Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ mẹ cần biết!

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về kinh nghiệm đẻ mổ. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm sinh mổ, chúng ta cần hiểu về phương pháp sinh này. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch trên thành bụng và tử cung của mẹ [2]. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch nếu phát hiện sớm các rủi ro khi sinh thường gọi là sinh mổ chủ động. Sinh mổ không có kế hoạch, được bác sĩ chỉ định do phát sinh vấn đề trong khi chuyển dạ gọi là sinh mổ cấp cứu [3].

Hầu hết các ca sinh mổ đều chỉ gây tê phần dưới của cơ thể từ thắt lưng trở xuống [4]. Điều này cho phép bạn tỉnh táo suốt quá trình phẫu thuật mổ lấy thai. Bạn sẽ cảm nhận được thao tác của bác sĩ và nhìn thấy sự chào đời của em bé nhưng không cảm thấy đau đớn. Ngược lại, một số trường hợp sinh mổ khẩn cấp có thể cần được gây mê toàn thân. Điều này nghĩa là bạn sẽ hôn mê suốt trong quá trình phẫu thuật [2].

Kinh nghiệm sinh mổ và cách cải thiện những vấn đề thường gặp

kinh nghiệm đẻ mổ

1. Đau vết mổ

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh mổ. Đối với một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài đến vài tuần. Vì thế, theo kinh nghiệm sinh mổ của nhiều mẹ, bạn không thể bỏ qua bước giảm đau khi sinh. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen. Đối với các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc codein, bạn nên tránh sử dụng và cần tham vấn ý kiến bác sĩ bởi những loại thuốc này thường không được khuyến khích dùng khi bạn cho con bú [5].

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Trong vài tuần đầu tiên sau sinh mổ, bạn cần tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé để không gây ảnh hưởng đến vết mổ [6].

2. Nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng tại vết mổ, trong đường tiết niệu hoặc viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp mẹ không dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật [4], [7]. Trong đó, nhiễm trùng tại vết mổ là phổ biến với các dấu hiệu như gây đau, sưng, đỏ, tiết dịch [4].

Để tránh nguy cơ này, mẹ cần chú ý vệ sinh vết mổ đúng cách, uống thuốc theo toa đã được kê khi xuất viện và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ kiểm tra cũng như kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng nếu có [5], [6].

3. Mẹ sinh mổ gặp khó khăn khi cho bé bú

Mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn khi bắt đầu cho bé bú do vết mổ bị đau, cử động không dễ dàng, mệt mỏi do gây tê hoặc gây mê, sữa về chậm… Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên đảm bảo tiếp xúc da kề da với bé trong 24 giờ đầu sau khi sinh; cho con bú thường xuyên, có thể áp dụng tư thế cho con bú ôm bóng để tránh gây áp lực lên vết mổ và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, nữ hộ sinh khi cần thiết [2], [8].

Các vấn đề thường gặp và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ

kinh nghiệm sau sinh mổ

1. Trẻ sinh mổ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe

Điểm khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Đối với trẻ sinh mổ, hại khuẩn từ bệnh viện thường chiếm ưu thế hơn do trẻ không tiếp xúc với vi khuẩn từ âm đạo của mẹ [9]. Điều này khiến trẻ có thể đối mặt với một số vấn đề sức khỏe liên quan đến:

  • Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi [9], [10]. Các nghiên cứu cũng phát hiện sinh mổ có liên quan mật thiết đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh như tiểu đường, dị ứng thực phẩm… [11]
  • Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [12]. Bên cạnh đó, do trẻ không phải chịu lực ép như khi qua ống sinh nên có thể dẫn đến sót dịch ối trong phổi và gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau [9], [13].
  • Hệ tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng sinh mổ dường như đang làm giảm đi sự đa dạng của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [11]. Qua đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [14] Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [24].

2. Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ

Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, lợi khuẩn… [15] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [11].

Tuy nhiên, trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có các thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

  • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Trong đó, 5 HMOs nhiều là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn [16]. 
  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [19], [20], [21].
  • Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [22].

Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh thường. Thế nhưng, nếu bạn đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chọn cho trẻ công thức sữa phù hợp trong trường hợp không thể cho bé bú thì vẫn có thể giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Những trường hợp phải sinh mổ mẹ bầu cần biết

Ngày nay, nhiều thai phụ chọn phương án sinh mổ vì những lợi ích mà nó mang thai. Tuy nhiên, sinh tự nhiên vẫn tốt hơn theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa. Trừ khi sản phụ thuộc những trường hợp phải sinh mổ như ca sinh khó, ca suy thai, vỡ ối sớm…

Sau đây mẹ sẽ có thông tin những trường hợp phải sinh mổ là gì. Mẹ đọc để biết mình có thuộc đối tượng cần sinh mổ hay không nhé.

1. Quá trình chuyển dạ bị kéo dài

Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là khi quá trình chuyển dạ diễn ra không đúng như “kế hoạch”; hay theo CDC gọi là “chuyển gia đình trệ” (stalled labour) hoặc “chuyển dạ không tiến triển” (failure to progress).

Tình trạng này được hiểu là khi chuyển dạ kéo dài trên 24 giờ; hoặc giai đoạn chuyển dạ hoạt động kéo dài trên 12 giờ.

Ngoài ra, những yếu tố như thai nhi quá lớn so với ống sinh; hay mẹ mang thai nhiều em bé với ngôi thế không phù hợp cũng có thể trì hoãn quá trình chuyển dạ. Trong những trường hợp này, bác sĩ cũng có thể đưa ra quyết định cho sinh mổ nếu sinh thường có nhiều nguy cơ hơn.

>>> Mẹ có thể quan tâm Những điều cần biết khi sinh mổ để có sức khỏe tốt chăm con

2. Nhịp tim thai nhi bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong quá trình chuyển dạ, tim thai thay đổi liên tục là chuyện bình thường; những thay đổi đó sẽ được theo dõi và đánh giá tuỳ trường hợp. Trong một vài trường hợp, nếu thai nhi vẫn có dấu hiệu chịu đựng được và bù trừ tốt; bác sĩ sẽ để chờ đợi và tiếp tục theo dõi tình hình bé liệu có tiến triển tốt hơn không.

Tuy nhiên, nếu mọi chuyện chuyển biến theo chiều hướng xấu, mổ khẩn cấp sẽ được chỉ định. Đây là biện pháp can thiệp nhằm mục đích tránh các di chứng não sau sinh cho trẻ.

3. Vị trí của bé

Để có một ca sinh thường (sinh qua đường âm đạo) thành công cần rất nhiều điều kiện; trong đó, ngôi thai phải là ngôi thích hợp có cơ chế sinh thường, thường là ngôi đầu.

Ngôi thai bất thường là một trong những trường hợp phải sinh mổ, nghĩa là bé ở ngôi ngang (khi em bé nằm ngang trong tử cung); ngôi mông (phần mông của thai nhi nằm ở trước eo trên khung chậu người mẹ, phần đầu của thai ở phía đáy tử cung; tuy nhiên, ngôi mông không phải là chỉ định bắt buộc của sinh mổ); hoặc đầu không “lọt”.

Sinh mổ có thể là cách an toàn nhất để sinh trong những trường hợp này, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang nhiều con.

Những trường hợp phải sinh mổ
Những trường hợp phải sinh mổ: Hình ảnh vị trí thai nhi nằm ở ngôi mông

4. Nhau thai có vấn đề

Khi nhau thai nằm ở vị trí bất thường như nhau tiền đạo (nhau nằm ở đoạn dưới, sát lỗ trong cổ tử cung hoặc che phủ một phần hay toàn bộ lỗ trong); nhau bong non (nhau bong khỏi diện bám trước khi thai ra khỏi tử cung). Đây là sẽ những trường hợp phải sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vỡ ối sớm cũng là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Trong trường hợp như ối vỡ sớm, vỡ lâu; và mẹ chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Nếu tiên lượng việc đi đến cuộc sinh thường qua ngã âm đạo còn lâu dài; nguy cơ cho mẹ và thai nhi nhiều hơn thì bác sĩ cũng có thể quyết định sinh mổ.

