Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?

Để cha mẹ hiểu một cách rõ ràng và cụ thể hơn về đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là gì, được hình thành do đâu, phần nội dung bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chính xác và cần thiết cho cha mẹ. Mời cha mẹ cùng tìm hiểu.

1. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là gì?

Hộp sọ của trẻ sơ sinh không phải là một khối tròn sẵn để chứa não bé. Nó được tạo thành từ năm tấm xương nối với nhau bằng bốn khớp linh hoạt gọi là đường khớp sọ. Điều này cho phép đầu của em bé dễ lọt qua ống sinh khi mẹ lâm bồn và nó cũng cho phép não bộ của trẻ phát triển bình thường.

Thông thường, khi trẻ đủ lớn, các đường khớp sọ sẽ liên kết dính chặt với nhau tạo thành một hộp sọ bằng phẳng. Nhưng do khép lại quá sớm, các mảnh xương trong quá trình liên kết lại chồng lên nhau khiến đầu của bé nhô lên một đường chạy dọc theo đường khớp sọ. Đường gờ trên đầu trẻ được tạo ra từ đó.

[key-takeaways title=””]

Đường gờ trên đầu trẻ là một đường nhô lên, chạy dọc theo đường khớp sọ. Nó được hình thành do quá trình các đường khớp sọ liên kết với nhau diễn ra quá nhanh khiến các mảnh xương chồng lên nhau và tạo đường gờ trên đầu bé.

[/key-takeaways]

đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh
Hình ảnh minh họa các mảnh xương khi ghép lại, hình thành hộp sọ của trẻ

>> Đọc thêm: Năm đầu đời: Giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ, chăm sóc thế nào để con thông minh hơn?

2. Nguyên nhân xuất hiện đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh

Nguyên nhân làm xuất hiện đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có thể do yếu tố di truyền. Mặt khác còn có thể xuất hiện nếu trong thai kỳ, nếu mẹ bầu mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp khi mang thai hoặc có sử dụng thuốc clomiphene citrate (một loại thuốc hỗ trợ sinh sản).

>> Đọc thêm: Sau sinh có được ăn sương sáo không? Sương sáo kỵ với gì?

2. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có tự khỏi không?

[quotation title=”Theo bác sĩ Jesse Goldstein, chuyên gia về phẫu thuật não nhi khoa,”]

“Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có thể có nhiều kích thước khác nhau. Nhưng nó sẽ dần trở nên bình thường và biến mất trong vài năm sau đó.”

[/quotation]

Thêm vào đó, khi trẻ càng lớn, tóc sẽ mọc dày lên và che lấp đường gờ trên đầu trẻ. Nếu không để ý hoặc không sờ vào, thì cũng sẽ khó nhận ra sự khác biệt.

>> Đọc thêm: Nhịp tim trẻ em theo tuổi bình thường là bao nhiêu?

3. Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là có phải dị tật không? Có nguy hiểm không?

Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh là dị tật bẩm sinh do các xương hộp sọ liên kết quá sớm. Quan trọng là tình trạng này không gây ảnh hưởng đáng kể, mặc dù cũng có một số ít trường hợp cần phẫu thuật nếu đường gờ xuất hiện bất thường, hoặc có biến dạng thì sẽ cần can thiệp đến phẫu thuật.

Các loại dị tật phổ biến bao gồm:

  • Dính đường khớp sợ 1 bên: Tật này liên quan đến đường khớp sọ bắt đầu từ tai và đi vào khớp dọc. Khi khớp sọ đóng sớm sẽ gây ra tình trạng đầu méo, trán dẹt và lệch hốc mắt.
  • Dính đường khớp vành 2 bên: Tình trạng này xảy ra khi cả 2 bên trái phải của đường khớp vành bị dính, gây ra tật đầu ngắn và rộng, trán và cung mày bị dẹt, nâng lên và lõm vào trong.
  • Dính đường khớp dọc (phổ biến): Biến dạng này do hộp sọ không mở rộng sang 2 bên nên phải phát triển về phía trước hoặc phía sau, gây ra tình trạng biến dạng đầu dài và hẹp.
  • Dính đường khớp trán: Biến dạng này gây ra tình trạng trán nhọn, hai mắt gần nhau, tạo hình đầu tam giác và đặc biệt là đường gờ nổi cao giữa trán.
  • Dính đường khớp lăm-đa (nguy hiểm): Là biến chứng nghiêm trọng nhất, khiến méo đầu phía sau, tai lệch ra phía sau và xương chủm bị nhô ra.

[inline_article id=276927]

>> Đọc thêm: Sinh trắc học vân tay là gì? Bố mẹ nên tìm hiểu để định hướng cho con

4. Phòng ngừa tật đường khớp sọ ở trẻ sơ sinh

Dù tỷ lệ mắc các biến chứng do đường gờ đầu trên đầu trẻ sơ sinh gây ra rất thấp, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Biện pháp tốt nhất chính là hạn chế tỷ lệ trẻ có gờ đầu từ lúc mang thai.

Nếu mẹ đang mang thai hoặc phụ nữ có ý định mang thai, hãy áp dụng những lời khuyên dưới đây để giúp cho con khỏe mạnh cũng như trang bị thêm kiến thức:

  • Khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai: Mẹ cần theo dõi tình trạng thai và đi khám thai định kỳ đầy đủ. Việc khám thai định kỳ sẽ theo dõi được sự phát triển của thai nhi, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
  • Tiêm chủng trong thời gian mang thai: Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Tự bảo vệ bản thân khỏi những căn bệnh thông thường có thể giúp giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thai kỳ: DHA, canxi và đặc biệt là sắt và axit folic cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ. Có đầy đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ hạn chế được nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, có đủ tiền đề để phát triển khỏe mạnh, toàn diện.

Kết luận

Nhìn chung, đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh không hẳn là vấn đề đáng lo ngại, tại vì nó có thể tự biến mất khi trẻ phát triển. Cuối cùng, để chăm sóc tốt cho bé tốt hơn cha mẹ có thể đọc thêm các bài viết hữu ích về sức khỏe trẻ sơ sinh tại Marry Baby.