Vì một số lý do, tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bị tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng tắc tuyến lệ khiến bé khó chịu và ảnh hưởng đến tầm nhìn của bé.
Bài viết này sẽ trình bày tất tần tật những thông tin mẹ cần biết về tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, biến chứng và cách chữa trị bệnh.
1. Tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh là gì?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tắc lệ đạo (Nasolacrimal Duct Obstruction) được xem là tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối từ mắt xuống đến mũi. Tắc lệ đạo là bệnh lý thường gặp và xuất hiện chủ yếu trong những ngày đầu sau sinh.
2. Dấu hiệu tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể có nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Một số dấu hiệu thường gặp của tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Bé chảy nước mắt nhiều hơn bình thường (ngay cả khi trẻ không khóc).
- Lông mi bé bị bám bởi nhiều hạt ghèn khô.
- Có chất nhầy hoặc ghèn vàng trong mắt.
- Mắt bị kích ứng đỏ (do trẻ dụi mắt).
Thông thường, các triệu chứng tắc tuyến lệ sẽ xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0-12 tuần tuổi. Nhưng đôi khi, các dấu hiệu của tắc tuyến lệ chỉ xuất hiện khi tuyến lệ của bé bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu khi tuyến lệ bị nhiễm trùng là:
- Đau mắt đỏ.
- Mí mắt bé bị sưng.
- Có chất nhầy màu vàng hoặc xanh chảy ra từ mắt bé.
>> Xem thêm: Trẻ nháy mắt liên tục, thái quá là do đâu? Có phải do tắc tuyến lệ?
3. Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ 0-5 tuổi. Nguyên nhân của tắc tuyến lệ thường là do quá trình hình thành lệ đạo trong bào thai chưa hoàn chỉnh nên đầu dưới của ống lệ mũi còn màng tắc. Một nguyên nhân khác nữa là do kích thước tuyến lệ quá nhỏ không đủ để nước mắt thoát ra nên làm tắc.
Khi ống dẫn nước mắt đã phát triển hoàn thiện, tình trạng này sẽ thường tự khỏi và biến mất, thường chỉ trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh. Với câu trả lời này, mẹ có thể giải đáp thắc mắc tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không.
Ngoài ra, đối với trẻ lớn hơn, nguyên nhân tắc tuyến lệ còn có thể là do Polyp mũi làm tắc nghẽn đường thoát nước mắt của ống lệ mũi, trẻ có u nang hoặc khối u ở mũi. Cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ để an tâm và sớm phát hiện ra nguyên nhân gây tắc tuyến lệ.
4. Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe bé. Bệnh không gây tổn hại cho mắt hoặc thị lực và thường vô hại. Ở hầu hết trẻ sơ sinh, tình trạng này sẽ tự khỏi trước khi trẻ được 1 hoặc 2 tuổi.
Tuy nhiên, có một số trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh không thể tự khỏi và có thể gây biến chứng cho bé. Trẻ sơ sinh tắc tuyến lệ bị chảy nước mắt liên tục có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trùng mắt, tái đi tái lại. Trẻ cũng có thể bị viêm kết mạc (mắt đỏ, viêm) cần dùng thuốc nhỏ kháng sinh. Tuy hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra đó là tuyến lệ của bé có thể bị sưng và nhiễm trùng (viêm tuyến lệ).
>> Xem thêm: Trẻ bị chóng mặt thường xuyên khi nào là dấu hiệu bất thường?
5. Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ phải làm sao?
5.1 Tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa trên lịch sử bệnh lý của bé và gia đình hoặc hỏi cha mẹ các triệu chứng bé đang mắc phải xem có phải là của tắc tuyến lệ không. Các xét nghiệm bổ sung thường không được yêu cầu để xác nhận chẩn đoán.
5.2 Cách điều trị tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
Hầu hết các trường hợp tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh bẩm sinh đều tự khỏi, hoặc cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như:
- Massage mũi: Nếu trẻ bị tắc tuyến lệ, cha mẹ có thể làm theo hướng dẫn cách xoa bóp mắt và mũi cho bé. Dùng ngón tay ấn nhẹ vào bên ngoài mũi của bé rồi vuốt xuống về phía chóp mũi. Thực hiện massage thường xuyên (5-10 lần) mỗi ngày. Việc xoa bóp có thể giúp tuyến lệ giãn nở và làm giảm tắc nghẽn nước mắt cũng như ghèn.
- Vệ sinh mắt: Lau mắt trẻ bằng khăn mềm và nước ấm để làm sạch dịch tiết và chất nhờn.
- Nhỏ thuốc: Nếu tình trạng tắc nghẽn trở nên nặng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bé.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện các loại phẫu thuật khác nhau để mở chỗ tắc nghẽn như:
- Thăm dò bằng dụng cụ kim loại mỏng: Bác sĩ nhãn khoa nhẹ nhàng đưa một dụng cụ kim loại mỏng (đầu dò) qua tuyến lệ để mở chỗ tắc nghẽn. Sau đó, bác sĩ xả ống dẫn bằng nước vô trùng để đảm bảo đường đi thông suốt. Đây là cách phẫu thuật điều trị tắc tuyến lệ được sử dụng nhất.
- Đặt ống lệ đạo bằng ống silicone: Bác sĩ nhãn khoa đặt ống silicone vào lệ đạo để kéo căng ống dẫn. Các ống này sẽ được giữ nguyên trong 3–6 tháng, sau đó được tháo ra tại phòng khám.
- Giãn ống thông bóng: Bác sĩ nhãn khoa đặt một quả bóng vào tuyến lệ và bơm phồng tuyến lệ bằng dung dịch vô trùng. Phương pháp này giúp mở rộng lệ đạo.
>> Xem thêm: Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?
[inline_article id=170558]
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng quan về tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh. Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!
Ngoài ra, trên MarryBaby có công cụ giúp mẹ biết được Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? để mẹ điều chỉnh chế độ ăn, bú sữa cho mẹ hợp lý hơn. Mẹ còn có thể tham gia cộng đồng và đặt câu hỏi để các chuyên gia, bác sĩ trả lời về mọi vấn đề mà mẹ đang thắc mắc. Còn chần chừ gì nữa mà không bấm đăng ký trở thành thành viên MarryBaby tại góc bên phải trên màn hình để được hưởng quyền lợi độc quyền ngay mẹ nhỉ!