Categories
3 tháng đầu Mang thai

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Mẹ dọa sảy thai nên lưu ý!

Với những mẹ có dấu hiệu bị dọa sảy thai thì phải biết cách giữ thai trong 3 thai đầu. Nếu bạn không biết mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì thì rất nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề trên. Hãy theo dõi bài viết nhé!

Hiện tượng dọa sảy thai là gì?

Trước khi tìm hiểu cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần hiểu hiện tượng dọa sảy thai là gì. Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là tình trạng mẹ bầu có các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung của mẹ.

Hiện tượng này được xem là giai đoạn đầu của sảy thai. Nếu không để ý và có cách giữ thai trong 3 tháng đầu thì sẽ dẫn tới sảy thai hoặc lưu thai. Vậy các dấu hiệu dọa sảy thai là gì? Mời bạn xem tiếp phần bài viết dưới đây.

Dấu hiệu dọa sảy thai

Để hiểu các cách giữ thai trong 3 tháng đầu, bạn cần nắm rõ các dấu hiệu dọa sảy thai. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này thì phải nhanh chóng đến bệnh viện ngay nhé.

  • Ra máu âm đạo.
  • Đau bụng dưới.
  • Siêu âm thấy có tụ dịch cạnh túi thai hoặc vùng nhau thai bám.

>> Bạn có thể xem thêm: Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?

Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là gì?

Dưới đây là 7 cách giữ thai trong 3 tháng đầu để mẹ có thể tham khảo.

1. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Các thực phẩm nên ăn

Việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu rất quan trọng. Vì tế bào phôi đang phân hóa và bắt đầu hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể. Vậy chế độ dinh dưỡng mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

1.1 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung axit folic

cách giữ thai 3 tháng đầu bằng thực phẩm giàu axit folic
Cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung axit folic đầy đủ

Axit folic sẽ giúp bạn ngăn ngừa vấn đề dị tất ống thần kinh cho thai nhi. Việc bổ sung axit folic đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.

Cách bổ sung là 400 microgam (mcg) trước khi mang thai và 600 – 1000 mcg mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Các nguồn thực phẩm dồi dào axit folic gồm ngũ cốc; rau xanh đậm; trái cây họ cam quýt; đậu khô; đậu Hà Lan và đậu lăng…

1.2 Canxi

Bổ sung canxi cũng là một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu đặc biệt ở những bà mẹ có hàm lượng cãni thấp trong khẩu phần ăn. Thói quen bổ sung canxi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối mà quên đi rằng từ lúc này cơ thể mẹ đã bắt đầu tăng nhu cầu canxi. Bởi vì, mẹ bầu và thai nhi đều cần canxi để giúp xương và răng chắc khỏe. Canxi cũng hỗ trợ cho hệ thống tuần hoàn hoạt động, cơ bắp chắc khỏe và thần kinh phát triển tốt.

Bạn cần bổ sung canxi khoảng 800 miligam (mg)/ ngày qua các thực phẩm như sữa và các chế phẩm từ sữa; bông cải xanh; cải xoăn; nước ép trái cây và ngũ cốc…trong 3 tháng đầu

1.3 Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Bổ sung vitamin D

Vitamin D sẽ kết hợp với canxi để giúp hình thành xương và răng cho thai nhi. Bạn cần bổ sung vitamin D 400 IU/ngày. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin D gồm cá hồi, sữa, nước ép cam…

cách giữ thai 3 tháng đầu là bổ sung vitamin D

1.4 Protein

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bổ sung đầy đủ protein. Vì protein rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Bạn cần bổ sung lượng protein mỗi ngày là 71g.

Các thực phẩm dồi dào protein bạn có thể bổ sung là thịt nạc; thịt gia cầm; hải sản; trứng; các loại hạt; các loại đậu, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành…

1.5 Cách giữ thai trong 3 tháng đâu: Bổ sung sắt

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần gấp đôi lượng sắt mà phụ nữ không mang thai cần. Vì sắt giúp tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho thai nhi. Nếu bạn thiếu sắt khi mang thai có thể bị thiếu máu dẫn đến đau đầu hoặc mệt mỏi.

Thiếu máu do thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân và trầm cảm sau sinh. Vì thế nếu bạn không thiếu máu bạn vẫn cần bổ sung sắt 27 miligam mỗi ngày qua các thực phẩm như thịt nạc đỏ; thịt gia cầm; cá; ngũ cốc; hạt đậu và rau xanh đậm…nếu thiếu máu, lượng sắt bổ sung có thể phải cần nhiều hơn tuỳ mức độ

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn bí đỏ được không? Không phải cứ ăn càng nhiều là tốt

2. Thực phẩm nên tránh sử dụng

Tránh các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu
Tránh các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu và thai nhi cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu

Một trong những cách giữ thai trong 3 tháng đầu là bạn cần tránh dùng một số thực phẩm. Ăn gì dễ sảy thai? Các thực phẩm dưới đây là những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai:

  • Các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, quế… Những thực phẩm này gây ra triệu chứng đau dạ dày, khô nóng ruột, trĩ, táo bón.
  • Các thức uống chứa caffeine: Chất này đi qua nhau thai sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Lạm dụng bia rượu, nước tăng lực đều gây kích thích thần kinh; dễ bị khó thở, nôn ói, đau đầu, tim đập nhanh. Ngoài ra, các chất này cũng gây ảnh hưởng đến vấn đề phát triển của thai nhi.
  • Phụ nữ mang thai ăn thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín có nguy cơ mắc bệnh vi khuẩn listeriosis và bệnh toxoplasma. Những điều này có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng và đe dọa tính mạng; gây ra dị tật bẩm và sảy thai.

[inline_article id=147399]

3. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Dành thời gian nghỉ ngơi

Cơ thể của bạn đang phải trải qua một sự khi thay đổi lớn trong quá trình mang thai. Sự thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi mỗi ngày có thể khiến bạn dễ mệt mỏi. Những lúc này, bạn hãy dành thời gian chợp mắt nghỉ một chút nhé.

Nếu bạn phải làm việc thì hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau giờ ăn trưa. Ngoài ra, bạn cũng cần thời gian nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Vì thế, bạn hãy đặt lịch đi ngủ và tuân theo lịch để tạo cho cơ thể một giấc ngủ dài từ 8 – 9 tiếng mỗi đêm nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai như:

  • Gập người lên xuống thường xuyên khiến máu lên não chậm gây choáng váng.
  • Ngồi xổm quá lâu hay đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Ngồi vắt chéo chân và gập gối khi ngồi có thể khiến máu chậm lưu thông xuống chân.
  • Leo trèo, bê vác vật nặng.
  • Dơ tay quá cao, đứng kiễng chân để lấy đồ vật trên cao.

4. Tập thể dục nhẹ nhàng

Tập thể dục nhẹ nhàng cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu. Vì điều này giúp bạn chống lại sự mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố; ngăn ngừa tăng cân và giúp ngủ ngon giấc. Bạn có thể áp dụng một bài tập thể dục yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ quanh công viên.

5. Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Uống đủ nước

cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Uống đủ nước

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa chứng đau đầu, chóng mặt, táo bón… Một cách giúp bạn kiểm tra lượng nước trong người là nhìn màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt đến trong thì cơ thể đang đủ nước. Còn nếu nước tiểu có màu vàng đậm thì là đang thiếu nước.

6. Khám thai định kỳ

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Bạn cần phải nhớ lịch thăm khám định kỳ với bác sĩ đúng hẹn trong suốt thai kỳ. Khi đến khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ bầu; kiểm tra sức khỏe thai nhi; theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi…

Nếu có bất kì các vấn đề nào nguy hiểm cho mẹ và thai nhi sẽ được bác sĩ can thiệp kịp thời. Ngoài ra, dựa trên tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ cũng sẽ tư cấn chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

7. Cẩn trọng khi quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu

Quan hệ tình dục trong khi mang thai là một vấn đề hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu mẹ có các dấu hiệu dọa sảy thai hoặc động thai thì nên cẩn trọng. Việc cẩn trọng khi quan hệ cũng là cách giữ thai trong 3 tháng đầu an toàn.

Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây thì nên cẩn trọng khi quan hệ vợ chồng nhé.

  • Mang thai đôi (song thai).
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc đang có nguy cơ sảy thai.
  • Đau bụng trong thai kỳ.
  • Gặp tình trạng nhau thai bám thấp hoặc nhau tiền đạo.

Những lưu ý khác khi mang thai 3 tháng đầu để tránh sảy thai

Khi bạn đã biết những cách giữ thai trong 3 tháng đầu rồi thì hãy nhớ những lưu ý sau để tránh sảy thai:

  • Chỉ nên lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… khi mang thai 3 tháng đầu để tăng cường sức khỏe.
  • Tránh các hoạt động mạnh; các môn thể thao vận động dùng sức; các trò chơi mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…
  • Tránh những loại thức uống có caffeine, rượu bia, thuốc lá để thai nhi phát triển mạnh khỏe.
  • Phải giữ gìn sức khỏe để tránh các bệnh như cảm lạnh, đau bụng, truyền nhiễm… Để tránh những điều này, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine trước khi mang thai và trong khi mang thai.

[inline_article id=305299]

Như vậy cách giữ thai trong 3 tháng đầu là việc bổ sung các các chất dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng đầu; uống đủ nước; tập thể dục và tiêm phòng đầy đủ. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Chúc hai mẹ con luôn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ nhé!

Categories
Mang thai Sảy thai - Thai lưu

Dọa sảy thai – Những vấn đề mẹ bầu cần biết

Dọa sảy thai có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, mẹ không nên quá lo lắng bởi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời vẫn có thể giữ được thai nhi trong bụng.

Dọa sảy thai là gì?

Dọa sảy thai (threatened miscarriage) là tình trạng mẹ bầu có các dấu hiệu chảy máu âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung của mẹ. Hiện tượng này được xem là giai đoạn đầu của sảy thai. Nếu không để ý và có biện pháp kịp thời thì sẽ dẫn tới kết cục cuối cùng là sảy thai.

Thông thường, dọa sảy thai xảy ra trong vòng 20 tuần đầu của thai kỳ. Những mẹ có tình trạng dọa sảy thai sẽ có khả năng sảy thai thật sự cao gấp 2,6 lần và 17% trong số này có những biến chứng thai kỳ sau này.

Nguyên nhân của dọa sảy thai

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng doạ sảy thai, các nguyên nhân thường gặp có thể là:

  • Thai nhi mắc bất thường về nhiễm sắc thể
  • Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
  • Gặp chấn thương ở phần bụng
  • Mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, bệnh thận, tuyến giáp kém hoạt động…
  • Trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus
  • Sức khỏe mẹ bị suy nhược, dinh dưỡng không đầy đủ, làm việc quá sức, stress
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
  • Mẹ uống nhiều rượu, bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích khác

Dấu hiệu doạ sảy thai

Ra máu âm đạo

dấu hiệu doạ sảy thai

Có khoảng 20-30% phụ nữ mang thai bị ra máu âm đạo trong những tuần đầu. Đây là tình trạng phổ biến và có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó đa phần là lành tính. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên chủ quan. Cần quan sát nếu gặp trường hợp bất thường như ra máu thường xuyên, lượng nhiều, máu có màu đỏ tươi, màu nâu đen hoặc có máu cục thì đây cần đi khám, vì rất có thể đây là dấu hiệu của dọa sảy thai.

Đau bụng dưới

Trường hợp đau căng tức nặng bụng dưới, đau lưng giống trong thời điểm hành kinh nguyệt dù đang mang thai, cũng là dấu hiệu dọa sảy thai. Đây là triệu chứng không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn khiến mẹ không phát hiện được đang trong giai đoạn dọa sảy thai. Vì vậy, mẹ không được lơ là bỏ qua.

Dấu hiệu trên siêu âm

Nhiều trường hợp dọa sày thai không có dấu hiệu trên lâm sàng mà chỉ được phát hiện tình cờ qua siêu âm. Bong tách nhau thai cũng là một dấu hiệu của dọa sảy thai trên siêu âm, tùy thuộc vào mức độ bong tách sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nhiều hay ít. Với những mẹ bị bong tách kín, máu chưa ra ngoài nên gây chậm trễ trong việc chẩn đoán.

Cần làm gì khi có dấu hiệu dọa sảy thai?

Khi có dấu hiệu doạ sảy thai, các mẹ nên thực hiện các khuyến cáo sau:

  • Mẹ bầu nên đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị thích hợp.
  • Ngay khi gặp các triệu chứng bất thường dọa sảy thai mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, hạn chế vận động mạnh.
  • Ổn định tâm lý: Dọa sảy thai thường khiến mẹ lo lắng và bất an, điều này hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé. Theo đó, mẹ cần giữ cho tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng: Quan hệ tình dục và cả các hoạt động thân mật đều gây kích thích tử cung co bóp, điều này dễ gây nguy hiểm đến thai nhi trong thời kỳ nhạy cảm.
  • Tránh xoa bụng: Việc làm tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại có thể kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hậu quả mẹ dễ bị sảy thai hơn.

 doạ sảy thai

  • Chú ý chế độ dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ít dầu mỡ, không ăn các loại thức ăn tái, sống. Mẹ bầu có thể ăn các món ăn dưỡng thai như cháo cá chép, chè hạt sen. Đặc biệt, mẹ bầu cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và đồ uống có cồn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc: Nhiều mẹ vì quá lo lắng đã nghe theo các phương thuốc điều trị truyền miệng gây nên những hậu quả đáng tiếc. Mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm với các loại thuốc vì vậy mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

Phòng ngừa dọa sảy thai

Để phòng ngừa hiện tượng dọa sảy thai và có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên:

  • Khám thai theo lịch định kỳ.
  • Khi chuẩn bị có em bé, ba mẹ nên đi khám tiền sản để kiểm tra các rối loạn về di truyền và khả năng sinh con có rối loạn di truyền. Điều này giúp theo dõi và can thiệp kịp thời nếu có bất thường.
  • Ăn uống lành mạnh, khoa học, đầy đủ dưỡng chất trước và trong khi mang thai.
  • Dừng việc uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích khi có ý định mang thai và khi đang mang thai.
  • Duy trì cân nặng hợp lý trước và trong khi mang thai.
  • Khi mang thai, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì nhiều loại thuốc có thể gây dị tật thai nhi.
  • Chủ động điều trị các bệnh lý như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp hay các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cho mẹ trước khi mang thai để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ.
  • Với các mẹ bị hở eo cổ tử cung thì cần chủ động khâu cổ tử cung để tránh dọa sảy thai, sinh non.

Hi vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc của mẹ về tình trạng doạ sảy thai. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của MarryBaby để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ và bé nhé.