Categories
Sự phát triển của trẻ Chăm sóc bé Năm đầu đời của bé

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường và bất thường

Xem và phân biệt hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường hoặc bất thường, sẽ có lợi cho cha mẹ trong việc kiểm tra và chăm sóc con. Thế nhưng, điều này không phải cha mẹ nào cũng hiểu được.

Chính vì thế, Marrybaby chia sẻ cho cha mẹ hình ảnh bộ phận sinh của bé trai như thế nào là bình thường ngay sau đây.

1. Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường?

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bình thường sẽ có những dấu hiệu sau đây:

  • Kích thước dương vật: Khi mới sinh, kích thước bộ phận sinh dục bé trai từ 2,1 – 3,5 cm là bình thường mẹ nhé. Bộ phận sinh dục của mỗi bé trai sơ sinh sẽ có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Và chúng sẽ lớn hơn và cân đối hơn theo thời gian.
  • Tình trạng dương vật cương cứng: Bé trai sẽ thỉnh thoảng cương cứng dương vật. Đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của bộ phận này khi nó bị chạm vào hoặc khi bé muốn đi vệ sinh.
  • Tinh hoàn: Thông thường, trong tam cá nguyệt thứ ba, tinh hoàn của bé trai sẽ di chuyển từ bụng; đi xuống bẹn và vào bìu (bao da bên dưới dương vật). Nếu khi bé chào đời, kiểm tra thấy tinh hoàn đã vào bìu thì là điều bình thường.
Hình ảnh tinh hoàn bình thường ở trẻ sơ sinh là khi tinh hoàn ở vị trí bình thường, dương vật đưa ra ngoài bình thường, không bị thụt hay lún vào trong, dương vật và tinh hoàn tách ra, không dinh vào nhau.
Hình ảnh bộ phận sinh dục của bé trai sơ sinh bình thường là khi tinh hoàn ở đúng vị trí, dương vật nguyên vẹn, không bị thụt hay lún vào trong, dương vật và tinh hoàn nằm tách biệt và không dinh vào nhau.

2. Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai

Những bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai tương đối đa dạng. Tuy nhiên, có những vấn đề phổ biến bao gồm: tinh hoàn ẩn; tình trạng thoát vị bẹn; xoắn tinh hoàn; nhiễm trùng đường tiết niệu; dính dương vật; vùi dương vật; hẹp bao quy đầu; lỗ tiểu thấp.

Sau đây mẹ sẽ biết thông tin chi tiết của từng tình trạng bất thường ở bộ phận sinh dục bé trai.

2.1 Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là tình trạng thắt hẹp đoạn cuối bao da quy đầu. Bé gặp tình trạng này không thể kéo tuột hoàn toàn khỏi quy đầu được. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là lúc sinh ra bao quy đầu đã che phủ và dính chặt và quy đầu. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh nam. Hẹp bao quy đầu sẽ tự khỏi trong vài năm đầu đời của trẻ (bao da tuột xuống, lộ phần đầu dương vật).
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Tình trạng hẹp này gây nên do sẹo xơ làm dính bao quy đầu. Nó có thể là bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm gây ra. Tình trạng này ít gặp hơn hẹp bao quy đầu sinh lý.

Làm thế nào để mẹ biết bé bị hẹp bao quy đầu? Mẹ hãy quan sát khi bé đi tiểu. Nếu bé đi tiểu khó khăn, phải rặn, mặt đỏ tía tai, thậm chí bao quy đầu có thể bị sưng lên, viêm nhiễm… tức là bé bị hẹp bao quy đầu.

[summary title=””]

Mẹ cần lo lắng khi con bị viêm bao quy đầu (sưng, đỏ kèm mưng mủ, chảy dịch), tình trạng này để lâu dẫn tới viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận, nghẹt quy đầu, hoại tử quy đầu. Do đó, trẻ hẹp bao quy đầu cần được bác sĩ thăm khám để đưa ra hướng điều trị thích hợp cho trẻ.

[/summary]

Hẹp bao quy đầu
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai có bình thường hay không mẹ có thể quan sát lớp da bao quy đầu để đánh giá tạm thời.

2.2 Tình trạng thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn ở trẻ là tình trạng bất thường bẩm sinh của trẻ. Do sự tồn tại của ống phúc tinh mạc khiến tạng trong ổ bụng như mạc nối lớn, ruột chạy xuống bìu; tạo nên các khối phồng to ở bẹn. Thông thường, ống phúc tinh mạc của trẻ sẽ tự động đóng lại ở những tháng cuối thai kỳ; hoặc 3 tháng đầu sau sinh. Càng lớn khả năng tự đóng của các ống này càng thấp, vì vậy sẽ gây ra tình trạng thoát vị bẹn ở trẻ.

Thoát vị bẹn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bác sĩ có thể sẽ phải tiểu phẫu để đóng lối đi mở để tránh phát triển thoát vị bẹn. Cha mẹ lưu ý là thoát vị bẹn là tình trạng khẩn cấp và cần được điều trị sớm.

>> Mẹ xem thêm: Bé trai bị nổi mụn ở bộ phận sinh dục phải làm sao?

2.3 Lỗ tiểu của bé lệch thấp

Nếu lỗ tiểu của con nằm thẳng dương vật là bình thường, nhưng nếu nằm dưới có nghĩa là bất thường và cần phải được can thiệp y khoa kịp thời. Lỗ tiểu thấp sẽ khiến bé gặp khó khăn khi đi tiểu, không tiểu đứng được mà phải tiểu ngồi như bé gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông.

2.4 Tinh hoàn ẩn

Ở tuần thai kỳ thứ 26 tinh hoàn của bé bắt đầu hạ xuống. Tiếp theo đó, tinh hoàn sẽ phát triển trong bụng và đi xuống bìu của bé trong vài tuần cuối của thai kỳ, trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, đôi khi, một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống đúng vị trí; tình trạng này được gọi là “tinh hoàn ẩn”.

Tinh hoàn ẩn xảy ra ở gần 1/100 trẻ trai khi mới sinh và phổ biến hơn ở trẻ sinh non.

Tinh hoàn sẽ di chuyển vào đúng vị trí khi bé từ 6 đến 12 tháng tuổi. Nếu sau giai đoạn này tinh hoàn không về đúng vị trí, cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu hoặc khoa Nhi để chẩn đoán và điều trị.

[summary title=””]

Trẻ bị tinh hoàn ẩn cần được khám và điều trị kịp thời, phù hợp; nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra như ung thư tinh hoàn, vô sinh…

[/summary]

tinh hoàn ẩn
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai BẨT bình thường

2.5 Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là triệu chứng khá nguy hiểm, bé bị dấu hiệu bất thường này có triệu chứng sau:

  • Quấy khóc.
  • Bìu sưng to.
  • Tinh hoàn đau, rát.
  • Khó khăn trong đi tiểu, đi tiểu bị buốt.

Tình trạng xoắn tinh hoàn phải được các bác sĩ xử lý kịp thời . Nếu để lâu dài, tinh hoàn của trẻ sẽ bị tổn thương nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc thậm chí có thể phải cắt bỏ (Bé có thể mất 1 bên tinh hoàn, thậm chí 2 bên nếu để lâu tình trạng xoắn tinh hoàn).

Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là không bình thường? Tinh hoàn bị xoắn là hiện tượng bộ phận sinh dục bé trai không bình thường (bất thường)
Hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là không bình thường? Tinh hoàn bị xoắn là hiện tượng bộ phận sinh dục bé trai không bình thường (bất thường)

3.6 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Nhiễm trùng đường tiết niệu còn gọi là viêm đường tiết niệu. Là hiện tượng có thể xảy ra nhiều ở bé trai, đặc biệt là các bé chưa cắt bao quy đầu (bao quy đầu có thể chứa vi khuẩn). Viêm đường tiết niệu là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường tiết niệu.

Một số triệu chứng của viêm đường tiết niệu như sau:

  • Bỏ bú, bỏ ăn.
  • Tiểu ít, tiểu lắt nhắt.
  • Đau bụng quằn quại.
  • Sốt cao không rõ lý do.
  • Quấy khóc, nhất là khi đi tiểu.
  • Đi tiểu khó có thể trẻ phải rặn.
  • Nước tiểu có mùi lạ, màu lạ như màu đục, có lẫn máu…

Hãy báo với bác sĩ nhi khoa nếu bé có hiện tượng như vậy. Bởi nếu không được điều trị, nhiễm trùng tiểu có thể gây tổn thương thận (xơ teo thận, hoại tử ống thận, trào ngược bàng quang…). Bác sĩ có thể phải cho bé sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng.

[inline_article id=309442]

3.7 Dính dương vật

Đây là một biến chứng có thể xảy ra khi cắt bao quy đầu; khiến hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai bất bình thường. Bất cứ khi nào mô cơ thể bị cắt, các cạnh có thể dính vào các vùng xung quanh. Những vùng da bao quy đầu lỏng lẻo có thể dính vào đầu dương vật.

Dính dương vật có thể trông như bao quy đầu được bao phủ bởi một lớp màng mỏng; hoặc giống như nó chưa bao giờ được thoát ra khỏi quy đầu. Dính dương vật thường không đau và tự thoát ra theo thời gian khi dương vật phát triển; và thường không cần điều trị. Khi vết dính lan rộng, bác sĩ có thể kê đơn một loại kem steroid nhẹ để điều trị.

3.8 Vùi dương vật

Nếu dương vật của bé trai có vẻ rất nhỏ hoặc thậm chí không có; đây được gọi là bệnh vùi (lún) dương vật hoặc giấu dương vật do dương vật bị lún sâu vào vùng mu, thân dương vật bị thụt ra phía sau và chỉ còn ống da bọc dương vật.

[key-takeaways title=”Làm thế nào để nhận biết bé bị lún (vùi) dương vật?”]

Mẹ có thể quan sát bằng mắt, hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh cho bé. Bé cũng sẽ khó điều chỉnh dòng nước tiểu khi đi vệ sinh (thường khi bệnh bao quy đầu phồng lên hoặc giãn ra khi bé đi vệ sinh khiến nước tiểu không ngừng bị rỉ ra ngoài).

[/key-takeaways]

Điều trị bệnh lún dương vật, bác sĩ có thể cho trẻ dùng thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật nếu trẻ không tự khỏi. Mẹ cũng nên dùng tay kéo cậu bé của con ra ngoài để cải thiện tình trạng lún dương vật.

Đa số các trẻ gặp hiện tượng này đều có thể tự phục hồi và có thể điều trị được.
Đa số các trẻ gặp hiện tượng này đều có thể tự phục hồi và có thể điều trị được.

[inline_article id=187278]

3.9 Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ

Sưng bao quy đầu là tình trạng vùng bao quy đầu bị sưng phồng đỏ gây đau rát, khó chịu ở vùng đầu dương vật. Sưng bao quy đầu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm bao quy đầu, mủ có thể tích tụ dưới bao quy đầu dẫn đến áp xe, hoại tử bao quy đầu, nguy cơ vô sinh…

Nguyên nhân bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ hay bé trai bị sưng đỏ bộ phận sinh dục có thể đến từ việc ba mẹ vệ sinh vùng kín cho con sai cách khiến vi khuẩn tích tụ, hay do những chấn thương, va chạm mạnh vào vùng kín gây hiện tượng tụ máu, trầy xước. Trẻ cũng có thể gặp tình trạng này nếu bị dị ứng với các sản phẩm chăm sóc da, xà phòng hoặc chất tẩy rửa dẫn đến viêm bao quy đầu.

[recommendation title=””]

Nếu mẹ thấy con có dấu hiệu bao quy đầu bị sưng mọng nước thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc đề nghị các biện pháp điều trị khác.

[/recommendation]

Mẹ xem thêm chủ đề liên quan đến vùng kín của bé trai:

3. Cách vệ sinh vùng kín của bé trai sơ sinh

Sau khi biết hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường, mẹ sẽ thấy tầm quan trọng khi biết cách vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé trai.

Dưới đây là những điều cần chuẩn bị:

  • Tã vải.
  • Chậu nước ấm.
  • Khăn, giấy mềm.
  • Miếng lót sơ sinh.
  • Bông gòn cắt miếng.

Các bước vệ sinh vùng kín bé trai sơ sinh:

  • Bước 1: Lót miếng tã dưới mông bé và tháo tã bẩn ra.
  • Bước 2: Dùng bông gòn thấm nước ấm lau phần mông từ trên xuống dưới.
  • Bước 3: Dùng 2 miếng bông gòn thấm nước khác lau phần bẹn (kẽ 2 bên bẹn) của bé.
  • Bước 4: Vệ sinh bộ phận sinh dục của bé.
  • Bước 5: Dùng khăn giấy mềm lau khô và thay tã mới.

>> Mẹ có thể tham khảo: Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ cần biết

4. Cách vệ sinh vùng kín của bé trai chưa cắt bao quy đầu

Biết cách vệ sinh vùng kín của bé trai chưa cắt bao quy đầu cũng như biết hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường. Sau đây là một số lưu ý cho mẹ.

4.1 Vệ sinh đầu dương vật

Một số bác sĩ nhi khoa khuyên rằng khi tắm cho bé trai, mẹ không cần phải làm sạch phần trong bao quy đầu vì phần da này rất mềm và có thể làm bé đau.

Tuy nhiên vùng da bao phủ bên ngoài đầu dương vật vẫn phải được làm sạch cẩn thận, và mẹ có thể dùng tay làm sạch đầu dương vật nhẹ nhàng bằng xà bông và nước ấm. Phải mất một khoảng thời gian lớp da này mới có thể tuột ra, do đó tránh kéo mạnh vì có thể dẫn đến chảy máu.

bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường

4.2 Vệ sinh bao quy đầu khi trẻ 5 tuổi

Khi bé đã được khoảng 5 tuổi, da quy đầu có thể đã tuột ra khỏi đầu dương vật. Lúc này bé có thể hướng dẫn trẻ hiểu việc vệ sinh vùng kín ở bé trai sẽ mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là khu vực bao quy đầu. Một số trẻ có thể mất vài tuần, trong khi một số trẻ khác phải mất vài tháng để có thể học được cách vệ sinh.

>> Mẹ xem thêm: Có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?

4.3 Vệ sinh dương vật sau khi bao quy đầu tuột ra

Sau khi tuột bao quy đầu hoàn toàn, một lớp da chết sẽ được tích lũy ở phần dưới da quy đầu và hình thành một chất bã màu trắng. Khu vực này cần được làm vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là điều bình thường và mẹ không cần phải quá lo lắng.

[inline_article id=172115]

4.4 Dùng đúng chất làm sạch để vệ sinh

Khi vệ sinh vùng kín cho bé trai, cần lưu ý sử dụng chất làm sạch phù hợp là xà phòng phù hợp và nước ấm. Không thử các chất tẩy rửa hoặc xà phòng có tính sát khuẩn mạnh vì chúng có thể gây kích ứng da. Bao quy đầu nên được tuột ra và lau sạch, sau đó cuộn lại đúng vị trí.

4.5 Để ý các triệu chứng bộ phận sinh dục của bé trai bất thường

Điều quan trọng khi vệ sinh vùng kín cho bé trai là mẹ nên quan sát để ý những điểm bất thường nếu có. Nếu thấy nước tiểu của bé chảy ít hơn bình thường, da quy đầu căng phồng như bong bóng, bao quy đầu bị sưng đỏ và ngứa ngáy, kén bã da quy đầu khiến cho các chất tiết không thoát ra được… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ khám càng sớm càng tốt để tránh nhiễm trùng.

>> Mẹ xem thêm: Bé trai hay nghịch bộ phận sinh dục là do đâu? Có đáng lo?

Kết luận

Sau khi đọc xong bài viết, cha mẹ đã hình dung được hình ảnh bộ phận sinh dục bé trai như thế nào là bình thường hay chưa? Việc giữ gìn và chăm sóc cơ quan này của bé trai cũng quan trọng không kém bé gái, thế nên bố mẹ đừng chủ quan nhé.

Trong việc vệ sinh hàng ngày, với bộ phận sinh dục của bé cũng cần phải cẩn thận để tránh viêm nhiễm. Nếu không may có những bất thường đáng lo ngại, hãy cho con đến bệnh viện chữa trị nhé!

[summary title=””]Chuyên mục ‘Năm đầu đời của bé‘ đăng tải nội dung về những cột mốc phát triển thú vị của bé, nhằm mang đến cho con một khởi đầu hoàn hảo và nhiều kỷ niệm. Nội dung được tham vấn chuyên môn bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ cộng tác và Ban tham vấn Y khoa MarryBaby nhằm đảm bảo thông tin chuẩn xác trước khi đến với độc giả.

[/summary]

Ngoài ra hãy sử dụng tã giấy phù hợp để bảo vệ vùng kín của bé.

[affiliate-product id=”320141″ sku=”265599ID689″ title=”Tã Quần Bobby 3mm Mega Jumbo Gạo Non” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]

[affiliate-product id=”320143″ sku=”265599ID690″ title=”Thùng Tã Quần Huggies Tràm Trà Tự Nhiên” newtab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false” ][/affiliate-product]