Categories
Sự phát triển của trẻ Tiêm phòng Sức khỏe trẻ em

Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Các trường hợp tạm hoãn vắc-xin

Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Trên thực tế, tất cả trẻ em đều cần phải được tiêm vắc-xin để phòng chống một loạt các bệnh truyền nhiễm. Trẻ sinh non hay nhẹ cân cũng không phải là ngoại lệ.

Nhưng có một vài trường hợp có thể khiến cha mẹ trì hoãn hoặc thậm chí bỏ qua việc tiêm chủng. Cha mẹ luôn cần thảo luận với bác sĩ để xem con có thuộc  những trường hợp sau hay không.

1. Phản ứng nghiêm trọng với một loại vắc xin trước đó

Đây là một trong những lý do chính trả lời cho câu hỏi khi nào trẻ không được tiêm phòng.

Nhưng cha mẹ cần nhớ vắc-xin hầu hết là rất an toàn đối với trẻ em. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin; hoặc thành phần của vắc-xin hầu như không bao giờ xảy ra.

Nếu có phản ứng dị ứng; trẻ sẽ bị phát ban, khó thở, giảm huyết áp, sốt cao, nhức đầu và lú lẫn. Tuy nhiên, các phản ứng này rất hiếm.

Đa số, trẻ sẽ bị nhiều tác dụng phụ thường gặp như mẩn đỏ tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ; những biểu hiện này khiến cha mẹ nhầm lẫn là phản ứng dị ứng nhưng nó chỉ là tác dụng phụ. Hãy kiểm tra với bác sĩ để tìm hiểu xem các triệu chứng của con có cần chú ý kỹ khi tiêm phòng trong tương lai hay không.

2. Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Sốt cao

khi nào trẻ không được tiêm phòng
Trẻ không được tiêm phòng khi nào? Khi trẻ sốt trên 38,3 độ C, cha mẹ cần kiểm tra với bác sĩ nhé!

Nếu trẻ bị sốt trên 38,3 độ C; cha mẹ sẽ cần nói chuyện với bác sĩ để xem trẻ có nên tạm hoãn tiêm chủng hay không.

Điều này không có nghĩa là mũi tiêm phòng sẽ gây tác hại đối với trẻ; nhưng tình trạng sốt khiến cha mẹ không biết liệu con có những phản ứng bất lợi đối với vắc-xin hay không.

Cha mẹ sẽ không biết liệu sốt có phải là tác dụng phụ của vắc-xin hay không. Điều đó có thể khiến con có nguy cơ bị phản ứng với các mũi tiêm trong tương lai. Nếu cha mẹ hoãn tiêm chủng vì sốt; hãy nhớ lên lịch cho trẻ tiêm lại.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ đi tiêm phòng về có nên tắm không và những lưu ý mẹ cần biết

3. Dị ứng trứng

Vắc xin phòng bệnh cúm và vi rút sởi được làm từ trứng gà. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể an toàn cho trẻ ngay cả khi trẻ bị dị ứng trứng.

Một cách tiêm phòng cúm cho trẻ em bị dị ứng với trứng là tiêm vắc-xin với liều lượng tăng dần.

Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng gần đây đã khuyến cáo những người bị dị ứng với trứng nên tiêm phòng cúm. Các nghiên cứu đã lưu ý rằng ngay cả những người bị dị ứng với trứng cũng không gặp phản ứng với vắc-xin; có thể là do lượng protein trứng trong đó quá nhỏ.

>> Cha mẹ xem thêm Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng: Nên và không nên làm gì?

4. Bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi

bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi
Trẻ không được tiêm phòng khi nào? Khi con bị các bệnh hen suyễn hoặc phổi, vắc-xin qua đường mũi không được khuyến khích sử dụng.

Trẻ em bị hen suyễn và các bệnh về phổi khác nên là đối tượng đầu tiên để tiêm phòng cúm mỗi năm; vì bệnh cúm có thể gây khó khăn lớn cho những trẻ bị khó thở.

Vậy khi nào trẻ hen suyễn không được tiêm phòng? Cha mẹ nên tránh tiêm vắc-xin cúm bằng đường mũi (nasal spray vaccine). Vì chúng chứa các vi rút sống, bị suy yếu; không giống như thuốc tiêm, là vi rút đã chết.

Loại vắc-xin qua đường mũi có thể gây ra cơn hen suyễn. Do đó, nó phù hợp với những trẻ em không mắc bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi; trẻ trên 2 tuổi; và không bị dị ứng với trứng.

5. Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Đang sử dụng steroid liều cao

Nếu con đang dùng corticosteroid liều cao (làm dập tắt các phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức); cha mẹ nên tránh các loại vắc-xin vi-rút sống giảm động lực; bao gồm vắc-xin cúm qua đường mũi; vi-rút rota; MMR (sởi, quai bị, rubella); varicella (thủy đậu); và zoster (bệnh zona); cho đến một vài tuần sau khi trẻ ngừng dùng steroid.

Trẻ bị hen suyễn hoặc một số bệnh lý khác có thể thường sử dụng steroid liều cao qua đường uống trong thời gian tương đối ngắn. Những loại thuốc này có thể làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch chống lại nhiễm trùng do vi rút gây ra. Đó là lý do vì sao đây là trường hợp của khi nào trẻ không được tiêm phòng.

Nhưng steroid liều thấp hấp thụ qua con đường hít thở không phải là nguyên nhân tạm hoãn tiêm chủng.

>> Cha mẹ xem thêm Tiêm phòng cho trẻ: Những mũi tiêm không thể thiếu!

6. Suy giảm miễn dịch hoặc hóa trị

suy giảm hệ miễn dịch

Nếu được hỏi khi nào trẻ không được tiêm phòng; các chuyên gia khuyến cáo trẻ em có hệ thống miễn dịch suy yếu do hóa trị; hoặc những trẻ đang được điều trị ức chế miễn dịch cho các bệnh tự miễn như bệnh viêm ruột; hoặc trẻ bị thành niên bị viêm khớp dạng thấp cũng nên tránh mọi loại vắc-xin vi-rút sống.

Mặc dù vắc xin diệt vi-rút an toàn và cần thiết để bảo vệ những trẻ như vậy; nhưng các mũi tiêm này có thể không có tác dụng bảo vệ tốt như đối với những trẻ có hệ miễn dịch mạnh.

7. Khi nào trẻ không được tiêm phòng? Dương tính với HIV

Ngoại lệ duy nhất là vắc-xin cúm sống. Mặt khác, miễn là một đứa trẻ nhiễm HIV có số lượng tế bào T nằm trong giới hạn chấp nhận được; trẻ có thể nhận được các loại vắc-xin vi-rút sống khác một cách an toàn, bao gồm MMR, varicella và rotavirus.

>> Cha mẹ xem thêm Trẻ tiêm phòng bị sốt bao lâu? Làm sao để trẻ tiêm phòng không bị sốt?

8. Có người ở nhà bị ốm

Một số loại vắc-xin sống nhất định không nên tiêm cho trẻ đang sống với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu; do hóa trị hoặc vì họ bị HIV/AIDS hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Đặc biệt, những đứa trẻ này nên tránh tiêm vắc-xin cúm qua đường mũi vì vắc-xin có “khả năng lây nhiễm”. Về mặt lý thuyết, nó sẽ được tiết ra trong chất tiết ở mũi và đường hô hấp với một lượng rất nhỏ.

[inline_article id=67553]

Nhìn chung, tất cả các trẻ em không thuộc trường hợp nêu trên đều cần tiêm vắc-xin đầy đủ; và đúng lịch trình. Chính xác khi nào trẻ không được tiêm phòng sẽ cần cha mẹ trao đổi cụ thể với bác sĩ; vì mỗi trẻ sẽ có những tình trạng thể chất khác nhau.