Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đau mông khi mang thai: Mọi điều mẹ bầu cần nên biết

Khi thai nhi và tử cung bắt đầu phát triển, chúng sẽ tạo áp lực lên vùng hông, lưng và mông. Trong đó, đau mông khi mang thai là một vấn đề phổ biến và thường gặp ở các bà bầu. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng dưới gần mông, cũng như những phương pháp giúp điều trị và khắc phục tại nhà nhé!

Nguyên nhân gây đau mông khi mang thai?

Đau mông khi mang thai có thể bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể và lan đến mông. Ngoài ra, nó cũng có thể là do các vấn đề khác ở khu vực từ hông cho đến mông. Sau đây là một số nguyên nhân có thể gây ra đau mông khi mang thai mà chị em phụ nữ thường gặp:

1. Bệnh trĩ

Trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở trực tràng dưới, sau đó gây áp lực lên hậu môn và hình thành bệnh. Ngoài ra, táo bón thai kỳ hoặc đứng lâu khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh trĩ.

Ngoài ra, một số dấu hiệu của bệnh trĩ giúp mẹ bầu sớm nhận biết có thể kể đến như: đau và nhức hậu môn, ngứa quanh hậu môn, chảy máu khi đi tiêu, một cục u mềm hình thành quanh hậu môn.

2. Đau thần kinh tọa

Khi mang thai, tử cung mở rộng và thai nhi ngày càng lớn có thể gây áp lực lên dây thần kinh hông chạy từ mông xuống chân. Từ đó gây ra tình trạng đau thần kinh tọa, khiến bà bầu bị đau mông khi mang thai 3 tháng đầu hoặc có thể kéo dài đến sau đó.

Thông thường, người bị đau dây thần kinh tọa thường bị đau nhức vùng mông. Ngoài ra, một người có thể cảm thấy bỏng rát ở chân, mông và lưng, cũng như đau nhói ở chân.

đau mông khi mang thai
Đau thần kinh tọa cũng là 1 trong những nguyên nhân gây đau mông khi mang thai

3. Đau vùng chậu

Trung bình, đau vùng chậu ảnh hưởng đến khoảng 1/5 phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của cơn đau này thường là do sự kết hợp giữa cân nặng tăng thêm của em bé và những cử động trong thai kỳ.

Vì thế nên những cơn đau vùng chậu thường chỉ xuất hiện ở những ngày cuối thai kỳ và không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh con của bạn.Nhưng đôi khi có thẻ xuất hiện sớm và làm người mẹ hạn chế cử động, những trường hợp nặng có thể làm đau nhức hạn chế vận động hoàn toàn của người mẹ không thể đi lại bình thường được.Nhưng khi sau sanh mọi tình trạng này sẽ biến mất hoàn toàn.

Đau vùng chậu có thể gây đau ở mông khi mang thai. Ngoài ra còn có những ảnh hưởng khác như: Đi lại khó khăn, tiếng lách cách hoặc tiếng nghiến ở vùng xương chậu, đau khi đi bộ, đau khi trọng lượng dồn hết vào một bên chân, khó nằm nghiêng về một bên của cơ thể trong thời gian dài,…

4. Các cơn co thắt

Các cơn co thắt thai kỳ là cách cơ thể di chuyển thai nhi ra khỏi cơ thể của thai phụ. Các cơn co thắt thực sự xảy ra ngay trước khi sinh.

Trong đó, mỗi người sẽ có những cơn đau chuyển dạ khác nhau. Có người bị đau co thắc ở bụng và lưng, có khi lan đến hông, một số người sẽ cảm thấy đau căng hoặc đau nhói.

Các triệu chứng khác liên quan đến các cơn co thắt bao gồm: tiết ra máu hoặc màu nâu từ âm đạo, đau lưng và bụng dưới, vỡ nước ối.

Ngoài ra thì trước khi chuyển dạ, nhiều phụ nữ trải qua các cơn co thắt giả, được gọi là cơn co thắt Braxton-Hicks. Những cơn đau này có thể gây đau đớn nhưng không giống như những cơn co thắt thực sự.

Chúng không xảy ra theo chu kỳ mà ngày càng thường xuyên hơn. Nếu các cơn co thắc gây ra tình trạng đau mông khi mang thai, bạn nên đến gặp bác sĩ để biết được tình trạng thai kỳ của mình nhé!

Làm thế nào để chẩn đoán tình trạng đau hông khi mang thai có nguy hiểm không?

Khi gặp phải tình trạng này, sẽ có bà bầu bị đau xương mông bên trái nhưng cũng có người sẽ đau bên phải. Mặc dù chúng không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhưng sẽ khiến các mẹ bầu gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, nếu bị đau mông khi mang thai mà không rõ nguyên nhân, hoặc gặp phải 1 trong những triệu chứng sau, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau đến mức cảm thấy buồn nôn
  • Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quan khiến việc đi tiêu/ tiểu không tự chủ
  • Cơn đau ngày càng dữ dội
  • Mất quá nhiều máu
  • Chảy dịch âm đạo hoặc rỉ nước tiểu

Khi đến gặp bác sĩ, mẹ bầu sẽ được hỏi về các triệu chứng để đưa ra chẩn đoán và cách điều trị thích hợp. Trong một số trường hợp, kiểm tra trực quan là có thể xác định đau mông khi mang thai có phải do bệnh trĩ hay không.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như phân tích máu và nước tiểu, xét nghiệm hình ảnh cũng có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản của cơn đau.

Phương pháp điều trị và khắc phục đau mông khi mang thai

1. Điều trị đau mông khi mang thai tại nhà

Trong trường hợp mẹ bầu xác định nguyên nhân gây ra đau mông khi mang thai là do bệnh trĩ, các biện pháp sau đây có thể giúp cơn đau thuyên giảm:

  • Ngâm mình trong bồn nước ấm, nhưng không được quá lâu có thể dẫn đến cảm lạnh
  • Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, vì có thể làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, khiến bệnh nặng thêm.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ăn thêm rau củ quả để nạp chất xơ cho cơ thể để giảm nguy cơ táo bón.
  • Sử dụng nước cây phỉ (witch hazel). Nhỏ vài giọt vào băng vệ sinh, mang băng hàng ngày để giảm viêm.
đau mông khi mang thai
Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, ngăn ngừa táo bón sẽ giúp giảm cơm đau mông khi mang thai do bệnh trĩ

Nếu đau vùng xương chậu gây đau mông, bạn có thể sử dụng con lăn xốp hoặc thực hiện các động tác kéo giãn để giúp nới lỏng phần hông bị căng. Ngoài ra, việc đặt một chiếc gối dưới bụng và giữa hai chân cũng sẽ giúp bạn cải thiện tư thế khi ngủ.

Nếu đau thần kinh tọa gây ra đau lưng dưới gần mông, các động tác kéo giãn sẽ giúp mẹ bầu giảm đi các cơn đau thần kinh tọa khi mang thai.

2. Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Bên cạnh những phương pháp tại nhà, vẫn còn một số biện pháp giúp làm giảm cơn đau mông khi mang thai có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai.
  • Kem bôi trĩ và thuốc mỡ
  • Thuốc giảm đau theo toa cho những cơn đau dữ dội hơn

Lưu ý:

Khi lựa chọn phương pháp nội khoa để điều trị, mẹ bầu nên thông qua sự tư vấn của bác sĩ. Việc nói chuyện với bác sĩ để biết loại thuốc nào là an toàn là điều rất cần thiết.

Một số thuốc giảm đau và ibuprofen có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, một số phụ nữ phải tránh sử dụng một số loại thuốc khác trong khi mang thai.

đau mông khi mang thai
Nếu cơn đau không rõ nguyên nhân và không thuyên giảm, mẹ nên đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn nhất

Phòng ngừa đau mông khi mang thai bằng cách nào?

Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa cơn đau ở mông khi mang thai, nhưng chị em phụ nữ có thể giảm nguy cơ bằng những cách rất đơn giản sau:

  • Tránh táo bón với chế độ ăn nhiều chất xơ
  • Giữ đủ nước cho cơ thể để tránh các cơn co thắt sinh non
  • Nếu có thể, hãy duy trì việc vận động khi mang thai
  • Thường xuyên tập luyện, kéo căng các cơ ở lưng, mông và chân

Phần lớn, đau mông khi mang thai không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Các biện pháp khắc phục tại nhà thường có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu không có nguyên nhân rõ ràng gây ra cơn đau, mẹ bầu hãy đi khám để có thể đảm bảo an toàn cho mình và thai nhi nhé!

Xem thêm: