Categories
3 tháng đầu Mang thai

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu: Rủi ro cho bé và cách “đánh bay” tình trạng này!

Trong bài viết này, mẹ hãy cùng MarryBaby cùng tìm hiểu các rủi ro cho thai nhi và 7 cách trị triệu chứng an toàn bằng thảo dược tại nhà nếu chẳng may mẹ bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này

1. Thay đổi nội tiết tố

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là hormone progesterone. Hormone progesterone có thể làm giãn mạch máu trong mũi, khiến mũi bị tắc nghẽn và dẫn đến hắt hơi, sổ mũi.

2. Hệ miễn dịch suy giảm

Trong thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm để tránh cơ thể tấn công thai nhi. Điều này có thể khiến mẹ bầu dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp, dẫn đến hắt hơi, sổ mũi.

3. Cảm lạnh

Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho,…

4. Cúm

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cúm gây ra, có triệu chứng giống như cảm lạnh, nhưng có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt cao, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi,…

5. Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau mặt,…

6. Dị ứng cũng là nguyên nhân khiến mẹ hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu

Hiện tượng dị ứng thai kỳ cũng là lý do khiến mẹ bầu thường hắt hơi, sổ mũi khi mang thai. Biểu hiện rõ nét nhất là khi mẹ hắt hơi kéo dài thành cơn trong nhiều giờ, nước mũi trong suốt chứ không đục. Kèm theo đó là cảm giác khó chịu ở trong mũi và đau nhức đầu.

7. Các nguyên nhân khác

Yếu tố bên ngoài như: phấn hoa, bụi bẩn, stress khi mang thai… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sổ mũi khi mang thai. 

[key-takeaways title=””]

Giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm mẹ cần đặc biệt giữ gìn sức khỏe và tránh ảnh hưởng tới bé yêu trong bụng. Vì vậy, bầu 3 tháng đầu bị sổ mũi có sao không? Nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi, hắt hơi sổ mũi, đau đầu, sốt… hoặc bất cứ dấu hiệu nào khiến sức khỏe xấu đi thì cần đi khám ngay. 

[/key-takeaways]

hắt hơi sổ mũi khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai trong 3 tháng đầu.

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? 

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu, theo thống kê từ chuyên gia sức khỏe, là tình trạng rất dễ phát sinh trong suốt thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Vì cơ thể chưa quen với nội tiết tố thay đổi. Thậm chí, một số mẹ bầu còn gặp triệu chứng hắt hơi sổ mũi khi ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ.

Dù vậy, mẹ cũng sẽ băn khoăn, hắt hơi sổ mũi trong 3 tháng đầu mang thai có sao không? Nếu mẹ chỉ hắt hơi, sổ mũi mà không kèm một số dấu hiệu khác như như ho, đau họng hay sốt cao… thì mẹ bầu có thể an tâm vì hầu như đây chỉ là cảm lạnh thông thường và mẹ có thể tự điều trị bệnh tại nhà bằng thảo dược tự nhiên vì nó cũng không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi trong bụng. 

[key-takeaways title=””]

Vậy hắt xì có ảnh hưởng đến thai nhi không? Trừ một số trường hợp, tình trạng hắt hơi nhiều khi mang thai cộng với sổ mũi kéo dài mà không được chữa dứt điểm có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. 

Ngoài ra, việc sổ mũi nhiều hàng giờ cũng làm mẹ mệt mỏi, mất ngủ, cản trở đến sự phát triển của bé. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh của mẹ trở nặng có thể dẫn tới tình trạng con sinh ra thiếu tháng, thai nhi dị tật hoặc suy thai,… Trong trường hợp này, tốt nhất mẹ nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị kịp thời nhé.

[/key-takeaways]

[inline_article id=275673]

Khi nào mẹ bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu nên gặp bác sĩ ?

>>> Mẹ nên xem: Bà bầu dùng kẹo ngậm ho và tất tần tật những điều cần biết

7 cách trị sổ mũi bằng thảo dược thiên nhiên tại nhà

Khi có biểu hiện hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu, cách tốt nhất vẫn là điều trị dứt điểm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là những cách mẹ có thể tự khắc phục tình trạng bệnh cho mình ngay tại nhà bằng thảo dược tự nhiên dễ tìm.

1. Mẹo trị hắt hơi sổ mũi cho bà bầu bằng chanh và mật ong

Chanh có khả năng ức chế virus, vi khuẩn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nhiễm trùng ở đường hô hấp. Trong khi đó, mật ong cũng có đặc tính sát trùng mạnh, giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cho bà bầu

Chị em có thể kết hợp hai nguyên liệu này với nhau để khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu.

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1 quả chanh, 10ml mật ong nguyên chất
  • Chanh rửa sạch, để cả vỏ, thái thành những lát mỏng
  • Bỏ chanh vào chén cùng với mật ong. Hấp cách thủy 20 phút
  • Chắt nước chanh hấp mật ong uống mỗi lần 2–3 thìa x 2 lần/ngày để trị hắt hơi sổ mũi khi mang thai.

bà bầu bị sổ mũi có sao không

 2. Cách trị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu bằng lá húng, chanh tươi

Theo y học, lá húng có tính ấm, có chứa tinh dầu và một số hoạt chất quý như: thymol, carvacrol, eugenol. Các hoạt chất này có tác dụng như một loại kháng sinh nhẹ giúp thanh nhiệt, kháng viêm và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại đặc biệt là ở các vị trí mũi họng…

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá húng chanh (khoảng 5 gram), vài hạt muối nguyện chất
  • Rửa sạch lá húng chanh, sau đó ngâm toàn bộ với nước muối pha loãng khoảng từ 5 – 10 phút. Cuối cùng xả lại nhiều lần dưới vòi nước sạch, vớt ra và để ráo nước.
  • Tiếp theo, đun sôi khoảng 250ml nước và rót vào ly để sẵn lá húng, hãm lá trong khoảng 20 phút cho đến khi nước còn âm ấm là uống được.
  • Để có kết quả tốt, mẹ nên duy trì thực hiện 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối lúc thức giấc và trước khi đi ngủ.
  • Kết hợp với ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu giảm bớt, mẹ nhẹ nhõm và dễ chịu hơn.

[inline_article id=286581]

3. Uống trà gừng trị sổ mũi để khắc phục tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu

Gừng có vị cay, tính ấm, đồng thời cũng chính là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y. Trong gừng có gingerol có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa cảm cúm. 

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ phải làm gì? Mỗi ngày mẹ nên uống một cốc trà gừng sẽ hỗ trợ khắc phục cơn bệnh hiệu quả.

Cách làm:

  • Dùng gừng tươi rửa sạch, thái thành từng lát mỏng rồi
  • Cho vào 150ml nước ấm, có thể cho thêm 1 muỗng mật ong vào để hỗ trợ làm nóng các cơ quan ở đường hô hấp được tốt hơn.
  • Một ly trà gừng mật ong ấm nóng sẽ giúp mẹ bầu nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu mà các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu gây ra.

4. Dùng tỏi và hành để chữa hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu 

Tỏi rất giàu vitamin B, vitamin C, sắt, phospho, canxi, magie, kali, natri, mangan, silic, tinh dầu,… Chúng có tác dụng rất tốt trong việc bổ trợ cho hệ thần kinh, sát khuẩn, lợi tiểu, bồi dưỡng cơ thể, nhuận tràng. 

Mặt khác, hành là một loại gia vị rất phổ biến có chứa flavonoid – một chất khi kết hợp với vitamin C có tác dụng diệt sinh vật có hại, vi khuẩn đồng thời giúp cơ thể ra mồ hôi, chống viêm, lợi tiểu.

Một ngày mẹ nên dùng khoảng 15–20g hành khô hoặc 30–40 g hành tươi. Thêm vào đó, mẹ có thể sử dụng tỏi trong các món xào với các loại thịt hoặc thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác để ăn sống. Một số mẹ bầu còn dùng tỏi tây để nấu súp cũng rất ngon và bổ dưỡng.

Ngoài việc thường xuyên dùng các loại này trong chế biến món ăn, mẹ có thể dùng chúng để xông mũi họng.

Cách xông mũi họng:

  • Chuẩn bị 1 củ tỏi (hoặc hành tây hay củ hành tím)
  • Lột vỏ, giã nát và để ngoài không khí 5–10 phút cho hoạt chất kháng sinh allicin trong tỏi được giải phóng.
  • Bỏ tỏi vào trong một tô nước sôi đang bốc hơi mạnh và tiến hành xông mũi 10–15 phút
  • Áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 hoặc 2 lần để nhanh hết hắt hơi, nghẹt mũi

hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu

5. Rửa mũi bằng nước muối sinh cũng là mẹo trị hắt hơi, sổ mũi cho bà bầu 

Biết bà bầu bị sổ mũi có sao không rồi. Mẹ hãy dùng nước muối là dung dịch có đặc tính kháng khuẩn cũng như chống viêm rất tốt. Dùng nước muối để làm sạch mũi là cách an toàn giúp mẹ bầu đẩy lùi tình trạng sổ mũi cũng như nghẹt tắc mũi.

Phương pháp này có thể giúp loại bỏ các chất nhầy trong đường mũi, đồng thời bôi trơn niêm mạc mũi. Từ đó, mũi được thông thoáng và ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm. Mẹ bầu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu có thể mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc Tây về để dùng thường xuyên vì nó cũng rất lành tính. 

6. Hắt hơi sổ mũi 3 tháng đầu, ăn gì cho khỏe? Thực phẩm giàu Omega 3

Mẹ bầu bị cảm sổ mũi nên nạp Omega 3 để khắc phục tình trạng này. Bởi Omega 3 có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch giúp mẹ bầu phòng tránh bệnh cảm cúm hiệu quả. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, dầu oliu, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt điều, hạt vừng,… 

Mỗi tuần, mẹ nên ăn cá, hải sản 1-2 lần (khoảng 300g–340g tối đa cho 1 tuần) và sử dụng dầu thực vật để nấu nướng món ăn hàng ngày. Đối với các loại hạt, mẹ có thể dùng như một món ăn vặt trong các bữa ăn phụ nhé.

7. Ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp phòng tránh hắt hơi nhiều khi mang thai cho mẹ

Rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin E,… đều là những chất chống oxy hóa giúp mẹ loại bỏ các gốc tự do và tăng cường sức đề kháng. Để đạt hiệu quả cao, mỗi ngày mẹ nên sử dụng lượng rau xanh và trái cây chiếm 50% khẩu phần ăn hàng ngày. 

Khi hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ không nên chỉ ăn một loại rau hoặc một loại quả mà hãy đa dạng các loại rau củ quả để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhé.

Mẹ còn chần chừ gì mà không áp dụng các loại rau, củ, quả để chế biến món ăn ngon và đánh bay cơn hắt hơi sổ mũi khi mang thai 3 tháng đầu cho mẹ nữa đó. Chúc mẹ tròn con vuông trong thời gian sắp tới, mẹ nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

5 lý do gây hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối và cách phòng ngừa

Tùy thuộc theo nguyên nhân khiến bà bầu hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối, các bác sĩ sẽ đánh giá chính xác về bệnh cũng như chẩn đoán được mức độ ảnh hưởng của bệnh đối với mẹ và bé trong thai kỳ. Cùng tìm hiểu vì sao mẹ thường bị hắt hơi sổ mũi và đâu là cách khắc phục những triệu chứng này?

Các nguyên nhân bà bầu hắt hơi sổ mũi khi mang thai

Thông thường, tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kỳ sẽ do các nguyên nhân sau đây:

1. Viêm mũi trong thai kỳ

Tình trạng viêm mũi khi mang thai thường kéo dài trên 6 tuần và sẽ có các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tình trạng này có thể biến mất bất cứ lúc nào trong thai kỳ hoặc sẽ kết thúc trong vòng 2 tuần sau khi mẹ vượt cạn thành công.

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối do viêm mũi là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ ở mẹ, cản trở quá trình hô hấp của thai nhi. Do đó, cần kịp thời can thiệp điều trị để đảm bảo duy trì sức khỏe mẹ và bé ở trạng thái tốt nhất.

2. Do tác động của môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh mẹ bầu như thời tiết, không khí môi trường ô nhiễm, phấn hoa,… cũng có thể dẫn đến tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối.

3. Cảm cúm & cảm lạnh

Một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị sổ mũi, hắt hơi chính là hệ miễn dịch suy giảm trong thời gian mang thai khiến mẹ dễ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Mẹ có thể phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh như sau:

  • Cảm cúm: Khi bị cảm cúm, mẹ sẽ có những triệu chứng như ho khan, sốt từ vừa phải đến cao, viêm họng, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, nghẹt mũi và chảy nước mũi, mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài trong khoảng 2 tuần,…
  • Cảm lạnh: Với tình trạng cảm lạnh, các triệu chứng mẹ bầu thường gặp bên cạnh sẽ bao gồm hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Ngoài ra, mẹ còn cảm thấy đau đầu mệt mỏi, sốt cao khoảng 38-39 độ C kèm theo đau nhức cơ bắp, ăn không ngon miệng, rét run ớn lạnh và đau họng, ho khan hoặc ho có đờm.

4. Dị ứng thai kỳ

Tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối có thể là do mẹ bầu đang bị dị ứng thai kỳ. Lúc này, mẹ sẽ bị hắt hơi từng cơn, kéo dài nhiều giờ, nước mũi trong suốt. Đi kèm với các hiện tượng trên chính là cảm giác khó chịu bên trong mũi và đau nhức đầu.

5. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ

Trong suốt thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn estrogen khiến cơ thể tăng sản xuất chất nhầy ở mũi và từ đó gây ra hiện tượng sổ mũi hoặc nghẹt mũi.

[inline_article id=275673]

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm hay không?

Tình trạng hắt hơi, sổ mũi ở mẹ bầu có gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hay không là điều mà mẹ bầu đặc biệt quan tâm.

Nếu chỉ bị hắt hơi sổ mũi mà không có các triệu chứng đi kèm thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm, tình trạng này có thể hết sau một vài ngày hoặc một vài tuần mà không gây nên những tác động xấu đối với mẹ và bé cũng như quá trình vượt cạn sắp tới.

Tuy nhiên, nếu tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, ho, đau họng hoặc sổ mũi hắt hơi kéo dài, nên đến bệnh viện để kịp thời để được chẩn đoán, điều trị.

Vì nếu để bệnh kéo dài, hệ miễn dịch của mẹ có thể bị suy giảm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe người mẹ, có thể khiến mẹ mệt mỏi, đau đớn khi vượt cạn, tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, dị tật thai nhi,…

hắt hơi sổ mũi khi mang thai

Bí quyết phòng ngừa, cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối

Khi bị cảm hoặc bị hắt hơi sổ mũi nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số bí quyết cải thiện tình trạng này như sau:

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ, hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và từ đó giúp cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi do cảm cúm hoặc cảm lạnh hay do tác động từ môi trường.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Thêm một chút độ ẩm vào không khí có thể giúp hạn chế tình trạng mũi bị kích ứng. Mẹ bầu có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để có thể cải thiện tình trạng này.
  • Sử dụng máy lọc không khí: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai do ảnh hưởng từ môi trường sống, mẹ có thể sử dụng máy lọc không khí để lọc phần bụi bẩn và giúp không khí trong lành hơn. 
  • Xông mũi: Khi có dấu hiệu cảm, mẹ có thể xông mũi với các loại lá cây hoặc củ chứa tinh dầu, chẳng hạn như lá kinh giới, lá bưởi, bạc hà, gừng, chanh, sả,…
  • Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0.9%: Nếu bị hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu nên thường xuyên vệ sinh mũi với nước muối sinh lý NaCl 0.9% nhằm giúp mũi thông thoáng hơn, cải thiện tình trạng khó chịu này.

khắc phục hắt hơi sổ mũi khi mang thai bằng nước muối sinh lý

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Ăn uống lành mạnh, dùng các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp mẹ tăng cường sức đề kháng và mau khỏi bệnh hơn.
  • Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh chỉ nên được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, mẹ không nên tự ý dùng để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
  • Tiêm vaccine ngừa cúm: Trước khi mang thai, có thể tiêm vaccine ngừa cúm để hạn chế cảm cúm khiến mẹ hắt hơi sổ mũi khi mang thai.

>>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu

Khi nào nên đi bệnh viện?

Trong trường hợp hắt hơi và sổ mũi khi mang thai kèm theo những triệu chứng sau đây, mẹ nên lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe kịp thời:

  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Co giật
  • Đau dai dẳng hoặc cảm thấy áp lực ở ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không có khả năng ngồi dậy
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Suy nhược nghiêm trọng 
  • Sốt hoặc ho có cải thiện nhưng sau đó tái phát trầm trọng hơn
  • Không cảm nhận được thai nhi trong bụng

Hắt hơi sổ mũi khi mang thai tháng cuối là một tình trạng vô cùng phổ biến. Mẹ có thể xác định nguyên nhân, tình trạng bệnh và cải thiện bằng những biện pháp vô cùng đơn giản đấy nhé!

>> Mẹ nên xem thêm: “Thuộc lòng” ngay 5 dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày