Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe trẻ em Các vấn đề sức khỏe trẻ em khác

Nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị ra sao?

Trong cơ thể, có hàng trăm loại hạch bạch huyết nằm rải rác ở khắp cơ thể. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta dễ bắt gặp nhất hình ảnh nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ sau đầu, hạch sau gáy ở trẻ nhỏ, bé bị nổi hạch ở cổ, hay thậm chí là tình trạng nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, vẫn có một số vị trí khác mà hạch có thể nổi như: sưng hạch bạch huyết dưới hàm, nách, phía trước tai, đằng sau đầu gối, khớp khuỷu tay, bẹn… Hầu hết các trường hợp nổi hạch bạch huyết đều không nguy hiểm.

Hạch bạch huyết là gì?

Có thể nói hạch bạch huyết là bộ phận quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Những hạch này có cấu trúc nhỏ, mềm, hình tròn hoặc bầu dục và được kết nối với nhau thông qua mạch bạch huyết thành chuỗi.

Bên trong hạch bạch huyết bao gồm các tế bào miễn dịch (lympho bào) chịu trách nhiệm bắt giữ virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, sau đó các tế bào bạch cầu bắt đầu tiếp cận và tiêu diệt chúng.

hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ
Hạch bạch huyết phân bổ ở nhiều vị trí trên cơ thể người

Khi nghĩ đến sưng hạch, rất có thể bạn sẽ nghĩ đến sưng cổ. Nhưng các hạch bạch huyết ở bẹn, dưới cằm và nách của bạn cũng có thể sưng lên. Bạn thậm chí có thể di chuyển chúng nhẹ nhàng bằng các ngón tay.

Bạn cũng có các hạch bạch huyết khắp cơ thể mà bạn không thể cảm nhận được. Có một mạng lưới khoảng 600 hạch bạch huyết trong mỗi người (số lượng chính xác thực sự thay đổi theo từng người) tại các vị trí trên cơ thể:

  • Hàm.
  • Ngực.
  • Cánh tay.
  • Bụng.
  • Chân.

Trẻ bị nổi hạch bạch huyết như thế nào?

Nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ là tình trạng xảy ra khi cơ thể đang chống lại nhiễm trùng, lúc này các hạch bạch huyết bắt đầu sưng lên. Trẻ em là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các dị ứng nguyên, cũng như các bệnh nhiễm trùng mới, điều này lý giải vì sao mà hạch bạch huyết của trẻ lại to hơn so với người lớn.

Khi bị nổi hạch bạch huyết, trẻ có thể bị nổi hạch ở nách trái, trẻ nổi hạch ở cổ, hoặc trẻ nổi hạch sau đầu. Thông thường, bạn không phải lo lắng nhiều nếu trẻ bị nổi hạch bạch huyết.

Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể bé đang hoạt động tốt trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng, điển hình như viêm hạch mạc treo (một tình trạng các hạch bạch huyết trong mạc treo đính ruột với thành bụng bị viêm).

Việc nổi hạch bạch huyết ở các vị trí khác nhau có thể là nguyên nhân của nhiều loại nhiễm trùng khác nhau. Do vậy, nếu phát hiện ra con bị nổi hạch thì cha mẹ không nên quá lo lắng.

Trong trường hợp hạch sưng to quá mức thì có thể là dấu hiệu của một vấn đề nhiễm trùng nào đó. Lúc này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ
Nếu hạch sưng to cần tìm đến bác sĩ khám ngay

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ?

Hiện tượng nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ là dấu hiệu cảnh báo cho bạn biết cơ thể đang gặp những vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng, phản ứng dị ứng thuốc hoặc thậm chí là bệnh.

Ngoài ra, có một số trường hợp trẻ bị nổi hạch cục bộ là do cơ thể phản ứng lại với tác nhân bên ngoài. Một vài nguyên nhân gây bệnh hạch bạch huyết ở trẻ em có thể bao gồm:

1. Sưng, nổi hạch bạch huyết ở bẹn

Điều này bắt nguồn bởi các bệnh nhiễm trùng da như nấm da chân hay có thể do tiếp xúc với một vật lạ cũng có thể gây ra sưng hạch ở vùng bẹn.

2. Sưng hạch bạch huyết lan rộng

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này thường là do nhiễm trùng trong máu, chẳng hạn như nhiễm virus Epstein – Barr trong bệnh mono (còn gọi là bệnh của những nụ hôn) hoặc tình trạng phát ban rộng như bệnh chàm.

3. Viêm hạch bạch huyết ở trẻ em

Các hạch bạch huyết có thể sưng lên khi bản thân chúng bị viêm nhiễm.

4. Nhiễm virus ở cổ họng

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nổi hạch ở cổ. Các hạch bạch huyết ở cổ có kích thước khoảng từ 0,5 đến dưới 2 cm và xuất hiện giống nhau ở cả hai bên cổ.

5. Trẻ bị sâu răng hoặc áp xe

Trong trường hợp bé bị sâu răng, thường chỉ có một nốt hạch bị sưng và nằm ở vị trí dưới hàm của trẻ.

7. Nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ vùng nách

Các vấn đề về da như chốc lở, phát ban hoặc dị ứng cây thường xuân độc cũng có thể khiến trẻ bị nổi hạch ở nách.

8. Nhiễm trùng thông qua các vết trầy xước trên cơ thể

Đôi khi con bạn dễ gặp tình trạng nhiễm trùng nhẹ do các vết trầy xước trên cơ thể khi vận động, chơi đùa.

9. Nhiễm khuẩn vùng họng

Tình trạng nhiễm khuẩn này là nguyên nhân khiến cho trẻ bị nổi hạch bạch huyết cổ ở một bên và khá lớn, kích thước khoảng từ 2cm. Các nốt hạch bị sưng do nhiễm trùng cổ họng cũng có thể do tình trạng viêm amidan gây nên.

Cơ chế có thể giải thích như sau: Khi bị bệnh viêm amidan, cơ thể “huy động” các tế bào bạch cầu, kháng thể về khu vực amidan để chống lại các tác nhân gây bệnh. Từ đó khiến cho các tế bào bạch cầu và kháng thể tập trung nhiều tại hạch cổ ở trẻ nhỏ khiến chúng sưng phồng lên.

Ngoài ra, một số tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cũng làm cho trẻ bị sưng, nổi hạch ở vùng cổ.

Triệu chứng khi trẻ mắc bệnh hạch bạch huyết

Dưới đây là các triệu chứng đi kèm với tình trạng nổi hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ mà bạn có thể bắt gặp:

  • Trẻ biếng ăn
  • Nóng hoặc sưng đỏ trong khu vực nổi hạch
  • Nhức đầu
  • Mệt mỏi
  • Nhức mỏi khắp cơ thể
  • Có khối u hình thành dưới hàm, nách, háng, ngực, sau cổ…
  • Sốt
  • Đau họng, ho và nghẹt mũi
  • Đau nhức ở vùng bị ảnh hưởng

Đôi khi các hạch bạch huyết có thể bị nhiễm vi khuẩn, một tình trạng được gọi là viêm hạch bạch huyết. Nếu con bạn gặp phải tình trạng viêm hạch bạch huyết ở trẻ em, các nốt hạch có thể trở nên to, đau và càng đau hơn khi chạm vào. Chúng cũng có thể sưng đỏ nhiều hơn và kèm theo triệu chứng sốt ở trẻ.

Nếu vấn đề này được phát hiện sớm hơn, bé có thể sử dụng kháng sinh đường uống. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bé có thể phải tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch và lấy mủ từ các hạch bị nhiễm trùng.

hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ
Hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ có thể là triệu chứng bệnh nguy hiểm

Điều trị tình trạng nổi hạch bạch huyết ở trẻ như thế nào?

Hạch bạch huyết bị sưng là dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thế nên, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng về hình dáng, kích thước, màu sắc, tình trạng của những nốt hạch để xác định nguyên nhân.

Thông thường, khi trẻ nổi hạch bạch huyết thì không cần điều trị, bởi lẽ chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu con bị nổi hạch do nhiễm khuẩn, một vài loại thuốc kháng sinh có thể được kê toa, kèm theo thuốc giảm đau trong trường hợp trẻ bị đau, nhức nhiều. Việc điều trị hạch bạch huyết còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản tạo ra chúng.

Nếu con bạn có kèm theo biểu hiện đau họng, sốt và các hạch bạch huyết tiếp tục phát triển hoặc không biến mất trong nhiều tuần, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Ngoài ra, khi bạn nhận thấy vết bầm tím lạ hoặc nếu con bạn bị chảy máu mũi, miệng không rõ nguyên nhân, thậm chí là sút cân cũng nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra. Lưu ý là các nốt hạch có kích thước lớn hơn 4cm là tình trạng nghiêm trọng và cần phải can thiệp y tế.

>>> Bạn có thể quan tâm: Sưng hạch bạch huyết cảnh báo điều gì?

Cha mẹ cần phải xác định rõ tất cả các vị trí hạch nổi ở trẻ như: hạch sau tai ở trẻ nhỏ, hay trẻ nổi hạch sau đầu,.. để có thể sát sao theo dõi tiến triển phát triển của bệnh. Mặc dù vấn đề sưng, nổi hạch bạch huyết ở trẻ em là khá phổ biến và thường tự khỏi.

Tuy nhiên cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân cũng như bản chất của bệnh hạch bạch huyết ở trẻ nhỏ để có phương pháp xử lý kịp thời nhé!

Xem thêm: