Nếu đang mang thai lần 2 và nhận thấy các dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai dưới đây, bạn nên đi khám sàng lọc quý I để bác sĩ xem xét vết mổ cũng như tư vấn kỹ hơn về cách quản lý thai nghén trong thai kỳ này và cho đơn thuốc cụ thể để giảm nguy cơ cho mẹ bầu.
Vết mổ cũ tử cung là gì?
Trước khi tìm hiểu dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai, bạn cần biết mình có thuộc đối tượng của vết mổ này không. Vết mổ cũ trên tử cung là vết mổ có vị trí phẫu thuật nằm trên tử cung như:
- Vết mổ lấy thai.
- Vết mổ bóc nhân xơ tử cung.
- Vết mổ trên thân tử cung vì những lý do khác như thủng tử cung trong khi nạo thai, phẫu thuật tạo hình tử cung…
Nếu vết mổ không nằm trên tử cung mà mổ vì những lý do như thủng ruột, viêm ruột thừa, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung… thì không nằm trong nhóm vết mổ cũ tử cung có ảnh hưởng đến thai kỳ.
Dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai, nhận biết và xử lý thế nào?
Điều đầu tiên các chị em cần lưu ý là không nên có thai quá sớm khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng) vì khi đó dễ bị nứt vết mổ gây mất máu và chết thai và đe doạ tính mạng người mẹ.
Nếu mang thai sau khi từng sinh mổ, bạn sẽ được cho nhập viện trước ngày dự sanh 2 tuần lễ. Khi đó các bác sĩ sẽ cho bạn làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá xem bạn cần mổ lại hay có thể sanh ngã âm đạo.
Nếu lỡ mang thai khi vết mổ cũ còn mới (dưới 18 tháng), chị em cần lưu ý những điều sau:
- Bạn cần khám thai định kỳ một cách đều đặn theo đúng hẹn.
- Bạn cần đưa giấy mổ lần trước cho các bác sĩ và khai rõ lý do mổ là gì, thời gian từ lúc mổ đến nay là bao lâu, nằm viện bao nhiêu ngày sau mổ, có nhiễm trùng trong thời gian hậu phẫu không…
Ngoài ra bạn nên chú ý các dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai: đau ngang trên xương mu, đau liên tục, ấn vào đau nhói lên. Khi có các dấu hiệu này là có nguy cơ nứt vết mổ cũ cần phải đến ngay bệnh viện có khoa sản gần nhất.
Lúc này bác sĩ sẽ xem xét tình hình thai nhi và vết mổ cũ để từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể. Mẹ không cần phải quá lo lắng , các dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai khá hay gặp ở những mẹ đã từng sinh mổ.
- Thông thường, mẹ sẽ cần thời gian nghỉ dưỡng ở nhà cho tới khi em bé phát triển đủ tháng.
- Trong thời gian nghỉ dưỡng, mẹ cần phải đi khám thai đầy đủ, tuyệt đối tuân thủ theo lời bác sĩ.
- Tránh việc gãi vết mổ vì có thể gây tổn thương hơn lên vết mổ cũ. Phải có chỉ định của bác sĩ trước khi mẹ định bôi bất cứ loại thuốc nào lên vết mổ đó.
- Điều quan trọng là mẹ cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tình trạng tăng cân khi mang thai quá nhanh. Không phải mẹ càng tăng cân nhiều thì càng tốt đâu nhé.
- Mẹ lưu ý vận động một cách nhẹ nhàng, không được làm các động tác gây ảnh hưởng cho vùng bụng như cúi gập người xuống quá thấp, với tay lên cao hay các môn thể thao cường độ mạnh như chạy nhảy
- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm bổ sung loại thuốc hỗ trợ phổi cho thai nhi, để phòng ngừa trường hợp sinh non, thai nhi có thể bị suy hô hấp khi phổi chưa trưởng thành (thai < 34 tuần).
Nếu được, mẹ nên nhập viện trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần để thực hiện các xét nghiệm nhằm đánh giá lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ như lần trước. Trong một vài trường hợp, vết mổ có nguy cơ bị bục cao, bác sĩ thường được chỉ định đẻ mổ luôn để tránh nguy cơ bị vỡ tử cung.
Những nguy cơ trong lần mang thai sau trên vết mổ đẻ cũ
Nếu gặp dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai, thai phụ có thể đối mặt những nguy cơ sau:
1. Rau cài răng lược:
Những trường hợp nhau tiền đạo, rau bám thấp mặt trước ở những bệnh nhân có sẹo mổ cũ; nguy cơ bị nhau cài răng lược rất cao.
Đối với những trường hợp này khi sinh cần phải mổ lại và nguy cơ phải cắt tử cung, truyền máu. Đôi khi tổn thương những cơ quan lân cận như bàng quang, ruột… do bánh nhau xâm lấn vào những cơ quan này.
2. Nứt sẹo mổ cũ:
Nứt sẹo mổ cũ là một tai biến sản khoa. Tai biến này có thể xảy ra trên thai phụ mang thai lần 2 sau sinh mổ trong vòng 6 – 9 tháng kể từ lúc sinh. Nứt sẹo mổ cũ tử cung trong thai kỳ thường xảy ra ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.
3. Nguy cơ thai bám vào sẹo mổ đẻ cũ:
Có thể chia thành hai trường hợp: bám một phần ở sẹo hoặc cấy hoàn toàn vào trong lớp sẹo. Trong trường hợp thứ hai, các gai rau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung rồi xuyên vào bàng quang.
Đối với những trường hợp này cần phải bỏ thai bằng điều trị nội khoa và hút thai. Đôi khi chảy máu nhiều cần phải cắt bỏ tử cung để cứu người phụ nữ.
4. Nguy cơ cho con:
Trường hợp những phụ nữ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng; trẻ có nguy cơ thể sẽ bị sinh non dẫn đến nhẹ cân, vàng da, thính giác kém, kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.
Lựa chọn phương pháp sinh khi có vết mổ đẻ cũ
Bên cạnh dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai, chị em cần lưu ý phương pháp sinh lần 2:
- Nếu không có các yếu tố đẻ khó, sản phụ vẫn có thể tiến hành đẻ thường được ở lần mang thai sau khi có vết mổ đẻ cũ ở tử cung. Tuy nhiên tỉ lệ này là tương đối thấp vì nhiều lý do, trong đó có sự lo lắng quá mức của thai phụ.cũng như thường nguyên nhân lần đầu sanh thường thất bại.
- Những trường hợp mổ cũ vì thai to, do khung chậu hẹp, dị dạng ở tử cung, thai ngôi ngược hay dưới 24 tháng… sẽ được chỉ định mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng hoặc bắt đầu chuyển dạ. Nên đi khám thai đầy đủ theo hẹn và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cuộc sinh nở được an toàn.
Sinh mổ từ lâu đã được nhiều thai phụ lựa chọn như một phương pháp vượt cạn nhiệm màu vì giảm đau đớn và nguy hiểm cho cuộc đẻ. Nhưng bên cạnh đó là những nguy cơ tiềm ẩn cho những lần sinh sau. Khi gặp các dấu hiệu đau vết mổ cũ khi mang thai, thai phụ cần đi khám tại những cơ sở y tế về sản khoa uy tín; để được theo dõi và tư vấn kịp thời tình trạng của bản thân cũng như của thai nhi.