Khóe móng chân bị sưng đau luôn đem lại cảm giác rất khó chịu khi chúng ta di chuyển; đặc biệt là khi mang giày bí chân. Để xử lý dứt điểm tình trạng khóe móng chân bị sưng đau này; một số thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thể tự chữa trị an toàn ngay tại nhà!
1. Khóe móng chân bị sưng đau là do đâu?
Khóe móng chân là phần rìa ở 2 bên cạnh nằm ở phía ngoài của móng và mọc thuôn ra hai bên. Thực ra, việc lấy khoé móng chân không quá quan trọng vì chúng không gây phiền toái hoặc khó chịu gì cả.
Tuy nhiên, với xu hướng làm đẹp hoàn mỹ như hiện nay thì việc lấy khóe được xem là rất cần thiết để giúp bộ móng của mọi người trở nên gọn gàng và bắt mắt hơn.
Khi lấy khóe móng chân, nếu người làm thực hiện không đúng cách có thể khiến móng chân mọc ngược đâm vào thịt; gây ra hiện tượng khoé móng chân bị sưng đau khi di chuyển, trường hợp nặng còn khiến khoé móng chân bị sưng đau có mủ hôi.
Ngoài ra, tình trạng móng chân mọc ngược (ingrown toenails) xảy ra khi một góc hoặc một bên của móng chân mọc ngược; đâm vào phần thịt mềm. Từ đó, khiến khóe móng chân của bạn bị sưng đau, nặng hơn là có mủ nếu không xử lý kịp thời.
2. Khoé móng chân bị sưng đau phải làm sao?
Nếu bạn đang lo lắng không biết khoé móng chân bị sưng đau phải làm sao; hãy tham khảo một số cách chữa trị ngay tại nhà sau đây.
2.1 Vệ sinh móng chân và các dụng cụ
Bước 1: bạn rửa tay thật sạch với nước và tiến hành làm sạch móng chân để đảm bảo không gây nhiễm khuẩn sau khi thực hiện xong.
Bước 2: Khử trùng tất cả các dụng cụ cắt móng tay, nhíp, que đẩy biểu bì da chết; và các dụng cụ chăm sóc móng khác bằng cồn tẩy rửa hoặc hydrogen peroxide. Sau đó để khô.
Bước 3: Ngâm chân trong nước ấm từ 10 đến 30 phút để làm mềm móng và da. Bạn có thể cho thêm vào muối Epsom, dầu cây trà, giấm hoặc các loại tinh dầu khử trùng khác vào bồn ngâm chân.
Bước 4: Lau khô bàn chân và các ngón chân bằng khăn mềm.
Bước 5: Sau mỗi lần ngâm móng chân, bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh (chẳng hạn như Polysporin) và bôi thuốc lên phần ngón chân bị sưng. Bạn có thể mua loại thuốc mỡ này mà không cần đơn thuốc của bác sĩ; nếu tình trạng khoé móng chân bị sưng đau nhẹ.
>> Bạn xem thêm: Uống nước dừa buổi tối và ban đêm có tốt không?
2.2 Lấy khoé móng chân bị sưng đau có mủ một cách nhẹ nhàng
Bước 1: Nhẹ nhàng xoa bóp vùng da xung quanh móng chân. Điều này giúp cải thiện lưu lượng máu đến khu vực móng chân; và giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Bước 2: Nhẹ nhàng nhấc mép móng chân lên và đặt một miếng bông gòn nhỏ dưới móng chân để làm chệch móng mọc theo hướng khác; và để không ăn vào da.
Bước 3: Cạo lớp da ở hai bên móng bằng dũa móng tay hoặc que đẩy biểu bì để loại bỏ hết tế bào da chết.
Bước 4: Sử dụng kềm cắt móng cá nhân để cắt móng chân; và giữ cho móng dài ít nhất 1-2mm ở đầu móng chân. Cắt góc móng ở vị trí có thể nhìn thấy để giúp giảm áp lực, gây đau lên móng.
Bước 5: Rồi kế tiếp làm sạch khu vực cắt móng chân bằng dầu cây trà hoặc các chất khử trùng khác.
2.3 Chăm sóc vết thương tại khu vực lấy khóe móng chân bị sưng đau, có mủ
Nếu được điều trị đúng cách thì mủ trong móng chân sẽ tự hết sau 48 giờ và tình trạng đau móng chân sẽ khỏi chỉ sau 1 tuần. Ngoài ra, khóe móng chân bị sưng đau và có mủ có thể hoàn toàn tự chữa lành chỉ trong vòng 2 tuần. Khi khóe móng mới được hình thành, lấp đi khoảng trống tại khu vực tổn thương thì cơn đau sẽ không còn nữa.
Bạn cũng nên hạn chế lấy đi khóe móng chân vì chúng không đem lại giá trị thẩm mỹ cao; còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Cũng như tốn thời gian bạn chăm sóc nếu chẳng may bị khóe móng chân sưng đau, có mủ.
>> Bạn xem thêm: Nổi mụn ở mép vùng kín phụ nữ có sao không?
[inline_article id=293573]
3. Khóe móng chân bị sưng đau – Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Lấy khóe móng chân bị sưng đau phải làm sao? Khi nào nên đi gặp bác sĩ? Chính là những câu hỏi thường xuất hiện trong đầu của bạn khi phải gánh chịu những cơn đau đến từ vị trí này.
Tuy khóe móng chân bị sưng đau có thể không quá nghiêm trọng; vì bạn có thể tự mình chăm sóc khóe móng chân bị sưng đau có mủ tại nhà, Nhưng nếu bạn mắc các bệnh mãn tính hoặc gặp vấn đề nhiễm trùng da; việc tự điều trị có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Nhiễm trùng do móng mọc ngược có thể lan đến bàn chân, cẳng chân hoặc cả cơ thể; thậm chí nó có thể dẫn đến nhiễm trùng xương ngón chân. Vì thế, bạn hãy tìm đến bác sĩ khi gặp có triệu chứng nghiêm trọng như sau:
- Bị đau móng chân dữ dội.
- Bị đau hoặc nhiễm trùng ở bất cứ nơi đâu trên bàn chân.
- Mắc các bệnh tiểu đường hoặc các bệnh mãn tính nào khác.
- Gặp các dấu hiệu nhiễm trùng như đau, đỏ hoặc mủ trên móng chân.
- Tình trạng khóe móng chân sưng đau có mủ không cải thiện sau 7 ngày.
Tóm lại, khoé móng chân bị sưng đau có nghiêm trọng không? Giải quyết như thế nào?
Mong rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn giải quyết nhanh tình huống “Lấy khóe móng chân bị sưng đau phải làm sao?”; và có cách chăm sóc khoa học để chấm dứt tình trạng khóe móng chân bị sưng đau một cách hiệu quả nhất.
>> Phụ nữ nên ăn gì để cô bé có vị ngọt và thơm tho bạn biết chưa?
Bên cạnh đó, việc lấy khóe móng chân thực chất không quá cần thiết; bạn cũng không nên thực hiện quá nhiều lần vì dễ gặp phải nguy hiểm nếu không chữa trị đúng cách.