Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Có nhiều người còn ví rằng, đau bụng chuyển dạ giống với đau bụng đi ngoài. Vậy điều này có đúng không?

Đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Thai phụ bị đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không? Thực tế, đau bụng chuyển dạ không có giống đau bụng đi ngoài. Đau chuyển dạ là cơn đau do các cơ của tử cung co bóp tạo áp lực lên cổ tử cung.

Cơn đau này có thể được cảm nhận như những cơn đau dữ dội ở vùng bụng, háng và lưng. Một số phụ nữ còn bị đau ở hai bên đùi khi có dấu hiệu sắp sinh. Một nguyên nhân khác gây đau khi chuyển dạ là do đầu em bé tạo áp lực kéo dài lên bàng quang, ruột, ống sinh và âm đạo. Điều nãy cũng gây cảm giác giống như mắc đi vệ sinh.

Tuy nhiên, cơn đau khi chuyển dạ ở mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, thậm chí là ở những lần mang thai khác nhau. Nhưng điều các thai phụ cảm thấy khó khăn nhất thường không phải là cơn đau co thắt tử cung mà là cơn đau diễn ra liên tục.

Đau bụng đi ngoài hay còn gọi là tiêu chảy (Diarrhea) là khi bạn đi phân lỏng và chảy nước, cơn đau tạo ra do nhu động ruột tăng lên để đẩy phân đi trong đại tràng. Bạn cũng có thể cần phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Tiêu chảy ngắn hạn (cấp tính) kéo dài 1 hoặc 2 ngày. Tiêu chảy lâu dài (mãn tính) kéo dài vài tuần. Tiêu chảy thỉnh thoảng đi kèm với các cơn đau bụng (cơn đau mà bạn cảm thấy giữa ngực và xương chậu, có cảm giác đau nhói và âm ỉ).

>> Bạn có thể xem thêm: Uống lá tía tô trước khi sinh có thực sự tốt khi chuyển dạ không?

Các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện

Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?
Cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không?

Dưới đây là các dấu hiệu sắp sinh cần nhập viện:

  • Đau ở bụng và lưng dưới: Các cơn đau này khác với cơn co tử cung sinh lý là sẽ không biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế.
  • Vỡ ối: Khi túi ối vỡ, bạn có thể cảm thấy một dòng nước chảy mạnh. Hoặc bạn có thể cảm thấy chỉ là một giọt nước nhỏ giọt đang rỉ ra.
  • Những cơn co thắt dữ dội và đều đặn: Cơn co thắt là khi các cơ tử cung co lại và sau đó giãn ra. Các cơn co thắt giúp đẩy em bé ra ngoài. Khi bạn chuyển dạ thực sự, các cơn co thắt của bạn có thể kéo dài khoảng 30 đến 70 giây và cách nhau khoảng 5 đến 10 phút.
  • Tăng tiết dịch âm đạo: Dịch âm đạo lúc nào có thể trong, màu hồng hoặc hơi có máu (màu nâu hoặc hơi đỏ). Tình trạng này có thể xảy ra vài ngày trước khi chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn bị chảy máu đỏ tươi hoặc nếu máu chảy nhiều thì cần đến bệnh viện ngay.

Liên quan đến việc phân biệt đau bụng chuyển dạ và đau bụng đi ngoài; bạn có thể tham khảo thêm về các cách chuyển dạ nhanh tự nhiên và an toàn trên MarryBaby nữa nhé.

Bạn có biết dấu hiệu sắp đến ngày sinh là gì chưa?

Bệnh cạnh sự phân biệt được cơn đau bụng chuyển dạ có giống đau bụng đi ngoài không và dấu hiệu sắp sinh, bạn cũng nên biết thêm dấu hiệu sắp đến ngày sinh dưới đây:

  • Xuất hiện dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch tiết âm đạo trong, màu hồng hoặc hơi có máu có thể xuất hiện một vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ hoặc khi bắt đầu chuyển dạ.
  • Bản năng làm mẹ xuất hiện: Lúc này, bạn sẽ muốn dọn nhà để chuẩn bị sẵn sàng cho em bé. Tuy nhiên, bạn cũng cần cẩn thận không làm quá sức để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân và em bé nhé.
  • Bụng bị tụt xuống: Em bé của bạn đã di chuyển thấp hơn vào xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Nó có thể xảy ra vài tuần hoặc thậm chí chỉ vài giờ trước khi quá trình chuyển dạ của bạn bắt đầu.
  • Cổ tử cung bắt đầu mở: Khi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết cổ tử cung đã bắt đầu mỏng và giãn ra. Trước khi chuyển dạ, cổ tử cung của bạn dài khoảng 3,5 đến 4 cm. Khi chuyển dạ, nó sẽ ngắn dần đến mức rất mỏng và giãn ra hoàn toàn đến 10 cm.

>> Bạn có thể xem thêm: Uống gì để chuyển dạ nhanh và không đau khi gần đến ngày dự sinh?

Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ
Chú ý: Người chồng nên xoa lưng cho vợ để giảm bớt sự đau đớn khi chuyển dạ

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh?

Mẹ bầu cần làm gì khi có dấu hiệu sắp sinh? Nếu bạn đã xuất hiện các dấu hiệu sắp sinh và dấu hiệu đau bụng chuyển dạ thì cần chuẩn bị những điều sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Điều này sẽ giúp bạn thoải mái và giảm đau.
  • Nhờ chồng xoa lưng: Bạn có thể nhờ chồng xoa lưng để giúp giảm đau.
  • Ăn nhẹ (nếu muốn): Bạn cũng có thể ăn nhẹ một món ăn ưa thích nào đó.
  • Tập hít thở: Hãy thử các bài tập thư giãn và thở để đối phó với các cơn co thắt ngày càng mạnh và đau đớn hơn.
  • Dùng thuốc paracetamol: Khi dùng paracetamol cần làm đúng theo hướng dẫn trên bao bì để an toàn cho sức khoẻ.
  • Đi bộ: đi bộ hoặc di chuyển nếu bạn cảm thấy thích. Thậm chí, bạn có thể uống nước để giúp duy trì mức năng lượng của bạn

[inline_article id=311744]

Tóm lại, đau bụng chuyển dạ không giống đau bụng đi ngoài. Khi bạn nhận thấy đau bụng chuyển dạ dữ dội, liên tục và kèm theo các dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) thì cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Mẹ lưu ý để tránh biến chứng cho con!

Vậy cần làm gì khi có dấu hiệu sinh non để giảm nguy cơ gặp biến chứng sau sinh cho em bé?

Mẹ nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non?

Để biết khi mẹ bầu có dấu hiệu sinh non nên làm gì; trước tiên bạn cần phải nhận diện được các dấu hiệu sinh non dưới đây:

  • Vỡ ối sớm
  • Đau bụng nhẹ
  • Đau lưng dai dẳng và âm ỉ
  • Dịch tiết âm đạo có lẫn máu
  • Cảm giác nặng vùng chậu hoặc bụng dưới
  • Xuất hiện các cơn co thắt bụng thường xuyên

Vậy khi thấy dấu hiệu sinh non mẹ nên làm gì? Khi đó, mẹ cần phải nhanh chóng đi đến bệnh viện ngay. Các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán y tế để quyết định các phương pháp can thiệp kịp thời để giúp em bé được sinh ra khỏe mạnh nhất.

>> Bạn có thể xem thêm: Ngôi thuận bao lâu thì sinh, mẹ xem ngay để chuẩn bị chu đáo nhé!

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?
Bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non?

Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ làm gì khi mẹ có dấu hiệu sinh non? Bác sĩ sẽ chẩn đoán dấu hiệu sinh non qua tiền sử bệnh và các yếu tố có thể dẫn đến sinh non qua tình trạng sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn có các dấu hiệu sau sẽ có thể được chẩn đoán là sinh non:

  • Xuất hiện các cơn co thắt tử cung đều đặn
  • Cổ tử cung bắt đầu mềm, mỏng và mở (giãn ra) trước 37 tuần của thai kỳ

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán sinh non như:

  • Khám vùng chậu: Bác sĩ có thể đánh giá độ cứng và mềm của tử cung cũng như kích thước và vị trí của em bé.
  • Theo dõi tử cung: Bác sĩ có thể sử dụng máy theo dõi tử cung để đo thời gian và khoảng cách giữa các cơn co thắt của bạn.
  • Siêu âm: Phương pháp siêu âm qua âm đạo có thể được sử dụng để đo chiều dài cổ tử cung và kiểm tra các vấn đề của thai nhi hoặc nhau thai, xác nhận vị trí của thai nhi, đánh giá thể tích nước ối và ước tính cân nặng của em bé.
  • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể lấy một miếng gạc y tế lấy dịch tiết âm đạo của bạn để kiểm tra sự hiện diện của một số bệnh nhiễm trùng và fibronectin của thai nhi (chất hoạt động giống như chất keo dính giữa túi thai nhi và niêm mạc tử cung) được thải ra trong quá trình chuyển dạ.

>> Bạn có thể xem thêm: Dọa sinh non có nên uống nước dừa không? Lời bật mí đầy bất ngờ!

Cách điều trị khi có dấu hiệu sinh non

Khi bạn có dấu hiệu sắp sinh, thì không có thuốc hoặc thủ tục phẫu thuật nào để ngừng chuyển dạ, ngoại trừ phương pháp tạm thời.

1. Điều trị để hoãn sinh con với thuốc

Tiêm thuốc và dùng thuốc chính là cách bác sĩ làm khi bạn có dấu hiệu sinh non. Phương pháp này được thực hiện như sau:

  • Thuốc giảm co: Bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng một loại thuốc gọi là thuốc giảm co để tạm thời làm chậm các cơn co thắt. Thuốc này có thể được sử dụng trong 48 giờ để trì hoãn chuyển dạ sinh non để cho phép corticosteroid hoạt động tối đa hoặc khi bạn cần chuyển đến bệnh viện có thể chăm sóc đặc biệt cho em bé sinh non.
  • Magie sunfat: Bác sĩ cho bạn dùng magie sulfat nếu có nguy cơ sinh cao trong khoảng từ tuần 24-32 của thai kỳ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại thuốc này có thể làm giảm nguy cơ mắc một loại tổn thương nào đối với trẻ sinh ra trước 32 tuần tuổi thai.
  • Corticosteroid: Loại thuốc này giúp thúc đẩy sự trưởng thành phổi của thai nhi. Nếu bạn đang trong khoảng từ 23-34 tuần có dấu hiệu sắp sinh trong 1-7 ngày tới, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng corticosteroid. Khi bạn có nguy cơ sinh con khoảng từ 34-37 tuần thì bác sĩ cũng có thể khuyên dùng steroid.

Tiêm thuốc là cách bác sĩ làm khi mẹ có dấu hiệu sinh non

2. Điều trị hoãn sinh non do vấn đề về tử cung

Đối với thai phụ có vấn đề về tử cung thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Nếu bạn có nguy cơ sinh non vì cổ tử cung ngắn. Bác sĩ có thể đề nghị áp dụng thủ thuật phẫu thuật gọi là khâu cổ tử cung. Trong thủ thuật này, cổ tử cung được khâu kín bằng chỉ khâu chắc chắn.

Thông thường, các mũi khâu sẽ được cắt bỏ sau 36 tuần của thai kỳ. Nếu cần thiết, các mũi khâu có thể được gỡ bỏ sớm hơn. Khâu cổ tử cung có thể được khuyến nghị nếu bạn mang thai dưới 24 tuần, bạn có tiền sử sinh non sớm và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang mở hoặc chiều dài cổ tử cung dưới 25 mm.

>> Bạn có thể xem thêm: Dấu hiệu dọa sinh non: Mẹ bầu cần cẩn trọng nếu không muốn nguy hiểm cho con!

3. Điều trị hoãn sinh non nếu có tiền sử sinh non

Nếu bạn có tiền sử sinh non thì bác sĩ sẽ làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị tiêm hàng tuần một dạng hormone progesterone gọi là hydroxyprogesterone caproate bắt đầu trong tam cá nguyệt thứ hai cho đến tuần 37 của thai kỳ.

Ngoài ra, nếu bạn được chẩn đoán có cổ tử cung ngắn trước tuần 24 của thai kỳ. Bác sĩ cũng có thể đề nghị đưa hormone progesterone vào âm đạo để phòng ngừa sinh non cho đến tuần 37 của thai kỳ.

[inline_article id=302373]

Như vậy với những thông tin trên hy vọng bạn sẽ biết nên làm gì khi có dấu hiệu sinh non. Quan trọng hơn hết, khi thấy có dấu hiệu sắp sinh non, mẹ cùng người thân cần đến bệnh viện sớm để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Lời giải đáp từ bác sĩ

Đau xương mu là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở những tháng cuối của thai kì. Mức độ đau nhức ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ bầu thậm chí không thể di chuyển được vì cơn đau xương mu quá trầm trọng. Thế nhưng bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?

Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do thai nhi đang có xu hướng thúc xuống phía dưới âm đạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng tiết ra một loại hormone khiến cho xương vùng chậu trở nên giãn nở hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi khiến khớp xương háng, xương mu trở nên yếu và thường đau nhức hơn.

Chính vì những nguyên nhân này mà hiện tượng đau xương mu khi mang thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thực tế, đây chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh?

đau xương mu bao lâu thì sinh
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh?

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Nếu chỉ là tình trạng đau mu khi mang thai, khớp háng hay xương cụt trong giai đoạn trước 37 tuần thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là các dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau mu xuất hiện dồn dập từ tuần 37 trở đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón bé cưng nhé.

Mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng này có thể là dấu hiệu sinh non.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên chưa!

Tại sao tháng cuối thai kỳ những cơn đau xương mu lại nhiều hơn?

Xương mu là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ đau mu khi mang thai. Từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy đau nhức vùng xương mu.

Biết được nguyên nhân gây đau mu khi mang thai tháng cuối sẽ giúp mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh.

1. Bầu tháng cuối đau xương mu do bé quay đầu

đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai có thể do em bé quay đầu

Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Vì thế, vào những tuần cuối của thai kỳ, khi đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, trọng lượng của thai nhi dồn tác động lên khớp mu và khung chậu. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị ê mỏi vùng khung chậu và xương mu.

2. Bầu tháng cuối đau xương mu do mẹ bầu thiếu canxi

Các cơn đau vùng xương mu xuất hiện có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi. Đây là hội chứng loãng xương ở phụ nữ mang thai khiến các khớp xương trở nên yếu hơn, dễ gây ra tình trạng nhức mỏi. Ở giai đoạn thai nhi quay đầu xuống, các cơn đau nhói sẽ xuất hiện nhiều hơn và thường biến mất khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp mẹ sẽ bị đau dữ dội cho đến khi bé chào đời.

3. Mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm

Nếu bà bầu có tiền sử mắc hai loại bệnh này thì bạn rất dễ bị tình trạng đau xương mu ở tháng cuối thai kỳ. Lý do là cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Điều này khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai và đau xương mu vào tháng cuối thai kỳ nhiều hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau bụng trên gần ức khi nào thì nguy hiểm? Mẹ đọc ngay để biết điều đó

4. Đau xương mu khi mang thai do thay đổi nồng độ hormone

Lượng hormon sinh dục bị thay đổi khi mang thai dẫn đến hàm lượng progesterone trong máu cao, đặc biệt 3 tháng cuối thai kì. Điều này dẫn đến sự giãn nở của các khớp xương bao gồm cả khớp vùng chậu và gây ra tình trạng đau, tức xương chậu.

5. Tình trạng phù nề gây đau xương mu khi mang thai tháng cuối

Tình trạng phù nề cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị đau xương mu. Nguyên nhân là do khi mang thai, thể tích máu trong hệ tuần hoàn bị tăng cao và tập trung nhiều vào nhau thai để vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi. Điều này gây áp lực lên tuần hoàn phần dưới của cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề gây chèn ép và làm đau xương mu.

6. Sinh đôi hoặc đã từng sinh nhiều lần

Nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai hoặc có tiền sử sinh nhiều lần cũng đều dễ bị đau xương mu. Mang thai đôi hoặc đa thai, trong lượng mà xương mu hay khung chậu chịu tác động lớn hơn bình thường rất nhiều, vì thế càng gây đau hơn.

Tiền sử sinh con nhiều lần làm khung chậu giãn, hệ thống dây chằng xơ chai, không co hồi lại sau sinh, dẫn đến đau hơn khi mang thai lần tiếp theo.

7. Thai nhi quá to hoặc vận động quá nhiều

Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu thai nhi nặng trên 4kg hoặc thai nhi vận động quá nhiều cũng gây áp lực lên xương mu và gây ra tình trạng đau tức.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 tư thế giúp bà bầu đau bụng đẻ không cảm thấy quá đáng sợ

8. Bà bầu vận động, đi lại nhiều

Những tuần thai cuối là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao dẫn tới tình trạng đau, tức. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi.

[key-takeaways title=””]

Từ những nguyên nhân trên, chắc chắn mẹ đã biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không. Tình trạng đau xương mu có thể là một dấu hiệu sắp sinh, song cũng có thể không phải. Vì vậy, bạn không nên chỉ dựa vào dấu hiệu đau xương mu mà cho rằng mình sắp sinh. Bởi vì điều này dễ khiến bạn chủ quan với các tình trạng sức khỏe khác có thể mắc phải như bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

[/key-takeaways]

>> Bài cùng chủ đề: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Khi nào đau xương mu là dấu hiệu sắp sinh?

Bạn có thể xác định tình trạng đau xương mu là một dấu hiệu sắp sinh khi nó xảy ra cùng với những dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:

  • Cảm thấy dễ thở hơn
  • Âm đạo tiết dịch nhầy, hoặc máu.
  • Rỉ nước ối
  • Cảm thấy khỏe khoắn hơn
  • Cổ tử cung mỏng dần
  • Cổ tử cung mở
  • Cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, tăng dần.

>> Bài cùng chủ đề: Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Mẹo hạn chế cơn đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

đau xương mu khi mang thai tháng cuối
Cải thiện đau xương mu khi mang thai tháng cuối bằng cách không tạo áp lực lên vùng xương háng

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một phần thay đổi của cơ thể bà bầu khi mang thai. Điều này là bình thường nên bà bầu có thể “sống chung với lũ” một cách vui vẻ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp bà bầu hạn chế tình trạng đau xương mu vào tháng cuối của thai kỳ:

  • Duy trì tư thế đúng khi ngồi, nằm, đứng. Thực hiện nguyên tắc lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng.
  • Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng để đỡ xương chậu và làm giảm trọng lượng đè lên khớp mu cũng như hỗ trợ giảm đau.
  • Dùng các loại dép đế bằng, thấp, ma sát tốt.
  • Không đứng ở một tư thế quá lâu.
  • Khi ngủ, nên thử sử dụng gối cho bà bầu để hỗ trợ tư thế nằm cho thoải mái nhất.
  • Duy trì tư thế ngủ đúng cho bà bầu
  • Bổ sung đầy đủ canxi.
  • Tránh vận động mạnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Ra máu báo bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua, vì thế bạn không nên lo lắng. Nếu tình trạng đau nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bạn có thể tham khảo các khóa vật lí trị liệu hoặc mua thuốc giảm đau để uống theo đơn chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng đau nhiều, dồn dập, dữ dội, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được hỗ trợ chăm sóc y tế.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

10 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ cần ghi nhớ để đón con yêu

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu hay quay cuồng với những câu hỏi như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ diễn biến ra sao, trong bao lâu? Làm thế nào để biết được đã đến lúc bé chào đời? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên nhớ trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu sắp sinh thường thấy

1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên

Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới trong khung xương chậu.

  • Đối với những bà bầu từng sinh nở thì dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 thường khá mơ hồ. Bạn chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu.
  • Đối với mẹ mang thai lần đầu, đây có thể là dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu rất nặng nề nên việc đi lại của bà bầu khó khăn và chậm chạp hơn,tiểu nhiều hơn. Tuy nhiên, lúc này bạn lại thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi, nhờ vậy giảm được áp lực thai lên lồng ngực, và giảm tình trạng trào ngược.

2. Dấu hiệu sắp sinh là cổ tử cung bắt đầu mở

Dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh là cổ tử cung sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ bầu có thể  nhận thấy tình trạng tiết dịch âm đạo nhiều; đôi khi mẹ có thể ra dịch hồng vài ngày hay vài tuần trước đó. Nếu có lịch khám thai vào thời điểm này, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra độ mở cổ tử cung. Tốc độ mở ở mỗi mẹ bầu nhanh-chậm khác nhau. Đây là dấu hiệu chuyển dạ thực sự mà mẹ bầu nên chú ý.

>> Bạn có thể xem thêm: Mẹo để nhanh chuyển dạ: Bà bầu ăn gì để tử cung mở nhanh?

3. Chậm tăng cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ bầu có xu hướng chậm lại, thậm chí có người còn bị giảm vài kg trước vài ngày chuyển dạ. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

dấu hiệu sắp sinh
Ngừng tăng cân cũng là một dấu hiệu sắp sinh cần chú ý

4.Tràn đầy năng lượng

Còn được biết đến là : trực giác làm tổ: “Nesting instinct” người mẹ bỗng một ngày cảm giác đầy năng lượng, muốn mua sắm, dọn nhà, sắp xếp đồ đạc, lên kế hoạch để sinh bé, cảm thấy phấn khích muốn nhanh chóng hoàn thành công việc kế hoạch.

5. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn. Dấu hiệu sắp sinh con rạ càng rõ ràng hơn khi các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

>> Bạn có thể xem thêm: Trước khi chuyển dạ em bé có đạp không? Dấu hiệu mẹ con sắp gặp nhau

6. Cảm thấy các khớp giãn ra

Trong suốt thai kỳ, hormone relaxin đã giúp cho các dây chằng của bà bầu trở nên mềm và giãn hơn. Vì vậy, bạn không nên hốt hoảng nếu nhận thấy các khớp bị nới lỏng ra nhé. Đây chỉ là một phản ứng tự nhiên nhằm giúp khung xương chậu mở rộng để chuẩn bị cho kỳ vượt cạn mà thôi. Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh này cũng rất quan trọng để mẹ ước chừng thời gian bé chào đời.

7. Dấu hiệu chuyển dạ là bị tiêu chảy

Người ta nhận thấy rằng trước khi sinh vài ngày nhiều mẹ bầu bị tiêu chảy và cảm thấy khó chịu ở bụng. Dấu hiệu sắp sinh này là khá phổ biến, dù rằng không phải lúc nào tiêu chảy cũng là dấu hiệu chuyển dạ, nhưng mẹ có thể dựa vào đó để chuẩn bị cho việc chào đời của con yêu.

8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính, bung nút nhầy cổ tử cung

Thông thường, vào vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết dịch nhiều hơn và có thể đặc hơn một chút. Nguyên nhân là do nút nhầy có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm đã đến lúc bị bong ra trong tử cung.

