Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Giấc ngủ là một trong số những chìa khóa vàng giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh; vì thế mẹ nào cũng quan tâm chăm sóc giấc ngủ của con.

1. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh

Trước khi biết trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ, cha mẹ cần biết vai trò của giấc ngủ đối với bé là gì.

Trong lúc bé ngủ, não bộ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng để giúp cơ thể phát triển chiều cao. Nghiên cứu chứng minh, trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc mỗi ngày sẽ phát triển não tốt hơn so với trẻ sơ sinh ngủ ít; hoặc thường xuyên ngủ không ngon giấc.

Không chỉ vậy, việc ngủ nhiều, ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ sơ sinh tăng cường hệ miễn dịch; từ đó tránh được các nguy cơ phát triển bệnh tật.

Lý do vì sao giấc ngủ quan trọng đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh ngủ đủ giấc cũng giảm rủi ro bị béo phì.
  • Trẻ sơ sinh được ngủ đúng giờ sẽ có sức tập trung tốt hơn.
  • Giấc ngủ bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi các vấn đề tim mạch và bệnh tiểu đường.
  • Giấc ngủ ngon có thể giúp con năng động và thích tương tác với mọi thứ xung quanh.
  • Trong lúc ngủ, cơ thể trẻ sơ sinh sản sinh một loại protein có tên là cytokines; giúp bảo vệ cơ thể bé khỏi nhiễm trùng, bệnh tật.

2. Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng (giờ) một ngày là đủ?

trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Tùy vào từng tuần tuổi mà bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau mẹ nhé!

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng (giờ) một ngày là đủ? Mẹ nên biết khung thời gian này để có thể dễ dàng theo dõi giấc ngủ của con.

2.1 Thời gian ngủ đủ của trẻ từ 1-12 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày? Ở mỗi độ tuổi, thời gian ngủ của bé sẽ có sự khác biệt tùy vào từng tháng tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh 15-20 ngày tuổi: Thời gian ngủ từ 15-16 tiếng/ngày.
  • Trẻ sơ sinh 1-3 tháng: Thời gian ngủ của trẻ khoảng 14-17 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Thời gian ngủ của trẻ khoảng 16 tiếng/ngày.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Trẻ sẽ ngủ đến 12 giờ vào ban đêm
  • Bé 12 tháng tuổi trở lên: Thời gian ngủ khoảng 12-15 tiếng/ngày.

Như vậy, với thắc mắc trẻ 2 tuần tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày; trẻ 1 tháng ngủ bao nhiêu là đủ, trẻ 2 tháng ngủ bao nhiêu là đủ thì khoảng 14-18 tiếng/ngày mẹ nhé. Hoặc mẹ có thể xem qua bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh để theo dõi giấc ngủ của con.

2.2 Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày giữa ngày và đêm?

Thời gian ngủ đủ đối với trẻ sơ sinh, cả ban ngày và ban đêm:

  • Trẻ dưới 1 tuần tuổi: Ngủ 8 tiếng vào ban ngày; 8-9 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ 2 tuần – 1 tháng tuổi: Ngủ 7 tiếng vào ban ngày; 8-9 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 1-3 tháng tuổi: Ngủ 4-5 tiếng vào ban ngày; 9-10 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi: Ngủ 4 tiếng vào ban ngày; 10 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: Ngủ 3 tiếng vào ban ngày; 11 tiếng vào ban đêm.

Vậy trẻ nên bắt đầu ngủ tối lúc mấy giờ? Hầu hết các mẹ không thể can thiệp vào chuyện này vì bé cứ ngủ một giấc 2 tiếng lại thức chơi rồi ngủ. Song mẹ hãy tập cho bé đi ngủ lúc 9-10 giờ tối để bé có thể ngủ một giấc dài 4-5 tiếng.

Mặc dù đã có câu trả lời cho mẹ về thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, bao nhiêu giờ một ngày là đủ. Lo lắng tiếp theo của các mẹ là vậy liệu cho trẻ ngủ nhiều thì có sao không?

>> Mẹ có thể tham khảo: Có nên quấn trẻ sơ sinh khi ngủ không? Mẹ nên lưu ý điều gì?

3. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Mẹ đừng thấy bé ngủ quá nhiều mà lo lắng nhé!

Vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có thì có tốt không? Câu trả lời là trẻ ngủ nhiều là bao nhiêu tiếng. Và nếu vẫn nằm trong số giờ ngủ tiêu chuẩn của con thì hoàn toàn bình thường mẹ nhé. Mẹ lo lắng cũng đúng, bởi vì có nhiều trẻ sẽ ngủ lên đến 16 tiếng/ngày.

Trường hợp, nếu con của mẹ ngủ nhiều hơn mức tiêu chuẩn, và trông con mệt mỏi phờ phạt. Lúc này mẹ nên ưu tiên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa Nhi càng sớm càng tốt.

Khi bé ngủ, mẹ không nên đánh thức bé dậy để cho con bú. Giấc ngủ của mỗi bé sơ sinh có thể khác nhau nhưng trung bình mỗi giấc ngủ ngắn của con sẽ kéo dài từ 2-3 tiếng đồng hồ; nhiều bé có giấc ngủ kéo dài tới 4 giờ.

>> Cùng chủ đề trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày: Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không?

4. Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh

Vấn đề trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng một ngày là đủ, mặc dù là quan trọng. Nhưng một vấn đề quan trọng không kém đó chính là cách chăm sóc giấc ngủ cho con.

Cách chăm sóc giấc ngủ cho trẻ sơ sinh:

  • Không để bé ngủ trên ghế sofa.
  • Cho bé ngủ nằm ngửa, kể cả bé sinh non.
  • Hạn chế để thú cưng leo lên người con trong lúc ngủ.
  • Dọn dẹp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ xung quanh nơi con ngủ.
  • Đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp cho trẻ sơ sinh trong khi con ngủ.
  • Tuyệt đối không để bé ngủ cùng giường với cha mẹ, vì con có thể sẽ bị ngạt thở.
  • Tuyệt đối tránh khói thuốc lá trong nhà. Vì có thể làm tăng nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh.
  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ngủ trong nôi hoặc giỏ mây ở phòng ngủ của mẹ. Hoặc mẹ có thể cho bé ngủ trong nôi được gắn cạnh giường của ba mẹ.

5. Điều mẹ cần lưu ý về giấc ngủ của trẻ sơ sinh

trẻ sơ sinh nằm sấp
Tư thế ngủ của bé cũng cần chú ý như trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ. Mẹ hãy thường xuyên cho bé nằm sấp vài phút khi bé thức giấc

5.1 Tránh chứng trẻ bị méo đầu

Các điểm bằng phẳng trên đầu (còn gọi là đầu lép, đầu bẹt, đầu dẹt, đầu méo,…) có thể phát triển khi bé được liên tục cho nằm cùng một vị trí. Có nghĩa là nếu mẹ cho bé nằm ở một tư thế như nằm ngửa thì trẻ dễ bị méo sau đầu.

Để tránh điều này, mẹ nên chú ý thực hiện các điều sau:

  • Thay đổi vị trí ngủ cho bé: Hầu hết các bé thích quay mặt về hướng có hoạt động trong phòng, vì thế thỉnh thoảng mẹ hãy thay đổi hướng nằm cho bé bằng cách để con nằm ở vị trí ngược đầu với vị trí cũ.
  • Cho bé trên 4 tháng tuổi nằm sấp: Mỗi khi bé thức giấc, mẹ có thể cho con nằm sấp vài phút để giúp tăng cường cho các cơ ở thân trên và giúp bé học cách xoay đầu.
  • Hạn chế cho bé nằm ở một tư thế và nằm nôi di động: Tránh để bé nằm lâu ở một tư thế vì dễ bị méo đầu. Thay vào đó, mẹ nên thay đổi vị trí nằm cho bé thường xuyên trong ngày và khi bé tỉnh giấc, hãy cho con nằm sấp một lúc mẹ nhé.
  • Cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh: Nếu phát hiện bé bị méo đầu; mẹ có thể đưa con đến bệnh viện để bác sĩ nhi khoa chỉ cho phương pháp tập luyện nhằm điều trị vùng đầu bị méo. Hoặc bác sĩ sẽ dùng phương pháp dùng mũ “nắn đầu” để điều chỉnh đầu cho bé.

5.2 Trẻ sơ sinh ban ngày ngủ ít

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ? Nếu bé ngủ ít thì phải làm sao? Mẹ có thể áp dụng các cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban ngày như dưới đây để con có thể ngủ nhiều hơn nhé.

>> Cùng chủ đề trẻ ngủ bao nhiêu tiếng: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, mẹ cần làm gì?

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng, bao nhiêu giờ một ngày là đủ? Ở mỗi giai đoạn phát triển, giấc ngủ của bé lại có sự thay đổi khác nhau.

Mẹ nên ghi nhớ bảng thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ cùng với những kinh nghiệm chăm sóc giấc ngủ cho bé mà MarryBaby đã chia sẻ. Từ đó, giúp con có chất lượng giấc ngủ tốt nhất nhé.

[inline_article id=32613]

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không quấy khóc

Vậy cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm là như thế nào? Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến bé và đến nguồn sữa của mẹ? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay.

1. Khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm?

Bé cần đạt đến một độ tuổi nhất định trước khi có thể ngủ xuyên đêm. Trước hết, mẹ hãy cùng tìm hiểu ngủ xuyên đêm là gì; và khi nào bé có thể ngủ xuyên đêm nhé.

1.1 Thế nào là “ngủ xuyên đêm”?

Ngủ xuyên đêm (sleep throught the night) là khi trẻ sơ sinh có thể ngủ liền tù tì một giấc dài từ 6-8 tiếng mỗi đêm. Trong 6-8 tiếng đồng hồ này, mẹ có thể tận hưởng một giấc ngủ thoải mái mà không cần lo lắng nguồn sữa sẽ giảm đi.

1.2 Trẻ mấy tháng có thể ngủ xuyên đêm?

Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm được?
Trẻ mấy tháng ngủ xuyên đêm được?

Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đã có thể ngủ xuyên đêm. Theo đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Hiệp hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) không khuyến khích mẹ tìm cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm khi bé dưới 4 tháng tuổi.

1.3 Bé ngủ xuyên đêm không bú có sao không?

Trong bài viết “Trẻ sơ sinh đói có ngủ được không“, câu trả lời là không sao. Mẹ có thể hoàn toàn yêu tâm để con ngủ liền mạch một giấc dài. Điều đó tốt cho con hơn.

2. Hướng dẫn mẹ cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm

Nhiệt độ phòng thích hợp
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm: Nhiệt độ phòng thích hợp

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để giúp các bé tập ngủ dài hơi ở độ tuổi này. Mẹ đọc tiếp để biết cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm nhé!

2.1 Đảm bảo con đã no bụng trước khi đi ngủ

Đói là một trong những nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc và không chịu ngủ. Do đó, khi bé được ăn no; bé sẽ ít khi thức giấc vào giữa đêm vì đói. Vì vây, mẹ nên chắc chắn là trẻ sơ sinh đã được cho bú mẹ đầy đủ trước khi đi ngủ.

2.2 Tạo cho con một không gian ngủ hoàn hảo, an toàn

Để tránh bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của con. Mẹ tạo cho con một không gian ngủ thoải mái với nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh. Đồng thời mẹ cũng không nên cho con mặc nhiều lớp áo; hoặc quấn con quá kỹ.

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn vị trí ngủ cho con càng tối càng tốt. Vì không gian càng tối con ngủ càng ngon và càng sâu giấc.

>> Nội dung liên quan: Cho trẻ sơ sinh ngủ dưới ánh đèn quá sáng có tác hại gì không?

2.3 Hạn chế thời gian ngủ ngày của con

Khi bé ngủ quá nhiều vào ban ngày hoặc chiều muộn; bé sẽ không thấy buồn ngủ và khó chìm vào giấc ngủ lúc ban đêm. Và bé sẽ dễ bị thức giấc và tỉnh giấc giữa đêm.

Do đó, mẹ hãy giảm thời gian ngủ vào ban ngày của bé. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm rất hữu hiệu.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo chữa trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả

2.4 Rèn cho bé thói quen ngủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Từ tháng thứ 6, nhiều trẻ sơ sinh có thể biết cách ngủ xuyên đêm, tự giúp mình thẳng giấc vào ban đêm

Mẹ nên dạy cho trẻ cách nhận biết ngày và đêm. Để từ đó con có thói quen đi ngủ và thức dậy đúng với chu kỳ mặt trời mọc. Vào buổi sáng, mẹ tăng cường hoạt động chơi đùa với con. Vào buổi tối thì ngược lại.

Dù đã vượt qua cột mốc 6 tháng nhưng trẻ vẫn có thể giữ thói quen chỉ ngủ khoảng vài tiếng mỗi lần. Hãy khuyến khích bé ngủ lâu hơn bằng cách: cố gắng chơi thêm với bé lâu hơn; và kéo dài thời gian giữa các giấc ngủ của bé; làm từng chút một.

2.5 Giúp trẻ cảm thấy thư giãn, thoải mái

Khi cảm giác dễ chịu, thoải mái tìm đến, trẻ sẽ dễ ngủ hơn. Để tạo cho bé cảm giác thư giãn, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Đặt bé vào giường, cũi.
  • Âu yếm bé trước khi ngủ.
  • Tắm rửa sạch sẽ cho bé.
  • Thay quần áo ngủ và tã mới.
  • Đọc cho bé nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ.
  • Làm mờ đèn trong phòng để tạo bầu không khí yên tĩnh.
  • Mẹ có thể hát ru, để bé chìm vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn.
  • Mẹ có thể bế con một chút, và massage vùng lưng, bụng cho con.

>> Xem thêm: 12 lời bài hát ru trẻ sơ sinh ngủ ngon, không quấy khóc

3. Cách giúp tập ngủ xuyên đêm cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ

để bé khóc
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm: Để bé khóc

Theo các chuyên gia, mẹ không cần phải cai sữa cho bé trước khi bắt đầu cách giúp trẻ sơ sinh tập ngủ xuyên đêm.

12 cách giúp tập cho trẻ sơ sinh đang bú mẹ ngủ xuyên đêm:

  1. Dạy bé phân biệt ngày, đêm.
  2. Phân bổ thời gian ngủ hợp lý trong ngày.
  3. Tạo cho con không gian ngủ an toàn.
  4. Không ru ngủ. Để con ngủ theo bản năng.
  5. Tạo cảm giác thư giãn cho bé trước giờ ngủ.
  6. Cho trẻ ăn no theo cữ. Tuy nhiên không quá no.
  7. Cho bé đi ngủ khi con có dấu hiệu muốn đi ngủ.
  8. Dùng tinh dầu để tạo hương thơm dễ chịu.
  9. Không cho con hoạt động mạnh trước giờ ngủ.
  10. Cho trẻ ăn no trước khi đi ngủ, khoảng trước 20 – 40 phút.
  11. Tạo những thói quen cho con biết đã đến giờ ngủ. Ví dụ như, kể chuyện, đọc sách cho con,..
  12. Tuân thủ quy tắc ăn-chơi-ngủ. Ăn: Cho bé ăn no – Chơi: Cho bé làm bất cứ điều gì con thích như dạo phố, chơi đồ chơi – Ngủ: Duy trì giờ giấc ngủ ngày và đêm

>> Mẹ xem thêm: Tập cho bé tự ngủ bằng cách để bé khóc có nên không?

4. Lưu ý khi tập cho bé ngủ xuyên đêm

Để việc áp dụng những cách dạy cho trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm đạt được hiệu quả mẹ cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Trong những ngày đầu của quá trình ngủ, trẻ có thể chưa quen và gặp khó khăn. Do đó mẹ hãy cùng bé trò chuyện đến khi trẻ đã sâu giấc thì hãy rời phòng.
  • Nếu đã đến giờ đi ngủ mà bé vẫn còn muốn chơi mẹ hãy để con trên giường, kể chuyện và thực hiện các hoạt động trước ngủ để báo hiệu rằng đến giờ vào giấc.
  • Nếu việc áp dụng các biện pháp trên không mang hiệu quả, trẻ vẫn thường xuyên giật mình, tỉnh giấc trong đêm mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Vì rất có thể con đang bị bệnh.

5. Trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý

Trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý
Trường hợp trẻ khó ngủ do bệnh lý – Cách khắc phục và giúp trẻ ngủ xuyên đêm trở lại

Trường hợp mẹ đã áp dụng những cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và xuyên đêm nhưng không hiệu quả. Lúc này rất có thể có liên quan đến bệnh lý ở trẻ sơ sinh. Một số bệnh lý có thể bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa không khỏe mạnh dễ khiến bé bị đầy bụng, nôn trớ, khó chịu,… vào ban đêm. Nếu bé khóc dữ dội đi kèm những dấu hiệu như hai chân xoắn lại với nhau, khóc lớn không dứt thì rất có thể con đang “khó ngủ” vì rối loạn tiêu hóa.
  • Bé bị nghẹt mũi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là khi bị cảm thường xuất hiện nhiều vảy trong mũi. Chúng gây ra sự cản trở khiến trẻ luôn thấy khó thở, nghẹt mũi khiến trẻ phải thở bằng miệng và cảm thấy khó chịu dẫn đến tình trạng khóc đêm.
  • Sức đề kháng yếu, dễ mắc các bệnh về hô hấp khiến trẻ thường bị khó chịu, buồn bực hay khóc quấy.

Quan trọng nhất là tìm ra cách giúp trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm, đồng thời vẫn đảm bảo sự an toàn và giấc ngủ của con.

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tất tần tận điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày và đêm. Và dạ dày bé xíu của bé cũng không chứa đủ sữa để no lâu nên cứ vài giờ, bé cần được bú dù bất kể đó là ngày hay đêm. Mẹ nên chú ý giấc ngủ của trẻ sơ sinh để bé có được giấc ngủ ngon, khỏe mạnh

1. Bé ngủ bao nhiêu thời gian là đủ?

Thời gian cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ sơ sinh cho đến 1 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 16 tiếng/ngày. Bé cần ngủ từ 8 đến 9 tiếng vào ban ngày; và 8 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 15 – 15.5 tiếng/ngày. Bé cần ngủ từ 8-10 tiếng vào ban ngày; và 7 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 14-15 tiếng/ngày. Bé cần ngủ 9-10 tiếng vào ban ngày; và 4-5 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 14 tiếng/ngày. Bé cần ngủ 10-11 tiếng vào ban ngày; 3-4 tiếng vào ban đêm.
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Bảng thời gian giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tham khảo từ Tạp chí Y khoa Stanford

Vào khoảng thời gian đầu đời, việc bé ngủ 3 – 4 tiếng rồi thức dậy có thể khiến cha mẹ cảm thấy khổ sở vì phải thức dậy chăm con. Hãy kiên nhẫn các mẹ nhé, điều phiền toái này sẽ thay đổi khi bé lớn dần lên; và bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ.

Trong những tháng đầu, nhu cầu ăn của trẻ quan trọng hơn nhu cầu ngủ. Do đó, các mẹ không nên để bé ngủ quá lâu. Cứ khoảng 3 đến 4 giờ nên đánh thức bé dậy và cho bú. Bé bú sữa mẹ thường mau đói hơn bú sữa công thức nên trong vài tuần đầu; khoảng 2 giờ, mẹ nên cho bé bú một lần.

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề với giấc ngủ

Khi trẻ sơ sinh đã có khả năng có thể ngủ xuyên đêm (khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên); mẹ có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bé lại bắt đầu vào ban đêm và quấy khóc. Đây là một cột mốc phát triển thông thường của bé; hay còn được gọi là sự lo âu chia cách (seperation anxiety).

Nói chung, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường bị gián đoạn vì nỗi lo âu chia cách; hoặc bé đang bị tác động bởi môi trường xung quanh quá nhiều (tiếng ồn, ánh sáng,…); hoặc bé đang quá mệt mỏi.

Trẻ sơ sinh khó ngủ thường sẽ có những biểu hiện sau:

  • Bé rất bám lấy mẹ trước khi ngủ.
  • Khóc khi cha mẹ rời xa khỏi nơi bé ngủ.
  • Bé nhất quyết không ngủ khi không có cha mẹ ở bên cạnh.
  • Trẻ sơ sinh thức giấc và khóc một hoặc nhiều lần trong đêm sau khi đã đi ngủ.

Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, cha mẹ hãy chú ý đến các dấu hiệu trẻ sơ sinh khó ngủ; nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám khi cần.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm đơn giản mà hiệu quả

[inline_article id=86589]

3. Chu kỳ và các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Chu kỳ và giai đoạn giấc ngủ bé
Chu kỳ và các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm nhiều giai đoạn và độ sâu giấc ngủ khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo đó, có 2 loại giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm: Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM); và giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM).

Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) của trẻ sơ sinh: Bé lúc này ngủ chưa sâu giấc; có thể đang mơ và đôi mắt chuyển động nhanh qua lại. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ; nhưng khoảng một nửa trong số này là dành cho giấc ngủ REM.

Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM) của trẻ sơ sinh được chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: buồn ngủ, mắt sụp mí, có thể mở và đóng, ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: ngủ nhẹ, em bé cử động và có thể giật mình hoặc cử động khi có âm thanh.
  • Giai đoạn 3: ngủ sâu, bé yên lặng và không cử động.
  • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, bé yên lặng và không cử động.

Trẻ sơ sinh sẽ bước vào giai đoạn 1 khi bắt đầu chu kỳ ngủ, sau đó đến giai đoạn 2, 3 và 4; rồi chuyển sang giai đoạn REM. Trẻ sơ sinh có thể thức giấc khi chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nông; và có thể khó ngủ trở lại trong vài tháng đầu.

4. Phương pháp chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho bé ngủ ngon và sâu giấc

4.1 Cách chuẩn bị cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Để có thể đảm bảo thời gian đủ cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh; đồng thời là tạo thói quen ngủ lành mạnh cho bé từ sớm. Mẹ cần “bỏ túi” những cách giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng như sau:

  • Tránh những kích thích mạnh vào ban đêm như tiếng ồn, ánh sáng hoặc đùa giỡn khi cho bé bú hoặc thay tã. Mẹ xem thêm tác hại của ánh sáng đối với giấc ngủ của bé.
  • Đặt trẻ vào giường khi trẻ sơ sinh buồn ngủ, tránh để bé ngủ trên vòng tay của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Vì sẽ tạo thói quen trẻ sơ sinh chỉ ngủ khi có người lớn.
  • Để ánh đèn sáng dịu, không chuyện trò và chơi đùa với bé vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé hiểu ra là sự yên ắng và không gian dễ chịu ban đêm là lúc thích hợp để ngủ.
  • Thiết lập một số thói quen thư giãn trước khi cho bé ngủ như: đi tắm, đọc sách, bật nhạc cho bé nghe, hát ru. Mặc dù bé còn quá nhỏ để hiểu những tín hiệu từ mẹ; nhưng tạo nên những thói quen này sẽ giúp bé từ từ hình thành và bắt nhịp được lúc nào cần phải ngủ về sau.

>> Mẹ xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

4.2 Nếu bé quấy khóc thì mẹ phải làm sao?

  • An ủi và trấn an bé khi bé sợ hãi.
  • Ôm bé, đong đưa và hát ru để bé dịu lại.
  • Đừng bế trẻ sơ sinh ra khỏi nôi hoặc nơi bé nằm ngủ.
  • Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút, sau đó quay lại và trấn an bằng cách vỗ về và xoa dịu.

Mẹ hãy cố gắng bỏ qua ý nghĩ sẽ làm hư con mà nên chiều chuộng trong những tháng đầu bởi bé còn quá nhỏ.

>> Mẹ xem thêm: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

[inline_article id=203434]

5. Cách phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh tốt giúp phòng tránh SIDS

Một trong những vấn đề nhức nhối khi nói đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh đó là hội chứng đột tử (SIDS). Đây là tình trạng bé chết đột ngột, không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ.

Mẹ có thể phòng ngừa SIDS bằng cách:

  • Đảm bảo nôi của bé gọn gàng.
  • Đảm bảo tư thế bé ngủ nằm ngửa.
  • Đặt bé ngủ trên bề mặt vững chãi và phẳng.
  • Không cho bé ngủ chung giường người lớn
  • Đảm bảo bé tránh xa những người hút thuốc hoặc nơi có khói thuốc

>> Mẹ xem thêm: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Tháng tuổi đầu tiên của bé có thể là thời điểm khó khăn nhất bởi bạn phải thức dậy liên tục theo bé. Mỗi bé có cách ngủ đêm khác nhau và cha mẹ cần tìm cách “thỏa hiệp” để có cách chăm con phù hợp cho đến khi cảm thấy thoải mái với sự “thất thường” của bé.