Categories
Dạy con Nuôi dạy con

Top những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng cần dạy con

Bố mẹ vẫn đang thắc mắc về các kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi giúp tiếp thêm hành trang cho con yêu vào đời vững vàng hơn? Trong bài viết bố mẹ sẽ có thông tin về kỹ năng và cách dạy con.

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ 12 tuổi

Theo WHO, tâm lý của trẻ 12 tuổi chắc chắn sẽ có nhiều sự biến động do ảnh hưởng bởi thay đổi nội tiết tố; và sự phát triển hệ thống thần kinh trong cơ thể. Theo đó, cha mẹ sẽ thấy một sự thay đổi lớn về tâm lý xã hội và cảm xúc; đồng thời là sự gia tăng năng lực nhận thức và trí tuệ.

[key-takeaways title=”Một số sự thay đổi tâm lý của trẻ 12 tuổi đặc trưng bao gồm:”]

  • Phát triển các kỹ năng lý luận mạnh mẽ hơn, tư duy logic và đạo đức.
  • Có khả năng tư duy trừu tượng và đưa ra các phán đoán hợp lý hơn.
  • Có khả năng nhìn nhận quan điểm của người khác và thường muốn làm điều gì đó để giải quyết các vấn đề xã hội mà trẻ thường gặp.
  • Trẻ đang phát triển và củng cố ý thức về bản thân (bao gồm bản sắc tình dục); con sẽ có mối quan tâm ngày càng lớn về ý kiến ​​​​của người khác, đặc biệt là ý kiến ​​​​của bạn bè đồng trang lứa.

[/key-takeaways]

Khi đã hiểu sự phát triển tâm lý của trẻ 12 tuổi; cha mẹ sẽ biết được nhóm các kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho con.

2. Các kỹ năng sống quan trọng cho trẻ 12 tuổi

2.1 Những thói quen sinh hoạt hàng ngày

thói quen sinh hoạt
Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng

– Tự nấu ăn: Đây là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi. Nấu nướng sẽ giúp con biết tự lo cho mình; và học cách nấu ăn cho người khác. Việc này nuôi dưỡng tình yêu thương cho trẻ; và tập cho con ý thức quý thức ăn.

– Tự giặt giũ: Việc này không chỉ đỡ đần bố mẹ mà còn cách dạy con khi 12 tuổi sự tự chủ và riêng tư. Ở tuổi này, nhiều trẻ gái phải đối mặt kinh nguyệt hàng tháng; con trai có thể xuất hiện hiện tượng xuất tinh khi ngủ. Chủ động giặt giũ, trẻ sẽ tự vệ sinh quần áo gọn gàng và khoa học.

– Tự mua đồ tại siêu thị, cửa hàng tạp hóa: Đây cũng là một trong những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng. Cho con đi chợ; đi mua đồ sẽ giúp con biết cách quản lý tiền bạc; cân đối ngân sách gia đình.

– Biết cách duy trì lịch sinh hoạt: Trẻ 12 tuổi cần được học cách xem lịch và sắp xếp lịch của riêng mình. Con có thể tự theo dõi các cuộc giao lưu xã hội, các chuyến đi thực tế; lịch nộp bài tập; ngày sinh nhật của những người thân yêu.

– Nhận trách nhiệm làm công việc nhà: Lúc này, trẻ đã phát triển tương đối đầy đủ về thể chất để có thể đảm nhận nhiều công việc nhà như quét rác; giặt đồ; rửa xe…

– Dọn dẹp phòng ốc: Ở tuổi này, con có phòng riêng, nhưng không có nghĩa con muốn sống bầy hầy thế nào cũng được. Cha mẹ cần giám sát việc dọn dẹp không gian riêng của con; không thể để quần áo, vớ bẩn nhét dưới gầm giường, kẹt cửa.

2.2 Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi học tập hiệu quả

kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi
Kỹ năng sống và học tập cho trẻ 12 tuổi

– Sử dụng phương tiện công cộng: Ở tuổi này, trẻ cần biết được dạy cách xem bản đồ tại các trạm xe buýt; biết cách bắt xe buýt; đặt xe taxi để chủ động di chuyển khi cần. Trẻ cũng cần biết cách ứng phó nếu vô tình bỏ lỡ xe hoặc xuống xe buýt sai trạm. Hãy dạy con cách ngồi hoặc đứng gần người lái xe càng tốt; và yêu cầu sự giúp đỡ nếu cảm thấy không an toàn.

– Tự đến trường và về nhà: Trẻ có thể rủ bạn bè gần nhà cùng đi mà không cần bố mẹ đưa đón.

– Tự chuẩn bị đến trường: Trẻ 12 tuổi không cần được bố mẹ lo cho từng chút khi đến trường nữa. Con phải biết tự chuẩn bị phần ăn, ủi quần áo…

– Chịu trách nhiệm với bài tập về nhà.

2.3 Kỹ năng sống giúp trẻ phát triển bản thân tốt hơn

– Học cách hành xử văn minh, tư cách đứng đắn là kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng: Dù là thời đại máy tính; trẻ vẫn cần thể hiện lịch sự qua cách nói năng thưa thốt; chào hỏi người lớn; học cách bắt tay, cư xử lễ độ khi đến nơi công cộng.

– Cung cấp cho trẻ nhận thức cơ bản về cái chết, tình dục, sinh nở: Nội dung truyền tải cho trẻ 12 tuổi cũng phải cân nhắc cho phù hợp; chuẩn bị cho việc học giáo dục giới tính sâu hơn.

– Tự gói ghém hành lý: Khi gia đình đi du lịch, con phải có vali riêng và tự chuẩn bị đồ đạc cho mình.

– Bảo vệ ý kiến riêng cũng là kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần : Ở tuổi này, trẻ không còn nhỏ để một dạ hai vâng trước bất kỳ ý kiến nào của cha mẹ. Con cần học cách bảo vệ ý kiến riêng của mình.

>> Cha mẹ xem thêm: 15 cách dạy con của người Do Thái đào tạo trẻ thành thiên tài

2.4. Nhóm kỹ năng giúp trẻ 12 tuổi có mối quan hệ tốt

cách dạy con trai 12 tuổi
Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi

– Học cách đồng cảm với người khác: Dạy cho con biết thông cảm với người khác; đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn bao dung hơn. Việc này giúp con trưởng thành về tâm lý; tránh việc bạo hành bạn bè và thú nhỏ.

– Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi – phát triển mối liên hệ với thế giới tự nhiên: Bắt đầu với các kỹ năng hướng đạo cổ điển như cách dựng trại; xác định một số loài chim, động thực vật xung quanh. Trẻ cần học nhận biết các loài thực vật có độc. Ngoài ra, kỹ năng đoán thời gian nhờ vị trí mặt trời; sử dụng la bàn cũng cần dạy con.

– Gắn kết với cộng đồng: Một đứa trẻ không thể trưởng thành nếu không gắn với cộng đồng. Ở tuổi này, cha mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động cộng đồng, hướng đạo sinh, gây quỹ từ thiện.v.v..

– Dạy con ứng xử với nhân viên phục vụ: Con cũng cần học cách gọi món ăn, cảm ơn người phục vụ mình khi đi du lịch. Văn hóa tiền tip cũng nên chia sẻ cho con biết, vì việc này thể hiện sự văn minh của khách du lịch.

– Trồng cây hoặc nuôi thú nhỏ: Chăm sóc vật còn sống sẽ dạy cho con tinh thần trách nhiệm và nuôi dưỡng cảm xúc.

– Biết trông em nhỏ trong thời gian ngắn, không dưới sự giám sát của người lớn.

2.5 Các kỹ năng sinh tồn quan trọng

– Đối phó với việc đi lạc: Cha mẹ nên cùng con lên kế hoạch ứng phó nếu chẳng may bị lạc đường. Con nên biết cách tìm sự hỗ trợ từ các cơ quan công an, hoặc những điểm an toàn để đến chờ cha mẹ. Chẳng hạn thư viện; phòng khám bệnh viện có bàn thông tin và số điện thoại để liên hệ.

– Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi để giải quyết trường hợp khẩn cấp: Trẻ 12 tuổi không chỉ biết gọi người cứu. Con cũng nên biết cách sử dụng bình chữa cháy; dụng cụ cấp cứu để giúp mình và người khác. Con cũng nên biết cách dập từng nguyên nhân cháy. Chẳng hạn không dùng nước để dập lửa cháy do dầu; thay vào đó dùng cát hoặc baking soda làm tắt lửa.

– Bơi lội – kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng: Ở tuổi này, trẻ cần biết cách bơi lội, thả nổi để cứu mình. Trẻ cũng có thể học cách cứu sống một đứa trẻ rớt xuống nước. Ngoài ra, kỹ năng hô hấp nhân tạo cũng cần biết.

>> Bố mẹ có thể cho con xem 10 quyển sách tâm lý trẻ tuổi dậy thì hữu ích giúp con vượt tuổi “ẩm ương”

2.6 Các nhóm kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ 12 tuổi khác

cách dạy con gái 12 tuổi
Kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi cần thiết

– Cho con khoản tiền riêng: Trẻ 12 tuổi cần có tài khoản ngân hàng riêng cho mình. Và để con học cách quản lý tài chính, con nên được dạy phương pháp “3 hũ tiền” cho các mục đích Để dành – Chi tiêu – Chia sẻ.

– Tập cho con sở thích KHÔNG phải đồ điện tử: Đó có thể là vẽ tranh, chơi nhạc cụ, khám phá lịch sử… Những sở thích không dính dáng tới đồ điện tử sẽ giúp con học tập hiệu quả, vận động hợp lý.

– Cách sử dụng điện thoại: Trẻ 12 tuổi sử dụng smartphone rành rẽ hơn cả bạn đấy, không cần dạy con cách dùng. Điều bố mẹ dạy con là cách nói chuyện qua điện thoại lịch sự, thể hiện được cảm xúc. Tập cho con gọi điện về quê cho ông bà, nói chuyện điện thoại với bạn bè.

Giáo dục giới tính cho con: Vừa củng cố cho trẻ những kiến thức đã được dạy từ trước, bố mẹ vừa phải dạy cho trẻ trong độ tuổi 9-12 về tình dục an toàn, cũng như các biện pháp phòng tránh thai. Trẻ cũng cần được dạy về mối quan hệ lành mạnh, và khi nào một mối quen hệ trở nên tồi tệ.

Không chỉ vậy, ba mẹ cũng nên dạy con cách đánh giá những tư liệu giới tính, tình dục trên các phương tiện truyền thông; cái gì đúng, cái gì sai; những điều gì lành mạnh và phù hợp với trẻ; và những kiến thức về thủ dâm.

Bé trai và bé gái sẽ có những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi riêng biệt. Cha mẹ đọc tiếp để nuôi dạy con trong giai đoạn này thật hiệu quả nhé!

3. Cách dạy con trai 12 tuổi kỹ năng sống cho trẻ dậy thì

cách dạy kỹ năng sống cho con
Cách dạy kỹ năng sống cho con trẻ 12 tuổi

3.1 Dạy con cách chia sẻ cảm xúc, tình cảm

Đối với những cậu thiếu niên đang lớn, đây là kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi tuyệt vời. Bố mẹ hãy tạo điều kiện để con chia sẻ về mối tình đầu và những ngày hẹn hò đầu tiên. Từ đó, con sẽ nhận ra, mình không nên vội vàng vì chờ đợi cô gái xinh đẹp sẽ tạo ra những đốm lửa trong tình yêu.

3.2 Cách dạy con trai tuổi 12 đối xử tốt với con gái

Sẽ rất tuyệt nếu con trai học hỏi từ bố mẹ những điều quan trọng về phụ nữ chứ không phải từ bạn bè hay Internet. Bố có thể có thể dẫn con trai đi cùng khi mua hoa cho vợ; đưa con đi mua sắm cùng và lịch sự nói chuyện với thủ quỹ; để đứa trẻ không ngần ngại giao tiếp với những người phụ nữ không quen thuộc.

3.3 Thành quả của sự thắng lợi và cái giá của sự thất bại

Đây là một Sự hiện diện của người bố sẽ làm cho đứa trẻ ngày càng mạnh mẽ và nam tính hơn. Cách dạy con trai tuổi 12 sự thành công và thất bại là thông qua nhiều trò chơi có người cha tham gia; đứa trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui khi chiến thắng; và nhận ra mình phải nỗ lực như thế nào để giành được thắng lợi.

Bên cạnh đó thất bại là điều không thể tránh khỏi; nếu con ngã, người cha sẽ hướng dẫn con đứng dậy và đi tiếp; không có gì phải xấu hổ ngại ngùng.

3.4 Trò chuyện và giúp con tìm ra quan điểm sống của mình

Đây là một cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi tuyệt vời mà người cha có thể rèn luyện cho con trai. Người cha thậm chí không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt mà chỉ cần ở bên cạnh con và trò chuyện với chúng.