Nút nhầy là một miếng lớn hoặc nhỏ trông sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Một số trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Dấu hiệu sắp sinh này được gọi là “máu báo sắp sinh”. Đây cũng là một dấu hiệu sắp sinh rất rõ ràng và phổ biến ở các bà bầu.

Tuy nhiên, nếu những cơn co thắt chưa diễn ra hay tử cung chưa nở được 3-4cm, mẹ có thể phải chờ thêm một vài ngày nữa. Ra máu âm đạo là một dấu hiệu chuyển dạ quan trọng, mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

dấu hiệu chuyển dạ

9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị “tống” bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt braxton-hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh. MarryBaby mách mẹ một vài dấu hiệu để giúp phân biệt hai hiện tượng đau này như sau:

  • Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn
  • Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế
  • Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn
  • Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách làm giảm cơn đau đẻ hiệu quả và bí kíp chuyển dạ nhanh cho bầu

10. Dấu hiệu chuyển dạ: Vỡ nước ối

Nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Tuy nhiên, đây chỉ là viễn cảnh trên phim thôi mẹ ơi. Thực tế, chỉ có một số ít bà bầu sinh ngay khi vỡ ối. Phần đông các bà bầu phải mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

[health-tool template=”due-date-calculator”]

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

Dấu hiệu sắp sinh trước một tuần và dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày tương tự như nhau, thường bao gồm các điều sau:

1.   Dấu hiệu sắp sinh báo trước

  • Xuất hiện cơn gò tử cung (braxton hicks) ngày một nhiều hơn
  • Bề cao tử cung nhỏ lại, không tăng
  • Đau lưng hoặc đau quặn bụng dưới
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Vùng kín sưng

2.   Các dấu hiệu sắp chuyển dạ không báo trước

  • Đau bụng dưới từng cơn đều đặn
  • Ra dịch âm đạo màu hồng (máu báo)
  • Bung nút nhầy cổ tử cung.
  • Dấu hiệu ra nước ối

3.   Những dấu hiệu sắp sinh khác có thể có hoặc không

  • Phù 2 chân
  • Mất ngủ

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ không?

Khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên làm gì?

Ngày dự sinh thường không đúng với thực tế. Do đó, khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần bình tĩnh và thực hiện các điều sau:

  • Kiểm soát hơi thở và thả lỏng cơ thể: Bằng cách thở chầm chậm và nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt lo âu và đau đớn.
  • Tập làm quen với cơn đau: Mọi cơn gò chuyển dạ đều gây cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, cơn gò chuyển dạ chính thì cần phải có. Bạn hãy nhớ rằng, sau mỗi lần co thắt tử cung thì thời điểm chào đời của con sẽ càng đến gần hơn.
  • Duy trì đi khám thai đúng lịch: Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi và biết chính xác đã đến thời điểm cần nhập viện hay chưa. Lúc này, bạn sẽ được các bác sĩ và nữ hộ sinh hướng dẫn chuẩn bị những vật dụng và giấy tờ cần thiết để mang theo khi nhập viện,…

Khi nào nên đến bệnh viện để chuẩn bị sinh?

Tới giai đoạn “về đích”, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn như khi các cơn co thắt cứ diễn ra 5 phút một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng.

Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ diễn ra khá dày đặc là lúc bạn cần đến bệnh viện.

>>> Bạn có thể em thêm: 3 cách chuyển dạ nhanh, ít đau khi sinh thường

Đặc biệt, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu này:

  • Bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hoặc hồng nhạt.
  • Bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé. Phân su là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm nếu hít hay nuốt phải trong quá trình chào đời.
  • Cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng. Đây là triệu chứng của tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ.

Khi nhận thấy một trong 10 dấu hiệu sắp sinh ở trên, mẹ bầu cần nhanh chóng thông báo cho người thân và tới bệnh viện phụ sản gần nhất để được hỗ trợ nhé!