Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Dính thắng môi ở trẻ sơ sinh là gì? Làm sao để nhận biết và điều trị?

Làm thế nào để mẹ nhận diện dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh? Cách điều trị phù hợp là gì? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu ngay về thông tin này ngay sau đây!

1. Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh là gì?

Dính thắng môi trên ở trẻ (Lip tie) xảy ra khi mô (dây thắng) nối môi trên với nướu quá ngắn hoặc quá dày.

Tình trạng này khiến trẻ khó cử động môi lên xuống và có thể gây ra các vấn đề về ăn uống, nói, vệ sinh răng miệng; thậm chí là sức khỏe răng miệng. Trẻ sơ sinh là đối tượng hay bị dính thắng môi hơn so với trẻ lớn.

Thắng môi còn được gọi là phanh môi, được hiểu là một dây chằng bám từ mặt trong ở giữa môi trên và nướu; cụ thể là điểm giữa của hai răng cửa. Điểm này tương ứng với nhân trung phía bên ngoài.

Thắng môi bình thường sẽ giúp môi trên ôm khít với xương hàm tạo ra một nụ cười đẹp.

Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng cách cắt bỏ (tiểu phẫu)

2. Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị dính thắng môi

Dấu hiệu mẹ có thể quan sát dễ nhất khi trẻ bị thắng môi trên đó là bé gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu và triệu chứng của dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh khác như:

  • Trẻ chậm hoặc không tăng cân.
  • Trẻ khó thở và dễ khóc khi bú mẹ.
  • Trẻ mệt mỏi, kiệt sức vì phải cố gắng rất nhiều khi bú mẹ.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc ngậm vú; không thể ngậm sâu khi bú.
  • Mẹ phải cho bé bú liên tục vì trẻ bị dính thắng môi nên vẫn có dấu hiệu bú không đủ.
  • Trẻ dính thắng môi thường gặp các vấn đề sức khỏe khác như đau bụng, đầy hơi, vàng da,..
  • Mẹ có thể nhận thấy trẻ bị dính thắng môi phát ra tiếng “tách tách” trong lúc bú mẹ do mất lực hút.
Hình ảnh minh họa tình trạng dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh (hình bên phải)
Hình ảnh minh họa tình trạng dính thắng môi ở trẻ sơ sinh (hình bên phải)

Thông thường, các dấu hiệu và triệu chứng khi dính thắng môi ở trẻ sơ sinh sẽ khó phát hiện; hoặc cha mẹ thường nhầm lẫn với một số tình trạng khác. Vậy nên, để có thể quan sát và nhận diện được tình trạng này; việc đầu tiên mẹ hãy chú ý quan sát kỹ những lúc cho bé bú.

Song, không riêng bé gặp vấn đề; phía mẹ cũng gặp một số tình trạng như ngực bị căng tức do bé ngậm; hoặc bú không đúng cách. Không những thế, dính thắng môi ở trẻ còn có thể khiến mẹ bị căng tức ở ngực dẫn đến tắc ống sữa; viêm vú,..

Trong một số trường hợp, mẹ phải cho con ngừng bú và chuyển qua bú bình; đồng thời kết hợp cho trẻ đi khám bác sĩ.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh môi thâm có phải cảnh báo bệnh lý nguy hiểm?

3. Trẻ bị dính thắng môi có gặp phải biến chứng nào không?

Nếu trẻ bị dính thắng môi trên với mức độ nghiêm trọng có thể khiến bé chậm tăng cân; chậm phát triển; thiếu dinh dưỡng; cản trở hoạt động hằng ngày,.. Tuy nhiên, dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh với mức độ nhẹ sẽ thường không có gì đáng lo ngại.

Bên cạnh những vấn đề này, nhiều cha mẹ cũng thắc mắc rằng, trẻ bị dính thắng môi có gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ không. Theo thông tin từ Hệ thống bệnh viện MayoClinic (Hoa Kỳ), câu trả lời là CÓ. Trẻ bị dính thắng môi hoặc dính thắng lưỡi (tongue tip) đều có thể gây ảnh hưởng đến khả năng phát âm.

Về lâu về dài, nếu tình trạng dính thắng môi trên (hoặc thắng lưỡi) ở trẻ sơ sinh không được điều trị; sẽ bắt đầu cản trở các hoạt động thường ngày của bé. Cụ thể là trẻ gặp khó khăn khi ăn uống; khó vệ sinh răng miệng; thức ăn dễ bị mắc kẹt trong răng,..

>> Mẹ xem thêm: Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé 3 tháng 10 ngày mọc răng không sốt

4. Dính thắng môi ở trẻ được điều trị như thế nào?

Thông thường, trẻ bị dính thắng môi trên sẽ được điều trị bằng cách chỉnh sửa dính thắng môi nhờ vào phẫu thuật cắt hoặc dùng tia Laser. Mẹ có thể yên tâm vì phẫu thuật này diễn ra chưa đầy một phút để hoàn thành; và ít gây đau đớn cho trẻ.

Ngoài ra, trước khi chỉ định phương pháp điều trị cho trẻ bị dính thắng môi trên; các bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi mẹ về tần suất bú của bé; trẻ có nôn trớ hoặc bị nghẹn khi bú không; âm thanh khi trẻ bú phát ra như thế nào,…

Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng cách cắt bỏ (tiểu phẫu)
Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng cách cắt bỏ (tiểu phẫu).

Hình ảnh quá trình điều trị và phục hồi trẻ bị dính thắng môi trên: 

  • (A) – Hình ảnh trẻ bị dính thăng môi trên.
  • (B) – Ngay sau khi phẫu thuật cắt bỏ, lúc này vết thương như hình kim cương.
  • (C), (D) – Hình ảnh sau phẫu thuật và phục hồi hoàn toàn.

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị khò khè, khó thở

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Dính thắng môi trên ở trẻ sơ sinh đều có ảnh hưởng đến khả năng bú của trẻ. Vì vậy, nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc cho con bú; hoặc trẻ ăn/bú không hiệu quả; mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Tóm lại, mặc dù dính thắng môi trên ở trẻ thường không nguy hiểm nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Bởi vì trẻ đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, nên con rất cần được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng từ sữa mẹ.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan đến chủ đề dính thắng môi trên ở trẻ:”]

[/key-takeaways]