Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe tuổi dậy thì Tuổi dậy thì (10-15 tuổi)

Dậy thì sớm ở trẻ: Dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Mỗi người trong chúng ta đều trải qua quá trình dậy thì. Thế nhưng, ở một trẻ em, quá trình dậy thì lại diễn ra sớm hơn so với tuổi. Vậy liệu việc dậy thì sớm ở trẻ có ảnh hưởng gì không, nguyên nhân, cách điều trị, ngăn ngừa là gì?

1. Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm (Precocious puberty) là hiện tượng trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh sớm hơn bình thường. Nếu các dấu hiệu dậy thì ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi; và các dấu hiệu dậy thì ở bé trai xuất hiện trước 9 tuổi thì được xem là hiện tượng dậy thì sớm. Các dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ bao gồm:

Ngoài ra, một số dấu hiệu dậy thì sớm có thể xảy ra với cả bé trai và bé gái bao gồm:

  • Phát triển quá nhanh.
  • Mọc lông mu, lông nách.
  • Mùi cơ thể như của người lớn.
  • Mọc mụn: Mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn bọc,…

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Dấu hiệu bắt đầu và kết thúc tuổi dậy thì nữ là gì? Mẹ cập nhật ngay nhé!

2. Đối tượng nào có nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ em?

Những đối tượng dưới đây có khả năng bị dậy thì sớm cao hơn các nhóm khác:

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Giảm cân tuổi dậy thì, hành trình khó khăn cần bố mẹ đồng hành

3. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ em

Bình thường, quá trình dậy thì bắt đầu khi não sản xuất hormone Gn-RH, kích thích tuyến yên tạo ra 2 hormone LH và FSH. Hai hormone LH và FSH kích thích buồng trứng sản sinh ra hormone estrogen; và tinh hoàn sản sinh testosterone liên quan đến sự tăng trưởng và các đặc tính tình dục ở nữ và nam. Estrogen và testoterone tạo ra những thay đổi về thể chất ở tuổi dậy thì.

Đối với trẻ nhỏ, khi một vấn đề trong cơ thể khiến cơ chế này khởi động quá sớm sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm trung ương hoặc dậy thì sớm ngoại biên.

3.1 Dậy thì sớm trung ương ở trẻ

Nguyên nhân gây ra dậy thì sớm trung ương ở trẻ là do nồng độ GnRH trong cơ thể tăng quá cao, làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Hormone GnRH là hormone do tuyến yên tiết ra, có tác dụng phát tín hiệu cho các tuyến sinh dục nằm trong buồng trứng của bé gái và tinh hoàn của bé trai sản xuất các hormone giới tính chịu trách nhiệm về những thay đổi thể chất ở tuổi dậy thì.

Phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, có một vài nguyên nhân phổ biến sau:

  • Có khối u trong não hoặc tủy sống.
  • Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống.
  • Tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương.
  • Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone.
  • Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa.

3.2 Dậy thì sớm ngoại biên ở trẻ

Dậy thì sớm ngoại biên là do sự tăng cao nồng độ của hormone sinh dục như androgen và estrogen ở một số bộ phận của cơ thể như tinh hoàn, buồng trứng, tuyến thượng thận, tuyến yên. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này là:

  • Khối u buồng trứng.
  • U nang buồng trứng.
  • Có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận).
  • Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ như:

  • Béo phì
  • Do xạ trị
  • Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
  • Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ

4. Dậy thì sớm ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

4.1 Dậy thì sớm ảnh hưởng đến chiều cao ở trẻ em

chiều cao bị ảnh hưởng

Các bé dậy thì sớm có vẻ phát triển quá nhanh và cao so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, do trưởng thành quá sớm, xương sẽ ngừng phát triển và kết quả là bé thấp hơn so với những người phát triển một cách bình thường. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, bé có thể tối ưu được chiều cao của mình.

4.2 Ảnh hưởng đến tâm lý

dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm có thể gây trầm cảm và căng thẳng tâm lý ở trẻ. Trẻ dễ dàng ý thức rõ về sự khác biệt của mình so với các bạn đồng trang lứa.

Để giúp con tránh căng thẳng khi có sự thay đổi này, bố mẹ cần trò chuyện với bé hoặc tạo cho bé cơ hội trò chuyện với một người đáng tin cậy hay thậm chí là chuyên gia tư vấn tâm lý nếu con thấy không thoải mái về cơ thể và những thay đổi xảy ra mà con đang phải đối mặt.

Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến lòng tự trọng, tăng cao nguy cơ trầm cảm và lạm dụng thuốc. Ngoài ra, dậy thì sớm còn khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ lạm dụng tình dục cao.

4.3 Lạm dụng ma túy

Việc dậy thì sớm khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý như lo lắng, tự ti, trầm cảm rất dễ dẫn đến tình trạng lạm dụng chất cấm cấm ở trẻ em.

Ngoài ra, trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi còn quá nhỏ thường dễ rơi vào bẫy của tệ nạn ma túy hoặc các chất kích thích. Hút thuốc và uống rượu thường là những vấn đề phổ biến ở những trẻ dậy thì sớm.

4.4 Quan hệ tình dục sớm ở tuổi dậy thì

Việc trẻ phải đối mặt với giai đoạn dậy thì khi ở độ tuổi quá nhỏ cũng làm tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm. Các bé gái thường có quan hệ tình dục nhiều hơn các bé trai. Điều này làm tăng nguy cơ mang thai ở tuổi vị thành niên. Hệ quả kéo theo là tình trạng bỏ học, thất nghiệp và làm mẹ khi còn quá nhỏ.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn dùng bao cao su an toàn – Kiến thức ba mẹ cần dạy khi trẻ đến tuổi vị thành niên

4.5 Gặp các vấn đề về vóc dáng

Những bé gái dậy thì sớm thường gặp các vấn đề về vóc dáng cơ thể. Điều này khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, với các bé trai thường không gặp vấn đề này.

5. Phương pháp điều trị và ngăn ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

5.1 Cha mẹ cần chuẩn bị gì trước khi gặp bác sĩ?

Để thuận tiện cho việc chẩn đoán và chữa trị tình trạng dậy thì sớm ở trẻ; cha mẹ cần chuẩn bị chi tiết các thông tin trước buổi hẹn bác sĩ:

  • Viết ra tất cả các triệu chứng dậy thì sớm ở trẻ: Bao gồm cả những điểm bất thường mà cha mẹ cảm thấy có liên quan đến dậy thì sớm.
  • Liệt kê tất cả các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bổ sung, thuốc bôi… mà bé đã sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Ghi ra chi tiết những biến cố trong cuộc sống gần đây, bao gồm những việc như chuyển chỗ ở, stress…
  • Ghi ra chiều cao của các thành viên gia đình; bao gồm những người có chiều cao hạn chế khi trưởng thành.
  • Thu thập thông tin về các bệnh mà các thành viên trong gia đình đã từng gặp; bao gồm những trường hợp dậy thì sớm đã từng xảy ra trước đó.
  • Bảng ghi chép chiều cao, cân nặng của bé.
  • Danh sách những câu cần hỏi bác sĩ.

5.2 Cách điều trị dậy thì sớm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị. Nếu nguyên nhân là do có khối u ở tuyến thượng thận hoặc tuyến yên; bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Ngoài ra, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc để ức chế khối u. Các phương pháp này dù không thể ngăn hết các triệu chứng nhưng sẽ giúp giai đoạn dậy thì của trẻ diễn ra đúng độ tuổi.

Đối với tình trạng dậy thì sớm trung ương ở trẻ; bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm thuốc GnRH hoặc LHRH (Luteinizing Hormone Releasing Hormone) hằng ngày hoặc 3–4 tuần/lần tùy thuộc vào nồng độ hormone trong cơ thể. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa việc sản xuất hormone ở tuyến yên.

Đối với loại thuốc này:

  • Xịt mũi – sử dụng mỗi ngày.
  • Bé sẽ được tiêm dưới da hằng ngày hoặc hằng tháng.
  • Bác sĩ cũng có thể cấy ghép một số ống nhỏ dưới da ở cánh tay để thuốc đi vào cơ thể.

Đôi khi thuốc này sẽ gây ra các phản ứng phụ như nhức đầu; hoặc có các dấu hiệu của giai đoạn mãn kinh như nóng trong người.

5.3 Ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ như thế nào? 

ngăn ngừa dậy thì sớm

Dưới đây là một số biện pháp cha mẹ có thể thử để ngăn ngừa dậy thì sớm ở trẻ:

  • Cho trẻ vận động thường xuyên
  • Giữ cân nặng ổn định để giảm nguy cơ dậy thì sớm và các tình trạng khác liên quan đến béo phì và thừa cân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2.
  • Tránh cho trẻ dùng thuốc nội tiết tố theo toa, thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm khác có thể chứa estrogen hoặc testosterone, trừ khi được bác sĩ kê đơn hoặc khuyến nghị.
  • Duy trì chế độ ăn khoa học với đầy đủ các nhóm thực phẩm. Chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tránh ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…, không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo có thể khiến trẻ béo phì.

[inline_article id=263558]

Dậy thì sớm là hiện tượng trẻ phát triển tâm sinh lý qua sớm. Việc dậy thì sớm có thể khiến con tự ti với bạn bè và ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng cũng như dễ rơi vào tệ nạn xã hội. Cha mẹ nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho trẻ.