6. Tiền sử sinh mổ

Kinh nghiệm sinh mổ
Khi mẹ đã từng có tiền sử sinh mổ trước đó thì mẹ cũng thuộc những trường hợp phải sinh mổ

Tiền sử sinh mổ không phải là chỉ định tuyệt đối của việc mổ lấy thai trong lần này. Tuy nhiên việc sinh thường cũng cần phải được đánh giá rất cẩn thận dựa trên nhiều yếu tố. Nếu các điều kiện để đảm bảo cho cuộc sanh ngã âm đạo không an toàn hoặc không phù hợp với quy định y tế hiện hành thì sẽ đuợc sinh mổ.

[inline_article id = 57448]

7. Tình trạng sức khỏe mãn tính của mẹ

Nếu mẹ có bệnh mãn tính như bệnh tim, tăng huyết áp không kiểm soát,… mà việc sinh thường qua đường âm đạo có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé; bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định mổ lấy thai đối với những mẹ bị hiễm HIV, mắc herpes sinh dục hoặc có những bệnh gây nhiễm trùng khác có thể lây truyền qua cho em bé (vấn đề này còn cần thêm một số yêu cầu và chỉ định khác tuỳ trường hợp cụ thể).

8. Sa dây rốn là một trong những trường hợp phải sinh mổ

Sa dây rốn là tình trạng dây rốn nằm dưới hoặc nằm bên ngôi thai. Lúc này dây rốn sẽ sa xuống cổ tử cung, chui vào trong ống sinh trước cả thai nhi. Điều này khiến cho dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu, làm cho em bé không nhận được đủ lượng máu và oxy.

Sa dây rốn không ophair hiếm hiếm gặp; và là một tình trạng nghiêm trọng cần phải mổ lấy thai tối khẩn cấp.

9. Khung xương chậu bất thường

Một trong những trường hợp phải sinh mổ là khi khung xương chậu của mẹ quá nhỏ để sinh con qua đường âm đạo; hoặc khi đầu thai nhi quá lớn so với ống sinh.

10. Những trường hợp phải sinh mổ: Mang thai nhiều em bé

Mang thai nhiều em bé có thể gây ra nhiều rủi ro khác nhau trong thai kỳ. Nó có thể gây chuyển dạ kéo dài, khiến mẹ bị kiệt sức vì cuộc sanh quá lâu. Nếu ngôi thứ nhất trong song thai không có cơ chế sinh thường, ngôi thai cài vào nhau, diễn tiến sinh của ngôi thứ hai bất thường… cũng có thể là những chỉ định của mổ lấy thai.

những trường hợp phải sinh mổ
Một trong những trường hợp phải sinh mổ đó là mẹ mang thai nhiều em bé

11. Những trường hợp phải sinh mổ: Dị tật bẩm sinh của thai nhi

Để giảm các biến chứng khi sinh, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ đối với những em bé được chẩn đoán mắc một số dị tật bẩm sinh như: não úng thủy hoặc các bệnh tim bẩm sinh để giảm các biến chứng khi sinh.

Một số mẹ không thuộc những trường hợp phải sinh mổ, nhưng vì muốn tránh cơn đau đẻ, hoặc những biến chứng trong quá trình chuyển dạ. Nhiều thai phụ lựa chọn sinh mổ theo kế hoạch (hay còn gọi là sinh mổ chủ động). Với tình huống này, mẹ cứ trao đổi với bác sĩ để xem phương pháp sinh nào phù hợp với mình nhé.

>>> Mẹ xem thêm Sinh mổ chủ động và những điều mẹ cần biết

Nếu sợ mình không chịu đựng nổi cảm giác đau đớn lúc sinh thường, mẹ có thể yêu cầu chọn phương pháp sinh không đau bằng cách tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống.