thai để biết mình đã có thai hay chưa. Đây cũng được coi là thời điểm hợp lý để cho kết quả thử thai chính xác nhất.

Que thử thai cho kết quả biểu hiện có thai chính xác nhất khi:

  • Bạn thử thai vào sáng sớm sau khi vừa ngủ dậy, vì lúc này nồng độ hCG trong nước tiểu là cao nhất.
  • Trước khi thử thai không nên dùng bất cứ loại thuốc nào, vì thuốc có thể tác động đến việc cho kết quả thử thai chính xác hay không.
  • Không nên uống nhiều nước trước khi thử thai, vì như vậy sẽ làm loãng nồng độ hCG trong nước tiểu, và có thể dẫn đến kết quả thử thai không chính xác.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

>> Bạn có thể xem thêm: Thử que 2 vạch mờ là thai mấy tuần? Khi nào thì siêu âm được?

Để thử thai, trong dân gian còn có các mẹo vặt biết có thai khác dựa trên nguyên lý về sự phản ứng của nồng độ hormone hCG trong cơ thể phụ nữ mang thai với các chất khác. Mặc dù độ chính xác chỉ mang tính tham khảo, bạn vẫn có thể xem qua và trải nghiệm với mẹo vặt biết có thai dân gian như cách thử thai bằng muối, hay thử thai bằng xà phòng

Làm gì khi phát hiện dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày?

  • Thời gian đầu của thai kỳ, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, áp lực, vận động quá sức. Bên cạnh đó, bạn cũng chú ý xây dựng chế độ ăn uống đủ chất để chăm sóc tốt nhất cho thai nhi ngay từ những ngày đầu tiên.
  • Bạn nên bắt đầu bổ sung axit folic vì đây là chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong ba tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, đừng quên bổ sung sắt, canxi và các vitamin cần thiết nữa mẹ nhé. Lưu ý là tất cả những thuốc mẹ bầu dùng trong thời gian mang thai phải được sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và em bé.
  • Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, tùy vào sức khỏe và cơ địa của từng người. Vì vậy, không nên quá lo lắng nếu bạn có ít hơn hoặc nhiều dấu hiệu hơn những người khác nhé.

[inline_article id=27222]

Dấu hiệu có thai sau khi quan hệ 3 ngày, dấu hiệu thử thai sau 2 ngày quan hệ hay biểu hiện có thai sau 2 ngày quan hệ thực sự chỉ dành cho những phụ nữ thực sự nhạy cảm. Vì phải yêu thương bản thân vô cùng bạn mới nhận thấy những sự thay đổi nhỏ xíu đó.

Categories
Thụ thai Chuẩn bị mang thai

30 dấu hiệu có thai sớm và chuẩn xác nhất: Bạn có bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

Sau khi quan hệ, khi nào thì có dấu hiệu có thai sớm nhất? Theo Thạc sĩ. Bác sĩ Huỳnh Kim Dung – chuyên khoa Sản phụ khoa, ngay từ tuần đầu tiên đã có 10 triệu chứng khác biệt để bạn dễ nhận biết và tiếp theo đó là 20 dấu hiệu liên tục xuất hiện để khẳng định cho bạn biết, có thể bạn đã có “tin vui”!.

10 dấu hiệu có thai tuần đầu tiên dễ nhận biết

Ngay tiếp theo các dấu hiệu có bầu đầu tiên trên là 20 triệu chứng cụ thể sau:

20 triệu chứng có thai cụ thể những tuần tiếp theo

1. Ra máu và thay đổi dịch âm đạo là dấu hiệu có thai sớm trong tuần đầu tiên

Hiện tượng ra máu có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất nhưng cũng lại là dấu hiệu dễ bị “ngó lơ” nhất. Nguyên nhân là do nhiều người nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm. Đây là dấu hiệu có thai trong tháng đầu tiên đó mẹ.

Ra máu là dấu hiệu mang thai sớm nhất
Ra máu là dấu hiệu có thai nhưng thường dễ bị bỏ qua

Khi điều này xảy ra, bạn có thể đang trải qua hiện tượng chảy máu do thai vào làm tổ trong tử cung. Có khoảng 20% phụ nữ gặp phải trường hợp này. Hiện tượng ra máu khi phôi cấy ghép vào niêm mạc tử cung không xảy ra ồ ạt như kinh nguyệt.

