Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Mách mẹ kinh nghiệm hữu ích khi đẻ mổ khẩn cấp

Tại Việt Nam, đẻ mổ chiếm đến 34,4% tổng số ca sinh nở [5], trong đó, theo thống kê, cứ 5 ca sinh mổ lại có 2 ca là đẻ mổ khẩn cấp hay đẻ mổ cấp cứu [4]. Vậy những trường hợp nào cần đẻ mổ khẩn cấp? Sau đẻ mổ khẩn cấp, mẹ cần lưu ý gì để hồi phục nhanh cũng như chăm sóc bé cưng tốt nhất? Trong bài viết này, Marry Baby sẽ giúp bạn có thêm một số thông tin về đẻ mổ khẩn cấp và “hé lộ” một vài kinh nghiệm hữu ích để bạn không quá hoang mang, lo lắng nếu gặp phải tình huống này trong quá trình chuyển dạ.

Đẻ mổ khẩn cấp – Giải pháp cho mẹ và bé trước rủi ro bất ngờ

Đẻ mổ khẩn cấp hay sinh mổ cấp cứu là ca sinh mổ không định trước, thường xảy ra khi sản phụ bắt đầu chuyển dạ nhưng gặp các biến cố về sức khỏe và cần đưa bé ra ngoài thật nhanh, trong vòng 30 phút hoặc có thể nhanh hơn để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con [1]. Thông thường, đẻ mổ khẩn cấp sẽ được phân thành 4 cấp độ [4]:

  • Cấp độ 1: Trường hợp đe dọa đến mạng sống của mẹ và bé nếu không được can thiệp kịp thời
  • Cấp độ 2: Có một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng không đe dọa tính mạng ngay lập tức
  • Cấp độ 3: Em bé cần được chào đời sớm nhưng không có nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và bé ngay lập tức
  • Cấp độ 4: Ca mổ có thể thực hiện vào thời điểm phù hợp với sản phụ và đội ngũ y tế. 

Với những trường hợp sinh mổ khẩn cấp, mọi thứ sẽ cần được thực hiện nhanh và bạn có thể không có thời gian để chần chừ hay lựa chọn [4]. Với các trường hợp ở cấp độ 1, ca mổ sẽ cần được thực hiện trong 30 phút. Nếu ở cấp độ 2, ca mổ cần thực hiện trong 1 giờ sau khi được chỉ định [4]. Một số trường hợp để ca sinh mổ diễn ra nhanh, bạn có thể phải được gây mê toàn thân thay vì gây tê ngoài màng cứng hay gây tê tủy sống [4]. Ngoài ra, trong quá trình mổ lấy thai, bác sĩ có thể dùng phương pháp mổ dọc thay vì phương pháp mổ ngang thường được dùng ở những ca sinh mổ được lên kế hoạch để đưa bé ra ngoài nhanh hơn. [1]

Đẻ mổ khẩn cấp được chỉ định trong trường hợp nào?

đẻ mổ

Việc phải sinh mổ khẩn cấp dù trước đó đã có kế hoạch sinh thường hoặc sinh mổ có thể khiến mẹ lo lắng, hoang mang về tình trạng sức khỏe của bản thân và bé cưng khi chào đời. Nhìn chung, dù sinh mổ khẩn cấp vẫn tiềm ẩn những rủi ro cho mẹ và bé như mất máu trong quá trình phẫu thuật, nhiễm trùng, vết mổ có thể gây dính ruột, tắc ruột hoặc có thể bị nứt ở những lần mang thai tiếp theo, trẻ sinh mổ có thể bị chấn thương hoặc gặp vấn đề về hô hấp…[1] nhưng nếu đang ở một trong những tình huống sau thì việc sinh mổ khẩn cấp sẽ là biện pháp sinh an toàn cho cả mẹ và bé: 

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài hoặc quá trình chuyển dạ không tiến triển như bình thường do cổ tử cung không giãn, rối loạn cơn gò, bất tương xứng đầu thai nhi và xương chậu người mẹ gây chuyển dạ tắc nghẽn… Trong những trường hợp này, nếu không can thiệp kịp thời  có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ và bé như nhiễm trùng, vỡ tử cung, bé có thể bị thương, ngạt thở và thậm chí tử vong. [1]
  • Ngôi thai không thuận như thai ngôi mông (chân hoặc mông của bé nằm dưới đáy của tử cung thay vì phần đầu) hoặc ngôi ngang (bé không nằm theo trục dọc mà lại nằm ngang trong bụng mẹ) vào viện trong tình trạng ối vỡ hay vào chuyển dạ có thể được chỉ định sinh mổ khẩn cấp để tránh tình trạng bé bị thương hoặc ngạt thở và dẫn đến tử vong. 
  • Dây rốn bị chèn ép, bị rối hoặc “trượt” vào ống sinh khi bé đang di chuyển ra ngoài có thể làm “đứt” nguồn cung cấp máu và oxy cho bé. Với trường hợp này, bé sẽ cần được đưa ra ngoài nhanh chóng để tránh nguy hiểm. [1], [9]
  • Nhau thai bị bong khỏi lớp niêm mạc tử cung hay nhau bong non khiến bé không nhận được đủ lượng oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu thai nhi bị suy cấp và mẹ bị chảy máu nghiêm trọng, bạn cần được sinh mổ ngay lập tức để đưa bé ra ngoài nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con [1], [10]
  • Suy thai cấp tính trong quá trình chuyển dạ khiến thai nhi thiếu oxy. Đây là biến chứng sản khoa nguy hiểm, có thể đe dọa đến sức khỏe thai nhi sau khi sinh, thậm chí khiến thai chết lưu trong lúc sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với trường hợp này, việc đẻ mổ khẩn cấp sẽ cực kỳ quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự an toàn của bé. [2]

Ngoài ra, trong trường hợp mẹ bị kiệt sức, không thể tiếp tục rặn đẻ, các biện pháp hỗ trợ sinh nở không hiệu quả, huyết áp hoặc nhịp tim của mẹ đột ngột tăng quá cao, mẹ bị nhiễm trùng, chảy máu dữ dội, gặp vấn đề về sức khỏe ở não, tim hoặc có nguy cơ bị rách, vỡ tử cung, việc mổ lấy thai để đưa bé ra ngoài kịp thời cũng sẽ giúp bé chào đời khỏe mạnh và mẹ “vượt cạn” an toàn. [1]

Kinh nghiệm hữu ích cho mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

đẻ mổ

1. Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh mổ khẩn cấp

Sau ca sinh mổ khẩn cấp, nếu như nhiều mẹ “thở phào” nhẹ nhõm vì bé chào đời khỏe mạnh thì một số mẹ lại cảm thất vọng, khó chịu vì việc sinh nở không diễn ra đúng kế hoạch. Ngoài ra, nhiều mẹ còn có thể bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) với các biểu hiện như lo lắng, hoảng sợ mỗi khi nhớ tới việc sinh nở, tránh bất cứ thứ gì gợi lại việc sinh nở, khó ngủ, hay tức giận hoặc khó tập trung [4]. Để tránh gặp phải tình trạng này, kinh nghiệm hữu ích dành cho mẹ là hãy trấn an bản thân rằng việc sinh mổ là điều tốt nhất cho sự ra đời an toàn của bé và mẹ đã làm tất cả những điều tốt nhất cho con. Bên cạnh đó, để giảm bớt cảm xúc tiêu cực, mẹ cũng nên chia sẻ, tâm sự với người thân như chồng, gia đình để được thấu hiểu, san sẻ nhiều hơn [12].

Bên cạnh lưu ý đến cảm xúc và trạng thái tâm lý, mẹ cũng cần chú ý chăm sóc bản thân sau ca sinh mổ khẩn cấp. Thông thường, thời gian để hồi phục sau ca sinh mổ có thể mất từ 6 – 8 tuần, lúc này mẹ cần: [17], [18]:

  • Chú ý nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
  • Vận động nhẹ nhàng
  • Duy trì chế độ ăn giàu dinh dưỡng, khoa học kết hợp thêm rau xanh, trái cây, uống đủ nước để tránh táo bón và có đủ sữa cho bé bú.
  • Chú ý chăm sóc vết mổ bằng cách vệ sinh sạch sẽ và giữ khô mỗi ngày, mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định và chú ý đến các dấu hiệu nhiễm trùng
  • Tránh leo cầu thang, tập các bài tập nặng, nâng bất cứ vật nặng nào (nặng hơn cân nặng của bé cưng) và tránh quan hệ tình dục trong tối thiểu 6 tuần đầu sau sinh.

2. Kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ sinh mổ

Với trẻ sinh mổ, nhất là trẻ sinh mổ khẩn cấp thì việc chú ý chăm sóc bé sau sinh lại càng đặc biệt quan trọng. Một trong những “thua thiệt” lớn nhất ở trẻ sinh mổ so với trẻ sinh thường đó là hệ miễn dịch. Ở trẻ nhỏ, ruột có thể được xem là “trung tâm của hệ miễn dịch” khi tại đây có đến 70% – 80% tế bào miễn dịch của cơ thể [13]. Để sức khỏe đường ruột được khỏe mạnh và hệ miễn dịch được củng cố thì hệ vi sinh đường ruột cần được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, do không đi qua đường sinh tự nhiên, trẻ sinh mổ “bỏ lỡ” cơ hội tiếp xúc với hệ vi sinh vật đa dạng từ âm đạo của mẹ, khiến hệ vi sinh đường ruột có nguy cơ bị mất cân bằng (lợi khuẩn giảm và hại khuẩn tăng), dẫn đến chức năng và sự phát triển của miễn dịch bị suy giảm so với trẻ sinh thường. [11]

Để giúp trẻ sinh mổ khôi phục hệ vi sinh đường ruột, từ đó góp phần củng cố hệ miễn dịch, một kinh nghiệm hữu ích là bạn cần cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển ở trẻ nhỏ, kể cả trẻ sinh mổ. Trong sữa mẹ có sự kết hợp giữa hơn 200 loại vi sinh vật có lợi (probiotics) và các chất xơ có lợi (prebiotics) được chứng minh hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đồng thời tăng cường phát triển hệ miễn dịch [16]. Nhờ đó, trẻ sinh mổ cũng có thể phát triển như trẻ sinh thường.

Tuy nhiên, nếu sau ca sinh mổ khẩn cấp mẹ quá mệt mỏi hoặc việc sinh mổ khiến mẹ gặp khó khăn khi cho con bú, mẹ cũng đừng quá lo làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Mẹ hãy đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Qua những chia sẻ trên đây của Marry Baby về sinh mổ khẩn cấp, hi vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích để có những chuẩn bị sẵn sàng cả về vật chất lẫn tinh thần cho hành trình “vượt cạn”. Chúc cho hành trình sinh con sắp tới của mẹ gặp nhiều may mắn và thuận lợi!

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ hay không?

Đẻ mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ? Theo các bác sĩ phụ sản, khi mổ đẻ lần hai mẹ không cần chờ chuyển dạ. Ngoài ra các thai phụ sinh mổ lần 2 cũng cần lưu ý nhiều vấn đề khác để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé!

Sinh mổ lần 2 cách lần 1 bao lâu?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, vết sẹo mổ ở vùng bụng rất dễ bị bục ra trong khi diễn ra quá trình sinh nở tiếp theo. Chính vì vậy, nếu mẹ muốn sinh mổ cho lần thứ 2 thì mẹ phải đợi một thời gian để vết sẹo lành lại hoàn toàn.

Các bác sĩ thường khuyên thời gian sinh mổ lần 2 nên cách khoảng 2 năm kể từ khi sinh mổ lần đầu. Thời gian này đủ để giúp mẹ hồi phục hoàn toàn vết mổ và cũng là thời điểm tốt nhất để đảm bảo cho sự phát triển của bé và sự an toàn của mẹ.

Nếu thời gian giữa hai lần sinh là dưới 6 tháng thì khả năng bục vết sẹo mổ của mẹ bầu sẽ rất cao vì lúc này vết sẹo vẫn chưa hoàn toàn liền lại.

sinh con lần 2 6
2 năm là khoảng cách an toàn nhất để mẹ sinh con lần 2

Và nếu thời gian sinh mổ giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 là dưới 18 tháng thì khả năng vết sẹo bị bục ra sẽ cao gấp 3 lần so với những lần mổ đẻ sau khoảng thời gian này.

Đồng thời, khi khoảng thời gian sinh mổ lần 2 cách lần 1 quá ngắn thì dễ dẫn đến những biến chứng trong thai kỳ như hiện tượng chửa vết mổ, nhau thai cài răng ngược, tăng nguy cơ phải cắt bỏ tử cung sau sinh.

Có thể sinh thường sau lần đầu sinh mổ không?

Quan niệm đẻ mổ lần 1, ắt sẽ đẻ mổ lần 2 hoàn toàn không đúng. Việc mẹ có sinh thường được hay không được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố trong đó có sức khỏe của mẹ, tình hình của thai nhi như cân nặng, ngôi thai, nước ối…

Dựa vào kết quả nhận định, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên sinh thường hay sinh mổ qua những lần khám thai định kỳ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ 6 tháng có thai lại gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Về câu hỏi này, bác sĩ U Lan , Phó chủ nhiệm khoa Sản bệnh viện Bà mẹ trẻ em thành phố Nam Kinh (Trung Quốc) cho rằng, sẹo tử cung quả thực phù hợp với chỉ tiêu sinh mổ, nhưng không có nghĩa là con đầu sinh mổ, con thứ 2 không thể sinh thường.

Do điều kiện sinh thường sau mổ tương đối hà khắc, khiến cho không ít thai phụ có quan niệm này. Bác sĩ U Lan cho biết:

“Chúng tôi thấy sẹo tử cung nên liệt vào dạng chỉ định mổ lấy thai, đó là vì những sản phụ thai đầu sinh mổ, khi sinh tự nhiên có thể xảy ra biến chứng “vỡ tử cung”.

sinh con lần 2 7
Mẹ có thể sinh thường sau sinh mổ nhưng rất khó và cần chỉ định của bác sĩ

Trong quá trình sinh nở, vết khâu tử cung có thể bục rách do không chịu được sự co thắt mạnh, dẫn tới nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Nhưng xét về mặt lý thuyết, chỉ cần tử cung khôi phục tốt, cân nặng của thai nhi khống chế hợp lý, lần mang thai sau không có chống chỉ định sinh ngã âm đạo, thai phụ vẫn có thể sinh thường.

Trên thực tế, để bảo đảm an toàn, người chọn sinh mổ con thứ 2 tương đối nhiều”.

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ? Theo các bác sĩ chuyên ngành, thực tế, hầu hết các ca sinh mổ lần đầu đều có xu hướng đẻ mổ lần 2, bởi khoảng cách sinh con giữa hai lần quá gần để sinh thường.

Tuy nhiên, sanh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hoặc chỉ định mổ luôn, hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ cơ sở y tế bạn theo khám trực tiếp.

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Việc chờ tới khi chuyển dạ mới mổ hay chủ động mổ trước còn tùy vào rất nhiều yếu tố. Khi khám, bác sĩ sẽ kiểm độ dày mỏng của thành tử cung, đánh giá tình hình của vết mổ cũ.

Nếu phát hiện thấy bất cứ bất thường hay nguy cơ nào có thể gây bục vết mổ hay vỡ tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định sanh mổ lần 2 để tránh các biến chứng nguy hiểm trước khi chuyển dạ, thông thường sẽ mổ vào tuần thứ 39.

sinh mổ lần 2, đẻ mổ lần 2
Sinh mổ lần 2 có nên đợi chuyển dạ không?

Đẻ mổ có nên đợi chuyển dạ không? Các trường hợp chỉ định đẻ mổ lần 2 sẽ là các mẹ có khung chậu hẹp, đường mổ tử cung là đường dọc, khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn dưới 16 tháng, thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung, thai to, đa thai, thai có ngôi không thuận lợi đẻ đường âm đạo như ngôi mông, ngôi ngang, có khối u tiền đạo, rau tiền đạo,… hoặc mẹ có bệnh lí nền như bệnh tim, huyết áp cao, hay bệnh truyền nhiễm.

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Trước tâm lý lo lắng, sợ hãi của mẹ bầu, các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc cho biết: “Sinh mổ lần 2 có đau hơn lần 1 hay không phục thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Theo quy trình mổ thì sản phụ sẽ được gây tê tủy sống để không có cảm giác đau đớn và nó có tác dụng trong khoảng vài tiếng.

Kinh nghiệm sinh mổ lần 2 không đau, sau khi hết thuốc tê, cảm giác đau ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và trong trường hợp mẹ cảm thấy đau nhức, không thoải mái thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho sản phụ.”

Như vậy tin đồn “sinh mổ lần 2 đau hơn lần 1” là hoàn toàn không có căn cứ vậy nên các mẹ đừng để những lời đồn đại này làm ảnh hưởng đến hành trình vượt cạn của mình.

Và để sinh mổ lần 2 trở nên nhẹ nhàng hơn các mẹ hãy giữ tinh thần thoải mái và chuẩn bị tâm lý thật vững vàng nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ bụng to phải làm sao? Cách giảm mỡ bụng cho mẹ sinh mổ

Sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu?

Sinh mổ lần 2 ở tuần bao nhiêu? Điều đầu tiên, các mẹ cần nhớ rằng, thời điểm sinh mổ trong lần mang thai thứ 2 sẽ phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Với mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh mổ lần 2 khác nhau, sao cho đảm bảo an toàn và tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

  • Trong trường hợp sức khỏe của người mẹ tốt, không có các triệu chứng bất thường trong suốt thai kỳ thì có thể sinh lần 2 khi thai được 39 tuần tuổi. Đây là thời điểm tốt nhất để em bé phát triển tối đa và cơ thể mẹ vẫn có thể đáp ứng được.
  • Trong trường hợp sức khỏe bà mẹ không tốt, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung, đã có can thiệp y tế để bỏ thai thì nên đến bệnh viện sớm để được theo dõi bởi các bác sĩ chuyên khoa. Lúc này, mẹ cần sinh mổ khi thai được 38 tuần tuổi là an toàn nhất.

Các mẹ chú ý, ở tháng cuối thai kỳ nên tới bệnh viện thăm khám định kỳ và đăng ký lịch mổ nhé. Tránh để tới khi xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ mới mổ sinh.

sinh con lần 2 8
Thời gian mẹ đẻ mổ lần 2 cũng cần theo chỉ định của bác sĩ

Vì có thể khi đó, thai đã quá to, ảnh hưởng tới vết mổ cũ của mẹ, không những thế nó còn làm cho mẹ phải chịu đau đẻ hai lần (đau do chuyển dạ và đau đẻ mổ) và gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ phải kiểm tra đầy đủ tất cả các chỉ số thai nhi gồm: độ dày mỏng của thành tử cung; nhịp tim thai, cân nặng, chiều dài thân… và đồng thời đánh giá về hiện trạng của vết mổ cũ, các khối u tiền đạo, chỉ số khung chậu người mẹ.

Nếu có bất thường về sức khỏe của thai nhi hay của mẹ, bác sĩ ngay lập tức sẽ chỉ định sinh mổ lần 2 chủ động nhằm hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sinh mổ được mấy lần? Những điều mẹ cần biết về sinh mổ nhiều lần

Sinh mổ lần 2 nên nhập viện khi nào?

1. Ra máu âm đạo

Thai phụ ra máu âm đạo ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai đều cần có sự thăm khám kịp thời của bác sĩ. Ra máu âm đạo trong giai đoạn sớm quý I của thai kỳ là hiện tượng thường gặp ở 15 – 25% bà mẹ mang thai, có thể là dấu hiệu của thai dọa sảy hay chửa ngoài dạ con. Ra máu âm đạo trong giai đoạn muộn quý III của thai kỳ còn có thể là dấu hiệu của những bất thường về rau, hay sinh non. Lượng máu càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng tăng.

2. Ra nước ối âm đạo

Bình thường âm đạo của sản phụ luôn có ít dịch tiết (khí hư) màu trắng đục không mùi hoặc có mùi nhưng không hôi, do sự tăng hormone trong thời kỳ mang thai. Nếu sản phụ thấy dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, giống như nước, ồ ạt hoặc rỉ rả liên tục, mùi hơi tanh nồng và hơi nhớt thì có thể là dấu hiệu của rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm. Các trường hợp này đều kèm theo nguy cơ sinh non, sa dây rau, và đặc biệt là nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi và bà mẹ khi rỉ ối/ối vỡ non/ối vỡ sớm trên 6 giờ.

Vì vậy bà mẹ mang thai cần tới bệnh viện ngay khi phát hiện ra nước ối âm đạo. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi, làm xét nghiệm để có các chỉ định cụ thể thích hợp tùy theo tình trạng của mẹ và thai như dùng kháng sinh, theo dõi gây chuyển dạ hay tiếp tục giữ thai.

3. Đau bất thường vùng tử cung và bụng dưới

Thông thường bà mẹ mang thai có thể cảm thấy nặng ở phần bụng dưới và đau lưng khi thai nhi ngày càng lớn lên, đôi khi có các cơn co tử cung (tử cung gò cứng) nhất là khi sắp đến ngày sinh. Tuy nhiên nếu có cơn đau đột ngột dữ dội, bà mẹ cần đến bệnh viện theo dõi vì đó có thể là dấu hiệu bất thường tại tử cung. Nếu thấy cơn co thành chu kỳ, liên tục, và không mất đi sau khi nghỉ ngơi 1 giờ, khi tuổi thai dưới 37 tuần, bà mẹ cần đến bệnh viện vì đó có thể là các dấu hiệu liên quan đến sinh non.

4. Thai không cử động hoặc cử động ít hơn hẳn bình thường

Bình thường sản phụ có thể cảm nhận thấy thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng thời gian từ 16 tuần đối với con rạ, 22 tuần đối với con so. Những “cú đá” này là cách liên hệ của thai nhi với mẹ là “con vẫn ổn”. Mỗi ngày, bà mẹ hãy chọn một thời điểm, thường là sau khi ăn hay trong lúc nghỉ ngơi để đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong 1 giờ, cùng với số thời gian để có được 10 cử động thai, và ghi lại thành biểu đồ. Hãy tránh chu kỳ ngủ của thai (có thể từ 20 đến 75 phút).

Bà mẹ nên bắt đầu đếm cử động thai kể từ khi thai 28 tuần, bởi nguy cơ cao nhất do giảm cử động thai thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu số cử động thai dưới 10 trong vòng 2 giờ, đó là dấu hiệu nguy hiểm của bé và cần tới bệnh viện để theo dõi ngay.

>>> Bạn có thể tham khảo: Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2: Để “sống sót” qua những cơn đau

5. Các dấu hiệu đột ngột của bà mẹ khi mang thai

Bất kỳ một hoặc nhiều dấu hiệu xảy ra đột ngột và bất thường như sốt cao trên 38 ̊C, ngất xỉu, khó thở, đau đầu dữ dội, đau ngực, nôn mửa, rối loạn thị giác, co giật đều cần được đưa đến bệnh viện xử trí sớm. Hãy gọi xe cấp cứu và đến bệnh viện ngay khi có thể.

Sinh mổ lần 2 cần chuẩn bị gì?

Nếu lỡ mang bầu lần 2 trước 24 tháng, các chị phải đi kiểm tra ngay để bác sĩ xác định xem cơ thể có đủ dể mang thai hay không.

1. Kiểm tra tình trạng của “vết mổ”

Khác với lần đầu tiên, siêu âm khi mang thai lần 2 không chỉ đơn giản để kiểm tra sức khỏe thai nhi mà còn để kiểm tra tình trạng vết mổ cũ của mẹ bầu.

Trong khi đi khám, mẹ bầu cần cung cấp cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần sinh trước như thời gian mổ, lý do mổ, thời gian phục hồi, biến chứng sau sinh…

sinh con lần 2 5
Chuẩn bị kỹ tâm lý và khám thai thường xuyên là bí quyết giúp mẹ vượt qua mổ đẻ lần 2

2. Cẩn trọng với dấu hiệu bất thường

Tuy rất hiếm sảy ra, nhưng vẫn không ít trường hợp các vết mổ lần đầu bị nứt trong lần mang thai thứ 2. Đây là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thể cướp đi tính mạng của mẹ.

Chính vì vậy, bà bầy phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra vết mổ cũ, nếu xuất hiện những cơn đau, màu sắc bất thường, mẹ phải báo cho bác sĩ ngay.

3. Chọn bác sĩ mổ có chuyên môn tốt

Sinh mổ lần 2 không hề đơn giản như lần 1. Bác sĩ mổ đẻ lần 2 phải là người có chuyên môn tốt để kịp thời xử lý những vấn đề bất thường xảy ra.

Dựa vào kinh nghiệm sinh mổ lần 2 đã có, mẹ bầu hãy cố gắng tìm hiểu, lựa chọn vị bác sĩ giỏi để đón con chào đời nhé!

[inline_article id = 203544]

Mổ đẻ 2 lần có sinh con thứ 3 được không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, dù sinh con theo cách thức nào, tự nhiên hay mổ, mẹ đều có nguy cơ cao gặp nguy hiểm nếu cơ địa yếu, sức khỏe không ổn định.

Chẳng phải chờ đến lần thứ 2 hay thứ 3, không ít mẹ ngày từ lần sinh nở đầu tiên đã gặp phải biến chứng và tử vong.

Có một điều chắc chắn rằng, trải qua nhiều lần sinh nở, sức khỏe và sức chịu đựng của phụ nữ giảm đi rõ rệt. Do đó, ngay cả khi trong thai kỳ, mẹ bầu mang thai nhiều lần cũng có thể gặp phải những biến chứng không mong muốn.

[inline_article id = 239189]

Càng sinh con nhiều lần, nguy hiểm càng tăng bấy nhiêu. Do đó, mẹ bầu mang thai lần 2 hay 3 cần được chăm sóc và theo dõi đặc biệt, để bảo vệ an toàn cho cả mẹ lẫn con.