Categories
Sau khi sinh Vóc dáng

6 điều cần nhớ khi leo cầu thang sau sinh mổ

leo cầu thang sau sinh mổ

Sinh mổ là một trong số những ca phẫu thuật lớn, do vậy mẹ cần “nằm lòng” những điều cần kiêng cữ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Theo đó, nhiều bà mẹ sau sinh thắc mắc bao lâu mới được leo cầu thang hoặc nếu buộc phải làm vậy liệu có cách nào để giữ an toàn hay không?

Trải qua ca phẫu thuật sinh mổ, bác sĩ chắc chắn sẽ khuyên bạn không nên leo cầu thang trong ít nhất một tuần hoặc lâu hơn. Bởi lẽ, điều này sẽ khiến bạn mệt mỏi, thậm chí còn tác động xấu đến vết mổ dẫn đến chảy máu.

Chính vì thế, bạn nên tạm dọn phòng nghỉ xuống tầng trệt để kiêng lên xuống cầu thang. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu buộc phải thực hiện việc này, bạn có thể bỏ túi ngay những lưu ý sau đây.

Giải đáp: Bao lâu sau sinh mổ mới được leo cầu thang?

sinh mổ bao lâu mới được leo cầu thang

Kiêng cữ sau sinh là chủ đề luôn thu hút sự quan tâm của nhiều mẹ bỉm sữa. Đối với việc leo cầu thang, các bác sĩ khuyên tốt nhất các bà mẹ nên cữ khoảng vài tuần (ít nhất một tháng) sau ca phẫu thuật. Hết thời gian này, bạn đã có thể đi cầu thang nhưng vẫn phải giới hạn ở một mức độ nhất định để tránh gây ảnh hưởng xấu đến tử cung và cả tầng sinh môn.

Theo các chuyên gia, việc lên xuống cầu thang sẽ tạo áp lực ở phần bụng khiến vết thương bị chảy máu. Do đó, nếu buộc phải sử dụng cầu thang, bạn nên đi thật chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể. Ngoài ra, không nên mang theo bất kỳ vật nặng nào trong quá trình di chuyển.

6 lời khuyên dành cho mẹ sau sinh khi leo cầu thang

Thời kỳ hậu sản là giai đoạn khá quan trọng, ngoài quan tâm đến việc ăn uống, bạn cần chú ý hơn nữa đến vấn đề đi đứng, sinh hoạt của mình nếu muốn mau chóng phục hồi. Dưới đây là một số khuyến cáo từ các bác sĩ dành riêng cho mẹ mới sinh đi cầu thang:

1. Tìm kiếm sự giúp đỡ

Bạn không nên ngại khi phải nhờ ai đó giúp đỡ mình trong việc lên xuống cầu thang nếu điều đó thực sự cần thiết và bạn vẫn đang trong giai đoạn nghỉ ngơi sau ca phẫu thuật.

2. Thuê người hỗ trợ

thuê người giúp việc

Sau khi sinh, việc tranh thủ sự giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình hết sức cần thiết. Tuy nhiên nếu không may mắn có người thân bên cạnh, bạn có thể nghĩ đến việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, chẳng hạn như thuê giúp việc theo giờ hoặc toàn thời gian.

3. Nhớ bám vào lan can

Trong khi lên xuống cầu thang, bạn cần bám chắc vào phần tay vịn, bởi lẽ một số mẹ sau sinh thường có biểu hiện chóng mặt rất nguy hiểm nếu chẳng may bị trượt ngã.

4. Tuyệt đối không di chuyển vội vã

di chuyển chậm rãi khi lên xuống cầu thang

Ông bà xưa có câu: “Đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây”. Điều này khá đúng với tình huống của mẹ sau sinh, nhất là các mẹ sinh mổ hay sinh thường bị rạch tầng sinh môn. Nếu leo cầu thang một cách vội vã, vết mổ ở bụng hay vết thương tầng sinh môn sẽ dễ bị chảy máu mà lâu lành hơn.

5. Tránh xa những chiếc cầu thang kém an toàn

Khi leo cầu thang, bạn nên đảm bảo khu vực này có đủ ánh sáng, không có vật cản và các bậc cầu thang phải đảm bảo vững chắc, không trơn trượt.

6. Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia có liên quan

những lưu ý khi leo cầu thang sau sinh

Nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào như vấp ngã hoặc trượt cầu thang, bạn nên thông báo việc này cho bác sĩ để loại trừ những tổn thương hậu phẫu thuật.

Bên cạnh đó, có nhiều cách khác nhau để nhận viết vết mổ sau phẫu thuật có bị nhiễm trùng hay không. Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Vết mổ bị sưng, đỏ
  • Dịch âm đạo có mùi hôi bất thường
  • Sốt cao trên 40°C
  • Xuất huyết âm đạo với mức độ nặng
  • Vị trí vết mổ bị tổn thương hơn bình thường
  • Bị đau ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân

[inline_article id=253131]

Với những chia sẻ ở trên, hy vọng các mẹ sau sinh sẽ chú ý hơn nữa đến việc đi lại của mình, đặc biệt là leo cầu thang. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bạn đừng chần chừ mà hãy đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.

Marry Baby