Đó chỉ là một vài vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1-2 ngày. Đây được gọi là máu báo thai. Thời điểm phát hiện dấu hiệu mang thai khá gần ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt nhưng sớm hơn.

Một số phụ nữ cũng nhận thấy rằng dịch âm đạo của mình thay đổi. Chất dịch trắng và đục như màu sữa này cũng sẽ xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ của bạn và hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy những biểu hiện lạ như dịch âm đạo có mùi hôi, màu vàng, nâu hay xanh và lẫn máu, có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và hãy đi khám để chắc chắn rằng bạn không bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm.

Để ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm âm đạo, mẹ nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ khoa loại dịu nhẹ tuần 2-3 lần..

2. Chuột rút

Chuột rút có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu mang có thai không điển hình. Nếu hiện tượng này đi cùng một số dấu hiệu có thai khác, bạn sẽ có cơ sở để khẳng định hơn.

Vì sao bạn dễ bị chuột rút khi có thai? Các chuyên gia giải thích rằng, đây là sự chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi trong 9 tháng kế tiếp. Chuột rút xảy ra là do tử cung bạn bị kéo dãn hơn và chèn ép các mạch máu ở phía thân dưới.

Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy hiện tượng này sẽ “theo chân” mình trong suốt thai kỳ, vì bụng bạn sẽ ngày một lớn hơn và gây áp lực lớn hơn lên nửa người dưới.

3. Nhiệt độ cơ thể tăng là dấu hiệu nhận biết có thai sớm

Khi mang thai, hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút, gần giống nhiệt độ cơ thể trong những ngày rụng trứng.

Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu có thai này. Đây là một dấu hiệu mang thai dễ bị bỏ sót, vì bạn có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi mà thôi.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng, mẹ cảm thấy nóng bức, khó chịu nhưng không phải sốt do bệnh, mẹ nên sử dụng những loại nhiệt kế cho kết quả chuẩn nhất để theo dõi thân nhiệt.

4. Ngực mềm, đau và lớn hơn là một trong những dấu hiệu có thai

Ngực mềm, đau và lớn hơn là một trong những dấu hiệu có thai
Ngực mềm, đau và lớn hơn là một trong những dấu hiệu có thai

Đây là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất và phổ biến nhất. Sau khi trứng được thụ tinh, nồng độ hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhanh. Sự biến đổi này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu núm vú.

Ngoài ra, kích thước vòng một cũng tăng đáng kể kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường, nhưng bạn sẽ chẳng thấy vui vì điều này, vì ngực đang bị sưng và đau. Nếu để ý kỹ, bạn cũng có thể nhận thấy vùng da xung quanh đầu ti của mình trở nên thâm, đen hơn bình thường. Khi chạm vào, bạn có thể thấy ngực mình mềm đi, kèm theo đó là cảm giác nặng và tức ngực.

Cơ thể bạn sẽ mất vài tuần để làm quen với sự thay đổi hormone, và một khi đã thích ứng được, những cảm giác khó chịu ở vùng ngực cũng sẽ biến mất.

Nhưng đôi khi ngực mềm nhũn là do không đủ độ săn chắc cơ, mẹ có thể lấy lại độ săn chắc cho ngực bằng cách tập các bài tập tác động đến vùng ngực.

[inline_article id=79643]

5. Dấu hiệu có thai sớm: Xuất hiện rôm, sảy

Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm sảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp hoặc vùng da thường xuyên ma sát với quần áo. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng xuất hiện dấu hiệu có thai này.

6. Dấu hiệu mang thai sớm sau khi quan hệ: Mệt mỏi

Ở những tuần đầu tiên sau khi bạn thụ thai, cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt do phải làm việc liên tục không nghỉ để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Tim cũng đập nhanh hơn giúp tăng cường oxy cho buồng trứng.

Kèm theo đó, hệ tuần hoàn phải làm việc với áp lực khủng khiếp để tăng lưu lượng máu cung cấp cho tử cung để nuôi phôi thai lớn lên. Hơn nữa, việc thân nhiệt tăng cao cũng làm bạn mất thêm nhiều năng lượng.

Với cường độ làm việc đó, hầu như cơ quan nào trong cơ thể bạn cũng sẽ “biểu tình”. Kết quả thật dễ hiểu, bạn lúc nào cũng cảm thấy mệt như thể vừa chạy bộ 20km. Hơn nữa, lượng hormone progesterone tăng cao cũng khiến bạn cảm thấy buồn ngủ. Sự mệt mỏi thường trực này chính là một dấu hiệu mang thai điển hình nhất.

Mẹ có thể giảm căng thẳng và mệt mỏi với phương pháp trị liệu bằng tinh dầu tự nhiên trong thời gian mang thai.

7. Dấu hiệu mang thai: Đau đầu

Đau đầu cũng là một dấu hiệu có thai phổ biến
Đau đầu cũng là một dấu hiệu có thai phổ biến

Sự tăng “đột biến” của hormone progesterone cộng với sự thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân làm một số người bị đau đầu khi mang thai. Tuy nhiên, những cơn đau dữ dội và kéo dài lại có thể là biểu hiện của một căn bệnh nào đó và cần được thăm khám kỹ lưỡng.

>> Xem thêm: Mang thai bé trai hay bị đau đầu: Thực hư tin đồn có đúng không?

8. Đau lưng, một biểu hiện có bầu

Bạn cảm thấy đau ở lưng? Đây cũng là một dấu hiệu mang thai xảy ra sớm nhất. Dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi.

Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần. Tuy nhiên, cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác nhức lưng trước mỗi kỳ kinh nên thường không được mọi người chú ý.

[inline_article id=60069]

9. Dấu hiệu có thai là thường xuyên đi tiểu

Bạn vừa mới đi tiểu hơn một tiếng trước và giờ đây lại muốn “ghé thăm” toilet một lần nữa? Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là dấu hiệu có thai rồi đấy!

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 6 tuần, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn. Tiếp đó, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

đi tiểu nhiều khi sắp có thai
Trong giai đoạn đầu mang thai và khi thai kỳ gần kết thúc, các mẹ bầu đều có thể trải qua tình trạng liên tục muốn đi tiểu

10. Khó thở và hụt hơi

Trong những ngày đầu mang thai, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy tức ngực và hơi có cảm giác khó thở. Hoặc bạn cũng có cảm giác hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ (hụt hơi). Nguyên nhân là do cơ thể chưa quen với sự thay đổi hormone.

Khi thai lớn hơn, đặc biệt là trong tam cá nguyệt cuối cùng, việc phải cung cấp thêm oxy cho bào thai đang phát triển trong bụng mẹ khiến cơ thể tự điều chỉnh để làm cho bạn hít nhiều oxy hơn trong mỗi lần thở cũng sẽ gây ra tình trạng khó thở và hụt hơi này.

[inline_article id=75034]

11. Buồn nôn (có thể kèm theo nôn hoặc không nôn) 

Ốm nghén là cơn ác mộng của nhiều phụ nữ, có thể xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4-6 của thai kỳ. Thậm chí, có người phải chịu đựng nó suốt 9 tháng mang thai.

Không nhất thiết là buổi sáng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn chỉ thấy buồn nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.

[inline_article id=22630]

12. Tâm trạng thay đổi

“Sáng nắng chiều mưa” là một trong những đặc điểm nhận dạng của con gái. Tuy nhiên, khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể còn khiến tâm lý của bạn dễ thất thường hơn gấp ngàn lần nữa. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người.

Thông thường, trong những tuần đầu thai kỳ, bạn sẽ khó có lúc nào cảm thấy vui vẻ. Có thể sự ủ ê, chán chường này liên quan đến hormone và cảm giác mệt mỏi của cơ thể.

13. Thay đổi thói quen ăn uống

Bạn thích ăn ngọt và cực kỳ ghét ăn chua. Bỗng một ngày, bạn nhận thấy mình đang cầm một trái cóc non và ăn ngon lành? Giống như buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai.

Trong khi một số người ói mật xanh mật vàng và không dám đụng” tới bất kỳ món nào, một số người khác lại lâm vào tình cảnh thèm ăn vô tội vạ trong suốt thời gian mang thai.

Thay đổi trong thói quen ăn uống cũng là dấu hiệu có thai
Thay đổi trong thói quen ăn uống cũng là dấu hiệu có thai

14. Cực kỳ nhạy cảm với mùi hương

Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi thuốc lá bạn cực ghét, mùi nước hoa yêu thích của bạn hay đơn giản là mùi cơm chín… cũng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.

15. Cách nhận biết có thai: Dễ ngất xỉu

Khi mang thai, nhịp tim, tốc độ bơm máu và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bạn tăng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hệ thống tim mạch đôi khi “trật nhịp” do không điều chỉnh kịp thời là nguyên nhân khiến bạn dễ chóng mặt, váng đầu.

Một nguyên nhân nữa là do huyết áp trong những ngày đầu thai kỳ giảm hẳn so với bình thường. Thế nên, đừng ngạc nhiên khi bình thường bạn khỏe là thế mà nay lại dễ dàng ngất xỉu, như thể một cô tiểu thư lá ngọc cành vàng trong các phim truyền hình thường thấy.

16. Chảy máu cam

Bạn có ngạc nhiên không khi biết rằng chảy máu cam là một dấu hiệu có thai thành công mà nhiều mẹ bầu gặp phải? Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn và các hormone trong thai kỳ tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi của bạn. Hệ quả của việc này là mũi bạn có nguy cơ dễ “đổ máu” hơn hẳn.

17. Triệu chứng mang thai: Táo bón

Táo bón cũng là một triệu chứng điển hình khi có thai
Táo bón cũng là một triệu chứng điển hình khi có thai

Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai.

18. Tăng cân

Dạo gần đây bạn cảm thấy rất khó khăn mới mặc vừa cái quần mới mua tháng trước? Hoặc đột nhiên cảm thấy cơ thể mình trở nên nặng nề hơn rất nhiều? Nếu đột nhiên bạn trở nên thèm ăn hơn bình thường và có dấu hiệu tăng vọt về cân nặng, rất có thể bạn đang có thai rồi đấy!

19. Triệu chứng có bầu: Trễ kinh

Ngày “đèn đỏ” gần đây nhất của bạn là khi nào? Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau một tháng. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng tới đây. Một số người thỉnh thoảng có ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn.

Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có nhiều dấu hiệu nhận biết mang thai trong danh sách kể trên hay không, bởi trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt.

>> Xem thêm: Trễ kinh bao nhiêu ngày thì có thai?

20. Que thử thai hiện 2 vạch 

Que thử thai hiện 2 vạch là dấu hiệu có thai chính xác

Sau khi trải qua tất cả những dấu hiệu có thai kể trên, gợi ý tốt nhất là hãy mua một que thử thai về để kiểm chứng những nghi ngờ của bạn. Dùng que thử thai là cách nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không.

Thông thường, sau 1 hoặc 2 tuần trễ kinh, bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có “dính bầu” không. Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormone HCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone chỉ xuất hiện khi mang thai.

Tốt nhất, bạn nên mua 2 bộ que thử. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác lắm.

Để chắc chắn nhất và cho kết quả nhanh nhất về dấu hiệu mang bầu, mẹ nên sử dụng que thử thai.

[inline_article id=27222]

Tóm lại, với 20 dấu hiệu có thai ở trên, bạn đã phần nào xác định được khả năng mình có thai không rồi phải không? Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn 100% cả, bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác một lần nữa.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau ngực khi mang thai như thế nào? Khi nào mẹ cần lo?

Đau ngực khi có thai là triệu chứng thai kỳ bình thường, do sự thay đổi hormone của cơ thể. Cảm giác đau, căng tức ngực sẽ xuất hiện vào những tuần đầu tiên của thai kỳ và kéo dài đến hết tam cá nguyệt thứ nhất. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và phổ biến nhất. Vậy đau ngực khi mang thai như thế nào?

Đau ngực khi mang thai như thế nào là bình thường?

Tình trạng đau ngực khi có thai xuất hiện khá sớm, đây còn là dấu hiệu mang thai tuần đầu của thai kỳ.

Hiện tượng đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu? Bầu căng tức ngực đến khi nào? Những cơn đau này có thể kéo dài đến hết 3 tháng đầu thai kỳ, giảm dần trong 3 tháng giữa và một lần nữa quay trở lại vào giai đoạn cuối, khi bé cưng chuẩn bị chào đời.

Đau ngực khi mang thai như thế nào? Cơn đau ngực khi có thai do những nguyên nhân trên thường bắt đầu với cảm giác căng tức bầu ngực. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau nhói. Tuy nhiên, mức độ đau không hoàn toàn giống nhau. Trong khi một số mẹ cảm thấy rất đau, một số khác chỉ cảm nhận những cơn đau thoáng qua. Một số trường hợp sẽ có cảm giác nóng rát 2 bầu ngực.

Dấu hiệu đau ngực khi mang thai như thế nào? Mẹ sẽ thấy:

  • Ngứa đầu ngực, nóng ran
  • Căng tức ngực và đau vùng nhũ hoa.
  • Nốt sần quanh đầu ngực nổi rõ hơn.
  • Nhũ hoa lớn hơn, quầng và đầu nhũ hoa sậm màu.
  • Đau ngực kèm đi tiểu nhiều, buồn nôn, thân nhiệt tăng…

Bà bầu bị đau ngực có sao không? Mẹ bầu không cần quá lo nếu gặp phải những cơn đau ngực của dấu hiệu có thai. Ngoài cảm giác khó chịu do bị đau, bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào đâu.

đau ngực khi có thai như thế nào
Đau ngực khi có thai như thế nào là bình thường?

Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường?

Bên cạnh những cơn đau ngực thông thường do sự thay đổi hormone, cơn đau ngực của bạn cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề bất thường về sức khỏe.

1. Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường? Đau thắt ngực

Bầu sẽ có cảm giác đau thắt, lồng ngực ép chặt. Cơn đau thường xuất hiện xung quanh vùng xương ức, thỉnh thoảng lan xuống 2 tay, lưng. Đặc biệt, khi bạn làm việc nặng, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.

Nếu gặp phải tình trạng này, thay vì hỏi bà bầu bị đau ngực có sao không, mẹ cần nhanh chóng đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy tim không được cung cấp máu và ôxy.

2. Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường? Đau ngực kèm khó thở

Cơn đau ngực đi kèm triệu chứng ho, thở dốc hoặc khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc tắc nghẽn mãn tính. Trong trường hợp này, bạn cần “thủ sẵn” một ống hít để làm dịu cơn hen. Gọi cấp cứu ngay nếu bạn không thở được.

3. Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường? Đau nhói ở ngực

Bà bầu có cảm giác đau nhói ở vùng ngực. Đặc biệt, cảm giác này sẽ càng nghiêm trọng hơn khi ho hoặc hít thở sâu. Thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy đau khi ấn tay trên ngực. Một số trường hợp còn xuất hiện triệu chứng cảm cúm.

Nếu gặp phải tình trạng này, rất có thể mẹ bầu đang gặp phải một vấn đề liên quan đến phổi. Chẳng hạn viêm phổi, tràn khí màng phổi hoặc viêm sụn lồng ngực. Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng cần đến bệnh viện ngay.

4. Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường? Đau rát vùng ngực

đau ngực khi có thai

Đau rát kèm theo cảm giác khó tiêu, trào ngược a-xít có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến tụy hoặc viêm túi mật.

5. Đau ngực khi mang thai như thế nào là bất thường? Cơn đau ngực dữ dội, đột ngột

Tình trạng đau ngực trở nên nghiêm trọng hơn. Bà bầu có cảm giác lồng ngực bị thắt chặt hoặc bị nghiến, ép. Cơn đau có thể lan từ vùng ngực đến hàm, lưng, cổ, vai và cánh tay. Một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, mạch nhanh, khó thở… Những dấu hiệu này cho thấy bà bầu đang đối mặt với một cơn nhồi máu cơ tim, cần được đưa đến bệnh viện ngay.

Tóm lại, đau ngực khi có thai có thể là mẹo nhận biết có thai song tình trạng này nguy hiểm hay không còn tùy vào tính chất, mức độ của cơn đau. Bạn nên đặc biệt lưu ý, tránh để lâu làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi.

[inline_article id=173381]

Đau ngực khi có thai, bạn cần làm gì?

Tuy đau ngực khi có thai là một trong những triệu chứng có thai. Song, nếu bạn chưa thực hiện các phương pháp nhận biết có thai khoa học thì hãy dùng que thử thai và có thể đến bệnh viện để được kiểm tra, biết tuổi thai chính xác.

Khi mang thai ở tuần đầu tiên, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Lúc này bé cần nhiều viatamin từ rau của quả để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất. Đồng thời, bạn chú ý đừng ăn quá mặn, tránh hút thuốc, thức khuya, dùng thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích sẽ gây hại cho con. Hãy sống cân bằng lại, có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái, hợp lý, bạn nhé!

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Ngoài ra, nếu thấy những dấu hiệu bất thường, bạn cần phải nhanh chóng đến bệnh viện sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe.