Categories
Giai đoạn hậu sản Sau khi sinh

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Biết để điều chỉnh cách cho con bú ngay còn kịp nhé mẹ!

Mẹ hãy theo dõi bài viết sau đây của MarryBaby để có câu trả lời nhé.

Nguyên nhân khiến lượng sữa nhiều hay ít

1. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều

Sữa mẹ nhiều dẫn đến bị dư sữa thường tiếp diễn sau 4 tuần đầu tiên hoặc lâu hơn do nhiều nguyên nhân. 

1.1 Các kiểu cho con bú 

  • Cho bé bú một bên vú vì sở thích của bé
  • Cho bé bú theo lịch trình định sẵn thay vì theo nhu cầu
  • Bơm sữa quá nhiều trước khi cho con bú để làm cho vú mềm và trẻ dễ ngậm hơn

1.2 Mẹ bị dư thừa hormone prolactin 

Đây là hormone kích thích sản xuất sữa trong máu của mẹ (hyperprolactinemia), gây tình trạng sữa mẹ quá nhiều.

1.3 Khuynh hướng di truyền

Sữa mẹ tiết quá nhiều cũng có thể do yếu tố di truyền.

2. Nguyên nhân khiến lượng sữa ra ít

2.1 Sữa mẹ thực sự ít

Mặc dù không phổ biến nhưng nguồn cung cấp sữa mẹ thấp cũng có thể xảy ra. Tình trạng này do một số tác nhân ngăn cơ thể sản xuất đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, không phải tác nhân nào cũng có thể kiểm soát và khắc phục.

Các tác nhân đó có thể bao gồm kiệt sức, căng thẳng tột độ, có tiền sử phẫu thuật vú, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), sinh khó hoặc khó hồi phục, một số loại thuốc, ngực kém phát triển, bệnh tật, ung thư vú hoặc không tiết sữa được.

2.2 Em bé ngậm ti không đúng cách

nguyên nhân khiến lượng sữa ra nhiều hay ra ít

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nguồn sữa mẹ ít là do em bé không ngậm vú đúng cách, từ đó, sữa tiết ra ít. 

Nếu mẹ không chắc liệu em bé có đang ngậm vú đúng hay không, mẹ hãy thử thay đổi vị trí cho con bú để tạo ra sự khác biệt hoặc mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn nếu cần nhé.

2.3 Cho bé bú thất thường

Đây là một nguyên nhân phổ biến khiến lượng sữa mẹ ít đi. Hầu hết trẻ sơ sinh cần bú mẹ 2 – 3 giờ/ lần, cả ngày lẫn đêm. 

Nếu bé ngủ trong thời gian dài giữa các lần bú, ngậm vú giả hoặc không bú mẹ đều đặn, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ít sữa hơn.

Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ theo nhu cầu bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đói và đánh thức trẻ sau giấc ngủ ngắn 3 giờ/lần để cho bú.

2.4 Thời gian cho bé bú quá ngắn

Mỗi lần cho con bú, mẹ hãy cho bé bú mỗi bên khoảng 10-15 phút. Nếu bé bú ít hơn 5 phút thì khả năng cao bé không có đủ thời gian để bú hết sữa trong bầu ngực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa của mẹ.

2.5 Bé tăng trưởng vượt bậc

Khi em bé trải qua giai đoạn phát triển vượt bậc, bé sẽ có cảm giác thèm ăn và thường xuyên thấy đói. Vì thế, bạn sẽ cảm thấy như mình bị thiếu sữa, nhưng sự thật chỉ đơn giản là nguồn sữa của mẹ chưa đáp ứng kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của em bé thôi.

Nếu bạn cho bé bú khi bé có dấu hiệu đói, cơ thể bạn sẽ nhận ra nhu cầu tăng lên và sẽ tạo ra nhiều sữa mẹ hơn. 

>>Xem thêm: Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều?

Chắc hẳn đây là phần mà mẹ quan tâm nhất, sau đây là các dấu hiệu giúp mẹ trả lời được câu hỏi “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”.

1. Trường hợp sữa mẹ nhiều 

  • Mẹ gặp tình trạng rò rỉ nhiều sữa
  • Mẹ bị đau vú do cảm thấy quá no
  • Sữa mẹ nhiều khi bé tăng cân quá nhanh
  • Mẹ bị tắc ống dẫn sữa hoặc bị viêm vú tái phát
  • Em bé nuốt nước bọt, ho, hoặc nghẹn trong khi bú
  • Em bé thường xuyên tách khỏi vú trong khi đang bú
  • Bé luôn quấy khóc giữa các lần mẹ cho bú và/hoặc đòi bú (ngay cả sau khi uống nhiều sữa)
  • Phân bé màu xanh lá cây, có bọt hoặc chảy nước; thậm chí có thể có chất nhầy hoặc máu trong phân
  • Bé được chẩn đoán là “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

2. Trường hợp sữa mẹ ít

Em bé có thể bị chậm đi tiêu, giảm lượng nước tiểu, vàng da, sụt cân từ khi sinh ra và mắc chứng ngủ lịm. Trong khi bú, trẻ có thể biểu hiện buồn ngủ hoặc khó chịu với vú mẹ, hoặc chỉ bú liên tục trong thời gian ngắn. 

Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, để đánh giá lượng sữa của mẹ, mẹ có thể đo lượng sữa của mình bằng cách kiểm tra cân nặng của con trước và sau mỗi lần cho con bú (kể cả quần áo và phụ kiện đi kèm) trong 24 giờ. Sản lượng sữa trung bình bình thường đối với trẻ đủ tháng khỏe mạnh sẽ dao động từ 750- 800 ml/ngày (khoảng 478-1356 ml/ngày).

>>Xem thêm: Lý giải: Sữa mẹ màu gì thì tốt cho sức khỏe của con nhỏ?

Dấu hiệu cho thấy bé uống đủ sữa

Dưới đây là một số cách giúp mẹ biết rằng con có đang bú đủ sữa hay chưa:

  • Má của bé đầy hơn khi bú
  • Bé vui vẻ và hài lòng sau khi bú
  • Mẹ có thể cảm thấy buồn ngủ sau khi cho bé bú
  • Ngực mẹ mềm hơn và không cứng sau khi cho bú
  • Em bé tự nhả núm vú ra hoặc ngủ thiếp đi
  • Mẹ nghe thấy bé nuốt sữa trong khi bú

dấu hiệu cho biết bé đã uống đủ sữa

Em bé gặp vấn đề gì nếu uống dư hoặc thiếu sữa mẹ?

Sau khi đã có câu trả lời cho băn khoăn “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ có thể tò mò liệu bé có gặp nguy hiểm khi bú quá nhiều hoặc quá ít sữa mẹ không.

1. Trường hợp bé thiếu sữa mẹ

  • Bé có vẻ rất buồn ngủ hoặc mắc chứng ngủ lịm. Trẻ không bú đủ sữa sẽ có nguồn năng lượng rất thấp. Bé thường sẽ ngủ từ 4 tiếng trở lên mỗi lần.
  • Bé không lấy lại cân nặng khi sinh sau 10-14 ngày tuổi hoặc tăng cân chậm hơn dự kiến. Bé tăng 155-240 gram hoặc 5,5-8,5 ounce mỗi tuần là bình thường.

2. Trường hợp bé thừa sữa mẹ

  • Bé đi nặng có phân màu xanh lá cây, kèm theo bọt, chất nhầy hoặc máu
  • Bé có thể bị “trào ngược”, “đau bụng”, “không dung nạp đường sữa” hoặc thậm chí là “chậm lớn”

>>Xem thêm: Các bệnh về vú khi cho bé bú: Mẹ phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả!

Cách xử trí cho từng trường hợp

Bên cạnh trăn trở “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều”, mẹ cũng muốn biết cách tăng lượng sữa mẹ và cách giảm lượng sữa mẹ trong từng trường hợp cụ thể.

1. Trường hợp sữa mẹ quá nhiều

Mẹ có thể “cho bú theo cữ” (block feeding). Đây là một phương pháp có thể giúp giảm lượng sữa chỉ trong vài ngày, dưới đây là cách thực hiện.

  • Chọn một khung thời gian, thường là từ 3- 4 tiếng và chỉ cho bé bú một bên vú trong thời gian đó, sau đó đổi sang vú bên kia trong khoảng thời gian tương tự. Tiếp tục thực hiện cách này trong một vài ngày.
  • Mẹ có thể vắt một lượng sữa nhỏ từ bên vú không sử dụng bằng tay để giảm bớt áp lực. Phần sữa còn lại trong bên vú không sử dụng sẽ kích thích vú mẹ giảm sản xuất sữa.

Phương pháp này giúp đảm bảo một bên vú luôn chứa sữa dư. Điều này sẽ kích hoạt cả hai bên vú giảm sản xuất sữa và dần dần sẽ giải quyết tình trạng thừa cung sữa. 

2. Trường hợp sữa mẹ quá ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều đã rõ, nếu sữa quá ít, mẹ hãy tham khảo những cách sau đây nhé:

2.1 Cho bé bú thường xuyên

Cách tốt nhất để tăng nguồn sữa mẹ là cho con bú thường xuyên hơn. Theo đó, mẹ nên cho bé bú ít nhất 3 tiếng/lần và duy trì thói quen này để kích hoạt cơ thể bạn sản xuất nhiều sữa hơn. 

2.2 Nắn vú khi cho con bú

Bạn cũng có thể thử thực hiện động tác ấn vú khi cho con bú, tức là bạn giữ vú của mình giữa ngón tay cái và các ngón tay, sau đó bóp nhẹ khi bé chỉ bú mà không bú.

2.3 Để bé nằm nghiêng một bên

Nếu có thể, mẹ hãy cố gắng giữ bé nằm nghiêng một bên cho đến khi bầu vú cạn sữa hoàn toàn trước khi đổi bên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hút sữa sau khi bé bú xong để đảm bảo sữa trong vú được hút cạn. Bởi vì khi bạn hút hết sữa ra ngoài, cơ thể sẽ được kích thích để tạo ra một lượng sữa lớn hơn cho lần bú tiếp theo.

Hơn hết, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng, uống nhiều nước, sinh hoạt và đảm bảo giấc ngủ điều độ nhé. Hy vọng những chia sẻ về “làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều” trên đây đã giúp ích cho mẹ.  

Categories
Sự phát triển của trẻ Năm đầu đời của bé Cho con bú

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa mẹ, nhận biết sớm không “cản” đà tăng trưởng của con

Sữa mẹ là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng và kháng thể, rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng thuận lợi trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Có mẹ sữa về nhiều, có mẹ lại ít sữa. Mặc dù không thể xác định chính xác lượng sữa bé đã dung nạp vào cơ thể là bao nhiêu nhưng mẹ có thể dễ dàng đoán được bé đang đói qua các dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

>>> Mẹ có thể xem thêm: 9 công dụng tuyệt vời của sữa mẹ

Dựa theo thời gian bú, cân nặng, mức độ tã ướt, dấu hiệu sữa về… mẹ có thể biết được khi nào bé không bú đủ sữa mẹ. Sau đây là 7 hiệu bé bú không đủ sữa có thể mẹ chưa biết.

Con chậm tăng cân 

Theo dõi cân nặng của con cũng là một cách giúp mẹ biết bé bú có đủ sữa hay không. Thông thường em bé sơ sinh có thể giảm 5-7%, thậm chí là 10% cân nặng trong một vài ngày đầu sau sinh. Sau 1 tuần, cân nặng của con sẽ quay về mức lúc mới chào đời và bắt đầu tăng cân. Trung bình cân nặng tăng thêm khoảng 20-30g mỗi ngày. 

Việc bé xuống cân hoặc chậm tăng cân cũng là một trong những dấu hiệu bé bú không đủ sữa.

Mẹ có thể tham khảo mức cân nặng chuẩn của bé trong 12 tháng đầu để biết con có chậm cân hay không.

  • 0-3 tháng: tăng thêm khoảng 100-200g mỗi tuần.
  • 3-6 tháng: tăng thêm khoảng 100-140g mỗi tuần.
  • 6-12 tháng: tăng thêm khoảng 60-100g mỗi tuần.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Học ngay 6 cách giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh

Thời gian bú quá ngắn hoặc quá dài

Thời gian trung bình cho một cữ bú của con khoảng 10-20 phút. Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là khi thời gian này dưới 5 phút hoặc kéo dài hơn 1 giờ. Bên cạnh theo dõi thời gian bú, mẹ cần xem bé mút ti có đều đặn hay không. Thông thường nếu đủ sữa, bé sẽ mút đều đặn. Trường hợp bé mút ngắt quãng, rất có thể lượng sữa mẹ tiết ít hoặc bé đang gặp vấn đề về ngậm bắt ti mẹ.

Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu

Cũng như người lớn, nếu không được cung cấp đủ năng lượng, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Đó là lý do trẻ bú không đủ sẽ luôn bứt rứt, quấy khóc, cả khi ngủ lẫn khi vừa thức dậy. Đặc biệt, con ngủ không ngon, dễ giật mình, giấc ngủ ngắn. 

Trong khi đó, nếu bú no, trẻ luôn tỏ ra vui vẻ, hoạt bát (hay ê a bằng ngôn ngữ của bé). Con có những giấc ngủ dài, chất lượng. Ngủ dậy con tỉnh táo và tươi tắn.

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.
Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là bé không còn hoạt bát, vui vẻ.

Con hay chóp chép, há miệng, mút tay

Dấu hiệu khác cho thấy bé bú chưa đủ là bé hay quay đầu từ bên này sang bên kia để tim kiếm, liên tục há miệng, liếm môi, thè lưỡi. Kém theo đó, con mút ngón tay hoặc ấn cả bàn tay vào miệng.

Số lượng tã ướt/ bẩn ít

Dấu hiệu bé bú không đủ sữa là lượng tã ướt hoặc bẩn trong ngày ít. Thường nếu bú đủ, số tã con thay sẽ như sau:

  • 1-2 ngày sau sinh: 1-2 chiếc tã ướt/ ngày.
  • 2-6 ngày sau sinh: 5-6 tã ướt/ ngày.
  • Ngày thứ 6: khoảng 6-8 chiếc tã ướt/ngày.
  • Sau tuần thứ 6: số lượng tã ướt khoảng 6-8 chiếc/ngày, phân mềm màu vàng nâu.

Nước tiểu màu vàng đặc, nặng mùi

Dấu hiệu bé không bú đủ sữa dễ nhận biết nhất là dựa trên màu sắc và mùi nước tiểu. Theo đó, nếu bé bú không đủ, nước tiểu thường có màu vàng, nặng mùi.

Bú không đủ sữa là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng mất nước ở trẻ. Ngoài ra bé còn xuất hiện các dấu hiệu khác đi kèm như vàng da, khô miệng hoặc nôn, sốt, tiêu chảy. Đây là những dấu hiệu cần đưa con đi khám ngay. 

>>> Mẹ có thể xem thêm: Đoán sức khỏe trẻ em qua màu nước tiểu, mẹ không được bỏ qua!

Lượng sữa tiết ra ít

Làm sao biết sữa mẹ ít hay nhiều? Những ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ sẽ tiết ra một lượng sữa nhỏ, màu vàng, gọi là sữa non. Đây là nguồn thức ăn quý giá vì giàu chất dinh dưỡng và kháng thể, tốt cho trẻ chống lại bệnh tật trong năm đầu đời. 

3-4 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về nhiều hơn. Khi này, sữa mẹ không còn màu vàng như lúc mới sinh mà chuyển sang màu trắng đục. Dấu hiệu mẹ nhiều sữa là mỗi lần con bú, mẹ sẽ cảm thấy sữa xuống rần rần bầu ngực. Đi kèm đó là bé nuốt ừng ực, đôi khi không kịp con phải “chạy sữa” (ngưng bú) rồi mới bú lại. Khi con “chạy sữa”, mẹ sẽ thấy sữa phun thành tia. Đó cũng là lý do khi cho con bú, mẹ luôn phải “thủ sẵn” khăn để kịp thời chặn tia sữa bắn.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bé không bú đủ sữa.

Nếu mỗi lần con bú mà mẹ không thấy “xuống sữa” thì có thể sữa mẹ về ít, không đủ con bú.

2 nguyên nhân khiến bé bú không đủ sữa

Bé bú không đủ sữa có thể do mẹ ít sữa hoặc khả năng bé bú kém.

1. Do mẹ ít sữa

Tình trạng sữa mẹ về ít có thể do:

– Dùng thuốc tránh thai nội tiết trong thời gian cho con bú.

Băng huyết sau sinh.

Sót nhau thai.

– Mẹ đã trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị vú.

– Dùng một số loại thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

– Các tình trạng mãn tính kiểm soát kém, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp và hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Do bé bú kém

Bú kém là nguyên nhân khiến con không nhận đủ lượng sữa. Dưới đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bú của bé:

– Mẹ không cho bé bú thường xuyên.

– Mẹ cho bé dùng sữa công thức.

– Ngậm bắt vú không đúng cách.

– Bé gặp khó khăn trong việc kiểm soát các cơ liên quan đến việc bú mút, nhất là ở trẻ sinh non.

Mẹ nên làm gì nếu xuất hiện dấu hiệu bé bú không đủ sữa

Không riêng gì trường hợp bé bú không đủ sữa mà hầu hết các vấn đề liên quan đến việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được xử lý dễ dàng hơn nếu chúng được giải quyết sớm hơn.

Ngay cả khi không chắc chắn các dấu hiệu bé bú không đủ sữa, mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn. Bằng cách đó, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về những gì bé và mẹ đang trải qua. Đồng thời mẹ sẽ bớt căng thẳng trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Việc liên tục lo lắng, không tìm ra lời giải cho các vấn đề chăm sóc bé những tháng đầu sau sinh cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở mẹ.

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

– Cần tìm phương pháp làm tăng sữa mẹ (ăn thực phẩm lợi sữa, kích sữa bằng phương pháp power pumping, 5 cách kích sữa khác) nếu trường hợp sữa mẹ về ít, không đủ cho con bú. 

Tránh cho bé dùng ti giả, dễ làm bé đầy hơi (do không khí sẽ theo hành động ngậm, mút vào dạ dày). Theo đó, bé sẽ lười bú, bú ít.

– Cho con bú đúng cách, đúng tư thế.

– Nên cho con bú thường xuyên: 2 giờ/ lần vào ban ngày và cách 3-4 gờ/ lần vào ban đêm.

Ngoài ra, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước sẽ giúp mẹ cải thiện đáng kể tình trạng ít sữa. 

Vậy mẹ không đủ sữa cho con bú phải làm sao?

Trên đây là các dấu hiệu bé bú không đủ sữa mà mẹ hoàn toàn có thể quan sát và nhận biết bằng mắt thường. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia hay những bà mẹ có kinh nghiệm khác.