Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 – Nguyên nhân và cách khắc phục

Khó thở là biểu hiện khá phổ biến, khiến cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi cũng như lo lắng. Liệu rằng khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 nguyên do từ đâu?

Trong suốt thời gian thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều dấu hiệu biểu thị sự phát triển của thai nhi trong bụng, hoặc một số trường hợp là những vấn đề bất thường của sức khỏe.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu chi tiết vấn đề khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 ngay sau đây.

Nguyên nhân gây nên khó thở khi mang thai tháng thứ 5?

Mặc dù là một triệu chứng xuất hiện khá phổ biến trong thời gian thai kỳ, tuy nhiên không phải lúc nào khó thở cũng được xác định do một nguyên nhân duy nhất gây nên.

1. Biểu hiện phát triển bình thường của thai nhi

Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến mẹ bầu khó thở ở tháng thứ 5 hoặc 3 tháng tam cá nguyệt thứ 2 chính là tử cung đang phát triển dẫn đến sự thay đổi nhu cầu của tim.

Một số phụ nữ có thể nhận thấy sự thay đổi trong nhịp thở gần như ngay lập tức, trong khi những người khác thấy sự khác biệt trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Tử cung lớn dần, đẩy phổi lên trên. Cùng với đó, một số thay đổi trong cách hoạt động của tim cũng có thể gây khó thở. Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bị tăng lên đáng kể.

Khi đó, tim phải thực hiện bơm và co bóp mạnh hơn nhằm vận chuyển máu đến các cơ quan cơ thể và thai nhi. Chính lượng công việc dồn lên tim như thế này đã khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Có nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng khó thở khi mang thai tháng thứ 5

2. Bệnh hen suyễn

Mặc dù những thay đổi của cơ thể, đặc biệt là phát triển của thai nhi là nguyên nhân cơ bản nhất gây nên tình trạng khó thở.

Tuy nhiên, bệnh hen suyễn cũng là một trong số những nguyên nhân khác gây ra vấn đề khó thở khi mang thai tháng thứ 5.

Thời gian mang thai có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn càng trở nên thường xuyên và tồi tệ hơn.

Bất kỳ ai gặp vấn đề hen suyễn khi mang thai đều cần chủ động đề cập và nói trước về các phương pháp đảm bảo an toàn trong thời gian thai kỳ đối với bác sĩ, phổ biến nhất là thuốc hít.

3. Bệnh cơ tim sau sinh

Đây là dạng suy tim có khả năng xảy ra trong thời gian mẹ bầu mang thai hoặc sau khi đã sinh. Kèm theo đó là những triệu chứng khác như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, tim đập nhanh, cơ thể mệt mỏi.

Có thể nhiều người lúc đầu vẫn bị nhầm lẫn là do triệu chứng bình thường của người mang thai, nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ và thường phải điều trị.

4. Thuyên tắc phổi

Khó thở khi mang thai tháng thứ 5 do thuyên tắc phổi xảy ra khi cục máu đông bị mắc kẹt trong động mạch trong phổi.

Vấn đề thuyên tắc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp của mẹ bầu, dẫn đến các vấn đề đau tức ngực, ho, khó thở.

Có những cách nào khắc phục tình trạng khó thở khi mang thai?

Mặc dù là triệu chứng xuất hiện phổ biến trong thời kỳ mang thai nhưng với những mẹ bầu mới mang thai lần đầu, cảm giác chưa quen và sự khó chịu, mệt mỏi là tất yếu xảy ra.

Theo đó, để giảm bớt cũng như mang lại sự thoải mái hơn cho mẹ bầu bị khó thở khi mang thai ở tháng thứ 5 và suốt thời kỳ mang thai nói chung có thể thực hiện những cách sau.

  • Thực hành tư thế để tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành càng nhiều càng tốt. Đai hỗ trợ khi mang thai có thể giúp việc tập luyện tư thế tốt dễ dàng hơn. Những sản phẩm thắt lưng này mẹ bầu có thể tìm mua trong các cửa hàng chuyên dụng.
  • Sử dụng gối hỗ trợ phần lưng trên, nó có thể khiến cho trọng lực kéo phần tử cung xuống và cung cấp cho phổi nhiều không gian hơn. Hoặc, việc nằm nghiêng mình sang trái với gối cũng giữ cho tử cung khỏi động mạch chủ, động mạch chính vận chuyển máu có oxy đi khắp cơ thể.
  • Thực hiện theo những kỹ thuật thở thường thấy và áp dụng trong chuyển dạ, phổ biến nhất là thở Lamaze. Việc này có thể giúp cho mẹ bầu thoải mái hơn ngay tức thời, cũng dễ dàng áp dụng trong thời điểm chuyển dạ.
  • Luôn lắng nghe và theo dõi tình trạng cơ thể, đồng thời giảm tốc độ trong nhiều hoàn cảnh cần thiết. Điều quan trọng là phải giải lao và nghỉ ngơi nếu quá trình thở trở nên quá khó khăn.
  • Nếu một phụ nữ có một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác gây ra khó thở, hãy chủ động xin sự tư vấn và điều trị từ phía bác sĩ, bệnh viện.
Tư thế nằm thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ hỗ trợ làm giảm khó thở cho mẹ bầu

Khi nào mẹ bầu khó thở cần đến gặp bác sĩ?

Có thể việc khó thở khi mang thai tháng thứ 5 là do thai nhi phát triển bình thường, một số khác lại xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác được đánh giá không tốt và cần được điều trị. Cụ thể như sau:

  • Ngón tay, ngón chân hoặc phần môi chuyển màu xanh lam
  • Tim đập nhanh, liên tục và kéo dài, nhịp tim cực cao
  • Đau khi thở
  • Khó thở dữ dội có vẻ ngày càng trở nên tồi tệ hơn
  • Thở khò khè

Trong trường hợp khó thở khi mang thai tháng thứ 5 khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi kéo dài, hãy đến thăm khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ.

Điều này đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Thêm vào đó là ngăn ngừa những nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe.

khó thở khi mang thai tháng thứ 5
Tuân thủ các mốc thời gian khám thai kỳ là việc làm cần thiết mà mẹ bầu cần chú ý

Như vậy, mặc dù khó thở khi mang tháng thứ 5 hoặc trong suốt thời gian thai kỳ là triệu chứng xuất hiện khá phổ biến nhưng để đảm bảo an toàn cũng như tâm lý thoải mái nhất, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe. Ngoài ra, chú ý các mốc khám thai định kỳ để theo dõi quá trình phát triển của con tốt nhất.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chung sống “hòa thuận” với chứng khó thở khi mang thai

Khó thở khi mang thai
Bà bầu mệt mỏi khó thở khi mang thai

Khó thở khi mang thai là triệu chứng mà hầu hết các bà bầu đều gặp phải. Bỗng dưng cơ thể có thêm một thiên thần, bụng bầu ngày một lớn hơn, điều này cũng đồng nghĩa với chuyện ăn, ở, đi lại và thở thôi cũng mệt.

Triệu chứng khó thở khi mang thai có bình thường?

Không chỉ những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu mới có “cơ hội” trải nghiệm cảm giác khó thở, nhiều người thậm chí cảm thấy khó thở ngay từ những ngày đầu thai kỳ.

Khó thở khi mang thai là triệu chứng khá bình thường và sẽ đồng hành cũng mẹ bầu cho đến ngày cuối cùng của thai kỳ. Mặc dù vậy, cảm giác khó thở này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Mẹ cần lưu ý đến danh sách những điều cần tránh khi mang thai hơn là tìm cách “dễ thở”.

Nguyên nhân gây khó thở khi có thai

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị khó thở khi mang thai, nhưng “thủ phạm” chính gây nên cảm giác này thường do những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ.

Sự gia tăng hormone khi mang thai, đặc biệt là progesterone, trực tiếp ảnh hưởng đến phổi và kích thích trung tâm hô hấp ở não của bạn. Hệ quả, bạn cảm thấy hơi thở gấp gáp và khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi mang thai, tử cung của bạn sẽ lớn dần lên để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, khi tử cung mở rộng sẽ chèn ép, khiến hoạt động của cơ hoành bị hạn chế, làm mẹ bầu mệt mỏi khó thở.

Khó thở khi mang thai
Bà bầu khó thở khi nằm có nguy hiểm không?

Ngoài ra tình trạng thiếu máu thường xảy ra với bà bầu trong quá trình mang thai. Thiếu máu có thể xảy ra do thiếu sắt gây nên. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng, khiến cho bạn cảm thấy có bầu mệt mỏi khó thở.

Cách khắc phục bị khó thở khi mang thai và suốt thai kỳ

Không có cách nào giúp mẹ bầu điều trị tận gốc cảm giác tức ngực khó thở khi mang. Vì vậy, điều duy nhất mẹ có thể làm là học cách “sống chung với lũ”. Nếu cảm thấy khó thở khi mang thai, bà bầu có thể làm các điều sau:

1. Thở bằng bụng thay vì ngực

Độ sâu của hơi thở rất quan trọng trong việc khiến mẹ cảm thấy thoải mái hay không. Khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu có thể thử cách hít thở dưới đây:

  • Nằm ngửa, thư giãn, tay đặt trên bụng
  • Bắt đầu hít vào bằng mũi, phình bụng sao cho tay bạn có thể cảm nhận được chuyển động này.
  • Hít vào cho đến khi cảm thấy phổi và bụng đã đầy không khí.
  • Giữ lại vài giây.
  • Nhẹ nhàng thở ra bằng miệng cho đến khi cảm thấy bụng và phổi đã trống.
  • Lặp lại việc này trong 5-10 phút.

2. Thở bằng miệng

Một cách thở hữu ích khác dành cho các bà bầu đang gặp vấn đề trong chuyện hít thở là thở bằng miệng. Cách thở này giúp mẹ lấy được nhiều ôxy, đồng thời thư giãn và thoải mái, giảm được rất nhiều cảm giác căng thẳng và mệt mỏi. Đây là cách thở mà mẹ có thể áp dụng khi đang đi làm. Các bước thở bằng miệng như sau:

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, thư giãn các cơ ở cổ và vai.
  • Ép hai môi lại với nhau và chỉ chừa một khoảng nhỏ chính giữa.
  • Hít vào bằng mũi
  • Thở ra bằng miệng, trong lúc này, đếm từ 1-4.
  • Tiếp tục lặp lại từ 4-10 phút.Khó thở khi mang thai

 

3. Nằm, ngồi đúng tư thế

Mẹ bầu cần lưu ý tư thế ngồi, tư thế ngồi tốt nhất cho mẹ bầu là nên ngồi thẳng và đẩy vai về phía sau tạo điều kiện thuận lợi cho không khí vào phổi, giúp phổi mở rộng và giảm áp lực cho cơ hoành. Ở những tháng cuối thai kì, mẹ bầu nên có một chiếc ghế dựa để ngồi nghỉ ngơi, vì lúc này nằm nhiều sẽ làm cho mẹ bầu trở nên khó thở vì em bé chèn ép cơ hoành của mẹ nhiều hơn.

4. Chọn trang phục thoải mái

Mẹ nên chọn trang phục bầu rộng rãi, không bị bó buộc phần ngực để việc thở được thoải mái, dễ dàng hơn.

5. Tránh căng thẳng

Khi mang thai không nên làm việc hấp tấp, vội vàng và tránh những công việc gây căng thẳng, áp lực cho cơ thể. Đặc biệt, các mẹ đang có các vấn đề về hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang hay bị hen suyễn sẽ cần chú ý hơn đến các biểu hiện bất thường khi hít thở.

Khó thở khi mang thai
Mệt mỏi khó thở khi mang thai

Tránh gắng sức mang vác đồ đạc. Nên kê cao gối khi ngủ vào ban đêm và kê cao chân khi ngủ để máu lưu thông dễ dàng hơn.

Những tín hiệu đáng báo động 

Khó thở khi mang thai là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu khó thở kèm theo những triệu chứng sau đây thì nên đi khám ngay:

  • Mẹ bầu có cảm giác đau ngực khi gắng sức làm việc gì đó.
  • Có cảm giác khó thở ngay vào ban đêm hay khi bạn đang nằm nghỉ ngơi.
  • Cảm giác hơi thở nặng và cơ thể yếu đi sau trận trống ngực đập liên hồi.
  • Nhịp tim đập không đều, trống ngực đập mạnh và có cảm giác nhịp tim tăng đột ngột.

Ngoài ra, việc khó thở và mệt mỏi khi mang thai quá mức cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy nồng độ sắt trong cơ thể của mẹ bầu thấp, báo hiệu cho tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Việc cơ thể thiếu máu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu làm việc nhiều hơn để có thể cung cấp đủ oxy cho cả hai mẹ con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu hay chóng mặt, váng vất

Triệu chứng của thiếu máu hay chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, da xanh xao, móng tay giòn. Nếu mẹ bầu thấy những triệu chứng này thì cần nói cho bác sĩ biết để có hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng cũng như viên sắt hợp lý để phòng ngừa tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra trong thai kì.

Khi nào bà bầu nên đi khám bác sĩ?

Khó thở đi kèm hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có thể là triệu chứng của bệnh huyết áp thấp. Đối với những mẹ có tiền sử hen suyễn, cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu thấy khó thở kéo dài, nhịp thở nhanh và đau ngực, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện để được theo dõi và chăm sóc.

Khó thở khi mang thai
Mẹ bầu khó thở khi nằm

Khó thở kết hợp với da chân chuyển sang màu đỏ và sưng to là dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng, cần phải gọi cấp cứu ngay.

1. Khó thở khi mang thai tháng đầu

Tỉ lệ bà bầu gặp phải triệu chứng ở tháng đầu thai kỳ này lên tới 75%. Như đã nói ở trên, triệu chứng này là vô hại và hoàn toàn bình thường và phổ biến, nó xảy ra do những thay đổi tự nhiên mà cơ thể phải trải qua để thích nghi với việc mang thai. Tình trạng này còn được gọi là Dyspnea hoặc Dyspnoea.

Sự khó thở buồn nôn khi mang thai này có thể nặng hơn vào tam cá nguyệt thứ ba và sẽ giảm dần sau khi sinh.

>>> Bạn có thể tham khảo: 5 bài tập yoga sau sinh nhẹ nhàng giúp bạn giảm mệt mỏi

2. Bầu khó thở khi nằm

Tư thế nằm của bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nằm ngửa khi ngủ chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở.

Lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung sẽ đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Áp lực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dòng máu chảy tới thai nhi và khiến mẹ khó thở, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ.

3. Bà bầu khó thở về đêm

Khó thở khi mang thai
Khó thở khi nằm ngửa lúc mang thai

Để hạn chế tình trạng này, khi ngủ bà bầu nên nên nâng cao đầu để mở đường thông thoáng cho đường hô hấp, đồng thời giúp bầu thở nhẹ nhàng hơn. Cũng nên kê cao chân để máu lưu thông tốt. Làm như vậy bạn sẽ tránh được việc khó thở khi mang thai. Ngoài ra, nên chọn những trang phục thoải mái giúp bạn thở dễ dàng hơn. Quần áo chật ở phần giữa ngực có thể gây cản trở hệ hô hấp.

4. Bà bầu khó thở khi mang thai tháng cuối

Ở những tháng cuối thai kỳ khi tử cung càng lớn có thể ép ngược lại phía dưới cơ hoành, khả năng mở rộng của cơ hoành sẽ bị hạn chế, gây nên tình trạng đau lưng khó thở khi mang thai. Có những trường hợp thai nhi khỏe, đạp mạnh, khiến cho tử cung ép chặt lấy cơ hoành làm cho thai phụ có thể bị ngất do không khí không vào phổi kịp.

Vì vậy, nếu cảm thấy khó thở đột ngột hay thoáng qua trong vòng vài phút thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị sớm.

[inline_article id=67049]

Hiện tượng khó thở khi mang thai thường làm mẹ bầu có cảm giác mệt nhọc, nặng nề. Việc chú ý hơn đến cách hít thở, áp dụng các mẹo giảm sổ mũi, nghẹt mũi là cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng này. Bên cạnh đó, mẹ cần đảm bảo dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ để giảm khó chịu.

Nhật Lãm