Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Góc chia sẻ của mẹ Tít

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Chắc hẳn lần đầu làm mẹ, chị em nào cũng từng trải qua những lúc bối rối như thế đúng không nào? Kinh nghiệm chăm con bị sốt của mẹ Tít trong bài viết này hy vọng có thể mang đến những điều hữu ích cho chị em.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

Vẫn biết rằng trẻ con ho hắng, ốm, sốt là chuyện bình thường, nhưng là mẹ thì ai mà không lo lắng cho được. Mình cũng vậy, những ngày đầu làm mẹbao nhiêu điều bỡ ngỡ.

Mình sinh con vào cuối tháng 11 Dương lịch, tức là khoảng giữa tháng 10 Âm lịch. Lúc này, thời tiết Hà Nội đang lúc giao mùa nên trời nóng lạnh thất thường lắm. Hôm từ bệnh viện về nhà, sáng còn nắng ấm, mình mặc đồ mùa thu. Thế mà đến đêm, đùng một cái trời trở lạnh tê tái. Có lẽ cũng vì thế mà con mình bị ốm và 7 ngày sau mẹ con mình lại phải khăn gói quay lại bệnh viện. 

Sau 2 tuần điều trị thì Tít khỏi bệnh, về nhà. Nhưng cũng từ đó, sức đề kháng của con có vẻ yếu đi. Bé rất hay bị ốm, sốt, có đợt một tháng con sốt đến vài lần. Chăm con lúc khỏe mạnh, mình đã lúng túng, chăm con lúc ốm còn khó hơn rất nhiều. Nhưng việc gì làm mãi cũng thành quen.

Sau này khi con ốm, mình không còn lẩm bẩm với câu hỏi là: “Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?” nữa. Hoặc mình không nghĩ ngay đến việc ôm con tới bệnh viện nữa mà tự tin lên một danh sách các việc chăm sóc bé tại nhà.

1. Kẹp nhiệt độ

Trong nhà mình lúc nào cũng thủ sẵn vài cây kẹp nhiệt độ. Nhiều mẹ thích dùng cây kẹp nhiệt kế điện tử, nhưng mình thì hay dùng loại kẹp nhiệt kế thủy ngân.

Kẹp nhiệt độ điện tử tuy tiện thật đấy nhưng dễ bị hỏng. Trẻ con mà vớ được, bấm nghịch tý toáy thì dễ làm số bị nhảy loạn xạ lên.

Nếu nhiệt độ của con dưới 38ºC thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu trên 38ºC thì mẹ phải cho uống hạ sốt. Còn khi 39ºCmình phải tức tốc đưa con tới bệnh viện ngay. 

Mình thường kẹp nhiệt độ khoảng 30 phút/lần những ngày con sốt nhiều. Khi con đã giảm bệnh thì mình kẹp 4 lần/ngày (sáng, trưa, chiều, tối). Đêm, mình dậy đo nhiệt độ cho con thêm một lần nữa mới yên tâm ngủ tiếp.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt
Kẹp nhiệt độ

2. Hạ sốt 

Mình rất hạn chế cho con uống thuốc hạ sốt. Khi nào con sốt cao và sốt liên tục không giảm mình mới buộc phải dùng đến. Vì thế, mình chỉ dùng các cách hạ sốt dân gian là chủ yếu.

a. Hạ sốt bằng nước ấm

Đây là cách mà bà ngoại Tít thường dùng để hạ sốt khi mình còn nhỏ. Mình cũng áp dụng hạ sốt cho con và thấy hiệu quả.

  • Đầu tiên mình đun một ấm nước sôi, sau đó rót vào phích một nửa để dùng dần. Nửa còn lại mình đổ ra thau rồi chờ nước còn âm ấm.
  • Mình dùng khăn sữa (người Bắc hay gọi là khăn vải màn) nhúng vào nước vò mềm, sau đó vắt khô rồi lau trán, mặt, gáy, cổ, nách, bẹn, hai bàn tay và chân cho bé mấy lần.

b. Hạ sốt bằng chanh 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Đầu tiên mình cho quả chanh tươi vào ngăn mát tủ lạnh để một lúc. Sau đó, mình đem ra cắt thành từng lát mỏng.

√ Mình đặt các lát chanh vào hai bên bẹn của bé. Ở bàn tay, bàn chân thì mình phải dùng gạc cuốn chanh lại cho khỏi bị rơi.

√ Nhiều người dùng lát chanh chà lên trán của bé nhưng mình không làm như vậy vì sợ bé bị xót da. Mình chỉ đặt chanh lên trán của bé thôi. Khi nào kẹp nhiệt độ thấy hạ sốt thì mình gỡ chanh ra. 

Làm gì khi tré sơ sinh bị sốt
Hạ sốt cho bé bằng chanh

c. Hạ sốt bằng miếng dán hạ sốt

Mình cũng hay trữ miếng dán hạ sốt trong nhà, nên nhiều lúc mình kết hợp hạ sốt cả bằng nước ấm lẫn dùng miếng dán hạ sốt.

3. Cho bé mặc đồ thoáng mát 

Lúc con lên cơn sốt, mình cởi bớt quần áo cho bé để cơ thể được tản nhiệt. Từ lúc bé 5 tháng tuổi trở đi, mình thường mặc cho con một bộ đồ cotton mỏng. Còn lúc nhỏ hơn thì cho con mặc áo cotton mỏng nhưng không quấn tã hay mặc quần mà cởi truồng luôn. 

Đặc biệt, mình không bao giờ cho con đóng bỉm lúc bé bị ốm. Vì mặc bỉm bí bách, nóng bức khiến con khó chịu, ngủ không ngon. Thay vào đó, mình rất chịu khó xi con đái, ị, kể cả ban đêm. 

Tuy nhiên, dù có chăm cỡ nào thì cũng không tránh được việc bé tè dầm ra đệm. Nhưng mình nghĩ thà dùng miếng chống thấm đệm rồi giặt ga giường thường xuyên còn hơn là để con phải đóng bỉm.

4. Cho con bú nhiều giấc

Trẻ con khi sốt, mệt mỏi rất lười bú. Vì thế, thay vì giữ các cữ ăn của con như ngày thường thì mình sẽ cho con bú nhiều lần hơn. Mình nghĩ rằng dù không bú được nhiều thì việc ngậm ti mẹ cũng khiến con cảm thấy dễ chịu. Vì thế, cứ lúc nào con tỉnh giấc là mình lại cho bú. 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt

5. Mẹ ăn nhiều rau xanh, trái cây 

Ngày thường mình đã ăn nhiều rau xanh rồi, nhưng khi con ốm mình còn ăn nhiều hơn. Mình nghĩ lúc này cần phải ăn nhiều rau, quả để con hấp thụ được nhiều vitamin cho mát và tăng sức đề kháng. 

Lúc bé dưới ba tháng tuổi, vì sợ ăn chua thì con sẽ bị đi tiêu chảy nên mình không uống cam sành. Mình thường mua cam Canh hoặc bưởi Diễn để ăn. Vì hai loại này ngọt dịu lại không có vị chua như cam và bưởi bình thường.

6. Vệ sinh phòng ngủ

Khi bé bị ốm, mình thường dẹp bớt đồ đạc để không gian được thông thoáng. Đồng thời, thay vì giặt chăn, màn một lần/tuần thì mình sẽ giặt 2-3 lần. 

7. Bật nhạc nhẹ

Lúc ốm sốt, trong người bé bứt rứt khó chịu nên mình hay hát ru hoặc bật nhạc thiền, nhạc du dương hoặc hát ru để giúp bé an thần.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt
Bật nhạc nhẹ để giúp bé an thần, dễ đi vào giấc ngủ

8. Hạn chế tắm 

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Kinh nghiệm của mình là cứ lúc nào thấy con có vẻ không khỏe, mình sẽ cho bé ngừng tắm. Thay vào đó, mình chỉ dùng nước ấm, pha với nhúm muối hạt để lau người cho con. Muối giữ ấm lỗ chân lông, giúp con tránh bị nhiễm lạnh sau khi tắm hoặc lau người rất tốt đấy các mẹ ạ.

[inline_article id=173833]

Ngoài ra, lúc con bị sốt thì hay đổ nhiều mồ hôi nên mình thường thay quần áo cho bé nhiều lần trong ngày. 

Ngày xưa mình cũng không biết làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt đâu, nhưng rồi từ khi làm mẹ, chăm con ốm nhiều thì rút ra được chút kinh nghiệm. Mình hy vọng bài chia sẻ này sẽ có ích cho các mẹ có con nhỏ. 

Hanako

 

 

 

 

 

 

 

Categories
Sự phát triển của trẻ Sức khỏe bé sơ sinh Năm đầu đời của bé

Trẻ sơ sinh bị sốt nguyên nhân là do đâu, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh bị sốt là tình huống khá hệ trọng nhưng lại thường xuyên xảy ra. Bởi vì bé còn nhỏ nên có hệ miễn dịch yếu.

Nhiều trường hợp trẻ mới 10 ngày tuổi đã bị sốt. Tỷ lệ trẻ 2 tháng, 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng tuổi bị sốt cũng rất cao. Nếu không biết bé sơ sinh bị sốt phải làm sao có thể làm trẻ gặp nguy hiểm.

1. Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là bị sốt?

Sốt là phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các loại vi khuẩn; virus gây bệnh. Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt khi nhiệt độ (được đo ở tai và trán trước) lớn hơn 37,5 độ.

Có 3 mức độ khi trẻ sơ sinh bị sốt:

  • Từ 37,5 – 38 độ: Bé bị sốt nhẹ, mẹ không cần quá lo lắng.
  • Từ 38 – 39 độ: Bé có nguy cơ sốt cao và rất cần mẹ chăm sóc kỹ.
  • Gần đến 40 độ: Tình trạng nguy hiểm, có thể đi kèm dấu hiệu co giật. Mẹ cần đưa con đi khám ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt; cha mẹ cần đưa con đi bác sĩ ngay.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị sốt cũng có những triệu chứng khác như: bú ít, mệt mỏi, bé hay quấy khóc, cáu kỉnh.

2. Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị sốt?

cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt
Nên làm gì để hiểu nguyên nhân khi trẻ sơ sinh bị sốt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời mẹ cũng nhớ quan sát thêm các triệu chứng đi kèm như bé bị rét run, xuất huyết; co giật, khó thở, người tím tái, ngủ li bì,…

2.1 Nguyên nhân bệnh lý

– Sốt phát ban

Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban là bệnh phổ biến ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi bé bị sốt cơ thể bé sẽ nổi các ban đỏ hồng kèm theo sốt cao. Khoảng 95% trẻ em dưới 2 tuổi từng bị nhiễm sốt phát ban. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 ngày.

– Sốt xuất huyết

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng do sức đề kháng còn yếu. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa cần bổ sung các thực phẩm lợi sữa để có đủ sữa cho con bú. Khi thấy trẻ bỏ ăn, sốt cao nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có biện pháp xử trí kịp thời.

– Sốt siêu vi

Trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi là bệnh thường gặp khi chuyển mùa, nhiều nhất là vào mùa hè. Mặc dù hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.

– Vi khuẩn hoặc virus xâm nhập

Trẻ sơ sinh bị sốt khi mắc các bệnh do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ… đều có thể khiến bé bị sốt.

Theo các chuyên gia, khi trẻ bị sốt virus, về nguyên tắc, bố mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, chẳng hạn khi trẻ sốt cao cho hạ nhiệt, chườm mát, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả.

2.2 Nguyên nhân sinh lý hoặc sinh hoạt

– Tiêm phòng

Trẻ bị sốt khi tiêm phòng, khi cho bé đi tiêm phòng, có thể do các thành phần của thuốc; đặc biệt là vắc xin ho gà sẽ dễ khiến bé bị sốt. Tình trạng sốt này thường sẽ tự hết sau 1-2 ngày.

– Do viêm họng hoặc mọc răng

Trẻ sơ sinh bị sốt do viêm họng không quá nguy hiểm nhưng cần được theo dõi sát sao vì có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.

Ngoài ra, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đang trong quá trình mọc răng cũng có thể bị sốt. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng tốt nhất là nên uống nhiều nước, massage nướu… cho bé bớt khó chịu.

>> Mẹ xem thêm: Làm sao để biết trẻ sơ sinh đang bị sốt do mọc răng?

– Thay đổi thời tiết

Đưa trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao dẫn đến sốt. Nếu đang ở ngoài trời nắng mà đưa ngay vào phòng có điều hòa nhiệt độ thấp cũng khiến trẻ sơ sinh bị sốc nhiệt rồi bị sốt.

– Mẹ quấn bé quá kín

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi nếu quấn quá nhiều lớp khăn hoặc lớp quần áo có thể khiến trẻ bị tăng thân nhiệt, gây sốt nhẹ. Tình trạng này thường khiến trẻ bị sốt về ban đêm vì cha mẹ sợ trẻ lạnh nên bao bọc kỹ hơn.

>> Mẹ xem thêm: Dấu hiệu bé gái bị hăm vùng kín do quấn tã

– Hệ miễn dịch yếu

Khi trẻ sơ sinh bị sốt do những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể; và hệ miễn dịch chưa tạo ra đủ các kháng thể chống lại những tác nhân này.

Quá trình này sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da. Lúc này cha mẹ có thể thấy trẻ bị sốt và chân tay lạnh.

3. Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bị sốt

Thông thường khi trẻ sơ sinh bị sốt, biểu hiệu đầu tiên chính là cơ thể của con sẽ nóng lên. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên biết thêm những triệu chứng của bệnh khác cũng bắt nguồn từ sốt.

Vì sốt không phải là một loại bệnh nhưng lại là triệu chứng của một số bệnh lý nào đó. Ngoài ra, khi sốt quá cao có thể dẫn đến những cơn co giật rất nguy hiểm.

Vì vậy, mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau:

  1. Bé bú ít hơn ngày thường.
  2. Bé ngủ kém, ngủ không ngon giấc.
  3. Xuất hiện các nốt phát ban trên da.
  4. Trẻ bị nóng sốt nằm mê man, ngủ li bì.
  5. Dấu hiệu mất nước như tã không bị ướt trong thời gian dài, miệng và môi khô.

Như đã nêu ở trên, đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng.

4. Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt mẹ nên làm gì?

Bé sơ sinh bị sốt phải làm sao
Bé sơ sinh bị sốt phải làm sao?

Nếu trẻ sơ sinh dưới 3 tháng bị sốt, cha mẹ nên đặc biệt chú ý tới những dấu hiệu đi kèm cơn sốt của bé.

Vậy trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt nên làm gì?

  • Không dùng thuốc hạ sốt (trừ khi bác sĩ yêu cầu).
  • Cha mẹ không giấu bất kỳ dấu hiệu nào với bác sĩ khi trẻ sơ sinh bị sốt.
  • Nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38°C trở lên, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị sốt thường không có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng như trẻ lớn. Điều này rất nguy hiểm vì bé có thể bị nhiễm trùng máu hoàn toàn (nhiễm trùng huyết) mà không thể hiện các triệu chứng điển hình.

Nếu sau khi thăm khám trẻ bị sốt không do các bệnh cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường; bác sĩ có thể chỉ định bé làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định liệu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay không; và chọc ống sống thắt lưng để xem bé có bị viêm màng não không.

LƯU Ý: Không phải khi mẹ thấy cơ thể bé nóng hơn bình thường có nghĩa là trẻ sơ sinh bị sốt. Sau đây, mẹ sẽ biết cách đo thân nhiệt cho con và biết liệu bé có đang bị sốt hay không.

5. Cách đo nhiệt độ chính xác khi trẻ sơ sinh bị sốt

trẻ sơ sinh bị sốt
Bé trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao để nhận biết? Cách đo thân nhiệt chính xác khi bé bị sốt

Hầu hết các bậc cha mẹ đều dựa theo quán tính để biết con mình có bị sốt hay không bằng cách sờ vào trán; hoặc vào người xem thân nhiệt có nóng không. Và hầu như mọi trường hợp đều mặc định rằng người bé trở nên nóng hơn là bé đã bị sốt.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, để đo thân nhiệt của con được chính xác, mẹ dùng nhiệt kế và đo ở miệng, nách, và hậu môn. Đây là những vùng cơ thể của con cho ra thân nhiệt chính xác nhất.

Sự chênh lệch nhiệt độ khi đo thân nhiệt:

  • Nhiệt độ trực tràng: > 38°C.
  • Nhiệt độ miệng: > 37,5°C.
  • Nhiệt độ tai: > 38°C.

5.1 Đo thân nhiệt ở trực tràng (hậu môn)

Hậu môn luôn là nơi phản ánh nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Các bác sĩ thường khuyên bố mẹ rằng nên đo nhiệt độ ở hậu môn đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Cách đo nhiệt độ ở hậu môn cho bé:

  • Mẹ chọn mua nhiệt kế có một đầu nhọn, tay cầm to.
  • Tiệt trùng nhiệt kế trước và sau khi đo nhiệt độ cho bé.
  • Mẹ để cho đầu nhọn đi vào hậu môn bé vài cm là được.
  • Để dễ thực hiện đo nhiệt độ cho con, mẹ có thể bôi thêm Vaseline vào đầu ống đo.
  • Khi thực hiện, mẹ chỉ cần đưua khoảng 1,3 – 2,5 cm là được. Mẹ thực hiện chậm và cẩn thận để không làm tổn thương con.

Tuy nhiên, cách này thì không phải bé nào cũng cảm thấy thoải mái, vì vậy mẹ có thể chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho bé.

5.2 Đo thân nhiệt ở vùng nách của trẻ

Đo nhiệt độ ở nách là cách đơn giản và an toàn hơn so với đo ở hậu môn. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 0.5ºC; nhất là đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Cách đo nhiệt độ ở nách cho bé:

  • Vệ sinh nhiệt kế bằng cồn y tế.
  • Cho nhiệt kế ép sát vào nách của bé.
  • Mẹ có thể ôm và trò chuyện để đánh lạc hướng để bé không cựa quậy nhiều.
  • Khi nhiệt kế kêu “bíp”. Mẹ lấy nhiệt kế ra khỏi nách của bé, và xem kết quả hiển thị.

5.3 Đo thân nhiệt ở miệng của trẻ

Đo nhiệt độ ở miệng chỉ thích hợp sử dụng cho các bé lớn từ 4 – 5 tuổi trở lên. Vì lúc này bé mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn nhất.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nóng đầu nhưng không sốt phải làm sao?

6. Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ phải làm sao?

bé bị sốt
Trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao, mẹ nên làm gì?

Nhiều cha mẹ mong muốn biết làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt. Dưới đây là những cách xử lý khi bé bị sốt:

6.1 Tắm bằng nước ấm

Khi tắm bằng nước ấm, nước sẽ bốc hơi từ làn da của bé và sẽ giúp thân nhiệt hạ xuống. Ngoài ra, tắm còn giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.

Mẹ cần đảm bảo nhiệt độ của nước phải ít hơn nhiệt độ của cơ thể bé khoảng 2 độ; và chỉ tắm nhanh trong 5 phút. Tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh vì sự chênh lệch nhiệt độ cao có thể khiến bé rùng mình, ớn lạnh; tình trạng có thể trở nên xấu hơn.

Nhiều mẹ thường truyền tai nhau rằng tắm bằng rượu có tác dụng hạ sốt nhưng đây là quan niệm sai lầm cha mẹ nên tránh. Vì trẻ có thể sẽ bị ngộ độc rượu khi rượu được hấp thu qua da.

6.2 Làm mát bằng khăn ấm

Nếu con bị sốt nhẹ thì mẹ cần tìm cách hạ sốt cho con bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người nhất là vùng bẹn và nách của con. Đây là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh tại nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh.

Cha mẹ chỉ cần nhúng vài chiếc khăn với nước ấm sau đó vắt cho ráo nước rồi đắp lên người bé, đặc biệt nhất là ở những vùng trán, nách, chân, tay và bẹn. Liên tục thay khăn mới khi chiếc khăn cũ đã khô nước.

6.3 Chọn quần áo nhẹ thoáng cho con

Mẹ ưu tiên thay cho con những bộ quần áo gọn nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt. Bởi vì khi con bị sốt, cơ thể của con sẽ ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi làm ướt áo sẽ khiến con cảm thấy khó chịu, ớn lạnh; thậm chí làm con bị sốt con cao.

6.4 Để bé ở nơi mát mẻ

Nhằm giúp bé cảm thấy dễ chịu và hạ sốt mẹ nên cố gắng tạo điều kiện cho phòng của bé luôn được mát mẻ, không nên để bé ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ bị sốt là từ 21-23ºC.

>> Mẹ xem thêm: Nhiệt độ phòng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là an toàn, phù hợp?

6.5 Bổ sung nước cho con

Việc làm này không chỉ có tác dụng hạ sốt mà còn giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước do sốt gây ra.

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi: mẹ nên cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên hơn.
  • Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên: mẹ có thể giúp bé hạ sốt bằng cách cho bé uống thêm nước trái cây tự nhiên. Bổ sung nước cho cơ thể bằng cách ăn các món cháo loãng, súp.

Mẹ có thể cho bé dùng thêm những loại thuốc hạ sốt thông thường dưới dạng gói hoặc siro để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần phải được sự hướng dẫn của bác sĩ.

>> Mẹ xem thêm: Trẻ bị trúng gió nôn nhiều phải làm sao?

6.6 Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì để tốt cho sữa?

Một trong những cách hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian là mẹ có thể uống nước sắc lá tía tô giúp giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.

Khi bé bú sữa mẹ có chứa các hoạt chất từ lá tía tô sẽ có tác dụng làm cơ thể ấm nóng lên rồi tiết mồ hôi thải độc tố giúp trẻ sơ sinh hạ sốt nhanh hơn.

Cách thực hiện: 10 cành tía tô, rửa sạch, để ráo nước rồi giã lấy nước cốt uống trực tiếp sau đó cho bé bú. Áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt sẽ có hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị sốt.

Tuy nhiên, mẹ không nên quá tin vào liệu pháp này vì chỉ là phương pháp từ dân gian.

6.7 Mẹ KHÔNG nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?

Những điều mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị sốt:

  • Mẹ tuyệt đối không ủ hoặc quấn con quá kín vì sợ con bị cảm lạnh.
  • Mẹ không được dùng nước lạnh, nước đá để làm mát cơ thể của con.
  • Mẹ không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như aspirin để hạt sốt cho con.

>> Xem thêm: Trẻ bị sốt có nên bật quạt? 5 nguyên tắc cho bé nằm quạt

7. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho bé sơ sinh bị sốt

Một trong những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt đó chính là cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, cha mẹ cần phải lưu ý:

  1. Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol).
  2. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  3. Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé; chứ không phải là theo độ tuổi.
  4. Không được cho bé uống aspirin; vì nó có liên quan đến hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

[key-takeaways title=”Bài viết liên quan:”]

[/key-takeaways]

Trẻ sơ sinh bị sốt là biểu hiện thông thường khi cơ thể sản sinh ra những kháng thể chống lại bệnh. Mẹ hãy bình tĩnh sử dụng nhiệt kế để biết chính xác bé đang bị sốt quá cao; hay chỉ dừng ở mức “hâm hấp” trước khi đưa ra hướng xử lý.