Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Làm sao để duy trì nguồn sữa khi mẹ quay lại với công việc?

Vì sao cần tiếp tục duy trì nguồn sữa khi mẹ đi làm lại?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo mẹ nên cho bé bú hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu sau sinh và kéo dài đến khi con 2 tuổi nếu đủ điều kiện [1]. Việc cho bé bú mẹ theo đúng thời gian như khuyến cáo sẽ giúp con phát triển tối ưu ở nhiều khía cạnh như:

Phát triển thể chất

Để phát triển thể chất đúng chuẩn, bé cần hấp thu tốt các dưỡng chất như đạm, chất béo, khoáng chất… Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chứa đầy đủ các dưỡng chất bé cần với tỷ lệ được cân đối một cách tự nhiên, phù hợp với sự phát triển của bé theo từng giai đoạn. Không những vậy, đạm trong sữa mẹ là đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, không chỉ êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt, giúp con hấp thu tốt, tăng trưởng đúng chuẩn mà còn hạn chế các vấn đề tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, quấy khóc [2], [3], [4].

Phát triển trí não

Nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích lâu dài đối với sự phát triển trí não của bé. Các chất béo omega 3 trong sữa mẹ là thành phần quan trọng giúp phát triển thị giác, hệ thống thần kinh và nâng cao khả năng học tập khi bé đến tuổi đi học [5].

Củng cố hệ miễn dịch

Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn chứa kháng thể bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Đây là lý do nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích duy trì cho bé bú mẹ ngay cả khi bé đã bắt đầu ăn dặm [2], [6].

Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn và prebiotic giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Sữa mẹ thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn Bifidobacteria, giúp trẻ nâng cao đề kháng tự nhiên và bảo vệ bé khỏi một số bệnh liên quan đến hen suyễn và dị ứng khi lớn lên [7].

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà sữa mẹ được coi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ phải quay lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản thì vẫn nên duy trì nuôi con bằng sữa mẹ để bé phát triển đúng chuẩn nhất.

Làm sao để duy trì nguồn sữa cho bé bú khi mẹ quay lại với công việc?

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Để duy trì nguồn sữa khi đi làm lại, mẹ cần có một kế hoạch rõ ràng nhằm đảm bảo nguồn sữa luôn sẵn có bất cứ khi nào bé cần [8], [9]. Cụ thể, mẹ nên tập làm quen với việc hút và dự trữ sẵn nguồn sữa, đồng thời, mẹ có thể nhờ một người khác trông hộ bé mỗi lúc đi làm. Thế nhưng, để làm được điều này, mẹ cũng cần tập cho bé quen với việc bú bình cũng như lưu ý cách trữ/rã đông sữa đúng cách để đảm bảo sữa luôn đạt chất lượng tốt nhất ở thời điểm cho con bú.

Ngoài những thông tin trên, mẹ nên chú ý duy trì lối sống khoa học để đảm bảo chất lượng sữa như ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế công việc quá nặng nhọc hay căng thẳng [10], [11]. Trường hợp sữa ít dần, hoặc do tính chất công việc mà không thể cho bé bú hay hút sữa thường xuyên, mẹ nên hỏi ý kiến chuyên gia y tế để lựa chọn giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp. Khi chọn, mẹ nên ưu tiên chọn cho con các công thức sữa giúp bé dễ tiêu, dễ hấp thu, tăng cường sức khỏe đường ruột để con phát triển tốt nhất, giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề về tiêu hóa.

duy trì nguồn sữa mẹ khi đi làm

Friso Gold là công thức sữa được sản xuất từ nguồn sữa mát 100% từ giống bò thuần chủng Hà Lan giúp bé:

  • Phát triển thể chất: Nhờ vào các phân tử đạm mềm nhỏ, tự nhiên, ít bị biến tính do chỉ trải qua quy trình xử lý một lần nhiệt, Friso Gold giúp con dễ tiêu hóa, dễ hấp thu. Qua đó, bé sẽ nhận đủ dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển tốt nhất.
  • Phát triển tiêu hóa, nâng cao đề kháng: Với thành phần được bổ sung chất xơ GOS – nguồn thức ăn cho lợi khuẩn phát triển, Friso Gold  giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, giúp con đi phân mềm, ít táo bón và ngủ ngon giấc hơn. Ngoài ra, việc có một hệ tiêu hóa tốt cũng góp phần giúp con có đề kháng khỏe khi 70 – 80% tế bào miễn dịch “cư ngụ” tại đường ruột của con.
  • Tăng cân khỏe mạnh: Friso Gold là công thức sữa không chứa đường sucrose nên có vị thanh nhạt, giúp bé bú khỏe, từ đó nhận được nhiều dưỡng chất để tăng cân đều đặn. Đồng thời, giúp con giảm nguy cơ sâu răng, béo phì.

Chăm con khi phải trở lại với công việc là điều không dễ dàng. Do đó, ngoài việc chuẩn bị mọi thứ tốt nhất có thể, mẹ cũng đừng ngại tâm sự và chia sẻ những khó khăn của bản thân với người thân, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhé [12].

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Sữa mẹ thế nào là tốt? Sữa mẹ tốt là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh, với độ an toàn cao và cung cấp hàm lượng dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng sữa mẹ là một trong những cách bảo đảm sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

3 lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thời gian trẻ được cho bú sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tối đa của trẻ về nhận thức nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp mang đến 3 tiêu chuẩn vàng:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể tự nhiên như Alpha-lactalbumin, HMO, cùng các axit béo giúp bé xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, béo phì, đái tháo đường típ 1, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng: Với các chất béo tự nhiên có cấu trúcđặc biệt, sữa mẹ rất dễ tiêu và dễ hấp thu, nhờ đó hạn chế tình trạng nôn trớ và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
  • Hỗ trợ phát triển trí não: Sữa mẹ có chứa các dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn khi lớn lên.

Sự phát triển của trẻ là thước đo chất lượng sữa mẹ 

Nhìn vào sự phát triển của trẻ, ta có thể đánh giá được sữa mẹ có tốt hay không. Bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và tạo nền tảng cho sự phát triển não bộ. 

6 tuần đầu tiên

3 – 4 ngày sau sinh là giai đoạn sữa non phát huy tác dụng, giúp ổn định lượng đường trong máu, khởi động hệ tiêu hóa và “đặt nền móng” cho phát triển não bộ cho trẻ. Trong 6 tuần tiếp theo, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố bởi các dưỡng chất từ sữa mẹ, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa… Do đó, nếu trẻ phát triển bình thường và không bị bệnh chứng tỏ sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất kháng thể cho trẻ.

Từ 6 tuần – 4 tháng

Dù giai đoạn sữa non đã qua, nhưng trong giai đoạn này, một nguồn sữa mẹ tốt vẫn sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ dị ứng thức ăn. Không chỉ vậy, duy trì việc cho con bú sữa mẹ 3 – 4 tháng còn giúp trẻ giảm nguy cơ hen suyễn, nhiễm trùng và vấn đề về tiêu hóa.

Sự phát triển của trẻ là thước đo hoàn hảo cho chất lượng sữa mẹ

Từ 4 – 9 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ liên tiếp trong 6 tháng sau sinh:

  • Giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai – mũi – họng.
  • Giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh tự miễn và dị ứng hô hấp. Giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đến 19%.
  • Phát triển khả năng nhận thức, vận động, cảm xúc và hành vi.

Khi cho trẻ bú sữa mẹ đến 9 tháng, trẻ sẽ được phát triển thể chất để trở nên năng động và độc lập hơn.

Giai đoạn 9 – 12 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ từ 9 – 12 tháng còn mang lại cho trẻ những lợi ích lâu dài về sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ thừa cân
  • Hạn chế rủi ro mắc các bệnh tim mạch khi trưởng thành
  • Tăng cường sức khỏe răng miệng
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Hỗ trợ định hình vòm miệng và đường hô hấp.

Từ 12 tháng trở đi

Sữa mẹ có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với quá trình phát triển của trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về lợi ích của sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của việc cho bé bú mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể cho bé bú vì một lý do nào đó, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ từ các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp để giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.