Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Ung thư vú là gì? 8 dấu hiệu điển hình của ung thư vú

Vậy ngoài dấu hiệu ung thư vú điển hình là khối u ở vú, thì còn có những dấu hiệu ung thư vú nào khác nữa? Nếu chưa biết, chị em đừng bỏ!

1. Ung thư vú là gì?

[key-takeaways title=”Ung thư vú là gì?”]

Theo định nghĩa của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ACSTrung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ, ung thư vú (Breast cancer) là một bệnh lý nguy hiểm khi các khối u ác tính xuất hiện ở tế bào vú. Ung thư vú có thể bắt đầu ở bất kỳ vị trí nào của vú; cũng như bất kỳ vú nào của phụ nữ.

[/key-takeaways]

2. 8 dấu hiệu điển hình của ung thư vú

Biểu hiện và các dấu hiệu của ung thư vú
Biểu hiện và các dấu hiệu của ung thư vú

2.1 Khối u ở vú là dấu hiệu ung thư vú điển hình

Khối u vú là triệu chứng của ung thư vú điển hình; một khối u vú có thể là lành tính hoặc ác tính là được.

Nguyên nhân thường gặp của khối u lành tính:

  • Nhiễm trùng vú
  • Thay đổi sợi bọc tuyến vú
  • U sợi tuyến vú
  • Hoại tử mỡ

Mặc dù các dấu hiệu như vú có khối u có thể không phải là ung thư vú; nhưng với tình trạng vú của bạn có khối u mới xuất hiện, kể cả là không đau; cách tốt nhất là đi khám bác sĩ. Khối u có thể hơi cứng và không tròn đều.

2.2 Dấu hiệu nhận biết ung thư vú: Thay đổi cấu trúc da ở vùng vú

Bệnh ung thư vú có thể gây viêm và do ung thư xâm lấn; từ đó dẫn đến sự thay đổi cấu trúc da. Một số biểu hiện ung thư vú về sự thay đổi này bao gồm:

  • Da bị dày lên dạng da cam ở bất kỳ vị trí nào của vú
  • Ngứa da, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến
  • Da có vảy quanh núm vú và quầng vú, triệu chứng giống da bị cháy nắng hoặc khô da

Những thay đổi trên da này có thể là triệu chứng của một loại ung thư vú hiếm gặp có tên là bệnh Paget. Bệnh Paget là một dạng ung thư thường gặp ở núm vú; khi các tế bào ung thư bắt đầu phát triển, nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến da và quầng vú.

>> Bạn nên xem thêm: Tiền ung thư cổ tử cung, phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

2.3 Dấu hiệu ung thư vú: Tiết dịch núm vú

Tiết dịch núm vú là 1 trong 8 dấu hiệu ung thư giai đoạn đầu ở tuyến vú. Dịch tiết ra có thể lỏng hoặc đặc, màu sắc từ trong suốt đến trắng đục, vàng, xanh hoặc đỏ. 

Đối với phụ nữ đang cho con bú có dịch tiết ra từ núm vú giống như sữa là vấn đề bình thường, tuy nhiên khi dịch tiết có lẫn mủ, màu vàng hay có lẫn máu là dấu hiệu ung thư vú cảnh báo tình trạng nguy hiểm cần được kiểm tra.

Các nguyên nhân khác có thể gây tiết dịch núm vú bao gồm:

  • Nhiễm trùng vú;
  • Các rối loạn về nội tiết;
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc nhất định khác;
  • Một số vấn đề về sức khỏe y tế, chẳng hạn như bệnh tuyến giáp, bệnh lý vùng não.

2.4 “Lõm đồng tiền” trên ngực

Một trong những cách nhận biết ung thư vú là xem xét các vết lõm trên ngực, giống như “lõm đồng tiền”, đôi khi có thể là dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm (một dạng ung thư vú tiến triển nhanh). Điều này có thể xảy ra do các tế bào ung thư gây ra sự xâm lấn, co kéo các cấu trúc dẫn đến sưng hoặc bị lõm xuống.

Bác sĩ Rosenbaum Smith (Mỹ) cho biết bạn có thể kiểm tra bằng cách giơ cánh tay lên cao trên đầu để khiến cơ ngực căng. Nếu bạn nhìn xuống và thấy vùng lúm đồng tiền đó vẫn còn, thì đây có thể là dấu hiệu ung thư vú và cần được thăm khám sớm.

2.5 Dấu hiệu của bệnh ung thư vú: Thay đổi hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch lympho, là một trong vô số các cấu trúc trơn, hình bầu dục dẹp, rải rác dọc theo các mạch bạch huyết. Các hạch này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch giúp bắt giữ các tế bào có hại, bao gồm vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.

Nếu một tế bào ung thư rời khỏi vú, nơi đầu tiên tế bào này di chuyển đến sẽ là vùng hạch bạch huyết dưới nách cùng bên với vú mang khối u. Điều này có thể dẫn đến triệu chứng sưng phù vùng nách, tình trạng này còn có thể xuất hiện hạch thượng đòn (nằm trong hố thượng đòn). Người bệnh có thể cảm nhận những cục u nhỏ, chắc, sưng và có thể mềm khi chạm vào.

Tuy nhiên, mô bạch huyết thay đổi không phải lúc nào cũng do ung thư vú. Tình trạng này có thể thay đổi do nhiễm trùng vú hoặc các bệnh hoàn toàn không liên quan khác. Do đó bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi nghi ngờ có dấu hiệu ung thư vú xuất hiện để được xét nghiệm và chẩn đoán.

2.6 Đau vùng vú hoặc núm vú

Ung thư vú có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào da dẫn đến cảm giác đau và khó chịu ở vú. Một số người bệnh đôi lúc còn có thể gặp triệu chứng đau và nóng rát. Mặc dù ung thư vú thường không gây đau, nhưng điều quan trọng là bạn không được bỏ qua bất kỳ dấu hiệu ung thư vú hoặc triệu chứng bất thường nào.

Ở giai đoạn đầu của ung thư vú có thể sẽ không có cảm giác làm đau ngực, hoặc đau vùng vú. Hoặc nếu có thì đó có thể là do chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Tuy nhiên, nếu những cơn đau ở ngực, đau núm vú kéo dài và không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên ưu tiên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Một số triệu chứng của u vú lành tính có thể gây đau vú:

  • Stress;
  • Nang vú;
  • Một số thuốc ngừa thai;
  • Thay đổi sợi bọc tuyến vú;
  • Một số thuốc điều trị vô sinh;
  • Mặc áo ngực không phù hợp;
  • Phì đại tuyến vú gây đau vùng cổ, vai và lưng;
  • Sự biến động nội tiết tố xảy ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

>> Bạn nên xem thêm: Đau nhũ hoa có phải dấu hiệu mang thai và cách làm dịu cơn đau ngực

2.7 Dấu hiệu của ung thư vú – Vùng da bị đỏ

Ung thư vú có thể làm da chuyển màu đỏ, tím hoặc màu hơi xanh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải dấu hiệu của ung thư vú dạng viêm. Đây là loại ung thư hiếm gặp nhưng tiến triển rất nhanh gây triệu chứng sưng, đỏ, đặc biệt là vùng da ở khu vực này thường dày lên.

Ung thư vú dạng viêm (Inflammatory breast cancer -IBC) mặc dù ít xảy ra, nhưng ung thư vú dạng viêm là thuộc mức độ nghiêm trọng và thương xảy ra từ 1 – 5% trong số tất cả các trường hợp ung thư vú. (Theo kết quả nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc Gia Hoa Kỳ NIH năm 2016)

2.8 Thay đổi hình dạng vú và núm vú

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, bạn cần phải lưu ý khi vú to lên hay teo nhỏ lại bất thường, đặc biệt là chỉ ở một bên. Mặc dù một số phụ nữ có hai bên vú không đối xứng, và kích thước có thể thay đổi theo độ tuổi, mang thai… song bạn nên thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Ung thư vú có thể gây sưng phù toàn bộ hoặc một phần vú, hiện tượng này làm tuyến vú có u khác biệt hoàn toàn với tuyến vú bên kia. Đôi khi bạn chỉ có triệu chứng này mà không sờ thấy rõ một khối u riêng biệt, vùng da trên vú sưng phù sẽ bị kéo căng.

Ung thư này có thể gây ra những thay đổi tế bào phía sau núm vú. Những thay đổi này có thể gây ra triệu chứng núm vú teo và co rút xuống hoặc thay đổi kích thước.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng tụt núm vú.

3. Ung thư vú có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê của Tổ chức ghi nhận Ung thư toàn cầu Globocan năm 2020, tại Việt Nam, ung thư vú là căn bệnh phổ biến thường gặp với hơn 21.555 ca và chiếm 11,8% tổng số ca mắc ung thư. Thế nên việc khám tầm soát ung thư vú là thực sự cần thiết và mang tính cấp bách.

Ung thư vú có thể đe dọa tính mạng của bạn hay không, điều đó còn tùy thuộc vào các yếu tố như:

  • Độ tuổi;
  • Loại ung thư;
    Giai đoạn bệnh;
    Phương pháp điều trị;
    Mức độ đáp ứng với điều trị;
  • Tốc độ phát triển (di căn) của khối u.

4. Các giai đoạn của ung thư vú

4.1 Giai đoạn 0 (hay còn gọi là Ung thư tại chỗ)

Giai đoạn này các tế bào bất thường đã xuất hiện nhưng chưa lan rộng ra mô kế cận, cũng có thể gọi là ung thư tại chỗ tiếng anh là DCIS.

4.2 Giai đoạn (I)

Ở giai đoạn này thường khối u vẫn nhỏ hoặc khối u chưa phát triển sâu vào các mô lân cận. Nó cũng không lan đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể

4.3 Giai đoạn (II và III)

Ở 2 giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u đã bắt đầu lớn hơn và đã phát triển sâu vào các mô gần đó. Chúng cũng có thể đã lan đến các hạch bạch huyết nhưng chưa di căn các bộ phận khác của cơ thể.

4.3 Giai đoạn (IV)

Tế bào ung thư lan rộng sang các bộ phận và cơ quan khác trong cơ thể (gan, phổi, xương, não, thận, hạch các vùng khác trong cơ thể,…). Hay còn có thể gọi là ung thư đã di căn; hoặc là ung thư giai đoạn cuối.

>> Bạn nên xem thêm: Cách kiểm tra ung thư vú ở nam giới.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ

Khi bạn nhận thấy mình có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng hoặc biểu hiện nào giống, hoặc nghi ngờ mình đang có dấu hiệu của ung thư vú, thì hãy ưu tiên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện khám, siêu âm và chẩn đoán hình ảnh để đưa ra kết quả chính xác nhất.

Ngực là bộ phận để thể vẻ đẹp, sự nữ tính và quyến rũ của phái nữ. Cũng chính vì thế, mà bạn cần để ý nhiều hơn đến ngực của mình. Bởi vì các dấu hiệu ung thư vú ban đầu sẽ không gây đau, và lẽ nhiên là bạn sẽ dễ dàng phớt lờ chúng.

Tóm lại, qua bài viết này, hy vọng các chị em đã có nhận thức và biết thêm về các dấu hiệu của ung thư vú. Cuối cùng, nếu có điều kiện, chị em cũng nên đi khám tầm soát dấu hiệu ung thư vú ngay đi nhé, hoặc 6 tháng/lần.