Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Đau rốn khi mang thai: Bình thường hay bất thường?

Đau rốn khi mang thai là một trong những vấn đề thường thấy của hầu hết mẹ bầu. Trong khi một số mẹ bầu chỉ trải qua những cơn đau nhẹ, những người khác thậm chí xem đó là một nỗi kinh hoàng.

Khi mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, từ bên trong đến bên ngoài để có thể “đua” theo sự phát triển của thai nhi. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đau rốn bạn và nhiều mẹ bầu khác đang phải “cắn răng” chịu đựng. Nguyên nhân nào dẫn đến những cơn đau này? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân đau rốn khi mang thai

Bà bầu bị đau rốn khi mang thai có thể do những nguyên nhân sau đây:

1. Sự căng da bụng và các cơ bắp

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, vùng da và cơ bắp quanh bụng phải căng ra hết mức và điều này làm phần rốn của bạn bị đẩy ra phía trước, gây khó chịu. Đối với nhiều phụ nữ, cảm giác khó chịu do bị căng da chỉ xuất hiện trong những tháng cuối thai kỳ.

2. Áp lực tử cung

Khi mang thai, tử cung giãn nhanh gây áp lực đến vùng rốn và gây ra những cơn đau cho mẹ. Đặc biệt, trong những tháng đầu và gần cuối thai kỳ, những cơn đau này diễn ra khá dữ dội.

đau rốn khi mang thai
Áp lực thai nhi lên tử cung làm mẹ bầu đau rốn khi mang thai

3. Rốn lồi ra ngoài

Khi da bụng căng ra, phần rốn của bạn sẽ bị đẩy ra phía ngoài. Như vậy, khi rốn ma sát với lớp quần áo, có thể hơi gây khó chịu, thậm chí gây đau cho mẹ bầu. Có thể cải thiện tình trạng này bằng cách, mặc quần áo mềm mại hoặc dùng bông mềm băng rốn lại.

4. Thoát vị rốn

Thoát vị rốn xảy ra khi một phần ruột nhô ra qua lỗ trên cơ bụng. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhưng thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở người lớn, do tăng áp lực ổ bụng khi tăng cân quá nhiều. Đa số các trường hợp có thể khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp, mẹ phải thực hiện một tiểu phẫu để giải quyết tình trạng này.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu bị đau hông trái khi mang thai: Nguyên nhân và cách điều trị

5. Nhiễm trùng đường ruột

Nếu bị đau quặn, dữ dội ở vùng bụng xung quanh rốn kết hợp với buồn nôn, tiêu chảy và sốt, có thể bạn đang đối mặt với tình trạng nhiễm trùng đường ruột rất nguy hiểm. Ói mửa và tiêu chảy có thể gây ra các cơn co thắt của tử cung. Đồng thời, nhiễm trùng có thể gây những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng này.

Bà bầu bị đau rốn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đau bụng khi mang thai
Bạn cảm thấy đau dữ dội hay chỉ là một cơn đau thoáng qua?

Đau rốn khi mang thai tưởng chừng rất đơn giản nhưng cũng có khá nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng tình trạng này cũng có thể gây khó chịu cho mẹ bầu.

Vì vậy mẹ không nên chủ quan mà hãy chăm sóc điểm trung tâm của vùng bụng này một cách cẩn thận, để vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa đảm bảo sức khỏe mẹ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi

Đau rốn khi mang thai và cách xử lý

Bà bầu bị đau rốn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá no để tránh việc hệ tiêu hóa làm việc quá sức, tránh cho việc đau vùng thượng vị và vùng rốn.
  • Có chế độ tập luyện phù hợp, không nên nằm nhiều hoặc lười vận động mà cần tham khảo bác sĩ về những bài tập dành cho phụ nữ có thai giúp bà bầu có sức khỏe phòng tránh bệnh tật.
  • Sử dụng đúng đơn thuốc và sự chỉ định của các y, bác sĩ, không lạm dụng thuốc giảm đau khi chưa được phép.
  • Nên lựa chọn những trang phục thoải mái, rộng rãi để tránh cọ sát với rốn gây đau đớn.
  • Nên khám thai định kỳ, hàng năm nên khám tổng quát cả cơ thể để sớm phát hiện ra một số bệnh từ giai đoạn sớm, giúp cho việc điều trị đạt kết quả cao.
  • Nên có chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý, tránh để cân nặng tăng quá nhanh, quá nhiều, hạn chế gây áp lực lên thành bụng.

>>> Bạn có thể tham khảo: Uống gì để sinh nhanh và không đau? – 8 loại nước mẹ bầu nên biết!

Cách giảm đau rốn khi mang thai

Những cơn đau rốn có thể sẽ đến rồi đi khi bạn đã qua giai đoạn phát triển nhanh của em bé. Một số phụ nữ sẽ quen với việc bị tăng áp lực và kéo dãn như vậy nên không thấy khó chịu nữa. Nhưng với một số khác, cơn đau càng ngày càng dữ dội hơn khi vào những tuần cuối của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm rốn bạn lồi ra nhiều nhất.

Làm giảm áp lực đặt lên bụng có thể giúp bạn giảm cảm giác khó chịu. Thử nằm nghiêng khi ngủ hoặc kê một chiếc gối ở phía dưới bụng để có thể giảm tải cho bụng.

Loại thắt lưng đặc biệt dùng để hỗ trợ khi mang thai có thể giúp bạn giảm đau lưng và đau bụng khi đang đứng. Bạn cũng có thể bôi các loại kem làm mềm hoặc bơ ca cao lên da để giảm ngứa và kích ứng da.

đau rốn khi mang thai
Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu tình trạng trầm trọng hơn

Khi nào nên đến bệnh viện khám?

Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên mà không thấy đỡ, bạn có thể nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên bổ ích hơn. Đi khám ngay nếu bạn đau nhiều hơn hoặc nếu bạn bị:

  • Sốt
  • Nôn mửa
  • Sưng
  • Đau rút bụng
  • Chảy máu

Bác sĩ có thể sẽ tìm ra nguyên nhân đau rốn khi mang thai là do nhiễm trùng, thoát vị hay các vấn đề sức khỏe khác để điều trị kịp thời.

[inline_article id=60697]