Đứa trẻ cần phải hiểu rằng, không chỉ có mẹ mới là người có thể lắng nghe tâm sự của nó mà bố cũng thế. Dưới sự giúp đỡ của bố, đứa trẻ sẽ thấy có nhiều điểm tương đồng; và từ đó hình thành nên quan niệm của bản thân khi nhìn nhận và đánh giá những vấn đề trong cuộc sống.

Sau khi biết cách dạy con trai tuổi 12; bố mẹ đọc tiếp để biết cách dạy con gái tuổi 12 nhé!

[inline_article id=291196]

4. Cách dạy con gái 12 tuổi

kỹ năng cho con gái

4.1 Dạy cho trẻ 12 tuổi kỹ năng sống dùng băng vệ sinh

Con gái 12 tuổi nên được mẹ hướng dẫn cách dùng băng vệ sinh và giữ cơ thể sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt; đây là kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi thiết yếu. Nếu con chưa có kinh, mẹ cũng nên nói với con trước các biểu hiện con sẽ gặp khi có kinh, tránh cho trẻ bối rối.

>> Cha mẹ xem thêm: Lần đầu có kinh nguyệt nên làm gì? Những lưu ý quan trọng

4.2 Bé gái cần biết trân trọng cơ thể của mình

Hiện nay, các phương tiện truyền thông và mạng xã hội có thể khiến bé gái tiếp cận với những thông tin không được sạch sẽ; và mang tính kích dục cao. Có một cách đơn giản  giúp con gái phát triển mối quan hệ lành mạnh và tích cực chính là thể thao.

Nghiên cứu cho thấy rằng thể thao có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sự tự nhận thức và tự tin của một cô gái. Cha mẹ cũng nên nói chuyện với con gái về cơ thể chúng ngay khi còn bé. Dạy cho con tôn trọng cơ thể; kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi quan trọng; bởi nó thuộc riêng về con.

>> Cha mẹ xem thêm: Bố mẹ cần làm gì khi con tuổi dậy thì hỗn láo?

4.3 Suy nghĩ lớn và dám bước ra khỏi vùng an toàn là một kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi

Các bậc cha mẹ nên có phương pháp để phát triển kỹ năng lãnh đạo của con gái mình. Các ông bố có thể tham gia và các việc nhà, như nuôi dạy con cái, còn các bà mẹ có thể làm gương cho con; bằng cách đảm nhận những vai trò lãnh đạo nhất định tại nơi làm việc hay các hoạt động xã hội.

4.4 Cách dạy con gái dậy thì khoan dung với bản thân

Nhiều bé gái vị thành niên bi quan khi thất bại và điều này dễ dẫn đến khả năng trầm cảm cao. Để ngăn chặn, cha mẹ nên dạy kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi như đối mặt với thất bại; tự khoan dung với bản thân mình; thay vì dằn vặt trách cứ bản thân.

Bằng cách này, con có thể tự đứng lên sau những vấp ngã và yêu thương bản thân nhiều hơn.

[inline_article id=226868]

Với những kỹ năng sống cho trẻ 12 tuổi và kiến thức dạy con nêu trên; bố mẹ có thể giúp đứa trẻ đủ trưởng thành thông qua cách dạy trẻ 12 tuổi; để con có thêm hành trang bước vào đời.

Categories
Dạy con Nuôi dạy con

“Tuyển tập” kỹ năng sống cần thiết cho bé

Kỹ năng sống là gì phụ huynh nào cũng biết nhưng không phải ai cũng đã biết cách trau dồi cho con hoặc giúp con học được nhiều kỹ năng sống. Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu về kỹ năng sống để giúp bé yêu trưởng thành mỗi ngày nhé.Kỹ năng sống

Kỹ năng sống an toàn cho trẻ

1. Dạy trẻ ghi nhớ những thông tin cần thiết

Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ họ tên của bé và bố mẹ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ nhà. Tốt nhất, bạn nên viết những thông tin đó vào một tờ giấy và bỏ vào balo, túi áo hoặc túi quần của bé mỗi khi ra ngoài và dặn trẻ giữ mảnh giấy này cẩn thận. Khi cần giúp đỡ, con hãy đưa tờ giấy này cho một người lớn mà con cảm thấy tin tưởng.

2. Dạy trẻ biết nhờ sự giúp đỡ từ người lớn

Để bé không bị mâu thuẫn với việc tránh xa người lạ, bạn hãy cho con chỉ dẫn cụ thể. Ví dụ: Bạn nói với trẻ nên tìm đến các cô chú công an, bảo vệ là những người mặc đồng phục, đeo bảng tên ở công viên, trung tâm mua sắm. Bạn hãy dặn bé, đọc những thông tin cá nhân cần thiết về bản thân, bố mẹ để được giúp đỡ.

3. Công cụ hỗ trợ đặc biệt

Bạn nên chuẩn bị sẵn cho trẻ một chiếc còi hoặc công cụ tạo tiếng ồn để khi bị lạc. Nếu trẻ đã lớn một chút, bạn có thể đưa cho con một chiếc điện thoại phòng khi bị lạc thì có thể gọi cho bạn hay người thân trong gia đình. Hướng dẫn con cách gọi đến những số điện thoại khẩn cấp (cảnh sát, cứu thương) nếu cảm thấy mình đang gặp nguy hiểm.

4. Dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ bản thân bằng cách cảnh giác với người lạ

Để giữ an toàn cho bé, cha mẹ nên dặn con không đi theo và nghe lời của người lạ nếu chưa được sự đồng ý của bố mẹ. Con nên giữ khoảng cách với những người lạ cho con đồ chơi, thức ăn. Bạn nên chỉ cho trẻ cách thu hút sự chú ý của những người lớn xung quanh, khi nào thì cần chạy về ngay chỗ của cha mẹ, hoặc tới chỗ thật đông người.

Kỹ năng sống
Dặn con giữ khoảng cách với người lạ

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non

1. Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân

Ba mẹ nên dạy con luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình để bảo vệ quan điểm mà con cho là đúng.

2. Giúp trẻ biết nhận lỗi sai và tha thứ 

Bất kì ai cũng có thể phạm lỗi lầm và cần sự tha thứ, tha thứ sẽ làm cho tâm hồn con được thanh thản và yêu đời hơn. Lòng vị tha có thể chữa lành những hậu quả tồi tệ nhất. Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ đã nên chỉ cho con điều này, đồng thời khuyến khích bé thể hiện lòng tốt bằng cách giúp đỡ và tha thứ cho người khác.

3. Dạy trẻ kỹ năng sống đánh răng

Sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp là một trong những kỹ năng sống cơ bản cần dạy cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải tìm hiểu làm thế nào để đánh răng và súc miệng từ rất sớm. Khuyến khích, thậm chí khen thưởng khi bé biết cách giữ vệ sinh tốt và có lối sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thường xuyên.

4. Dạy trẻ biết thể hiện lòng tốt và yêu thương vô điều kiện

Khuyến khích trẻ giúp đỡ người khác bất cứ khi nào có thể. Điều này sẽ giúp bé có được lòng từ bi, đồng thời hiểu được sự khác biệt giữa cái bé muốn và nhu cầu trong cuộc sống. Việc trẻ thể hiện lòng tốt, yêu thương vô điều kiện không chỉ là một điều ngọt ngào nên làm mà còn là cách dễ nhất để trẻ có thể “chạm” vào cuộc sống.

5. Dạy trẻ biết chia sẻ

Ba mẹ nên khuyên bé chia sẻ đồ chơi với bạn bè, không nên chỉ giữ khư khư cho riêng mình. Bên cạnh đó, bạn cũng phải dạy con biết cách cảm thông cho những cảm xúc, tâm trạng của những người xung quanh.Kỹ năng sống

6. Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề

Nếu bé ôm chặt chiếc xe tải đồ chơi, không muốn đưa các bạn khác chơi cùng, có thể vì bé nghĩ: “Lỡ bạn ấy lấy luôn thì sao?”. Trong trường hợp này, cha mẹ hãy khuyến khích các con thay phiên nhau chơi đồ chơi đó (bạn có thể chỉ lên đồng hồ, bảo con: “Kim chạy tới chỗ này thì thay phiên”), đồng thời bảo đảm với bé rằng, cho bạn chơi chung không có nghĩa là mình không được chơi đồ chơi đó. Nếu bé cho các bạn chơi chung đồ chơi, thì các bạn cũng chia sẻ lại như thế.

7. Giúp trẻ bày tỏ thái độ

Nếu một đứa trẻ đang giữ riêng một thứ đồ chơi nào đó, bạn hãy giải thích cho con biết, bạn của bé đang cảm thấy thế nào. Ví dụ, bé rất thích cái giỏ nhựa và không muốn ai đụng tay vào. Đừng vội la mắng bé, cha mẹ hãy đặt mình vào tình huống đó để hiểu tâm lý của bé. Biết đâu bạn khám phá ra rằng, bé không cho bạn mình chơi chung cái giỏ chỉ vì đã đựng đầy đồ bên trong hoặc vì bé đặc biệt quý cái giỏ đó do ông nội tặng cháu nhân ngày sinh nhật.

8. Dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ môi trường

Trẻ em sẽ làm tốt việc giữ gìn và bảo vệ môi sinh nếu có tình yêu sâu sắc với thiên nhiên. Tình yêu này cần phải được hình thành từ từ qua các việc làm, trò chơi cụ thể, dưới sự dẫn dắt đúng đắn của người lớn. Hướng dẫn con trẻ từ những việc nhỏ như chăm sóc cây trồng, vật nuôi, tự giác nhặt những đồ vật có nguy cơ làm vấy bẩn môi trường, phân loại những sản phẩm mình thu thập được, khuyến khích việc tái chế.Kỹ năng sống 4

Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

1. Dạy trẻ cách làm việc nhóm hiệu quả

Làm việc nhóm ngay từ khi trẻ còn nhỏ không chỉ giúp cho bé hòa đồng hơn mà còn giúp bản thân có được kết quả tốt nhất trong học tập và lao động tốt. Ngoài ra,  làm việc nhóm còn khiến bé tự tin hơn trong giao tiếp, biết cách tự khẳng định bản thân với tập thể, phát huy cá tính, sự sáng tạo, biết hợp tác với người khác để hoàn thành việc chung.

2. Dạy trẻ suy nghĩ lạc quan và nhìn cuộc sống một cách tích cực

Bạn nên dạy con rằng, cuộc sống rất muôn màu, lúc này thành công nhưng lúc khác có thể thất bại. Quan trọng là sau những thất bại đó, con phải biết đứng lên và làm lại từ đầu. Khuyến khích con nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống bằng cách chỉ cho bé thấy những điều tốt đẹp đang hiện hữu xung quanh.

3. Dạy trẻ không bao giờ ngừng đọc và học hỏi

Ngay từ bé, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách đọc sách bởi thói quen này không chỉ giúp cho trẻ có thể tự khám phá, mày mò những điều hay mà còn giúp cho con rèn luyện tính cách chăm chỉ, cần mẫn. Ngoài kiến thức học từ sách giáo khoa, mẹ cũng nên khuyến khích bé cởi mở, tiếp thu, học hỏi, rút kinh nghiệm từ những bài học tình huống có thật trong cuộc sống, cả tích cực lẫn tiêu cực.Kỹ năng sống

4. Dạy con ngoan biết cách chọn bạn

Hãy giúp bé cách để phân biệt thế nào là người bạn tốt, người bạn xấu qua lời nói và hành vi trực quan trong cuộc sống, từ bạn bè xung quanh. Ví dụ như một đứa trẻ đang bắt nạt một đứa trẻ khác trong hàng xóm hay một đứa bé đang nói bậy, bạn hãy chỉ cho bé thấy đó là điều không đúng hoặc không nên, từ đó bé sẽ bắt đầu có kiến thức về cách chọn bạn và phân biệt bạn xấu, tốt.

5. Dạy con cách tôn trọng và giữ gìn tình bạn

Khuyến khích con cái phải thật thà và hết lòng với bạn. Đôi khi quan điểm của trẻ và bạn bè có thể khác biệt, nên mẹ hãy nói với trẻ: “Đây là việc bình thường, con có thái độ tôn trọng ý kiến của bạn. Con không nên tranh luận gay gắt dẫn đến giận dỗi, sứt mẻ tình bạn”.

Kỹ năng sống ăn uống ở ngoài

1. Chọn nhà hàng phù hợp

  • Nhà hàng có thực đơn cho trẻ em
  • Không phải chờ đợi lâu để có bàn
  • Có ghế đa năng dành cho trẻ em
  • Có không gian riêng tư
  • Có khu vực vui chơi dành cho trẻKỹ năng sống

2. Dạy cho con cách cư xử khi đi ăn ngoài

Bạn có thể chọn một góc riêng trong nhà, bày trí bàn ghế và cho trẻ thực hành các tình huống như ở nhà hàng như gọi món, thay đổi thức ăn để trẻ cảm nhận được sự khác biệt giữa ăn ở nhà và ở ngoài là như thế nào. Bạn hãy để trẻ học theo cách trực quan càng nhiều càng tốt, trong mỗi bài học luôn có sự mới lạ và không khí vui vẻ. Trẻ sẽ thích thú và học nhanh hơn.

3. Để con ngồi lại lâu hơn trong mỗi bữa ăn

Bạn nên gọi trẻ ngồi vào bàn ăn sớm hơn vài phút để chờ đợi các món ăn lần lượt được dọn ra. Sau khi cả nhà ăn xong, bạn hãy giữ trẻ ngồi tại chỗ của mình bằng cách cả nhà cùng trò chuyện, kể cho trẻ nghe những câu chuyện hài hước hoặc nói về những kế hoạch dành cho cả nhà sắp tới.

4. Chọn thời gian đi ăn bên ngoài gần với thời gian dùng bữa của gia đình

Bạn nên chọn thời gian đi ăn bên ngoài hợp lý, trước khi trẻ trở nên quá đói và mệt mỏi và càng gần với thời gian ăn tại nhà của cả gia đình càng tốt. Nếu phải đi ăn trễ hơn nhiều so với khi dùng tại nhà, bạn hãy chuẩn bị một vài thức ăn lót dạ nhẹ cho trẻ và cho phép trẻ ăn ít hơn thường ngày.

5. Thống nhất với con những điều cần tuân thủ khi đến đi ăn ở nhà hàng

Bạn nên thỏa thuận trước với trẻ một số quy định như: Luôn ngồi đúng ghế của mình và chỉ rời chỗ ngồi sau khi được bố mẹ đồng ý, không nói chuyện quá to gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, luôn sử dụng muỗng, đũa khi ăn và tuyệt đối không dùng tay bốc thức ăn, không làm nũng hay cáu kỉnh trong suốt buổi ăn.Kỹ năng sống

Kỹ năng sống độc lập cho bé

1. Nấu nướng

Bé không cần phải biết nấu cả một bàn tiệc sang trọng, nhưng tự thực hiện được một bữa cơm gia đình đơn giản với 1 món mặn và 1 món canh sẽ là điều rất cần thiết cho bé khi phải sống xa bố mẹ trong tương lai.

2. Kỹ năng sống sót trong tự nhiên

Để bé được an toàn trong những chuyến hành trình của mình, cha mẹ đã cần trang bị cho con các kỹ năng cần thiết để tồn tại trong môi trường tự nhiên bằng các chương trình hướng đạo sinh, các trại hè dành cho bé.

3. Bơi lội

Theo thống kê của WHO, mỗi năm Việt Nam có đến 11.500 trẻ em chết đuối. Điều này sẽ không xảy ra nếu các bé biết kỹ năng bơi lội từ khi còn nhỏ. Hiện nay, ở các thành phố lớn có rất nhiều lớp học chống đuối nước cho các bé nhỏ, thậm chí các bé có thể bắt đầu khi chỉ mới 2-3 tuổi. Nếu bé đã lớn hơn, từ 5 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dễ dàng đăng ký các buổi học bơi cho con ở bất kỳ hồ bơi nào.Kỹ năng sống

4. Làm vườn

Bố mẹ có thể cho bé về quê hoặc đi tham quan các khu vườn sinh thái để biết cách trồng một cái cây, chăm sóc một con vật là như thế nào. Việc tiếp xúc với các loại rau củ còn giúp bé có hứng thú với đồ ăn, làm giảm tâm lý biếng ăn. Một việc làm, nhiều lợi ích, sao mẹ không làm ngay nhỉ?

5. Sửa chữa đồ dùng

Bé có thể được học cách chữa những món đồ chơi bằng cách vá, dán keo hay cách sửa chiếc xe đạp của mình. Đó là những bài học sinh động và thú vị giúp bé hiểu cách một đồ vật vận hành. Đồng thời, thông qua việc này, mẹ cũng có thể dạy bé cách tiết kiệm và trân trọng những đồ vật mình có.

6. Sử dụng tiền

Mẹ có thể dạy con những hiểu biết cơ bản như: Chúng ta phải mua mọi thứ bằng tiền, đồng tiền mỗi tháng bố mẹ có được sẽ có giới hạn và với số tiền đó chúng ta sẽ phải chia ra cho những thứ khác nhau. Cho bé cùng đi mua sắm là một bài học trực quan và sinh động nhất về cách sử dụng tiền. Ngoài ra, bạn có thể dạy con tiết kiệm bằng cách mua cho bé ống heo hoặc tạo một tài khoản tiết kiệm riêng cho bé.

7. Giặt giũ

Bạn đừng quên chỉ cho bé cách phân loại quần áo, cách giặt các loại quần áo khác nhau để luôn có được trang phục thật đẹp dù ở nhà hay khi đi học, đi chơi.Kỹ năng sống

8. Quản lý thời gian

Hầu hết các bà mẹ đều phải trải qua cảnh vật lộn hàng giờ mới bước ra khỏi nhà vào buổi sáng, vì bé cưng không hề có khái niệm thời gian. Ngay khi bé có thể nhận biết buổi sáng, buổi tối, thế nào là đợi lâu, thế nào là nhanh chóng, mẹ hãy bắt đầu dạy bé cách ước lượng thời gian.

Những điều cha mẹ cần làm khi dạy kỹ năng sống cho bé

1. Hạn chế la mắng trẻ

Nếu cha mẹ mắng con là “đồ ích kỷ”, rồi trừng phạt khi bé chưa biết chia sẻ hoặc buộc bé phải chia một vật nào đó rất yêu thích thì bạn vô tình gieo rắc nơi trẻ sự oán hận, chứ không phải lòng quảng đại. Để khuyến khích con biết chia sẻ thì sự khích lệ sẽ mang lại hiệu quả tích cực hơn lời quở trách.

Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi thấy bé giữ riêng cho mình một số đồ chơi cụ thể nào đó. Có thể sau này khi trưởng thành, chúng sẽ hiểu được chia sẻ với các bạn khác thì vui hơn là giữ riêng một mình.

2. Làm gương tốt cho con

Để con cái không có tính ích kỉ thì đầu tiên bố mẹ phải luôn là những tấm cho con cái, mở lòng mình, sẵn sàng giúp đỡ mọi người để con cái có thể thấy được và noi theo những hành động của bố mẹ.Kỹ năng sống 10

3. Không áp đặt con

Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam hiện nay vẫn mắc sai lầm trong việc dạy dỗ con. Họ vẫn còn thói quen áp đặt suy nghĩ, kỳ vọng của mình lên con, thay vì thấu hiểu và tôn trọng con. Dạy con cách này, cha mẹ đang vô tình hủy hoại đi sự tự tin và tự chủ chớm hình thành trong con, triệt tiêu đi tư duy sáng tạo của trẻ.

4. Không ngại giải thích cho con vì sao cần làm hoặc không nên làm

Giải thích cho con vì sao mẹ nghĩ việc này nên làm, việc kia không nên làm. Nếu con phản bác lại theo suy nghĩ của trẻ, bạn cũng đừng lấy đó làm phiền lòng, mà chấp nhận tranh biện để con hiểu rằng làm theo lời cha mẹ là tốt. Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ mà vì đó là điều đúng, cần thiết. Kết quả đạt được là tập cho trẻ kỹ năng tự đưa ra quyết định, kỹ năng tự nguyện, tự giác.

5. Không nôn nóng khi dạy kỹ năng sống cho con

Việc rèn kỹ năng, thói quen tốt cho con nên làm có kế hoạch, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Ngay từ ban đầu, nên chọn cho con điều nào dễ làm nhất để tạp dần thói quen tốt cho trẻ. Ví dụ, thức dậy phải xếp mền gối, ăn cơm xong phải cho bát vào bồn rửa.

6. Tôn trọng con

Nguyên tắc quan trọng cha mẹ cần nhớ là luôn tôn trọng và khuyến khích con, thay vì chê bai khi con làm chưa tốt. Đặc biệt không đổ lỗi tất cả cho trẻ.

[inline_article id=226691]

Kỹ năng sống cho trẻ vô cùng quan trọng để giúp con trưởng thành và thành công hơn trong tương lai. Vì vậy, ba mẹ nên kiên trì dạy những kỹ năng sống cho con mỗi ngày nhé.

Marry Baby