Nếu bạn đang rất căng thẳng không biết bà đẻ ăn được thịt gì để lên thực đơn hàng ngày, thì bạn hãy tham khảo bài viết này của MarryBaby ngay nhé. Chắc chắn bạn sẽ có được những gợi ý thật hữu ích để có được nguồn sữa chất lượng cho con yêu.
Sau sinh bà đẻ ăn được thịt gì?
Bà đẻ ăn được thịt gì sau khi sinh em bé? Sau sinh, bà đẻ nên ăn thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt,…
1. Món ăn cho bà đẻ từ thịt heo
Muốn thêm dinh dưỡng cho mẹ sau sinh thì bà đẻ ăn được thịt gì? Thịt heo là thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Nếu mẹ sau sinh ăn thịt heo sẽ nhận được những lợi ích tuyệt vời. Trong đó, khi bạn ăn thịt heo sẽ nhận được một lượng protein duy trì và tăng trưởng khối lượng cơ bắp, xương cho hai mẹ con.
Bên cạnh đó, việc bổ sung thịt heo thành một món ăn cho bà đẻ thường ngày còn giúp bổ sung thêm các chất như kẽm, selen và vitamin B12, B6 giúp hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường và ngăn ngừa mệt mỏi hiệu quả.
Các bà mẹ đang cho con bú sẽ có nhu cầu bổ sung nhiều hơn về khoáng chất kẽm. Vì thế, thịt bò là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các mẹ sau khi sinh. Trong thịt bò có chứa protein, kẽm, sắt và vitamin B.
Những dưỡng chất trên sẽ giúp bạn duy trì năng lượng cần thiết để chăm sóc em bé được tốt hơn. Nhất là, bạn nên chọn thịt bò ăn cỏ để làm các món ăn cho bà đẻ là tốt nhất. Vì loại thịt này có nhiều axit béo omega-3 hơn cũng như không chứa kháng sinh và hormone tăng trọng.
Bà đẻ ăn được thịt gì để bổ sung dinh dưỡng cho mẹ sau sinh? Ngoài thịt heo và thịt bò, mẹ bỉm sau khi sinh cũng có thể ăn thịt gà. Trong thịt gà chứa hàm lượng protein, canxi, sắt, magie, phốt-pho, kali, natri, kẽm, vitamin A, nhóm B, D, E, K… rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và cơ thể của người mẹ.
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào mẹ bỉm thường xuyên ăn thịt gà sẽ có thêm năng lượng và sức đề kháng để chăm sóc con hàng ngày. Bên cạnh đó, hàm lượng khoáng chất và vitamin trong thịt gà cũng giúp mẹ ngăn ngừa chứng mệt mỏi hiệu quả.
Theo Đông y, thịt vịt rất tốt cho sản phụ bị thiếu sữa cho con bú. Bà đẻ ăn thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể nhằm phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng nên cẩn thận ăn thịt vịt đúng cách kẻo lại gây ảnh hưởng đến em bé nhé.
Thịt gia súc và gia cầm là một nguồn thực phẩm dồi dào rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh con. Khi bạn ăn thịt thì cơ thể sẽ được cung cấp các dưỡng chất sau:
Sắt: Giúp mang oxy đi khắp cơ thể.
I-ốt: Giúp cơ thể sản xuất hormone tuyến giáp.
Omega-3: Hỗ trợ sức khỏe của tim mạch và não.
Vitamin B12: Giúp hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ thần kinh.
Protein: Chất dinh dưỡng quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
Kẽm: Giữ cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, làn da khỏe mạnh và tốt cho sức khỏe sinh sản.
Dưới đây là một số lưu ý khi mẹ bỉm chọn mua thịt. Hãy tuân thủ những điều này để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và em bé nhé.
Bảo quản và chế biến thịt thật cẩn thận: Bạn hãy đảm bảo luôn bảo quản cẩn thận và chế biến thịt chín kỹ trước khi ăn.
Chọn nơi kinh doanh an toàn để mua thịt: Khi mua thịt, hãy chọn cơ sở hoặc nơi kinh doanh có uy tín để đảm bảo chất lượng thịt là an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
Không ăn quá nhiều thịt: Thịt là nguồn protein tuyệt vời và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, bạn cần đan xen các thực phẩm trong chế độ ăn uống để cân bằng chất dinh dưỡng.
[inline_article id=268647]
Như vậy bạn đã biết bà đẻ ăn được thịt gì trong thời gian cho con bú rồi phải không? Các loại thịt heo, thịt bò, thịt gà, thịt vịt… là nguồn thực phẩm dồi dào dinh dưỡng tốt cho mẹ sau sinh và tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều mà hãy đan xen với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.
Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh rất cần thiết và quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng tốt và khoa học vừa giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. Bài viết này MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ nhé.
Nguồn dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa thế nào?
Viện dinh dưỡng Việt Nam còn cho biết, dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng nhất định đến một số vi chất cũng như lượng sữa tiết ra. Nếu chế độ ăn của mẹ thiếu vitamin thì các vitamin này cũng sẽ thiếu trong sữa mẹ.
Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời lượng kháng thể của con là do người mẹ cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải đảm bảo có một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để giúp phòng bệnh cho con.
Vậy tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh được áp dụng thế nào? Hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.
Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh theo Viện dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng trong ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên tuân theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng.
Theo đó, chế độ ăn uống mỗi ngày của bà mẹ sau sinh cần phải đa dạng, đảm bảo đủ 5 trong 8 nhóm thực gồm:
Nhóm 1: Lương thực.
Nhóm 2: Các loại hạt.
Nhóm 3: Sữa và các sản phẩm từ sữa.
Nhóm 4: Thịt các loại, các và hải sản.
Nhóm 5: Trứng và các sản phẩm từ trứng…
Nhóm 6: Rau, củ, quả có màu vàng, da cam, đỏ, xanh sẫm.
Nhóm 7: Củ quả khác.
Nhóm 8: Dầu ăn, mỡ các loại.
Hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Sau sinh nên ăn gì là điều rất nhiều mẹ bỉm quan tâm. Dựa theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, các mẹ sẽ trả lời được cho câu hỏi mẹ sau sinh nên ăn gì. Dưới đây là các hướng dẫn về chê độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh:
1. Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh: Chất đạm
Trong 6 tháng đầu cho con bú, mẹ cần cung cấp lượng chất đạm ăn thêm 19 gam/ngày so với nhu cầu bình thường; tức là 79g/gam ngày. Trong 6 tháng tiếp theo, mẹ nên bổ sung lượng chất đạm trong 1 ngày là 73g.
Bên cạnh đó, mẹ nên chú ý bổ sung lượng đạm động vật chiếm khoảng ≥ 30% tổng số. Còn với lượng đạm thực vật thì được tính theo công thức sau: cứ 100g thịt/cá cung cấp khoảng 20g đạm (protein); 100g đậu phụ cung cấp khoảng 10g đạm.
Các thực phẩm giàu đạm mẹ bỉm sữa có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu… Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa khoảng 6,5 đơn vị/ngày (1 đơn vị sữa tương đương với 100ml sữa dạng lỏng pha chuẩn; hoặc 15g phô mai hoặc 1 ly sữa chua 100g) và ăn cá ít nhất 3 lần/tuần.
Theo tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, mỗi ngày mẹ cần bổ sung chất béo khoảng 20-30% năng lượng khẩu phần. Cứ 1g chất béo sẽ cung cấp năng lượng vào khoảng 9kcal.
Mẹ nên sử dụng các chất béo có nhiều các axit béo không no chuỗi dài nhiều nối đôi như n3, n6, EPA, DHA. Các chất này có nhiều trong một số loại dầu thực vật; dầu cá; một số loại cá mỡ. Lượng chất béo này rất quan trọng cho sự phát triển tối ưu trí não và thị lực của bé.
3. Tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh: Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất là hai chất rất cần thiết cho các bà mẹ đang cho con bú. Trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ cần được bổ sung vitamin A (viên 200.000 đơn vị). Điều này cung cấp lượng vitamin A cần thiết trong sữa cho con.
Ngoài ra, mẹ nên bổ sung bằng các thực phẩm tự nhiên trong bữa ăn hàng ngày như rau củ quả (≥400g trái cây, rau củ/ngày) để bổ sung vitamin và chất xơ. Trong một số trường hợp, mẹ cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc bổ sung các vitamin và khoáng chất; đặc biệt là sắt, kẽm, vitamin D và canxi.
4. Nước
Để mẹ có thể sản xuất đủ sữa nuôi con bú, thì mẹ cần uống đủ nước. Trung bình mỗi ngày mẹ cần uống khoảng 2-2,5 lít nước; (tương đương với 12 đến 15 cốc nước).
Những thực phẩm cần tránh khi đang cho con bú sữa mẹ
Bên cạnh những vấn đề xoay quanh tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh, các mẹ cũng nên tránh những thực phẩm gây hại đến chất lượng sữa mẹ như:
Mẹ có thể uống một lượng nhỏ cà phê (tối đa 2 tách mỗi ngày); hoặc các thức uống khác có caffeine. Nếu mẹ dùng quá nhiều caffeine có thể khiến trẻ quấy khóc hoặc làm trẻ mất ngủ.
Tốt nhất mẹ nên tránh uống rượu khi đang cho con bú.
Khi đã hiểu về cách xây dựng chế độ ăn uống dựa trên tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh; các mẹ cũng nên lưu ý thêm các điều sau theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng:
Trong vòng 1 tháng sau sinh, mẹ nên uống 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra, mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất; ít nhất là duy trì trong 1 tháng đầu sau sinh.
Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, bà mẹ cần luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, lạc quan. Ngủ đủ giấc đủ 8 tiếng mỗi ngày để duy trì một sức khỏe tốt khi nuôi con.
Không kiêng khem quá mức trong thời kỳ đang cho con bú. Các bà mẹ không chủ động ăn kiêng trong giai đoạn này. Vì mẹ sẽ cần nhiều năng lượng hơn bình thường để đáp ứng nhu cầu và tạo đủ sữa cho con.
Vào giai đoạn này, nếu muốn giảm cân mẹ chỉ cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập thể dục đều đặn mỗi ngày và giảm bớt lượng đường trong khẩu phần.
Khi nuôi con bú, mẹ không nên sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có chất kích thích như rượu, bia, cà phê. Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị và không ăn các thức ăn dễ ôi thiu; hoặc nghi ngờ ôi thiu vì dễ gây ngộ độc.
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cần thận trọng khi sử dụng thuốc; nhất là các loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc tác động lên hệ thần kinh… Tốt nhất, các mẹ nên sử dụng thuốc phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
[inline_article id=281340]
Hy vọng với bài viết về tháp dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh sẽ giúp ích cho các mẹ đang nuôi con bú. Hãy áp dụng các hướng dẫn trên để duy trì một sức khỏe tốt và nguồn sữa dồi dào cho con nhé.
Thời nay ai còn nằm than, ai còn kiêng ở nhà 3 tháng 10 ngày, bà đẻ kiêng cữ bao lâu, ở cữ bao lâu? Hẳn nhiều bà mẹ hiện đại đã từng đặt ra những câu hỏi như vậy về vấn đề kiêng cữ sau sinh. Thực ra không ai bắt mẹ phải theo quan điểm Á Đông hoàn toàn hay cho rằng Tây hóa là sai. Ngày nay, chuyện ở cữ đã thoải mái hơn xưa.
Tuy vậy, vẫn có những lời khuyên kiêng cữ sau sinh từ ông bà “chuẩn” khoa học mà mẹ nên ngâm cứu kỹ!
Sau sinh thường ở cữ kiêng những gì?
Sau sinh kiêng những gì? Dưới đây là những kiêng cữ sau sinh thường mẹ cần lưu ý:
1. Kiêng cữ sau sinh thường
1.1 Kiêng cữ đồ lên men, đồ chua, nước đá
Chế độ ăn tháng ở cữ cần đầy đủ chất để giúp mẹ sớm lấy lại năng lượng chăm sóc bé cưng đồng thời gọi sữa về “ồ ạt”. Chất đạm, tinh bột, đường, rau xanh là không thể thiếu nhưng mẹ cũng cần kiêng cữ ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh.
Vì sao? Theo dân gian và y khoa giải thích, nếu ăn quá nhiều thực phẩm dạng này có thể bị lạnh đường huyết sau này. Đặc biệt cần tránh xa rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.
1.2 Ngồi lâu và nằm cả ngày là những điều kiêng kỵ khi nằm ổ
Ngồi càng lâu, càng nhiều thì sau này mẹ dễ bị đau lưng hơn. Điều này đã được nhiều mẹ đi trước kiểm chứng. Nếu trẻ sơ sinh quá khó tính, mẹ bế ẵm nhiều thì chỉ khoảng 3 tháng sau sẽ bắt đầu cảm nhận được cơn đau lưng sau khi sinh.
Đặc biệt là những khi “trái gió trở trời”, lưng đau buốt đến nỗi không muốn làm bất cứ việc gì. Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ cần ở cỡ sau sinh đúng cách là chỉ ngồi cho bé bú nhưng khi mỏi lưng thì nên nằm xuống nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, kiêng cữ sau sinh khoa học là mẹ đừng nằm cả ngày mà cần vận động để tốt cho quá trình tuần hoàn máu, giúp sản dịch còn ứ đọng trong cơ thể dễ dàng thoát ra ngoài, đồng thời cũng giúp tử cung phục hồi tốt hơn. Đặc biệt, những mẹ sinh mổ nên tập đi sau khi được rút ống thông tiểu để tránh tình trạng bí tiểu, dính ruột.
1.3 Kiêng cữ sau sinh thường: Không làm việc nặng
Trong tháng cữ, tốt nhất là 3 tháng sau sinh không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Lao động nặng quá sớm còn là nguy cơ gây sa tử cung.
Một tháng sau khi sinh, tử cung vẫn còn to và nặng, trong khi các cơ và dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn đang mềm yếu, chưa phục hồi sau thai nghén.
Điều này khiến dạ con dễ bị sa xuống dưới. Những phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ sa dạ con cao hơn.
1.4 Ở cữ sau sinh: Vệ sinh răng miệng đúng cách
Sản phụ nên dùng nước ấm để đánh răng (dùng bàn chải đầu nhỏ, lông mềm; chải dọc nhẹ nhàng) súc miệng, tốt nhất là nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống nên súc miệng lại để tránh lây vi khuẩn sang mỗi lần hôn má bé cưng. Mẹ có thể súc miệng bằng nước muối nhạt hoặc mua chai nước muối sinh lý ngay tại các tiệm thuốc.
Nước muối tự pha bằng cách: Bỏ một nhúm muối sạch vào miệng, ngậm thêm nước ấm, để muối tự tan trong miệng, rồi súc đi súc lại vài lần trong miệng.
1.5 Kiêng cữ sau sinh: Tắm nắng đúng thời điểm
Cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 9 giờ sáng và không nên tắm nắng quá 30 phút.
Khi đi taxi hay đi ô tô từ bệnh viện về nhà hoặc di chuyển ra ngoài khi có việc gấp, mẹ nên đặt một chiếc gối mềm ở dưới bụng để giảm cơn nhói khi đi xe.
Dù xe có đi chậm thì cũng không thể tránh được những cú phanh xe hay dừng đột ngột. Việc làm này giúp chỗ khâu bụng bị ít ảnh hưởng và đau hơn.
1.7 Kiêng cữ sau sinh: Không leo cầu thang nhiều
Sau sinh cần kiêng những gì? Nếu phòng nghỉ của bạn ở tầng cao thì tốt nhất là nên dọn xuống tầng 1 hay tầng trệt để nghỉ ngơi vì sinh mổ nên kiêng leo cầu thang. Hãy hạn chế leo cầu thang nhất có thể.
1.8 Kiêng cữ sau sinh thường: Tránh xa các thiết bị điện tử
Sau sinh cần kiêng những gì? Sử dụng nhiều điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… cũng là điều tối kỵ của việc kiêng cữ sau sinh khoa học. Nếu các mẹ không muốn sau này khi mới 40 tuổi mà mắt mờ, không nhìn thấy gì thì tốt nhất nên tránh xa đồ công nghệ ra một chút.
1.9 Ở cữ kiêng những gì? 6 tuần mới quan hệ tình dục
Không quan hệ tình dục ngay sau khi vừa sinh. Các bác sĩ đều khuyên nên quan hệ sau sinh từ 6 tuần thì mới tốt, với điều kiện vết thương không đau. Quan hệ sau sinh sớm vừa đau lại dễ bục vết khâu, bạn nhớ dặn chồng chịu khó chờ nhé. Đặc biệt nếu có quan hệ thì phải ngừa thai, vì trứng có thể rụng trở lại bất cứ lúc nào.
1.10 Phụ nữ kiêng cữ sau sinh không nên nín tiểu
1 điều quan trọng ở cữ sau sinh là mẹ sau sinh không nên nín đi vệ sinh nếu không sẽ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
2. Kiêng cữ sau sinh mổ
Sau sinh mổ ở cữ kiêng những gì và đây là những điều kiêng kỵ khi nằm ổ dành cho bạn:
2.1 Không khóc khi tắm
Dù có bất kỳ chuyện ấm ức gì sau sinh mẹ cũng không nên trốn vào nhà tắm vừa khóc vừa bật vòi nước, nhất là với mẹ sinh mổ. Khi nước mắt nhỏ vào vết sinh mổ thì vết mổ càng lâu lành. Lâu lành đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đau lâu.
2.2 Nhờ người nhà chăm sóc vết mổ
Mẹ đừng cố gắng kéo bụng để nhìn rõ hơn vết khâu mổ. Thay vào đó, hãy nhờ người thân quan sát xem vết khâu có khô và sạch hay không. Càng cố kéo lên nhìn thì càng lâu khô, thậm chí còn chảy máu.
2.3 Kiêng cữ sau sinh: Tư thế nằm ngủ và cho con bú
Mẹ nằm hơi ngả lưng về phía sau và bé nằm dọc theo chiều ở trên người mẹ. Tư thế này áp dụng cho các mẹ sinh mổ nhằm tránh bé động vào vết thương phẫu thuật trên bụng.
2.4 Tránh thực phẩm tối kỵ khi sinh mổ
Tuy bạn có vết mổ nhưng việc kiêng khem chỉ thực hiện với một số thức ăn không tốt cho quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
Những câu hỏi về ở cữ, nên và không nên?
Muốn biết bà đẻ kiêng những gì, bạn cần tìm hiểu về ở cữ và lợi ích của nó.
1. Ở cữ là gì?
Ở cữ là thuật ngữ quen thuộc với mọi phụ nữ sau sinh, đây là giai đoạn sản phụ nghỉ ngơi để dần hồi phục sức khỏe. Bà đẻ cần phải ở cữ thì sức khỏe mới nhanh ổn định và có sữa cho con bú. Vậy bà đẻ kiêng những gì?
2. Phụ nữ có nên kiêng cữ sau sinh không?
Câu trả lời là NÊN. Bởi vì trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Người xưa có câu “gái chửa, cửa mả”, hay “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”.
Nói vậy để hiểu quá trình mang thai, sinh con vất vả và nguy hiểm đến nhường nào. Như một lẽ dĩ nhiên, sau khi vượt qua cái “cửa mả” ấy, người mẹ cần được nghỉ ngơi, phục hồi các tổn thương mà chúng ta gọi là ở cữ sau sinh (kiêng cữ sau khi sinh).
3. Ở cữ bao lâu? Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?
Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Thời xưa, các mẹ phải ở cữ bao lâu? Sau sinh, các mẹ cần phải ở cữ trong vòng 100 ngày (3 tháng 10 ngày). Phụ nữ sẽ phải ở phòng kín, không nói chuyện với người lạ, không đọc sách, không tắm rửa…
Tại sao phải ở cữ 3 tháng 10 ngày? Bởi lẽ người xưa cho rằng nếu không kiêng cữ người mẹ sẽ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, tay chân đau mỏi, nhức đầu… Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh việc ở cữ bao lâu chỉ nên thực hiện trong 1 tháng.
Sau sinh kiêng những gì? Chỉ sau 3–4 ngày sinh xong, mẹ đã có thể tắm rửa, làm vệ sinh cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần tránh vận động, tránh làm việc nặng, tránh quan hệ, tránh căng thẳng, lo lắng…
Điều cần biết về kiêng cữ sau sinh con rạ
Sinh con rạ có thể kéo dài từ 8 tiếng tùy theo sức khỏe của mẹ, song sẽ nhanh hơn và dễ hơn vì mẹ bầu đã có kinh nghiệm sinh con từ lần trước.
Sau khi sinh con, mẹ nào cũng nên thực hiện chế độ ăn uống đủ chất và lưu ý những điều kiêng kỵ khi nằm ổ ví dụ như kiêng các loại thực phẩm có tính hàn hay đồ nếp, rau muống,… vì có thể khiến vết thương lâu lành hơn.
Với những kinh nghiệm khi sinh lần đầu tiên, mẹ bầu có thể áp dụng với lần sinh con thứ hai. Tuy nhiên, việc kiêng cữ sau sinh không cần phải quá khắt khe như ông bà ngày xưa vẫn làm.
Chỉ cần mẹ và bé khỏe mạnh thì có thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt bình thường miễn sao giữ cho mẹ chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
Tác hại của việc không kiêng cữ sau sinh là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, không kiêng cữ là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh hậu sản sau này. Người mẹ rất dễ bị đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, hay ốm, tâm trạng bất ổn. Do vậy, quan điểm cho rằng ở cữ là cổ hủ không hề chính xác.
Một số chứng bệnh hậu sản thường thấy nữa là: bị đau nhức xương khớp, sức khỏe giảm sút, băng huyết hoặc tổn thương vết sinh mổ… Phần phụ của phụ nữ sau sinh cần khoảng thời gian 6 tuần để phục hồi. Việc không kiêng cữ và quan hệ sớm sẽ dẫn đến những tổn thương phần phụ.
Nhìn chung việc kiêng cữ sau sinh mỗi mẹ mỗi quan điểm nhưng ông bà ta vẫn nói “có kiêng có lành”. Tuy một số quan điểm xa xưa nay đã không còn đúng nhưng không có nghĩa là tất cả đều sai. Mẹ cần sáng suốt tìm hiểu và lựa chọn cách kiêng cữ sau khi sinh phù hợp sức khỏe bản thân nhất.