Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ cha mẹ nên lưu ý

Cách nhận diện các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ là gì? Khi trẻ bị thủng màng nhĩ, cha mẹ phải làm sao; cùng giải quyết những vấn đề này qua thông tin trong bài viết dưới đây của MarryBaby nhé.

1. Thủng màng nhĩ ở trẻ em là gì?

Thủng màng nhĩ ở trẻ là dấu hiệu màng nhĩ bị thủng hoặc bị rách, gây ảnh hưởng đến chức năng của màng nhĩ; và khiến cho bé bị ù tai, nghe nhỏ hoặc không thể nghe.

Màng nhĩ là lớp mô mỏng phân chia tai giữa và ống tai ngoài. Màng nhĩ có hình bầu dục, hơi lồi và nằm nghiêng một góc 30 độ so với ống tai. Màng nhĩ của trẻ em thường mỏng hơn người lớn. Nhưng theo thời gian, màng nhĩ của trẻ sẽ bắt đầu dày và đàn hồi tốt hơn.

Chức năng của màng nhĩ là tiếp nhận sóng âm của âm thanh. Từ đó tạo ra những tần số rung truyền đến các tế bào cảm nhận âm thanh ở tai; giúp cho chúng ta có thể nghe được.

Vậy ở trẻ, khi bị thủng màng nhĩ thì có những dấu hiệu gì? Làm sao để cha mẹ nhận biết ở trẻ có dấu hiệu bị thủng màng nhĩ?

2. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em

dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ
Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu trẻ bị thủng màng nhĩ là tình trạng chức năng nghe của trẻ bị suy giảm; hoặc thậm chí là không thể nghe. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Tai trẻ có dịch mủ hoặc có máu chảy ra.
  • Trẻ đột ngột bị đau tai, nhưng sau đó cơn đau lại giảm dần.
  • Bé quấy khóc, mệt mỏi, hay đưa tay móc bên tai bị thủng màng nhĩ.
  • Mẹ nghe thấy trẻ than có tiếng chuông, tiếng ong vo ve trong tai của trẻ.
  • Trẻ bị mất thính lực, khả năng nghe kém đi, phản ứng chậm với âm thanh, tiếng ồn,…
  • Thủng màng nhĩ ở trẻ em có thể có dấu hiệu chóng mặt, choáng váng, cảm thấy xung quanh xoay vòng vòng.
  • Nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ là do viêm tai giữa, trẻ sẽ có các triệu chứng như sốt nóng, đau nhức trong tai, ù tai, nghe kém.

Trường hợp, khi cha mẹ lấy ráy tai cho bé và dẫn đến chảy máu ở tai, rất có thể tai của trẻ đã bị trầy xước; viêm nhiễm; hoặc nguy hiểm hơn nữa là trẻ đã bị thủng màng nhĩ.

[key-takeaways title=””]

Chính vì màng nhĩ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất mỏng, nếu cha mẹ thấy tai của trẻ bị chảy mủ hoặc chảy máu, cách tốt nhất là cha mẹ hãy đưa con đi khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: 7 dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt chú ý

3. Nguyên nhân thủng màng nhĩ ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ bị thủng màng nhĩ
Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ em là do đâu? Nguyên nhân trẻ bị thủng màng nhĩ rất có thể do ráy tai quá sâu và làm rách màng nhĩ

Lý do phổ biến nhất gây thủng màng nhĩ ở trẻ em là nhiễm trùng tai. Tình trạng này khiến mủ tích tụ phía sau màng nhĩ, làm tăng áp lực lên màng nhĩ khiến tấm màng này bị kéo căng ra, dẫn đến rách.

  • Chấn thương trực tiếp: Trẻ bị chấn thương đầu, côn trùng chui vào tai, bất cẩn trong khi lấy ráy tai để dụng cụ đâm vào màng nhĩ.
  • Chấn thương gián tiếp: Do áp lực quá mạnh tác động lên màng nhĩ như âm thanh có cường độ quá lớn, xảy ra khi bị người khác tát (bạt) tai; hoặc do đi máy bay; đi núi; lặn biển sâu.

Thông thường, để chẩn đoán nguyên nhân, và chỉ ra các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ, bác sĩ có thể sẽ cần lấy mẫu chất lỏng chảy ra từ tai của trẻ để kiểm tra. Và cũng có thể trẻ sẽ cần thực hiện một số xét nghiệm liên quan, để kiểm tra chức năng thính giác.

>> Cùng chủ đề thủng màng nhĩ ở trẻ: Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

4. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ có tự lành được không?

Thủng màng nhĩ ở trẻ có lành được không? Câu trả lời là CÓ. Và thông thường, thủng màng nhĩ ở trẻ cũng không cần điều trị và có thể tự lành sau từ vài tuần đến khoảng 3 tháng.

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây thủng màng nhĩ ở trẻ là do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Và nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ cho trẻ.

Để giúp trẻ nhanh hồi phục, cha mẹ cần lưu ý:

  • Đảm bảo tai trẻ luôn khô ráo trong quá trình điều trị. Hạn chế cho trẻ đi bơi.
  • Tránh để trẻ xì mũi mạnh cho đến khi vết rách màng nhĩ lành lại.

>> Cùng chủ đề thủng màng nhĩ ở trẻ: Dấu hiệu trẻ bị sốt cao 40 độ. Cha mẹ cần làm gì?

5. Thủng màng nhĩ ở trẻ có gây biến chứng không?

Các dấu hiệu thủng mành nhĩ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có gây biến chứng không?
Các dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có gây biến chứng không?

Trong một số ít trường hợp, dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn (điếc). Và việc điều trị không đúng cách có thể gây biến chứng viêm tai giữa mạn tính có tên là Cholesteatoma. Đây là tình trạng một khối u phát triển và xâm lấn có thể làm hỏng chứng năng của tai.

Hoặc một số tình trạng biến chứng có liên quan khác như viêm màng não, áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên, gây liệt mặt,.. Vì vậy, đưa trẻ đi khám với bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng là điều cần thiết.

>> Dấu hiệu trẻ bị thủng màng nhĩ do chấn thương đầu: Cách lấy ráy tai khô cứng cho bé an toàn, hiệu quả và không đau

6. Cách bảo vệ và phòng ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế về sức khỏe trẻ em KidsHealth, để bảo vệ và ngăn ngừa thủng màng nhĩ ở trẻ, cha mẹ KHÔNG NÊN thường xuyên lấy ráy tai cho trẻ, kể cả để làm sạch tai của con.

Nếu bên trong tai của con đã bắt đầu đóng nhiều ráy tai và bụi bẩn; cha mẹ có thể thực hiện bằng những cách an toàn như sau:

  • Mẹ chỉ nên vệ sinh bên ngoài vành tai, và không cần vệ sinh quá sâu.
  • Mẹ có thể mua thuốc nhỏ giọt theo chỉ định của bác sĩ để làm sạch tai cho con.
  • Cha mẹ dùng khăn mềm hoặc tăm bông thấm nước ấm; nhẹ nhàng lau vùng vành tai, và những vùng có nếp gấp.
  • Trường hợp ráy tai của trẻ bị khô và cứng, cha mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để làm mềm chất bẩn và sau đó lấy ra ngoài.
  • Cha mẹ TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng các vật nhọn để lấy ráy tai cho con; vì nếu bất cẩn sẽ làm trầy xước; hoặc thủng màng nhĩ của con ngay.

Khi cha mẹ nhận thấy con mình có dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ như đã đề cập ở trên, mẹ hãy thực hiện kiểm tra sơ bộ tai của con; và sau đó cho con đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt nhé.

[key-takeaways title=””]

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói… vì chất lượng và sự tận tâm.

[/key-takeaways]